Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

SỬ KÝ HAY SỬ NGHỊ

Fb Giang Kiến Phương

Sử phải được ký, tức những sự kiện đã qua được ghi chép lại như nó đã là chứ không phải được soạn thảo trên bàn thương nghị như một giáo sư nào đó của Hà Nội đề nghị thương thuyết với phía China để thống nhất Sử Việt. Cùng là Sử, nhưng Sử ký khác hơn Sử nghị!

Tương tự vậy, nghệ thuật không thể được sản xuất theo đơn đặt hàng mà phải được sáng tác bằng tâm tư tình cảm, bằng cả tấm lòng của người nghệ sĩ. Khi đó, nghệ sĩ và tác phẩm hòa quyện vào nhau thành một, không còn phân biệt đâu là nghệ sĩ, đâu là tác phẩm nghệ thuật nữa. Trong tác phẩm nghệ thuật luôn đâu đó phảng phất con tim và khối óc của người nghệ sĩ làm ra tác phẩm.
Còn lại, cái được sản xuất theo đơn đặt hàng tuy có thể mang màu sắc, dáng dấp giống như nghệ thuật. dễ khiến ta nhầm lẫn đó là nghệ thuật. Nhưng không chắc, thực chất có khi đó chỉ là những sản phẩm công nghiệp vô hồn, được sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu nào đó rồi chết đi theo đúng quy trình, như người ta quăng cái ly giấy vào thùng rác sau khi uống nước vậy!

Ngoài "Dư âm" ra, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Tý còn tác phẩm nghệ thuật nào để người đời trân trọng ghi sâu vào ký ức? Hay chỉ còn là những sản phẩm công nghiệp được sản xuất theo đơn đặt hàng, những quả trứng được gà đẻ ra sau khi gà được cho ăn lúa? Liệu những "Bài ca năm tấn", "Em đi làm tín dụng", "Dáng đứng Bến Tre"...có là những tác phẩm nghệ thuật?

Xin chú ý, cái giống nghệ thuật không chắc đã là nghệ thuật.

Cho nên, thôi, hãy để ông yên nghỉ và đừng tốn thời gian suy nghĩ tại sao ngoài "Dư âm" ra, người đời không còn nhớ đến "tác phẩm" nào nữa của ông. Bởi cùng là phẩm, nhưng tác phẩm khác hơn sản phẩm.

R.I.P ông, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý!

Giang Kiến Phương



Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

CHẾT THẾ CÓ OAN KHÔNG ?



Chủ tịch Hiệp hội những người chết oan đến tuổi hiu. Ông lo lắm, đợt này không tìm được chủ tịch mới thì lại phải làm thêm khóa nữa. Bốc điện thoại gọi cho thư ký của hội, chủ tịch hỏi, anh em chết oan năm nay có đứa nào mới nhể, chết xứng đáng thì bầu lên thay tao, chứ tao đéo làm nữa. Chết cũng không được nghỉ, suốt ngày họp hành nhọc bỏ mẹ ra.

Tổng Thư ký hội chết oan trình bày, năm nay khá đông anh ạ, nhưng cũng cứ nhàn nhạt như nhau, đúng là chết cũng chả có điểm nhấn.

Chủ tịch Hội gắt lên, thì phải xem kỹ, chú cái gì cũng chê. Hỏi xem thằng cu ruộm tóc xanh bị đâm xem nó như nào.

Thằng cu nhuộm tóc xanh hiện lên, mếu máo trình bày, cháu đang đi chơi, vừa nhuộm quả đầu xanh, bọn thanh niên nó đâm luôn. Nó bảo ngứa mắt.

Thư ký lại hỏi, thế mày không cãi được câu nào à, thằng cu tóc xanh nhăn nhó bảo, nó đâm óe phát, chết tươi. Giờ xuống đây trình bày với các bác chứ tính cháu không thích cãi nhau.

Chủ tịch hội bảo, thôi lui ra đi, đúng là ko có điểm nhấn gì cả.

Thư ký lại bảo, để em gọi cái thằng tranh hát karaoke bị đâm lên. Thằng cu bị đâm vì tranh hát karaoke vừa hiện lên vừa nghêu ngao. Tôi quen, tôi đã quen rồi em... Chủ tịch hội nghe nửa câu đã quát ầm ĩ, thôi cút, hát thế thì mày gặp tao cũng xác cmnd luôn.

Thư ký hãi quá chưa biết gọi ai thì chủ tịch lại thét, gọi thằng tỉu lượng kém bị giết, đái vạ bị đâm, đút tay túi quần bị xọc, bị đâm chết vì vật tay thua không đi mua rượu...Bị đá chết vì tranh cãi giới tính của con trâu trên lon nước ngọt... lên đây xem nào.

Thư ký nhăn nhó trình bày, anh ơi, bầu mấy đứa này lên chủ tịch hội, tuyệt đối không được. Còn bên Hội khác người ta nhìn vào chứ. Chúng nó toàn đứa trẻ, chưa có kinh nghiệm chết. Trình độ lý luận lại non.

Chủ tịch Hội thở dài, thôi, kiểu này lại phải cố thêm vài năm nữa chứ đúng là toàn đứa chết nhạt. Không đáng mặt đàn ông.

Thư ký bảo, vâng, thể loại chết vì vợ bơm ngực như anh ai mà qua mặt được.

Chủ tịch mơ màng, mẹ kiếp, đúng là phê thật chú ạ, cái túi silicon nó vỡ ra, mình tối nào cũng chụt choẹt, silicon ngấm dần, ngấm dần, tím tái đi, chết thế mới gọi là chết chứ.

( Copy lại trên trang fb Viet Hoang )

PS: ảnh tìm trên google, ko thấy nguồn



NHỚ TRƯƠNG QUANG THI



Có nhỏ em lấy chồng Việt kiều. Hồi đó chồng nó về Sài Gòn làm việc, hai đứa gặp nhau, cưới nhau rồi sanh ra con bé. Chưa một lần nó đặt chân lên xứ Mỹ nhưng con nó nghiễm nhiên là công dân của Mỹ và hưởng mọi trợ cấp như một công dân Mỹ.

Rồi hai đứa trục trặc dẫn đến ly hôn, con nó cũng chưa tới quê của nó bao giờ, nhưng mỗi tháng nó vẫn nhận hơn một ngàn tiền trợ cấp để ăn học đàng hoàng, mọi vấn đề mẹ nó liên lạc với cơ quan lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn.

Nhà máy mới có hai vợ chồng quê ở Cà Mau. Hai người lên Đồng Nai từ hồi trẻ, gặp rồi lấy nhau đẻ bầy con. Cả nhà không miếng giấy lận lưng. Hộ khẩu không, khai sanh không, kết hôn không, tạm trú không. Coi như cặp này tiên phong đi tắt đón đầu cuộc cách mạng 4.0 do đảng ta khởi “sướng”.

Không có giấy khai sanh thì đương nhiên không được đi học rồi. Thế là hai đứa trẻ lăn lê bò chồm để lớn lên, bất chấp dân tộc đang tiến mạnh về phía thiên đường xã nghĩa.
Lọ mọ chầu chực, năn nỉ ỉ ôi chẳng ai cho nó học vì quy định thế rồi.
Hôm kia mấy đứa công an đi kiểm tra hộ khẩu, qua làm việc mình nói với thằng trưởng công an xã:
Bằng mọi cách ông phải giúp tui cho nó đi học chớ như vầy túi thấy không cam tâm.
Nó ngồi suy nghĩ một hồi rồi móc điện thoại gọi cho cô hiệu trưởng.

Xong nó nói:
Ok! Giờ vầy. Tui xác nhận lụi cho cha mẹ nó tạm trú ở đây. Ông qua gặp cô hiệu trưởng cho nó tham gia học dự thính. Coi như đạt cái mục tiêu của ông là tụi nó biết đọc, biết viết, vậy thôi.

Tốt rồi! Cũng chẳng thể mong nó có bằng cấp để làm cái mẹ gì, tạm thời bằng lòng với những gì đang có. Thiên đường mà.

Hôm qua đi mua cho mấy bộ đồng phục, sáng nay kêu cha nó dắt đi. Cha nó nói chú dẫn đi đi chớ tui qua bển biết đường nào mà nói.
Đù má! Muốn chưởi thề ghê luôn.

Chở qua gặp cô hiệu trưởng, mọi thứ ok.
Cổ nói thôi thì các cô làm công tác giáo dục là chính chớ giờ biết sao. Nhận các cháu đã là sai quy định mất rồi. Sẽ xếp cho hai cháu học dự thính, tiếp thu kịp thì sang năm lên dự thính lớp hai, không thì lại tiếp tục dự thính lớp một thêm năm nữa.

Mình nói thôi thì trăm sự nhờ cô. Mấy đứa này xưa nay chẳng học hành gì, nó lớn lên trong như cây cỏ dại thành ra chắc chắn chẳng ngoan hiền như học trò của các cô đâu.

Cổ cười hiền. Cái xứ mình nhiều thứ ngộ quá phải hông anh? Quy định không phù hợp lẽ ra phải sửa, thế nhưng không. Chúng ta nhất định phải tự sửa mình cho phù hợp với các quy định của ngành, không có cách nào khác.

Mình được cái số hên. Đi đâu cũng gặp quý nhơn phù trợ. Gọi cho thằng công an kêu ra uống cafe, tui tạ ông cái zụ hai đứa nhỏ được đến trường. Nó kêu thôi! Ông làm gì làm đừng có để phiền tới tui là được.

May mà nó hông chơi Facebook.

TRƯƠNG QUANG THI


BÓNG ĐÁ VÀ CHÍNH TRỊ



Bỏ ra ngoài chuyện chính chị chính em gắn bóng đá với lòng yêu nước thì tôi trân trọng cả ông Đức, ông Park với tính cách là những người yêu bóng đá. Một môn thể thao thú vị và tuyệt vời. Nó có tác dụng gắn kết còn người lại với nhau dưới một màu cờ hay sắc áo.

Chính vì thế các chính chị gia thường hay tìm cách gắn bóng đá vào mục tiêu chính trị.

Có khi là định hướng : Nhiều người nói sự cuồng nhiệt với bóng đá thường xảy ra ở những đất nước nghèo khổ kém phát triển. Ok, điều đó rất đúng...Khi tôi còn nhỏ, đất nước chiến tranh, nghèo là chắc... Lũ nhỏ chúng tôi đâu có cine, hý trường, iPhone, iPad... Thì chỉ có lăn ra đồng, banh nhựa, hoặc bất cứ thứ gì tròn tròn đá được là vui. Hơn nửa thế kỷ qua, người nghèo có gì mà chơi... Cho nên người làm chính tri nào mà không lợi dụng bóng đá để tạo niềm vui cho người nghèo khổ, giúp họ quên đi những bất công, chèn ép trong đời. Trong thủ thuật này thì cộng sản là số một bởi vì bóng đá đâu phải là thú chơi dành riêng cho người giàu...

Trong lịch sử thế giới từng có chuyện vì thắng thua trong bóng đá mà phát động chiến tranh. Ai dám nói bóng đá chỉ là một môn thể thao lành mạnh đâu. Chuyện nhảy cầu, chém giết vì thua độ còn sờ sờ ra trước mắt xá gì ba cái đứa cởi truồng nhảy nhót hay phóng xe bạt mạng với danh nghĩa đi bão. Tôi tuy không tham gia nhưng rất nhiều lần chứng kiến, chụp ảnh quay phim ghi nhận lại. Riết rồi cũng thấy nhàm, thấy quen đến độ chẳng còn sức đâu mà buồn giận. Có lần ở Bảo Lộc thấy anh cảnh sát đứng chơ vơ giữa một rừng xe đi bão. Thậm chí có cả băng nhóm đứng quanh anh để chụp hình lưu niệm. Trời ạ, dám mà phản ứng...Lỡ có gì thì ai nuôi vợ con... Tôi lại thấy thương hại anh ta.

Bóng đá, ca hát, nghệ thuật đều phải có tự do mới có những sáng tạo, những tác phẩm để đời. Nếu bóng đá, ca hát chỉ lồng trong khuôn khổ, chỉ lĩnh đồng lương cố định thì ai đâu mà cố sức mà liều lĩnh. Bắc hàn và trung quốc vẫn dành cả đống huy chương nhờ vào chuyện khổ luyện và hy sinh sức người. Họ đã thành công tring việc biến các vận động viên thành những cỗ máy. Mà những cỗ máy đó đạo đức là sáng ngời luôn. Chỉ có hy sinh vì chính nghĩa.. Thậm chí ngay cả khi lĩnh huy chương, họ vẫn ôm khư khư ảnh của lãnh tụ và khóc tức tửi, ai oán khi nghĩ rằng nhờ có lãnh tụ mà họ mới có huy chương. Họ thật lòng đấy không giả tạo đâu. Đây chính là sự độc đáo của cộng sản mà thế giới phương tây đến bây giờ không hiểu được. Cũng như họ không tài nào hiểu được vì sao có những chiến binh iss liều chết ôm bom cảm tử chỉ vì lời hứa nếu chết họ sẽ được lên thiên đàng, được cưới một hơi cả chục con vợ đẹp.

Giữa hai thế giới, hai thể loại con người đó bạn sẽ chọn thể loại nào ?

Có người từng hỏi tôi ở phương tây họ có ăn mừng, nhảy nhót, nhậu nhẹt, đua xe và cởi truồng sa đọa như ở VN không ? Tôi nhớ là có hết chỉ là đua xe đi bão thì hình như không vì xứ người ta đâu có xe gắn máy như ở VN còn lái xe hơi phóng ra đường gây đại họa thì...tù rục xương... Do cơ chế và hoàn cảnh xã hội thôi..

Tôi không đi bão, không ra phố tham gia với mọi người, không cá độ...vvv nhưng dù ở nhà tôi vẫn thấy phấn khích. Tôi cũng la hét, nhảy tưng tưng mỗi khi cầu thủ VN đá tung lưới đội bạn... Đó chính là niềm vui, là sức mạnh của bộ môn bóng đá đem lại cho mỗi người chúng ta.

Tôi ủng hộ bóng đá và những hệ lụy mà nó mang đến. Như vậy không biết tôi có bị xếp vào hàng ngũ những người ba phải hay không ?

TRẦN PHONG VŨ
11/12/2019


TRUYỆN KIỀU VÀ TIẾNG VIỆT



Cách đây ít lâu, một người bạn có nhắc với tôi câu nói của Phạm Quỳnh : Truyện Kiều còn thì Tiếng Việt ta còn...Cứ như đó là một chân lý sáng ngời vậy. Và tôi đoán là con bọ già ND Xuân cũng tin và viện dẫn điều này khi đả phá chữ quốc ngữ vậy...

Tiếng Việt có lịch sử từ mấy ngàn năm nay từ khi khai sinh ra dân tộc VN. Chính tiếng Việt đã giúp phân biệt người Việt trong cộng đồng đa dân tộc của thế giới. Nghe tiếng nói là người ta nhận ra bạn so với những người tàu, người hàn, người nhật, người thái.... Chính tiếng Việt và dân tộc Việt mới khai sinh ra mấy ông nhân tài cỡ Nguyễn Du, Phạm Quỳnh... và các tác phẩm để đời. Từ khi nào mà chúng ta bị mấy ông chính trị gia lừa phỉnh bằng những luân điệu như vậy.

Nguyễn Du là một đại thi hào, truyện Kiều của ông ấy gắn với văn hóa Việt Nam, thấm vào trong máu người Việt đến độ mẹ tôi một người phụ nữ ít học mà lúc trẻ vẫn ru con à ơi bằng mấy câu thơ Kiều. Nhưng không thể gán ghép một cách vớ vẫn là mất Kiều là mất dân tộc được. Đó là chính trị...

Cũng giống như chuyện mấy anh cổ động viên bóng đá vào sân bóng mà còn ôm theo ảnh ông Hồ, ông Giáp vậy... Đó là thứ niềm tin ngu xuẩn. Đá banh, thắng hay thua đều do trình độ, kỹ thuật tay nghề của cầu thủ và huấn luyện viên..Xa hơn nửa là điều kiện sân bãi, thời tiết và ức chế tâm lý trước sự cổ động của khán giả. Làm gì có ông nào phò hộ ông nào ??

Tất cả chỉ là chuyện chính trị, tuyên truyền để lôi kéo quần chúng vì mục đích chính trị

Bên cạnh tình cảm yêu thích bóng đá, yêu thích văn chương, hội họa thi ca thật sự thì mọi sự cổ vũ, ngợi ca và phê phán đều có liên quan đến chính trị và tuyên truyền

Bài viết này cũng không nằm trong ngoại lệ..
Bạn có tin không ?

TRẦN PHONG VŨ
11/12/2019