Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ KỲ DỊ VÀ ẢO DIỆU CỦA DONALD TRUMP

Nghệ thuật chính trị của Donald Trump là một điều gây kinh ngạc cho nhiều người. Có thể nói ông là một nhà chính trị kỳ dị và ảo diệu. Những nhà quan sát chính trị truyền thống đều hầu như dự đoán sai về ông. Ông như là một nhà ảo thuật. Có nhiều lúc người ta dự đoán ông sẽ thất bại hoàn toàn với những bước đi “không giống ai”, với những hành động, những việc làm kỳ quặc, phi truyền thống phi nguyên tắc, chắc chắn ông sẽ nắm chắc phần thua, nhưng kỳ lạ thay, kết quả cuối cùng thường là rất tốt đẹp.

Thí dụ như vấn đề Triều Tiên. Ban đầu người ta thấy những bước đi của Trump chẳng có chút gì là của một nhà chính trị bản lĩnh, khôn ngoan, thậm chí còn có phần ngây ngô. Khởi đầu là những màn đấu khẩu như trẻ con rất không xứng đáng với vị thế của một tổng thống nước lớn, rồi sau đó là những hành động ngoại giao kỳ quặc bất nhất. Những tuyên bố thay đổi chóng mặt, hôm trước đe dọa hôm sau tâng bốc, hôm nay vui vẻ thân mật nhận lời đàm phán ngày mai hờn dỗi rút lời, hôm nay nói A ngày mai nói B... Những nhà quan sát chính trị lúc ấy hầu như đều kết luận ông mười phần thất bại cả mười trong ván cờ chính trị này. Nhưng ông đã làm được điều kỳ diệu mà nhiều đời tổng thống Mỹ chưa ai làm nổi là đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên trong không khí vô cùng thân mật. Và sau đó tình hình Triều Tiên ngày càng ổn hơn. Cho đến nay thì chính ông Kim Jong Uh lại thiết tha gửi cho Trump đến 2 lá thư mong mỏi một cuộc gặp thượng đỉnh lần 2.

Cho nên những vấn đề mà Trump làm, những cách mà Trump nghĩ, nếu với một cách nhìn nhận đánh giá truyền thống thì khó mà cảm hết ông. Nhất là với những nhà chính trị bảo thủ như McCain hay nhà báo chỉ biết hùng hục đánh đấm như Bob Woodward thì càng không hiểu Trump.

Một điều gây ngạc nhiên khác cho các nhà quan sát chính trị là khả năng vượt qua sóng gió các cuộc khủng hoảng một cách phi thường mà hiếm có người thứ hai nào làm được như Trump. Bằng cách đắm mình trong niềm tin rằng mọi việc Trump làm đều đúng, Trump luôn tìm được lối ra cho trạng thái tinh thần, không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng và bị đánh chìm bởi sự tuyệt vọng của chính mình.

Chúng ta nhớ lại hồi ông tranh cử, ngay trong những thời khắc khó khăn nhất mà người bên ngoài hầu như nghẹt thở, thì ông vẫn giữ được những sắc thái tỉnh táo lạ thường để mà chiến thắng. Ngay cả khi nhiều tinh hoa của Đảng Cộng Hòa gào lên yêu cầu ông rút lui, thì ông vẫn không thèm trả lời trả vốn mà lừng lững bước đi như một con tê giác oai hùng cho đến phút cuối cùng đăng quang khiến ai nấy sững sờ kinh ngạc. Ngay cả khi ông thắng phiếu bầu rồi có người trong Đảng Cộng Hòa vẫn còn ngái ngủ kêu gào tìm cách ngăn không cho ông làm tổng thống.

Trump kỳ dị và ảo diệu như thế đấy!

Là Trump, cũng có nghĩa là không bao giờ thừa nhận sai lầm. Có những việc ông làm, các nhà quan sát bảo là sai nhưng ông nói là đúng. Ví dụ việc ông sa thải giám đốc FBI James Comey. Với những người chống đối ông thì cho rằng ông đã dùng chiến thuật chuyển bại thành thắng để tự tâng bốc mình và công kích những người chê bai ông. Chẳng hạn như bình luận viên Josh Dawsey của Washington Post. Nhưng dù nói như vậy đi nữa nhưng họ cũng phải công nhận là cuối cùng ông lại thành công và đây cũng là một điểm mạnh kỳ lạ của con người Trump.

Từ ngày Trump ra ứng cử tổng thống Mỹ cho đến nay, chưa bao giờ sóng yên gió lặng với Trump. Điều mà người ta đòi hỏi ở một tổng thống Mỹ có lẽ là sự chỉn chu mực thước, nhưng đó là điều mà với Trump là quá xa xỉ. Là tổng thống, phải “ăn xem nồi ngồi xem hướng”, phải rào trước đón sau đủ điều nhưng với Trump thì quá khó. Trump sẵn sàng nói sẵn sàng dọa sẵn sàng ra lệnh nổ súng. Trump như một nghệ sĩ cháy lên hết mình trên chính trường vốn nghiêm ngặt như chốn giáo đường. Vì lẽ đó mà người Mỹ lo ngay ngáy về Trump và không ngừng gây khó khăn cho Trump, dù Trump đang là vị tổng thống của họ.

Thiên tài Trump có lẽ không dành cho những suy nghĩ mực thước và truyền thống, sự bảo thủ và cố chấp. Nhưng thiên tài Trump chắc chắn sẽ làm được những điều kỳ diệu mà một trong số đó là đánh tan tành âm mưu thôn tính toàn thế giới của tay chơi có hạng Tập Cận Bình.

*

# Tôi sẽ cập nhật và phân tích liên tục các vấn đề liên quan chính trường Mỹ hiện thời và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, vì vậy các bạn nhớ bấm nút theo dõi trên fb tôi để không bỏ sót thông tin nhé.

Fb Trần Đình Thu

****

LỆNH NỔ SÚNG GIỮA TÂM BÃO

Nghe cứ như một bộ phim hành động mọi người nhỉ! Nhưng thực tế là như vậy chứ không phải do tôi làm phim mà tôi đặt tựa theo kiểu như vậy.

Lệnh áp thuế 200 tỷ USD được ông Trump ban ra vào ngày 13, nhưng đến nay truyền thông mới được biết. Ngày 13 là lúc 2 cơn bão hoành hành ở nước Mỹ. Một cơn bão chính trị của phe “đảo chính” và một cơn bão của trời đất vô tình.

Như vậy là tôi đánh giá chưa hết về con người ông Trump. Hay nói cách khác là tôi chưa đủ tầm “đọc” ông. Vì tôi nghĩ sớm lắm cũng phải giữa tuần sau, khi mọi thứ đã tạm lắng xuống. Nhưng không, Trump mãnh liệt hơn nhiều. Trump đã hạ lệnh nổ súng ngay giữa lòng bão tố, bất chấp những gì bủa vây quanh ông.

Hàng trăm doanh nghiệp Mỹ kiến nghị những lời khẩn thiết lên Trump mong ông dừng lệnh. Nhưng ông khuyên họ hoặc là về Mỹ hoặc là đi nước khác. Với ông, không có Trung quốc ở trong mọi khái niệm hòa bình.

Vì Trung quốc đồng nghĩa với hiểm họa toàn cầu.

Bây giờ thì đạn đã lên nòng. Khi chúng ta biết tin tức về lệnh nổ súng thì ông Tập đã biết từ lâu qua mạng lưới tình báo của ông ta. Biết, nhưng không có cách chống đỡ. Đó là tình huống bi kịch trong chiến tranh.

Nhưng không điều gì thiếu tử tế tồn tại mãi trong vũ trụ này.

Câu này dành cho ông Tập.

Fb Trần Đình Thu
15/9/2018

****

Chiến tranh Mỹ - Trung:

CẦN NHỚ RẰNG MỸ LÀ NƯỚC DỘI BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG PHE PHÁT XÍT ĐỂ KẾT THÚC THẾ CHIẾN II

Cuối cùng thì gói 200 tỷ đã được kích hoạt, xóa tan mọi nghi ngờ cũng như lo âu về sự chùn tay của nước Mỹ, mở ra một thời kỳ khốc liệt trên bàn cờ trật tự thế giới, cho thấy một nước Mỹ chưa bao giờ chùn tay trong bất kỳ cuộc chiến nào.

Tám mươi năm trước, vào năm 1939, Thế chiến II nổ ra do sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Ban đầu Mỹ cố gắng tránh can dự vào cuộc chiến nhưng tình thế buộc Mỹ phải tuyên bố chiến tranh do sự quá quắt của phát xít Nhật. Khi Nhật tấn công tiêu diệt toàn bộ hạm đội Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng một cách vô cớ, Mỹ phải tham chiến và sau đó để kết thúc một cuộc chiến tốn nhiều xương máu của nhân loại, Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Gác qua yếu tố tang tóc, nhìn ở góc độ kết thúc chiến tranh, sự kiện ném bom nguyên tử cho thấy 2 vấn đề, một là Mỹ chỉ ra tay khi những thế lực ma quỷ đã trở nên quá quắt không thể chịu đựng thêm nữa, hai là khi Mỹ đã ra tay nghĩa là phải có dấu chấm hết đối với các thế lực ma quỷ đó.

Sau khi kết thúc thế chiến II, đáng tiếc là thế giới phải chia làm 2 phe, vì thế nhân loại phải chịu đựng thêm một cuộc chiến tranh nữa, gọi là Chiến tranh lạnh, kéo dài cho đến 1989, làm mất nhiều cơ hội phát triển cho nhiều nước. Sau 1989, Chiến tranh lạnh không còn nữa, những tưởng từ đây nhân loại vui hưởng thái bình nhưng thật đáng buồn, nhà cầm quyền Bắc Kinh dã tâm muốn gây lũng đoạn thế giới một lần nữa. Và nước Mỹ, sau một thời gian dài nín nhịn chờ sự cải tà quy chính của lãnh đạo Bắc Kinh không xong, buộc lòng phải phát động cuộc chiến tranh kinh tế.

Chiến tranh kinh tế không đổ máu nhưng có những khốc liệt đặc thù của nó. Đó là những đất nước bị tấn công trực diện sẽ chìm sâu vào hỗn loạn kinh tế dẫn đến suy thoái, nghèo nàn, lạc hậu. Với các nước có liên quan sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Càng liên quan chặt chẽ thì càng ảnh hưởng nặng nề.

Và khi Mỹ đã phát động chiến tranh, nghĩa là không có vấn đề dừng lại để đàm phán. Những cuộc đàm phán chỉ là những thao tác làm màu trong cuộc chiến. Cuộc chiến tranh này chỉ kết thúc khi Trung quốc không còn gì nữa, tả tơi ra từng mảnh mà thôi.

Đó là điều đáng buồn cho nhân dân Trung quốc nhưng là điều mà nhân loại mong chờ.

Trở lại vấn đề kỹ thuật của cuộc chiến. Một thắc mắc là vì sao Mỹ chỉ áp thuế 10% trong năm 2018. Đó có phải là một sự nhượng bộ không? Xin thưa hoàn toàn không có vấn đề nhượng bộ mà đó là tính toán chiến lược của các chiến lược gia Mỹ. Là bởi vì, lượng hàng hóa Trung quốc hiện lưu hành trên thị trường Mỹ quá lớn, nên nếu đánh thuế 25% ngay lập tức, đồng nghĩa với việc chặn đứng ngay dòng hàng hóa này vào đất Mỹ, sẽ gây nên một sự thiếu hụt lớn hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ cũng như cho nền kinh tế Mỹ. Vì vậy giải pháp 10% là để hàng Trung quốc vẫn có thể nhập vào Mỹ trong thời gian vài tháng là thời gian đủ để hàng hóa thay thế từ các nước khác vào Mỹ.

Trong những ngày tới đây, mùi chiến tranh sẽ tỏa ra tang tóc ở đất nước ông Tập. Có cách nào để Trung quốc tránh cuộc chiến này không? Câu trả lời là có nhưng chắc có lẽ ông Tập không đời nào chấp nhận giải pháp quy hàng ấy.

***
18/9/2018






Không có nhận xét nào: