Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008

Bia và Nước mắt


Thứ Hai, 18.08.2008, 09:30am

Tôi hỏi Shane, một đồng nghiệp đã từng đến Việt Nam, rằng điều gì ở nước tôi làm anh ấn tượng nhất? Shane bảo: "Đàn ông Việt Nam uống bia như uống nước và ở Việt Nam có rất nhiều quán nhậu!".

Shane lại tiếp: "Bia của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Heineken, Tiger đều có mặt ở khắp các nẻo đường lớn nhỏ ở Việt Nam với giá thành rất đắt, Việt Nam vẫn còn là một đất nước nghèo, làm sao người ta có tiền để uống được nhiều bia như vậy?".

Ảnh: Blog tác giả

Tôi cười như mếu, chẳng biết có nên hãnh diện vì cái sự "nghèo mà chơi sang" của người Việt không? Tôi còn muốn nói cho Shane biết một điều đau xót: "Ở Việt Nam, người ta khóc vì nghèo khó bệnh tật thì ngần ấy nước mắt ấy có thể hợp thành sông thành biển, nhiều như là những dòng bia trên bàn nhậu hợp lại...". Có lẽ đó là một sự thật chua chát ở đất nước tôi mà người bạn ngoại quốc này không nên hiểu rõ, nên tôi im lặng.

Bia - một trong những khẩu ngữ phổ biến ở Việt Nam. Đi ra đường chỉ cần tập trung là bạn có thể nghe những tiếng í ới "Cho một kếch Heineken!" hay "Thêm chai Tiger!". Khi đời sống ngày càng dễ chịu và đồng tiền ngày càng rẻ thì người ta cũng hưởng thụ nhiều hơn và thương chính mình nhiều hơn. Nhà hàng nối sát nhà hàng, quán nhậu nối liền quán nhậu, những làng nướng mọc lên như nấm sau mưa, vũ trường và "em út" trở thành điểm dừng chân lý tưởng để giải trí. Cứ thế, bia đổ ra ào ạt ngày đêm, mang đến những cơn say quên hết trời trăng mây nước cho hàng triệu con người trên cái dải đất hình chữ S ốm yếu này! Không biết Shane có để ý rằng bên những bàn nhậu với những con người có khuôn mặt đỏ lừ lừ kia, rồi sẽ có một vài em bé đánh giày hay bán vé số gầy gò và da đen nhem nhẻm đến mời mọc. Những đứa trẻ sẽ ngửi mùi bia, sẽ thấy những hoan lạc, sẽ nghe lời say xỉn chửi thề của người lớn để rồi "Chí Phèo con" sẽ nối tiếp "Chí Phèo cha". Những cơn say triền miên và cái thành tích "người Việt nhậu thật cừ!" cứ oằn oại bám lấy vận mệnh đất nước tôi như một con trăn xiết cổ.

Sẽ có ngày nào đó người ta uống bia ít hơn để tỉnh táo nhìn thấy nước mắt quanh mình không?

Ảnh minh hoạ

Nước mắt vì đau đớn và vì nghèo khổ, cũng như bia, đổ ra nhiều lắm! Trong giây phút tỉnh táo, những người nghiện nhậu có tự hỏi mình rằng ở Việt Nam có bao nhiêu bệnh nhi ung thư không có tiền mua máu và mua thuốc, không có nước sạch để uống, không có giường để nằm? Làm sao giúp đỡ những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ để chúng cũng được đi học và tránh xa những cạm bẫy tội ác? Làm cách nào để những ngày mưa giông sẽ không có nhiều những người phụ nữ mưu sinh phải lầm lũi đạp xe đi bán từng ký cam hay từng trái bắp luộc để nuôi con?

Bia và nước mắt. Từ bao giờ tôi đã trở nên quá nhạy cảm và ám ảnh những giấc mơ hoang tưởng về sự công bằng trong cuộc sống như thế này? Tôi vẫn hiểu rằng mình đang sống giữa thế giới bản ngã của con người chớ không phải là thế giới của những vị Bồ tát để có thể hy vọng người ta bớt xài hoang đi một tí, bớt thương mình một tí và trải lòng ra với tha nhân nhiều hơn. Dẫu biết cái sự khập khiễng của tình đời là như vậy nhưng cứ nghe xót xa cay đắng sao đó cho dân tộc tôi!?!

Cuộc trò chuyện tiếp diễn, tôi háo hức nói cho Shane biết về chương trình Nụ Cười Của Ben thông qua website www.nucuoicuaben.com mà tôi góp phần sáng lập nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh ung thư ở Việt Nam, và rồi tôi hỏi anh chàng tốt nghiệp ngành Ngoại giao về kinh nghiệm để liên hệ với những quỹ từ thiện trên thế giới. Shane cười, nói: Người Mỹ và người Canada thương người Việt vì các anh là một đất nước còn đang phát triển. Chính người dân bản xứ đã vận động để mang một số bệnh nhi Việt Nam sang Bắc Mỹ điều trị miễn phí rồi! Nếu anh hỏi tôi làm cách nào để thế giới chú ý và thương những hoàn cảnh bất hạnh ở Việt Nam hơn nữa thì tôi khuyên anh trước hết hãy hỏi chính người Việt Nam rằng họ đã yêu thương nhau đủ hay chưa?

Thật là một câu hỏi cay đắng, cay đắng còn hơn là vị bia...

Văn Sen's Blog

Blogged with the Flock Browser

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2008

Tranh luận về Adam - Eva

Một người Pháp, một người Mỹ và một người Viêt Nam tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.

Người Pháp: “Trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”. Người Mỹ: “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”. Cuối cùng, người Viêt Nam: “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên Thiên đường, thì chỉ có thể là dân Việt Nam...”

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008

TTCK tuần 26-30/5/2008: Tuần nhạy cảm



Chuỗi ngày giảm điểm kinh hoàng của TTCK Việt Nam cho tới thời điểm này của năm 2008 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong bối cảnh giá cả mọi hàng hoá tăng vọt, cổ phiếu tiếp tục là thứ hàng hoá duy nhất giảm giá mạnh.

Sàn chứng khoán vắng bóng nhà đầu tư


Tròn 3 tuần liên tiếp thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng tuột dốc không phanh, với VN-Index mất 94,31 điểm. Riêng trong tuần này, VN-Index đã mất 31,99 điểm, và đóng cửa ở mức 428,05 điểm. Tại sàn giao dịch Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index sụt giảm còn mạnh hơn VN-Index, và hiện chỉ còn một con số khiêm tốn 127,93 điểm.

Chứng khoán đã thực sự trở thành một nỗi thất vọng lớn của nhiều "nhà đầu tư" cá nhân - mà đa phần trong số họ thuộc bộ phận trung lưu có thu nhập trung bình khá, bao gồm các doanh nhân, nhân viên ngành ngân hàng - tài chính hoặc công chức nhà nước.

Nghịch lý là càng những người có kiến thức về kinh tế và tài chính thì càng dễ bị cuốn vào cuộc chơi chứng khoán, và cho đến thời điểm này, thì càng chịu nhiều thua thiệt. Nhiều nhà đầu tư đã tiêu tán phần lớn số tiền tiết kiệm của gia đình. Một số người rơi vào cảnh nợ nần.

Điều đáng lo ngại hơn là dường như thời điểm xấu nhất vẫn còn ở phía trước.

Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục tác động tiêu cực tới thị trường

Trong vòng 2-3 tuần gần đây, chưa có những tin tức mới giúp các nhà đầu tư lạc quan hơn về bối cảnh kinh tế vĩ mô. Đi kèm với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của lạm phát, của những bất ổn của thị trường bất động sản và của hệ thống tài chính ngân hàng.

Quý 2 và quý 3 có lẽ tiếp tục là thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp và nền kinh tế đang trả giá cho giai đoạn tăng trưởng nóng và dựa quá nhiều vào các hoạt động đầu cơ (bất động sản và chứng khoán) không tạo ra năng lực sản suất mới trong các năm vừa qua.

- Lạm phát trong tháng 5/2008 tiếp tục ở mức cao và có nguy cơ tăng mạnh trong các tháng tới. Giá dầu quốc tế đã leo tháng tới 135USD/thùng, tức tăng trên 30% so với mức giá nội địa hiện nay.

- Giá bất động sản nhiều khả năng tiếp tục giảm, dẫn tới nhiều khoản vay nợ để đầu cơ/ đầu tư bất động sản sẽ không được hoàn trả đúng hạn cho các ngân hàng. Một số ngân hàng quá lạm dụng việc cho vay bất động sản sẽ gặp khó khăn.

- Quan trọng hơn, đó là vấn đề về cán cân thanh toán, khi thâm hụt thương mại đang gia tăng tới mức kỷ lục và các luồng vốn gián tiếp nước ngoài sẽ vào Việt Nam ít hơn, hoặc thậm chí có thể đảo chiều rời khỏi thị trường Việt Nam. Đi kèm với nó sẽ là nguy cơ phá giá của đồng nội tệ và rối ren của hệ thống tài chính.

Tránh bi quan quá mức

Tuy nhiên, khi đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, theo chúng tôi các nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau đây:

- Lạm phát và khó khăn kinh tế đang xuất hiện trên quy mô toàn cầu. Ở nhiều nước, bao gồm cả các nước phát triển, lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 20-30 năm. Do vậy, lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay (cao nhất kể từ 1996) chứa đựng các yếu tố khách quan và hợp với xu thế toàn cầu.

Các nhà đầu tư chứng khoán không nên quá bi kịch hoá vấn đề và đổ lỗi hoàn toàn cho các chính sách của Chính phủ. Các nhà quản lý kinh tế cũng không nên quá duy ý chí trong việc chống lạm phát, thay vì "cản lũ", hãy tìm cách "sống chung với lũ".

- Tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là FDI, vẫn đang ở mức cao khả quan. Điều nay cho thấy tính cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức cao.

- Hệ thống ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn, nhưng theo đánh giá riêng của chúng tôi, chưa có rủi ro khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Hệ thống giám sát và kiểm soát rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đang hoạt động khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu vẫn đang trong tầm kiểm soát.
 
Những khó khăn về thiếu hụt tính thanh khoản hiện nay chỉ là những khó khăn mang tính thời điểm, không quá đáng lo ngại. Ngân hàng nhà nước cần có giải trình phù hợp trên phương tiện truyền thông đại chúng, tránh gây ra những đồn đại và hiểu lầm không cần thiết.

- Hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, tuy gặp khó khăn nhất thời, nhưng vẫn có triển vọng phát triển tươi sáng. Tình trạng phá sản hàng loạt doanh nghiệp chưa xảy ra ở Việt Nam như đã và đang xảy ra ở nhiều nước khác.

Quản trị doanh nghiệp: tiếp tục bộc lộ kẽ hở

Quản trị doanh nghiệp tiếp tục là yếu kém chí mạng của hệ thống công ty cổ phần Việt Nam. Tiếp sau nhiều vụ việc như giám đốc công ty tự ý đầu tư chứng khoán bằng một khoản tiền lớn của công ty, cổ đông lớn chèn ép cổ đông nhỏ, lãnh đạo công ty mở công ty con vì lợi ích cá nhân, gần đây lại xuất hiện thêm một hiện tượng rất đáng được bàn luận, đó là phát hành cổ phiếu giá thấp với khối lượng lớn cho cán bộ, nhân viên công ty.

Một ví dụ gần đây là một công ty lớn đã công bố kế hoạch phát hành trên 1,7 triệu cổ phiếu giá ưu đãi 10.000đ/cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên công ty. Công ty không công bố cụ thể tỷ lệ phân chia số cổ phiếu đó giữa lãnh đạo và nhân viên công ty.

Do giá cổ phiếu của công ty này trên thị trường là khoảng 63.000 đ/cổ phiếu, thực chất của việc này là thưởng cho cán bộ, nhân viên công ty số tiền chênh lệch 53.000 đ/cổ phiếu.

Tổng cộng số tiền chênh lệch này lên tới con số khổng lồ trên 80 tỷ đồng. Ai sẽ phải chịu chi phí cho số tiền thưởng này? Đó chính là các cổ đông của công ty.

Đáng ra việc khen thưởng này nên trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi hoặc phải lấy từ nguồn cổ phiếu quỹ của công ty.

Việc phát hành cổ phiếu thưởng cho một nhóm cá nhân như vậy là rất bất lợi đối với các cổ đông hiện hữu của công ty. Cho dù việc này có thể là hoàn toàn đúng luật, các cơ quan quản lý thị trường cần có những luật lệ và hành động giám sát chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số. Bởi vì bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số cũng tức là bảo vệ cho sự phát triển dài hạn của mỗi công ty và của cả thị trường.

Cần trả lại biên độ giao dịch cho thị trường

Cơ quan quản lý không cần quá lo ngại khi thị trường giảm điểm. Nhìn trên tổng thể, thị trường chứng khoán thứ cấp không sinh ra tiền mới và cũng không làm mất đi tiền cũ. Đó là một cuộc chơi có tổng bằng không (zero-sum game), với thua thiệt của người này chính là lợi ích của người khác.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta có cảm giác là tất cả các nhà đầu tư đang bị thua thiệt bởi vì thực ra trước đó, trong năm 2007, đã có nhiều người được lợi. Trong đó, một trong các đối tượng được lợi lớn chính là ngân sách nhà nước, với việc IPO các DNNN lớn đã lấy đi của thị trường hàng chục nghìn tỷ đồng thặng dư.

Theo thống kê, tổng số huy động vốn qua đấu giá, phát hành trong năm 2007 đạt 80.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với tổng mức huy động vốn của năm 2006. Một ví dụ là IPO cổ phiếu Vietcombank. Những khoản thua lỗ của các nhà đầu tư tham gia đấu giá VCB sẽ ngang bằng với thặng dư vốn mà ngân sách thu được sau cuộc đấu giá.

Giá cổ phiếu sụt giảm sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp ngắn hạn nào tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết và của nền kinh tế, ngoại trừ làm giảm khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

Lo ngại thực sự lớn là tính thanh khoản cạn kiệt của thị trường. Tính thanh khoản cạn kiệt sẽ khiến cơ hội kiếm lời trên thị trường không còn, các nhà đầu tư chán nản rút khỏi thị trường, thị trường không có triển vọng phục hồi, các cuộc IPO bị đình hoãn...

Do đó, thay vì việc quá chú trọng vào ngăn cản đà giảm giá của thị trường (một nhiệm vụ bất khả thi), các nhà quản lý cần chú trọng hơn vào việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Biên độ giao dịch thắt chặt hiện nay cần được mở rộng ít nhất trở lại mức cũ (5-10%) để qua đó thị trường nhanh chóng xác định mức giá cân bằng mới, các nhà đầu tư lại có những cơ hội kiềm lời trên thị trường, luồng tiền sẽ đổ lại thị trường, tính thanh khoản được khôi phục và thị trường sẽ phục hồi nhanh hơn.

Dự đoán tuần tới và kiến nghị

Tuần tới tiếp tục trong xu hướng giảm điểm trường kỳ của thị trường. Tuy nhiên, sau 15 phiên giảm điểm liên tiếp, sẽ không có gì bất ngờ nếu thị trường có một đến hai phiên phục hồi.

Nhìn về trung hạn, chúng tôi tiếp tục lạc quan một cách thận trọng về triển vọng phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính sách kiềm chế lạm phát đang được thực thi hợp lý và sẽ mang lại kết quả.

Giá cổ phiếu, đặc biệt cổ phiếu của các công ty không đầu tư tài chính, đang ở mức rẻ hợp lý đối với mọi nhu cầu dầu tư, từ ngắn hạn tới dài hạn. Chắc chắn đang có các nguồn vốn lớn chờ đợi cơ hội tốt nhất để đồng loạt giải ngân vào thị trường. Vấn đề là sẽ không ai mua vào khi mà chắc chắn giá cổ phiếu ngày mai và ngày kia sẽ thấp hơn giá ngày hôm nay.

Dù sao đi nữa, khi VNIndex giảm dần xuống mức 400 điểm, sức ép giảm giá sẽ yếu dần và lực mua vào sẽ tăng dần. Nhiều khả năng mốc 380-400 điểm là sẽ ngưỡng kháng cự tương đối mạnh của thị trường. Tuần sau và tuần sau nữa sẽ là các tuần nhạy cảm của thị trường.

Vậy các nhà đầu tư nhỏ cần làm gì? Phương án tốt nhất là tiếp tục án binh bất động, tránh mua vào mọi cổ phiếu để chờ đợi các rủi ro được nhận định rõ hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khi thị trường tăng giá đồng loạt thì các nhà đầu tư sẽ rất khó mua cổ phiếu. Do vậy, đối với một số cổ phiếu tốt của các công ty không đầu tư tài chính và có triển vọng tăng trưởng sáng sủa, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, các nhà đầu tư nhỏ có thể chủ động mua vào khi thị trường vẫn đang trong đà giảm sút.

* Khuyến cáo: Phân tích nêu trên chỉ có giá trị tham khảo. Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi không khuyến nghị việc mua và bán đối với các cổ phiếu cụ thể. Nhóm tác giả không chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư của bạn đọc

  • Nhóm phân tích Hà Nội - Boston (Công ty VietNam Report)
Blogged with the Flock Browser

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2008

Ai cứu Xóm Chùa?

Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 9/5 vừa qua, GS Nguyễn Lân Dũng có "kêu gọi" các đại biểu QH, các đồng chí lãnh đạo đọc tác phẩm "Trinh tiết Xóm Chùa" của nữ sĩ Đoàn Lê để thấy phần nào hiện trạng nông thôn sau từ ngày "Mở cửa".

xomchua13.jpg
 

GS có gửi cho chúng tôi bài " Ai cứu Xóm Chùa?". Thiết nghĩ, nó vượt qua lời giới thiệu cuốn sách thông thường mà câu hỏi, trăn trở của đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng nói lên tâm nguyện của cả triệu cử tri tới những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Xóm Chùa là tên một làng quê được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn của nữ tác giả Đoàn Lê (trong tập Trinh tiết Xóm Chùa, NXB Hội Nhà văn). Có thể đó không phải là một địa danh thật và không phải mọi câu chuyện ở đây đều xảy ra tại một làng quê cụ thể nào.

Nhưng với cái nhìn sắc sảo và nhân ái của tác giả, tôi tin là những câu chuyện xảy ra liên quan đến cái Xóm Chùa này đều là những chuyện có thật tại nông thôn nước ta từ ngày "Mở cửa". Nữ sĩ Đoàn Lê đã làm cho người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ và lo âu cho tương lai của nông thôn nước ta trước những diễn biến đi ngược lại với truyền thống nhân văn, nhân ái qua hàng nghìn năm qua.

Xóm Chùa hay Xóm Chùa Ông là nơi dân chúng tụ tập lại sống quanh khu lăng mộ của một liệt sĩ dòng tôn thất nhà Trần. Xóm Chùa đang yên lành thì náo động lên bắt đầu từ cái cát-sét có được sau ngày giải phóng. Nó làm đủ mọi nhiệm vụ trong đám cưới, đám tang. Không ngày nào không có người tìm đến chủ nhân với hàng đống các loại băng khóc cha, khóc mẹ, loại dành riêng cho con dâu, con rể, con nuôi, có cả loại kinh Phật dành cho đối tượng đang "thập tử nhất sinh".

Cú sốc lớn hơn là từ ngày cái Nhớn được tuyển làm diễn viên ở Trung ương quay về làng với hai mắt xanh lè, mí mắt rắc nhũ óng ánh, mặt mũi chỗ đỏ, chỗ nâu, quần áo miếng xanh, miếng tím... Rồi lại xuất hiện cái ti-vi cho cả xóm xem chung. Tiếp đến bà Chiu bán rượu nếp bị chiếc xe của Tây móc vào đòn gánh kéo lê một quãng gây xây xát nhẹ mà được đền tới 400 đô-la, khiến cho nhiều người ao ước được vướng vào xe của Tây như bà (!). Rồi chuyện cô gái lai đen tên Mừng chuyên hủ hóa với trai làng và quy đổi ra...gạo.

Nhưng chưa có gì đáng xáo trộn bằng chuyện mở đường cao tốc qua làng làm tha hóa cả một tầng lớp cán bộ thất học và tham lam. Chủ tịch xã Quang sau bốn năm cầm quyền, bằng cách nhử mồi câu cá, sợi dây "bảo hiểm" cho gã hoạn lợn đã dài tận huyện, tận thành phố, gã cóc sợ ai nữa. Gã thường bật cười bảo dân xóm Chùa: Các vị đi xe đạp lên tỉnh kiện tôi sao nhanh bằng tôi đi xe máy(!).

Thế là lão bán đứt Khu vườn cây của các cụ cho Viện cây giống. Nhưng sự thật là “Viện đứng nhận lấy danh nghĩa thôi. Họ chỉ có ba suất. Còn bác Thái (bí thư) lo cho bảy suất con cháu anh em trong nhà…Còn mười suất phía ông Quang chủ tịch mặc ông ấy lo… Ông biết Viện trưởng Viện cây giống là ai không? Chồng con Cúc gọi nhà dượng Tám gọi chúng tôi bằng bác họ” …

Thế đấy, họ Đào vươn ngành, vươn chi như vòi bạch tuộc, bám vào đất xóm Chùa chưa thỏa, sao còn dây mơ rễ má, cốt che mắt thiên hạ ăn cướp với nhau. Họ tranh cướp nhau mặt đường đến nỗi lão Hớn đã nói: “Để có rẻo mặt đường dưới âm, cần phải chết sớm tranh đất, tôi xin chết ngay”.Thiêng thật, sau khi bị mất trộm ba cây vàng có được do bán hớ mảnh đất đáng giá mười ba cây lão đã thắt cổ tự vẫn.

Đáng sợ hơn là thời kỳ cô Khờ (có ông nội là mõ làng, bố đi đánh dậm nuôi cả nhà) lấy người Đài Loan đổi tên là Lầy Lầy và với dáng điệu đung đưa háng với bộ váy xẻ ngược, xẻ xuôi, để lộ đến tận khúc đùi nõn nà, đập cửa ô tô đánh sầm rồi điềm nhiên lắc mông đi về làng. Lầy Lầy mừng tết Trung Thu cho mỗi người 1 đô-la, trẻ con mỗi đưa mỗi gói bánh quy kèm mấy viên kẹo Tàu. Cả làng được dịp rộ lên kéo nhau đi nhận quà như đi nhận phát chẩn. Lầy Lầy về làng để tuyển con gái đi Đài Loan mà tiêu chuẩn phải xinh xắn, dễ coi, trẻ, khỏe…lại còn phải "xịn". Lầy Lầy dám bảo bà Duệ lo cho khoản tiền kha khá để vá màng trinh cho con bà trước khi đưa đi xuất ngoại. Và bi thảm nhất là chuyện cả làng há hốc mồm ra khi biết kết quả khám nghĩa vụ quân sự có tới một nửa thanh niên xóm Chùa bị loại vì máu có khoản dương tính với con "Hít" (HIV) (!).

Lão Bản ngậm ngùi: Còn đâu Xóm Chùa ngày xưa nữa. Giờ tha hồ con gái đóng mác xuất ngoại, con giai đu đưa ma túy,ca-ve lẻn vào tận làng hoạt động kiếm tiền. Cái tha hóa len lỏi đến cả nhà ông lão đại tá về hưu có thằng con phá hang làm Khu Du lịch sinh thái rởm Hang Dơi. Nó đưa ba gái về nhà nói dối là để chờ lớp đào tạo nhà buồng, không ngờ một cô khiêu khích được lão già đến nỗi làm ông chết vì nhồi máu cơ tim ngay trên giường (!).

Đọc xong 16 truyện trong tập sách, lòng tôi đau xót quá. Đành rằng không phải chỗ nào cũng như Xóm Chùa này, nhưng rõ ràng ở nhiều nơi nông thôn hiện đã không còn bình yên nữa. Tôi thường xuyên trả lời trên báo cho nên hàng ngày nhận được khá nhiều thư. Bên cạnh những thông tin đáng mừng về thành công của đổi mới cây trồng , vật nuôi và phát triển nghề thủ công, còn không ít những lá thư tâm tình về sự nghèo đói, bỏ học, buồn chán và cả những thư hỏi rất nhiều về chuyện tình dục trước hôn nhân. Nông thôn đang chuyển động.

Cái tốt đang về với làng quê nhưng không ít cái xấu cũng đang len lỏi về theo. Nhà nghỉ, quán Karaokê, cắt tóc thư giãn, Game online …đang tỏa dần đến tận các xóm làng vốn bao đời thanh bình, êm ả. Không ít những cán bộ cơ sở hy sinh việc nhà để gánh vác biết bao công tác giúp đỡ dân làng chỉ với những đồng tiền lương hay phụ cấp quá ít ỏi. Nhưng những Xóm Chùa vẫn hiện diện nơi này nơi nọ với những biến tướng khác nhau, nhưng đều giống nhau ở sự tha hóa của cán bộ cơ sở, sự tê liệt hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng, sự bóp nghẹt dân chủ, trù giập người cương trực và sự tiếp nhận dễ dãi những lối sống hưởng thụ không lành mạnh.

Ai cứu những Xóm Chùa nói trên? Câu hỏi đó cần được mọi người suy nghĩ trước khi để tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu. Đừng quên rằng trên 70% cư dân nước ta còn đang sống ở nông thôn và nguồn lực lao đồng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang trông chờ vào lớp trẻ còn đang chưa rời khỏi đồng ruộng hôm nay.

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng
logonongnghiep.jpg

Blogged with the Flock Browser

Ai cứu Xóm Chùa?

Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 9/5 vừa qua, GS Nguyễn Lân Dũng có "kêu gọi" các đại biểu QH, các đồng chí lãnh đạo đọc tác phẩm "Trinh tiết Xóm Chùa" của nữ sĩ Đoàn Lê để thấy phần nào hiện trạng nông thôn sau từ ngày "Mở cửa".

xomchua13.jpg
 

GS có gửi cho chúng tôi bài " Ai cứu Xóm Chùa?". Thiết nghĩ, nó vượt qua lời giới thiệu cuốn sách thông thường mà câu hỏi, trăn trở của đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng nói lên tâm nguyện của cả triệu cử tri tới những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Xóm Chùa là tên một làng quê được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn của nữ tác giả Đoàn Lê (trong tập Trinh tiết Xóm Chùa, NXB Hội Nhà văn). Có thể đó không phải là một địa danh thật và không phải mọi câu chuyện ở đây đều xảy ra tại một làng quê cụ thể nào.

Nhưng với cái nhìn sắc sảo và nhân ái của tác giả, tôi tin là những câu chuyện xảy ra liên quan đến cái Xóm Chùa này đều là những chuyện có thật tại nông thôn nước ta từ ngày "Mở cửa". Nữ sĩ Đoàn Lê đã làm cho người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ và lo âu cho tương lai của nông thôn nước ta trước những diễn biến đi ngược lại với truyền thống nhân văn, nhân ái qua hàng nghìn năm qua.

Xóm Chùa hay Xóm Chùa Ông là nơi dân chúng tụ tập lại sống quanh khu lăng mộ của một liệt sĩ dòng tôn thất nhà Trần. Xóm Chùa đang yên lành thì náo động lên bắt đầu từ cái cát-sét có được sau ngày giải phóng. Nó làm đủ mọi nhiệm vụ trong đám cưới, đám tang. Không ngày nào không có người tìm đến chủ nhân với hàng đống các loại băng khóc cha, khóc mẹ, loại dành riêng cho con dâu, con rể, con nuôi, có cả loại kinh Phật dành cho đối tượng đang "thập tử nhất sinh".

Cú sốc lớn hơn là từ ngày cái Nhớn được tuyển làm diễn viên ở Trung ương quay về làng với hai mắt xanh lè, mí mắt rắc nhũ óng ánh, mặt mũi chỗ đỏ, chỗ nâu, quần áo miếng xanh, miếng tím... Rồi lại xuất hiện cái ti-vi cho cả xóm xem chung. Tiếp đến bà Chiu bán rượu nếp bị chiếc xe của Tây móc vào đòn gánh kéo lê một quãng gây xây xát nhẹ mà được đền tới 400 đô-la, khiến cho nhiều người ao ước được vướng vào xe của Tây như bà (!). Rồi chuyện cô gái lai đen tên Mừng chuyên hủ hóa với trai làng và quy đổi ra...gạo.

Nhưng chưa có gì đáng xáo trộn bằng chuyện mở đường cao tốc qua làng làm tha hóa cả một tầng lớp cán bộ thất học và tham lam. Chủ tịch xã Quang sau bốn năm cầm quyền, bằng cách nhử mồi câu cá, sợi dây "bảo hiểm" cho gã hoạn lợn đã dài tận huyện, tận thành phố, gã cóc sợ ai nữa. Gã thường bật cười bảo dân xóm Chùa: Các vị đi xe đạp lên tỉnh kiện tôi sao nhanh bằng tôi đi xe máy(!).

Thế là lão bán đứt Khu vườn cây của các cụ cho Viện cây giống. Nhưng sự thật là “Viện đứng nhận lấy danh nghĩa thôi. Họ chỉ có ba suất. Còn bác Thái (bí thư) lo cho bảy suất con cháu anh em trong nhà…Còn mười suất phía ông Quang chủ tịch mặc ông ấy lo… Ông biết Viện trưởng Viện cây giống là ai không? Chồng con Cúc gọi nhà dượng Tám gọi chúng tôi bằng bác họ” …

Thế đấy, họ Đào vươn ngành, vươn chi như vòi bạch tuộc, bám vào đất xóm Chùa chưa thỏa, sao còn dây mơ rễ má, cốt che mắt thiên hạ ăn cướp với nhau. Họ tranh cướp nhau mặt đường đến nỗi lão Hớn đã nói: “Để có rẻo mặt đường dưới âm, cần phải chết sớm tranh đất, tôi xin chết ngay”.Thiêng thật, sau khi bị mất trộm ba cây vàng có được do bán hớ mảnh đất đáng giá mười ba cây lão đã thắt cổ tự vẫn.

Đáng sợ hơn là thời kỳ cô Khờ (có ông nội là mõ làng, bố đi đánh dậm nuôi cả nhà) lấy người Đài Loan đổi tên là Lầy Lầy và với dáng điệu đung đưa háng với bộ váy xẻ ngược, xẻ xuôi, để lộ đến tận khúc đùi nõn nà, đập cửa ô tô đánh sầm rồi điềm nhiên lắc mông đi về làng. Lầy Lầy mừng tết Trung Thu cho mỗi người 1 đô-la, trẻ con mỗi đưa mỗi gói bánh quy kèm mấy viên kẹo Tàu. Cả làng được dịp rộ lên kéo nhau đi nhận quà như đi nhận phát chẩn. Lầy Lầy về làng để tuyển con gái đi Đài Loan mà tiêu chuẩn phải xinh xắn, dễ coi, trẻ, khỏe…lại còn phải "xịn". Lầy Lầy dám bảo bà Duệ lo cho khoản tiền kha khá để vá màng trinh cho con bà trước khi đưa đi xuất ngoại. Và bi thảm nhất là chuyện cả làng há hốc mồm ra khi biết kết quả khám nghĩa vụ quân sự có tới một nửa thanh niên xóm Chùa bị loại vì máu có khoản dương tính với con "Hít" (HIV) (!).

Lão Bản ngậm ngùi: Còn đâu Xóm Chùa ngày xưa nữa. Giờ tha hồ con gái đóng mác xuất ngoại, con giai đu đưa ma túy,ca-ve lẻn vào tận làng hoạt động kiếm tiền. Cái tha hóa len lỏi đến cả nhà ông lão đại tá về hưu có thằng con phá hang làm Khu Du lịch sinh thái rởm Hang Dơi. Nó đưa ba gái về nhà nói dối là để chờ lớp đào tạo nhà buồng, không ngờ một cô khiêu khích được lão già đến nỗi làm ông chết vì nhồi máu cơ tim ngay trên giường (!).

Đọc xong 16 truyện trong tập sách, lòng tôi đau xót quá. Đành rằng không phải chỗ nào cũng như Xóm Chùa này, nhưng rõ ràng ở nhiều nơi nông thôn hiện đã không còn bình yên nữa. Tôi thường xuyên trả lời trên báo cho nên hàng ngày nhận được khá nhiều thư. Bên cạnh những thông tin đáng mừng về thành công của đổi mới cây trồng , vật nuôi và phát triển nghề thủ công, còn không ít những lá thư tâm tình về sự nghèo đói, bỏ học, buồn chán và cả những thư hỏi rất nhiều về chuyện tình dục trước hôn nhân. Nông thôn đang chuyển động.

Cái tốt đang về với làng quê nhưng không ít cái xấu cũng đang len lỏi về theo. Nhà nghỉ, quán Karaokê, cắt tóc thư giãn, Game online …đang tỏa dần đến tận các xóm làng vốn bao đời thanh bình, êm ả. Không ít những cán bộ cơ sở hy sinh việc nhà để gánh vác biết bao công tác giúp đỡ dân làng chỉ với những đồng tiền lương hay phụ cấp quá ít ỏi. Nhưng những Xóm Chùa vẫn hiện diện nơi này nơi nọ với những biến tướng khác nhau, nhưng đều giống nhau ở sự tha hóa của cán bộ cơ sở, sự tê liệt hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng, sự bóp nghẹt dân chủ, trù giập người cương trực và sự tiếp nhận dễ dãi những lối sống hưởng thụ không lành mạnh.

Ai cứu những Xóm Chùa nói trên? Câu hỏi đó cần được mọi người suy nghĩ trước khi để tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu. Đừng quên rằng trên 70% cư dân nước ta còn đang sống ở nông thôn và nguồn lực lao đồng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang trông chờ vào lớp trẻ còn đang chưa rời khỏi đồng ruộng hôm nay.

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng
logonongnghiep.jpg

Blogged with the Flock Browser

Khởi tố ông Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục C14

Sáng nay 13/5/2008, thiếu tướng Vũ Thanh Hoa, người phát ngôn Bộ Công An vừa thông báo về việc khởi tố bị can có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vụ PMU 18 với nội dung như sau:

>>> Nhà báo bị bắt tạm giam vì đưa tin vụ PMU18

tuongQuac13.jpg
Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc và mái tóc bạc rất dễ nhận

 

“Trong quá trình điều tra vụ án: “Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ; Tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18” đã có nhiều báo đưa tin liên quan đến cán bộ tiêu cực, tham nhũng, tham gia chạy án, hối lộ… trong đó có bài “Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng”.

 

Xét tính chất nghiêm trọng của các việc nêu trên, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ các thông tin trên để xử lý theo pháp luật. Kết quả điều tra đã xác định có những tin đưa lên báo không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án; việc đăng tải những thông tin trên đây trên các phương tiện thông tin là rất nghiêm trọng, đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

 

Vì vậy ngày 23/7/2007, cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án hình sự với các tội danh: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo điều 258 Bộ luật hình sự) và “Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” (điều 263 Bộ luật hình sự).

 

Quá trình điều tra cơ quan An ninh đã có đủ căn cứ xác định việc đưa tin sai sự thật của vụ án là do một số cán bộ cảnh sát điều tra và một số phóng viên thực hiện, hành vi của họ đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ngày 12/5/2008, cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can với tội danh “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (điều 281 Bộ luật hình sự) để tiếp tục điều tra làm rõ mức độ sai phạm và xử lý theo pháp luật đối với những người có tên sau đây:

 

  1. Ông Phạm Xuân Quắc, sinh năm 1946 tại Hải Dương, nguyên Cục trưởng Cục C14
  2. Ông Đinh Văn Huynh, sinh năm 1958 tại Thái Bình, nguyên trưởng phòng 9, cục C14.
  3. Ông Nguyễn Việt Chiến, sinh năm 1952 tại Hà Nội, phóng vien báo Thanh Niên.
  4. Ông Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1975 tại Thái Nguyên, phóng viên Báo Tuổi trẻ.”

Theo M.V
dantri.gif

Blogged with the Flock Browser

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2008

Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương


TTCT - Một nguyên bản chiếu Cần Vương vừa được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp.

Ông Thierry d'Argenlieu là viên cao ủy Pháp đến Đông Dương theo chân lực lượng quân sự quốc tế (Trung Quốc và Anh), đến giải giới quân đội Nhật đã đầu hàng sau Thế chiến 2, giai đoạn năm 1945 (chính viên cao ủy này chủ trương quân đội Pháp sẽ tái chiếm Việt Nam).

Bức chiếu có bề ngang 70cm, cao 57cm; các con dấu trên đó gồm có: dấu triện hoàng đế hình chữ nhật gần vuông, ngang 115mm, cao 110mm. Có chín đôi triện nhỏ 18x18mm đóng dấu từng phần nội dung và chín triện tròn đường kính 43mm.

Phần nội dung, nguyên bản tiếng Hán:
Hoàng du đại cáo Nam trung quan viên lê thứ tuân tri.
Giá đại cáo mật chiếu tối chính hiệp kính tuyên cáo.
Hàm Nghi ngũ niên lục nguyệt sơ lục nhật.

Trẫm toản thừa đại thống, thiệu thuật hồng cơ, quốc vận truân mông, kỳ tặc tử kình thôn, thế thậm tiệm bất khả thâu an. Tư yên mật triệu chư thần nhập Cơ Mật viện sáp huyết cáo thệ: kỳ tiên công phá kim thành, thứ tắc trường khu Gia Định. Bất ý Văn Tường hoài nhị nhi Cam Lộ giá thiên. Ư thử quân thần tái tương cáo thệ dĩ đồ khôi phục, kế quyết tha bang du viện. Trẫm hề tích vi khu, cố bất tỵ sơn hải chi lao, mạo tử thân lâm Đại Đức quốc cầu viện sự, mông y quốc chuẩn doãn.

Kính hồi Quảng Đông, tiếp kiến quan viên hội giả biện bạch, trẫm tâm hội ủy mông ân, nhưng mệnh tối chính hiệp kính phụng chỉ mật cáo: phàm tại nhĩ mục, cọng tất kiến văn, tắc thủy tổ chi đồng cừu, bất cọng đái thiên, phương nghị hiền nhân quân tử mẫn thời chí khí, trẫm kim diệt Quắc giả Ngu, kế định thanh di, tảo bằng vu ngoại quốc, đệ tụ đắc đa nhân, vô tài hà dưỡng. Trẫm độc ưu chi. Như Nam trung thần thứ nghĩa nghi xuất tư trợ quốc, tương danh số liệt vu kim tịch, tha nhật công thành, chiếu số bội hoàn, nhi thường kim phong hộ, bất lận nguyên ân. Miễn tai tướng sĩ, thể thử trẫm tâm. Khâm tai!

Đại phương ấn: Hàm Nghi bảo ấn
Viên ấn: Phúc Minh chi ấn
Tiểu ấn: “Hoàng Đế”.
Tạm dịch:

Bài đại cáo về mưu lược của hoàng đế, quan viên và nhân dân trung nghĩa ở miền Nam tuân hay.

Bản mật chiếu đại cáo này phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Hàm Nghi năm thứ năm, ngày mồng sáu tháng sáu.

Trẫm vâng noi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao, nhưng vận nước gian truân, bọn giặc thôn tính, thế thậm lan dần, không thể tạm yên. Vì thế đã mật triệu các bề tôi vào viện Cơ Mật uống máu ăn thề, hẹn trước hết đánh phá tại kinh thành, sau đó đuổi dài vào Gia Định. Chẳng ngờ Văn Tường hai lòng, nên xa giá phải dời đi Cam Lộ.

Bởi thế, vua tôi lại phải ăn thề lần nữa để lo khôi phục, mưu định đi nước khác cầu viện. Trẫm nào tiếc thân hèn, nên chẳng ngại lao nhọc vượt núi non biển cả, xông pha chỗ chết, đích thân sang nước Đại Đức cầu sự giúp đỡ. Đã được nước ấy chuẩn thuận.

Khi về thẳng Quảng Đông đã tiếp kiến các quan viên hội họp biện bạch, lòng trẫm an ủi gấp bội, đã ban mệnh vâng theo một cách nghiêm ngặt mật cáo rằng: phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa. Hãy cố gắng thay tướng sĩ! Hãy thấu cho lòng trẫm. Kính thay.

Đóng ấn: (Đại phương ấn): Hàm Nghi bảo ấn
(Viên ấn): Phúc Minh chi ấn
(Tiểu ấn): Hoàng đế
(Bản dịch của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, giảng viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế).

Được biết từ trước đến nay gần như chưa ai xác định được bản gốc chiếu Cần Vương, và việc tiếp cận với bản chữ Hán lại càng hiếm. Các bản dịch sang tiếng Việt chiếu Cần Vương hiện phần lớn xuất xứ từ các tài liệu tiếng Pháp, trong đó quan trọng từ các tác phẩm của đại úy người Pháp là Gosselin, được dẫn đi dẫn lại nhiều lần, gần như trong tình trạng “tam sao thất bản”. Cũng đã có một số người công bố “bản gốc” chiếu Cần Vương, nhưng phần lớn thì xuất xứ cũng như bản thân bức chiếu có độ tin cậy không cao.

Với bản chiếu vừa tìm được, giáo sư Léon Vandermeersch (Pháp) sau khi khảo sát tường tận đã xác nhận một cách quả quyết rằng đây là bức chiếu thật.

THÁI LỘC

Blogged with the Flock Browser

Thư của bác nông dân gửi bà nội trợ

Thưa bà!

Tôi i mạn phép viết thư này gửi tới bà. Vốn là một nông dân, xưa nay viết lách là việc tôi không hề ham thích. Nhưng tôi thấy mình có trách nhiệm phải trình bày cho bà rõ, kẻo bà có ý nghĩ xấu về tôi.

Thưa bà!

Chắc bà rõ hơn ai hết, với tư cách là một người nội trợ, thời gian vừa qua giá gạo đột ngột tăng cao. Thủ phạm của chuyện ấy, rõ ràng là bọn đầu cơ và bè lũ tay sai của chúng. Điều đó bà chả nghi ngờ gì. Nhưng trong thâm tâm, bà cũng có thể hơi oán trách tôi. Giá tôi cứ trồng lúa khắp nơi, hễ ra khỏi ngõ là nhìn thấy cánh đồng, thì bọn đầu cơ, dù đê hèn và thâm độc tới đâu, cũng chả dễ dàng lừa đảo được.

Bà kính mến!

Bảo rằng tôi không áy náy về điều này thì không đúng. Với tư cách một nông dân, có biệt danh Hai Lúa chứ không phải Philíp Lúa hay Robe Lúa, tôi khẳng định với bà rằng tôi gắn bó với hạt gạo, và mọi sự vui buồn của gạo cũng là vui buồn của tôi.

Nhưng bà ơi, tôi xin long trọng nhắc bà rằng tôi cũng là con người, và ngoài vui buồn ra, tôi còn nhiều cảm xúc khác nữa.

Tuy là người nội trợ, nhưng vốn ở chốn thị thành, chắc bà có đọc báo và xem ti vi. Và bà biết rằng khủng hoảng lương thực ở vài nơi là có thật. Nguyên nhân của chuyện ấy, một phần là do nông dân bán đất, bán ruộng đi.

Bà ơi, ruộng với nông dân cũng như cây đàn với nhạc sĩ, bán chả dễ dàng gì. Nhưng hỡi bà tôn kính, bán bất cứ cái gì người ta cũng có tiền. Bán ruộng, người ta lại bất ngờ có nhiều tiền. Tuy là nhiều theo kiểu nông dân.

Tiền, như bà đã rõ, mang lại nhiều cái hay và nhiều cái dở. Hay dở tôi chưa biết, chứ lạ thì chắc chắn rồi.

Nhờ tiền tôi được uống bia lon. Chả phải uống vài lon mà uống hàng thùng. Thậm chí hết thùng nọ tới thùng kia. Tiếp theo, nhờ có tiền mà tôi được đi xe tay ga. Cả đời vốn đi bộ và đi xe đạp, bất ngờ cả tôi và thằng con tôi mua dễ dàng vài chiếc a còng. Thế là hai bố con, mỗi người mỗi xe, phóng tưng tưng trên bờ ruộng. Tuy chả biết đi đâu và chả biết đi với ai, nhưng cảm xúc đó khá lạ lùng và khoái bà ạ.

Rồi có tiền, tôi mua điện thoại di động. Mua cho cả nhà. Tuy vùng tôi không có sóng, nhưng điều đó chả phiền phức gì. Cứ chiều chiều, cả làng lại chạy lên huyện rồi sau đó phôn cho nhau, khoái vô cùng.

Tiền cũng khiến tôi xây được những cái nhà to. To vô cùng. Cột nhà kiểu La Mã, mái nhà kiểu Mêhicô, sàn nhà kiểu Tây Ban Nha còn ban-công kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Đấy là tôi nghe tay chủ thầu bảo thế. Hắn ta còn cam đoan rằng kiểu nhà này xưa nay chỉ dành cho các giáo sư, khiến tôi nở mặt nở mày.

Cuối cùng, chả giấu gì bà, vì tính nông dân là có sao nói vậy, tiền khiến tôi trẻ ra. Các em trên phố gọi tôi là anh. Các em ven phố cũng gọi tôi là anh. Bảy mươi tuổi được trở lại thành anh, thử hỏi còn sướng gì bằng. Hễ tôi vô quán nào, các em lại ùa tới vây quanh anh tíu tít. Em thì lau mặt, em thì xỉa răng, em thì đấm bóp giùm. Dân gian có câu “nghìn vàng mua một trận cười”, nay tôi chỉ mất mấy trăm ngàn mà mua được mấy tháng cười kèm theo nũng nịu, tôi còn tiếc nỗi gì.

Sau hết, tiền làm gia đình tôi nghệ thuật hẳn ra. Con trai tôi nhuộm tóc vàng. Con gái tôi mặc đầm. Vợ tôi đeo vòng đầy người và đánh đề mệt nghỉ. Tôi thì khỏi phải nói, khi là anh, tôi có khối việc phải làm.

Đấy, tiền bán ruộng khiến tôi gặp được nhiều điều lạ lùng như thế đấy, bà bảo có nên không? Nếu không bán, thay vì nhìn vào màn hình karaoke, tôi chỉ suốt đời nhìn mông của con trâu hoặc con bò. Tôi chỉ là minh họa cho câu ca dao bất hủ:

Ông lão dưới ruộng đi bừa

Là con ông lão ngày xưa đi cày.

Cho nên bà đừng trách tôi bán ruộng, tôi nghỉ trồng lúa. Hơn nữa, bà hiểu cho, không bán mà được à? Không bán mà xong à? Không bán thì nhận giải tỏa, nhận quy hoạch làm khu công nghiệp, nhiều lúc còn tệ hơn.

Còn việc bà thiếu gạo ăn tôi rất lạ lùng. Ruộng của tôi bây giờ đã biến thành sân gôn. Tôi chả hiểu gôn là gì, chỉ thấy nó to như quả trứng và có nhiều ông nhiều bà từ thành phố lên dùng gậy ra sức đập mà nó không vỡ.

Sao bà cứ lo gạo mãi, mà không chơi gôn đi? Tôi thấy tất cả những người chơi gôn ở đây đều chẳng quan tâm tới gạo bao giờ. Cho nên tôi khuyên bà gọi cả nhà, cả hàng xóm nữa, kéo đi chơi gôn, chắc chắn sẽ no và chả cần lo gì cả. Có nhiều tỉnh mọc sân gôn nhiều như ruộng khoai, chứng tỏ trái gôn phải rất bổ dưỡng, hoàn toàn có khả năng thay gạo.

Bà kính mến!

Như bà đã biết, 80% dân số nước ta là nông dân. Nếu tất cả thay vì trồng lúa lại trồng gôn thì khả năng xuất khẩu gôn là quá lớn. Khi có tiền, ta mua gạo ngoại phải không bà? Toàn bộ dân ta cứ vui vẻ đánh gôn, để cho dân nước khác còng lưng cày bừa, như vậy chả sướng sao?

Xin bà đừng hốt hoảng, đừng bi quan. Bàn nhiều về miếng ăn không sang trọng gì. Đã tới lúc bà phải quan tâm tới chơi. Hoặc nếu bà không chơi, bà cũng tránh ra để kẻ khác chơi. Cuộc sống hôm nay phải tân tiến như thế.

Chào bà

Hai Lúa

Lê Hoàng

Blogged with the Flock Browser

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2008

Ba tôi

Ba tôi rất thương các con nhưng cũng khét tiếng dữ đòn. Các anh chị em chúng tôi đều nhớ những trận đòn thừa sống thiếu chết khi còn nhỏ. Tôi sợ nhất là cảnh bị ba kẹp đầu vào giữa hai đầu gối mà quất roi. Nếu có đứa nào vỉ hãi đòn mà chui vào gầm giường thì ba càng nổi nóng, ông cứ lùa roi vào mà quất trúng bất kể chỗ nào cũng ráng chịu. Mỗi khi chúng tôi làm điều gì sai chỉ cần ba lừ mắt nhìn thì đứa nào cũng khiếp.

Gia đình tôi có tất cả chín anh chị em. Sau ba chị lớn ra đời thì đến tôi, con trai đầu lòng. Vì thế buổi đầu tôi được đón chào nồng nhiệt và thương yêu nhất vì không những là con trai mà tôi còn là đứa yếu ớt nhất. Tôi sinh non do mẹ tôi đẻ rớt khi bào thai mới được 7 tháng. Tôi chỉ cân nặng có 1 kg 7 lúc chào đời. Thời đó làm gì có lồng hấp như các bệnh viện ngày nay. Mẹ tôi kể khi đem tôi từ bệnh viện về nhà mẹ cứ khóc hoài vì sợ tôi chết. Thế mà tôi sống được đến ngày nay là nhờ công của ông nội. Mỗi ngày ông ủ tôi trong chăn với hai chai nước nóng quấn khăn đặt cạnh người. Tôi không biết bú, phải bơm sữa vào miệng . Thế mà ngày lại ngày qua tôi vẫn lớn như những đứa trẻ bình thường khác dù thể trạng tôi lúc nào cũng gầy gò ốm yếu cho tới ngày nay. Dù được cưng nhưng tôi vẫn nếm đủ và rất nhiều lần những trận đón của Ba.

Lần bị đòn ấn tượng đầu đời nhất của tôi là vào lúc 5 tuổi. Tôi chưa đến trường nhưng mẹ tôi ở nhà vẫn dạy tôi đọc, đánh vần và cầm tay tôi tập đồ từng nét chữ trong quyển vở con . Lần đó tôi vừa viết bài vừa rấm rứt khóc vì ham chơi. Ba tôi nổi giận, ông dùng cây phất trần ( chổi lông gà có cái cán chổi bằng mây ) đánh tôi túi bụi. Đã thế Ba còn túm hai chân dốc ngược đầu tôi nhúng vào thùng phi nước. Khi vớt tôi ra mẹ tôi vừa thay đồ cho tôi vùa khóc khi nhìn những vệt roi hằn chi chít khắp mình tôi. Ba tôi đánh không phải vì ông ghét con mà tức giận khi thấy cách mẹ tôi dỗ tôi học không hiệu quả như ý của ông. sáng hôm sau Ba hối hận, ông lại đèo tôi trên chiếc xe đạp ra sở làm của ông ở Sài gòn. Ba tôi là thợ giày của một hiệu giày nổi tiếng trên được Lê Thánh Tôn ( Tiệm giày T.V.M) nhưng ông không làm giày tại tiệm mà lãnh về nhà làm và cứ một tuần hoặc hai ba ngày ông lại ra Sài gòn giao hàng và nhận lương. Những lần được theo ba ra tiệm như thế tôi rất thích. Tôi được Ba dẫn đi ăn phở Minh ( một hiệu phở cũng nổi tiếng nằm ở góc đường Pasteur ) Trong chỗ làm của Ba cũng như ở tiệm phở tôi được mọi người hỏi thăm và đón chào nồng nhiệt. Tâm lý người Bắc coi trọng con trai và ai cũng nghĩ ba tôi quý tôi lắm vì phải sau 3 người con gái mới sinh được tôi. Thường thì mỗi khi chúng tôi lầm lỗi ba tôi nóng giận đánh con nhưng sau đó bao giờ ông cũng hối hận và tìm cách bù đắp lại sai lầm của mình.

Một lần khác, tôi bị cảm ốm mất mấy hôm nên được ngủ chung với ông nội. Khi khỏi bệnh, Ba bắt tôi ngủ riêng trên gác . Tôi không chịu và la khóc ầm ĩ thế là Ba nổi giận phết cho tôi một trận tơi bời. Ông đánh tôi rớt từ trên gác xuống đất lại tiếp tục lôi tôi ra sân đánh bò lê bò càng. Ông tôi thì nằm trong giường. Ông rít lên " Mày đánh nó như thế thì đánh tao chết luôn cho rồi " Ba tôi nghe vậy càng nổi hung đánh tôi dữ hơn. Cuối cùng khi mệt mỏi ông quảng tôi ngoài sân và đóng cửa mặc cho tôi năm khóc rên rĩ ngoài hè nhà. Đến nửa đêm Ba tôi mở cửa thảy cho tôi cái mềm. Sáng hôm sau ông lại đưa tôi đi Sài Gòn, lại ăn phở, dạo phố, ăn kem ...

Sau này khi trưởng thành, đủ trí khôn để phân tích và hiểu nỗi lòng của Ba. Tôi cũng nhận ra những sai lầm của người lớn khi dùng roi vọt để răn dạy con. Đó là đánh con khi tự ái, khi giận lẫy đều không tốt , không có ý ngĩa gì về mặt giáo dục. Vì vậy trong quá trình nuôi dạy các con tôi hiếm khi nào đánh con .

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

VN còn thiếu gì để nâng cao khả năng phòng chống bão lớn, thiên tai ?

- Vẫn còn nhiều người hiểu quá đơn giản về bão, cho rằng bão đổ bộ vào bờ mới là bão mà không hiểu rằng có khi bão có bán kính mấy trăm km. Một giải pháp quan trọng là phải giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới càng nhiều người càng tốt. Nước ngoài làm rất bài bản việc này. Họ thường bắt đầu từ nhà trường phổ thông đến các đội tuyên truyền...

Bên cạnh đó, cũng cần phải có quy hoạch cụ thể về dân cư. Tất cả các vùng có nguy cơ nhiều bão lũ phải có biện pháp lâu dài cho dân cư như không cho dân ở mà di dời họ sang vùng khác ít bão hơn. Đối với dân ở trong vùng bão, phải có tư vấn cho họ. Ví dụ ở vùng bão lớn có thể có nhiều cơn bão lên tới cấp 11 - 12 thì khi cấp phép xây dựng một ngôi nhà, cơ quan chức năng phải biết được căn nhà đó có chịu được bão cấp 12 không. Thậm chí đến cái đinh vít còn phải vít góc bao nhiêu để chịu lực. Tàu thuyền cũng quy định loại nào đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, lên phương án, kế hoạch di dời khi có bão ra sao...

Muốn phòng chống tốt phải có chiến lược đồng bộ phòng chống triệt để ở tất cả các bộ, ngành, địa phương từ quy hoạch đến xây dựng, giáo dục...

Blogged with the Flock Browser

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008

Thư gửi "ông" EVN đêm... mất điện

Chúng tôi nhận được hàng nghìn bức thư độc giả gửi đến bức xúc về chuyện cắt điện. Cũng có người thông cảm với EVN nhưng không ít người bày tỏ sự thất vọng. Chúng tôi xin đăng một trong những bức thư độc giả gửi cho ông Tổng giám đốc EVN.

Thư ngỏ gửi ông Thanh, TGĐ EVN

Kính gửi ông...

Thưa ông, 10 năm rồi, hôm nay tôi mới có một đêm tĩnh tâm, thư thái và thanh tịnh đến thế này. Những lo toan, ham muốn, buồn vui thường nhật trong tôi giờ đây tan biến.

Lòng tôi lúc này thanh thản và thuần khiết. Tôi không nghĩ đến cõi thiền, không nhìn sâu vào vũ trụ, không nghĩ đến những ngày thơ ấu, không nhớ cố nhân và không làm thơ... mà tôi viết thư cho ông, một người tôi chưa từng gặp mặt. Thư gửi ông, tôi đang viết trên giấy, bằng bút mực và dưới ánh nến sáng vàng leo lét.

Dien28.jpg

Ông có biết vì sao không? Vì ông đã cho tôi cái thiêng liêng đặc biệt của đêm nay. Cái thiêng liêng ấy đến được vì nhà tôi và cả khu phố này đang mất điện. Hàng quán đã đóng cửa trong những tiếng thở dài. Ánh đèn xanh đỏ và tiếng nhạc ồn ã thường ngày cũng tắt.

Gia đình tôi đã kết thúc bữa cơm trong ánh nến vàng. Máy tính của tôi không chạy được. Thằng con tôi thường ngày giờ này đang vui đùa thì nay nó giở chứng phụng phịu vì không được xem ti vi. Vì muỗi nhiều và mồ hôi dính ướt. Mẹ nó quát, lấy cái quạt giấy vụt vào mông nó rồi bỏ sang nhà hàng xóm xin mấy xô nước về rửa bát. Nó hờn và ấm ức đi ngủ với cái quạt giấy đáng nguyền rủa mẹ nó đem theo.

Vợ tôi dường như cố tình gây sự với tôi. Cô ta giận cá chém thớt vì giáo án đang soạn giở để trong cái máy tính đen ngòm. Cô ấy đâu có biết bản thiết kế của tôi mới vẽ được một nửa nên tôi phải thức cả đêm nay chờ ông cho điện thì tôi có cơ tránh được phen kỷ luật lần này.

Vợ tôi chì chiết về chuyện hồi đầu năm, tôi vay tiền anh trai mua thêm chiếc xe máy cho vợ đi làm. Anh tôi làm nghề bán hàng ăn cũng khấm khá. Ông ấy hứa cuối năm mới lấy nợ. Nhưng vụ mất điện tuần trước khiến ông ấy đổi ý, đòi tôi phải trả sớm để ông ta mua cái máy phát điện, mua xăng dầu cầm cự giữ khách mấy tháng hè. Vợ con tôi đã đi nằm. Khu phố đã yên ắng trong tối tăm. Chỉ còn tôi và cây nến cháy.

Viết thư cho ông, tôi hiểu, gần đây, có lẽ các ông đã phần nào thấu nỗi gian truân, cơ cực của dân nên cắt điện ở đâu thì các ông báo trước.

Khổ thân đứa em họ tôi, nó chưa mãn hạn tù để được biết sự tiến bộ ấy của ngành điện. Ngày trước, vợ chồng nó bán nhà, vay ngân hàng mở xưởng sản xuất khí ô xy. Làm ăn khấm khá, bạc tóc tranh giành, nó ký được một hợp đồng lớn hơn cả tổng tài sản của mình. Xưởng khí đang đỏ rừng rực thì người của ông cắt điện đột ngột.

Dien28a.jpg

Trẻ con trong một tối mất điện ở Hà Nội (Ảnh: Blog Thảo Bim Bim)

Thằng em tôi đóng cửa nhà máy, tiếp tục vay tiền thực hiện hợp đồng. Ông trời bạc ác quá, nó lại bị cắt điện lúc đang chạy máy... Mấy tháng sau tôi thấy nó được đăng ảnh trên báo vì công an bắt tội lừa đảo ngân hàng.

Thưa ông, tôi cũng không kêu gào khổ sở. Vì đất nước hơn 20 năm đổi mới. Cuộc đời tôi trước kia còn chẳng có dầu mà thắp đèn. Đài đóm, ti vi, quạt điện, tủ lạnh... chỉ nằm trong lời đồn thổi bên ngoài hàng rào của những nhà giàu.

Vậy thì nay thỉnh thoảng mới mất điện một lát, đâu dám kêu khổ. Nhưng ông ạ, không biết nhà ông ở phố nào, có mất điện bao giờ không? Chứ không muốn kêu, nhưng thực tình nhân dân cực khổ về cái ngành điện của ông lắm lắm.

Dien28b.jpg

Sinh viên chơi trong một đêm mất điện (Ảnh: VNN)

Nhất là những ai làm ra nhiều của cải vật chất nhất thì càng khổ. Những nhà máy, công xưởng, những bệnh viện, trường học, những văn phòng, những nhà hàng, khách sạn... đang khốn đốn, đang có nguy cơ vỡ nợ, phá sản vì điện ông biết không?

Nhân dân bây giờ biết ơn sâu của Đảng của Nhà nước đã lãnh đạo công cuộc đổi mới, đời sống tiện nghi, sự giàu có, học hành, giao lưu quốc tế, hội nhập làm ăn... mỗi ngày một sôi động, đi lên. Nhân dân và bạn bè đến Việt Nam đầu tư đã tin tưởng vào ông đã xây dựng một cuộc sống, một xã hội... có ông.

Thế mà cứ thỉnh thoảng ông lại chập chờn, đỏng đảnh, ốm yếu ho hen... để cuộc sống chúng tôi tăm tối oi bức thế này! Tôi có được tĩnh tâm thì cũng chỉ một đêm nay. Chứ nhiều đêm mất điện nữa (nhất là mùa hè sắp đến) thì có lẽ tôi hoá "tâm thần". Còn ông anh tôi, vợ con tôi, các nhà máy, công ty... họ sống ra sao?

Buổi tối, khi vợ gây sự, tôi nói với bà ấy: Oan có đầu, nợ có chủ. Cơ sự này là bởi vì cách làm ăn của ông và các cấp dưới của ông. Vợ tôi bặm môi lục tìm cái hợp đồng mà cấp dưới của ông đã từng ký bán điện cho tôi. Cô ta tưởng rằng bám vào đấy mà bẻ hành bẻ tỏi các ông như vẫn thường làm với tôi ư?

Cô ấy thật ngây thơ. Ở trên đời này, từ cổ chí kim, đông sang tay thì duy nhất ở Việt Nam mới có những cảnh mua bán giống như các ông với chúng tôi. Đó là bên bán tự soạn ra tất cả mọi điều khoản giá cả, chủng loại, chất lượng... rồi đưa cho bên mua chỉ được phép ký vào mà thôi. Cái sự ký của tôi đó cũng chỉ nhằm cho các ông cắt điện nhà tôi mỗi khi tôi chậm trả tiền chứ làm gì có ai trên đời này được các ông bồi thường hay xin lỗi mỗi khi các ông vi phạm hợp đồng.

Dien28c.jpg

Sinh viên học dưới ánh nến do... mất điện (Ảnh: VNN)

Tôi biết là nói đi thì phải nói lại. Ngành điện các ông cũng có biết bao nhiêu nỗi khổ mà các ông vẫn trình bày với Chính phủ với báo chí. Ấy là nhà máy điện của chúng ta ít, công suất thấp. Thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt nên nước về sông hồ không đủ làm ra điện. Rồi cơ quan, nhà máy, nhân dân sử dụng điện hoang phí. Rồi ngành điện phải đầu tư nhiều tiền cho miền núi, biên giới hải đảo để tạo công bằng xã hội và phải bù lỗ. Rồi chúng ta thiếu vốn đầu tư xây dựng nhà máy. Giá điện bán cho nhân dân thấp quá, không đủ tái đầu tư...

Vợ tôi hầu như không bao giờ xem các chương trình thời sự, chính trị trên ti vi trừ mỗi lần các ông doạ tăng giá điện. Ông nói: giá điện Việt Nam thấp hơn thế giới, không đủ tiền đầu tư "trước một bước", không đủ vốn đối ứng để đi vay nước ngoài.

Vậy thưa ông, giá điện Việt Nam cao hay thấp so với đời sống, so với mức phát triển xã hội thì tôi chưa tính đến. Tôi chỉ xin ông cho nói rõ cho tôi, vợ tôi, ông anh tôi và toàn dân được rõ là cái giá thành sản xuất ra mỗi số điện là bao nhiêu tiền? Các ông cộng trừ từ những cái gì? Xin ông cho biết lượng hao phí trong truyền tải là mấy phần?

Giá than, giá vận hành giá nhà máy thuỷ điện các tính ra sao? Tổng số lao động của ngành điện tương ứng với khối lượng công việc như vậy so với khu vực đã hiệu quả chưa? Tổng chi phí lương thưởng, phúc lợi của ngành là bao nhiêu? Tính bình quân mỗi cán bộ nhân viên là bao nhiêu? Tôi muốn ông cũng nói cho rõ cái khoản công ích, bù đắp bà con miền núi, hải đảo cụ thể là bao nhiêu? Trích từ nguồn nào? Tiền đâu xây dựng nguồn đó? Hay là các ông cứ "kéo con trâu xâu con bò" giữa công ích và kinh doanh?

Cái giá điện các ông đang bán cho tôi thì ai trình? Ai duyệt? Tại sao không cho chúng tôi được biết? Các ông kêu lỗ mà tôi đi bãi biển nào cũng thấy nhà nghỉ, khách sạn điện lực? Lương thưởng nhân viên ngành điện khiến cho con cháu chúng tôi đứa nào cũng muốn, cũng thèm.

dien28d.jpg

Một con đường mất điện ở Hà Nội (Ảnh: VNN)

Các ông kêu không có vốn đầu tư "trước một bước" hay vay nước ngoài khó khăn vậy tiền nào dư thừa mà các ông đem góp vốn với ngân hàng, kinh doanh mạng điện thoại di động? Cái ngân hàng có 1/3 vốn của các ông lại đem tiền đó đi ôm đất, ôm chứng khoán, buôn bán chung cư...

Biết rằng nước cạn, than đắt nên thiếu điện. Nhưng cán bộ của các ông đi nước ngoài liên tục đấy. Vậy ông có biết là hàng trăm năm trước người ta đã biết đảm bảo nguồn điện bằng khí, gió, mặt trời, bằng lò phản ứng hạt nhân chưa?

Đất nước Việt Nam tất cả những thứ ấy đều dồi dào, các ông không đổ sức lao động, đổ vốn liếng vào đó mà khai thác. Lại đem chơi chứng khoán, mở ngân hàng, kinh doanh điện thoại, buôn bán đất đai... Các ông đã không làm được các nhiệm vụ mà nhân dân trông cậy thì các ông cũng phải để cho nhân dân, cho người khác làm thay.

dien28e.jpg

Đằng này, các ông lại muốn ai làm ra điện cũng phải bán cho mình. Mình mua thì tự đặt giá, không ai được bàn cãi. Đến lúc mình bán cho dân mình cũng tự đặt giá. Đã độc quyền truyền tải, phân phối các ông lại khống chế cả sản xuất nên mới tới nông nỗi này.

Tôi xin nhắc lại với ông rằng: Nhà nước, tức là nhân dân chúng tôi đấy, lập ra tập đoàn điện các ông. Lấy tài sản quốc gia là đường truyền tải, là hồ nước, sông suối, là nhà máy là trụ sở các ông ngồi và rất nhiều thứ khác để các ông làm một việc. Một việc thôi, đó là sản xuất điện đủ phục vụ đời sống và sản xuất.

Các ông thử nghĩ xem ngoài việc tháo nước ở sông vào, đào than ở dưới lên làm điện, các ông đã nghĩ ra được một mô hình, công nghệ tiên tiến nào khác chưa? (mà thực ra không cần nghĩ, chỉ cần học nước ngoài thôi). Ngay cả cái chiến lược ngành điện, các ông suy nghĩ, chi phí bao nhiêu thời gian công sức mà đến nay, chưa áp dụng được bao nhiêu, nó đã lạc hậu.

Đã vậy năm nào đến mùa khô toàn dân cũng khốn khổ vì thiếu điện, cắt điện bất ngờ. Tiền kêu thiếu, bán điện kêu lỗ, chi phí, giá thành thì giấu kín như bưng. Thế mà các ông dám ôm tiền đi kinh doanh chứng khoán, đầu cơ bất động sản, kinh doanh viễn thông... mà không hỏi nhân dân lấy một câu.

Năm nay lạm phát giá cao, đi đâu ông cũng đề nghị Chính phủ cho tăng giá điện. Các ông cẩn thận đấy, đến quý III năm nay Kiểm toán Nhà nước sẽ đến hỏi thăm các ông. Họ sẽ hỏi chính những câu hỏi mà nhân dân muốn được trả lời từ lâu lắm rồi.

Thưa ông, tôi cũng biết, những điều tôi viết ra trong cái đêm không ánh điện này thì trách nhiệm không của riêng ông. Đó là toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách, là sản phẩm "lịch sử" để lại và cả những cơ quan lớn hơn các ông nữa.

Nhưng nếu như mấy năm nữa ông về hưu. Sống trong một căn nhà ở Hà Nội, trong đêm oi bức mà ông không có điện thì ông sẽ hiểu rằng không chỉ một người dân, một khách hàng là tôi mà toàn thể nhân dân, tất cả mọi bên B của ông đang rất khẩn thiết muốn viết thư cho ông, cho tất cả những ai liên quan, chi phối ngành điện của quốc gia này sẽ định làm gì với nền công nghiệp năng lượng như hiện nay?

Kính thưa ông, nến sắp cháy hết rồi. Điện chắc là chưa thể có ngay. Vợ con tôi cũng không thể nằm trong phòng ngủ đã dẫn nhau ra hè phố với bà con hóng gió, tránh muỗi. Thư của tôi cũng đã đủ dài. Tôi rất hi vọng nó được chuyển tới ông. Và mong ông đọc nó trong một căn phòng có ánh điện sáng.

Chúc ông và toàn thể tập đoàn dồi dào tâm lực phục vụ trọng trách quốc dân.

Kính thư,
Một người dân

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2008

GĐ Trung tâm Thúy Nga vào VN "quay phim lén"



Hải quan tạm giữ hơn 30 băng đĩa với những cảnh quay tại Việt Nam để chuẩn bị cho DVD Paris By Night 90 có chủ đề "Chân dung phụ nữ Việt Nam".

thuynga.jpg
Bìa DVD “30 năm viễn xứ” của Trung tâm Thúy Nga

Lúc 16h30' ngày 12/11, Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất - TP.HCM phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra hành lý xuất cảnh của hai Việt kiều Mỹ: To Lai Peter (SN 1937), mang thị thực số C0601513 và Nguyen Tuyet Thi (SN 1952) được cấp thị thực số C0601514.

Lực lượng kiểm tra đã phát hiện hơn 30 băng, đĩa hình chưa được dán tem kiểm duyệt văn hóa. Số băng, đĩa này được tạm giữ, hai Việt kiều nói trên tiếp tục được xuất cảnh.

Qua kiểm tra, được biết các băng đĩa này là phần quay tại Việt Nam để chuẩn bị cho DVD Paris By Night 90 có chủ đề “chân dung phụ nữ Việt Nam”. Đây là phim ca nhạc do Trung tâm Thúy Nga ở hải ngoại thực hiện (ông To Lai Peter tức Tô Văn Lai là giám đốc sản xuất).

Theo kịch bản, đây sẽ là một DVD mang nội dung thiếu thiện chí về xã hội VN thời mở cửa, xuyên tạc về vấn đề phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc...

Hơn 20 năm qua, Trung tâm Thúy Nga đã sản xuất, lén lút tuồn vào VN nhiều VCD, DVD ca nhạc tuyên truyền tư tưởng chống phá đất nước, kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc như: Ba mươi năm viễn xứ (Paris by night 77), Âm nhạc không biên giới (Paris by night 81), Song ca (Paris by night 73)...

Ngoài vụ việc lần này, vào tháng 4/2006, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, xử lý một số ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga như: Bảo Hân, Ninh Cát Loan Châu, Như Loan... từ nước ngoài về thực hiện một số cảnh quay trái phép tại Đà Lạt, Đồng Nai, Đà Nẵng, Mũi Né...

Các đoạn phim quay lén này sẽ được chuyển về Mỹ làm hậu kỳ, sau đó thành các phim ca nhạc phát hành ở hải ngoại và nhập lậu về VN.

Đối với vụ việc vừa phát hiện ngày 12/11, cơ quan chức năng đang làm rõ để xử lý những ca sĩ, đạo diễn, quay phim trong nước đã giúp sức cho Tô Văn Lai thực hiện các cảnh quay trái phép trên.

Theo conganthanhpho.gif

Blogged with the Flock Browser

Đề nghị thu hồi bộ đĩa "Thúy Nga Paris 91"

T

Thanh tra Bộ VH-TT&DL vừa có công văn 114/TTr đề nghị thanh tra Sở VHTT các địa phương kiểm tra, xử lý và thu hồi bộ đĩa Thúy Nga Paris 91 đang lưu hành lậu trên thị trường băng đĩa trong nước.

>> GĐ Trung tâm Thúy Nga vào VN "quay phim lén"
>>
TT băng nhạc Thúy Nga Paris “chơi xấu”

Công văn có đoạn viết: "Hiện nay trên thị trường đang lưu hành bộ đĩa Thúy Nga Paris by night 91 có tựa đề Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Đây là bộ đĩa có nội dung phản động, thể hiện sự nuối tiếc về một Sài Gòn dưới chế độ cũ, gợi lại vết thương chiến tranh...".

thuynga91.jpg
Bìa đĩa Thúy Nga Paris 91

Với chủ đề "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", chương trình ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga đã sử dụng những ca khúc nổi tiếng của VN theo hành trình từ Bắc vào Nam. Sự đầu tư kỹ lưỡng và quy mô nhất của chương trình nằm ở nhạc cảnh Những con đường trắng do ca sĩ Quang Lê thể hiện.

Trên màn hình sân khấu, những đoạn phim tài liệu ghi lại sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế được trình chiếu. Hàng chục diễn viên ở đủ các lứa tuổi trong trang phục trắng, khi mô hình chiếc cầu Tràng Tiền bị đánh sập, áo trắng trở thành khăn tang.

Ngay sau đó, ca sĩ Khánh Ly trình bày nhạc phẩm Bài ca dành cho những xác người. Điều đáng nói là ở phần bonus (tặng thêm) của bộ đĩa này, Trung tâm Thúy Nga lại một lần nữa phổ biến những đoạn phim tài liệu ghi hình cảnh chết chóc do các nhà làm phim Pháp ghi lại.

Với mục đích gợi lại những vết thương chiến tranh, bộ đĩa của Trung tâm băng đĩa Thúy Nga lại một lẫn nữa tỏ rõ dụng ý muốn "khuấy đảo" tình hình trong nước, điều đã trở thành "truyền thống" của Trung tâm này.

Theo nongthonngaynay.gif

Blogged with the Flock Browser

Tôi đã báo cáo trung ương danh tính người chạy chức"



Trao đổi với PV sáng nay, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình cho biết, ông đã báo cáo với Ủy ban Kiểm tra trung ương danh tính cán bộ đưa 100 triệu đồng cho gia đình ông để "chạy chức".

>>Bộ trưởng Nội vụ: ''Sẽ làm rõ vụ 100 triệu đồng chạy chức''

>>Bí thư Tỉnh ủy nộp 100 triệu tiền chạy chức

"Nếu định bao che cán bộ "chạy chức chạy quyền" tôi đã không nộp lại tiền tại cuộc họp Tỉnh ủy. Người ta không đưa tiền trực tiếp mà gửi đến gia đình tôi. Hiện, danh tính cán bộ này tôi đã báo cáo trung ương, để thẩm tra làm rõ", ông Bình nói.

Với giọng khá mệt mỏi, Bí thư Võ Thanh Bình cho biết, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau vừa qua là hoạt động bình thường, nhằm xác minh thông tin "100 triệu đồng chạy chức".

Xung quanh thông tin một số nhân sự được Tỉnh ủy thông qua phải "hoãn" bổ nhiệm vì có dấu hiệu tiêu cực, ông Bình khẳng định: "Không có chuyện việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh Cà Mau bị đình lại chờ ý kiến trung ương. Điều động các cán bộ này thuộc thẩm quyền của cấp ủy địa phương".

Bên lề Quốc hội ngày 23/4, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, sẽ kiểm tra, làm rõ việc Bí thư tỉnh nộp lại tiền chạy chức và công tác bổ nhiệm cán bộ tại Cà Mau. Kết quả thẩm tra sẽ được báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương.

"Hiện, có thể thông tin chúng ta tiếp nhận chưa đầy đủ nên tôi chưa thể nói cụ thể việc anh Bình chưa công khai danh tính người chạy chức. Với trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy, tôi tin anh Bình sẽ làm rõ những vấn đề mà dư luận quan tâm", ông Tuấn nói.

Trong hai ngày 8 và 9/4, Ban thường vụ tỉnh Cà Mau đã họp sắp xếp tổ chức và bố trí nhân sự lãnh đạo các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và phân công cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc VN tỉnh Cà Mau, tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thanh Bình đã cho tài xế mang vào phòng họp 100 triệu đồng và cho biết đây là khoản "chạy chức" của cấp dưới, tuy nhiên, không tiết lộ danh tính người đưa tiền.

Một số cán bộ tham gia cuộc họp yêu cầu bí thư nêu rõ ai "chạy chức, chạy quyền" hoặc phải loại những người đó ra khỏi danh sách bố trí cán bộ đợt này. Tuy nhiên, ông Võ Thanh Bình không chấp nhận, vẫn bố trí cán bộ như dự kiến và không công khai danh tính các cán bộ đưa tiền. Sau đó, số tiền 100 triệu đồng được Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau tạm giữ.


Theo VNE
Blogged with the Flock Browser

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2008

3 lần chất vấn 2 đời bộ trưởng về nạn chạy chức

Đại biểu Lê Văn Cuông. Ảnh: H.K.

Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, người 3 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về vấn nạn chạy chức, chạy quyền sáng nay đã bày tỏ với VnExpress sự khó hiểu trước hành động không công khai danh tính những người chạy chức của Bí thư tỉnh ủy Cà Mau.  
>Bí thư Tỉnh ủy nộp 100 triệu đồng tiền 'chạy chức'/Bộ trưởng Nội vụ: 'Cho tôi biết ai chạy chọt để thăng chức

- Ông đánh giá thế nào về hành động nộp lại tiền và không công khai danh tính người đưa tiền của Bí thư tỉnh ủy Võ Thanh Bình?

- Tôi đã theo dõi vụ việc qua báo chí. Thực sự tôi thấy hành động đó rất khó hiểu, không bình thường. Anh Bình đã phát hiện cán bộ chạy chức, đã báo cáo Thường vụ, nhưng không công khai danh tính, không quyết tâm xử lý, để tình trạng "lờ lờ nước hến" như hiện nay sẽ khiến dư luận bức xúc. Người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao thẩm quyền trong tay, nhưng Bí thư lại không xử lý đến cùng?

Để ngăn chặn tiêu cực thì cần phải xử lý ngay những trường hợp chạy chức chạy quyền. Nếu những người này mà được bầu vào vị trí lãnh đạo thì rất nguy hiểm.

( Bầu hay chỉ định ? ??? )

- Xung quanh việc bố trí cán bộ của Cà Mau, ngay cả cán bộ Thường vụ cũng lo ngại người chạy chức lại được bổ nhiệm, gây nguy hại cho bộ máy. Vậy theo ông, trong trường hợp này phải giải quyết thế nào?

- Bí thư Bình phải dũng cảm nêu ra danh tính của người chạy chức để Thường vụ tỉnh ủy xem xét. Nếu người chạy chức lại được bầu thì phải phế truất, loại bỏ họ ra khỏi bộ máy. Việc này không khó, bởi bổ nhiệm hay kỷ luật cũng là do tập thể Thường vụ tỉnh ủy quyết định. Nếu anh Bình không làm thì tổ chức quản lý anh Bình phải chỉ đạo, phải làm thế nào ngăn chặn hành động chạy chức chạy quyền.

( Cũng khó cho bác Bình vì chỉ có 100 triệu Bác đưa ra mà không có chứng cứ cụ thể, nếu đưa ra danh tính mà không có quả tang coi chừng bị khép tội vu khống và không khéo thì Bác Bình dám bị kỷ luật vì tội vu khống và bôi nhọ cán bộ ??? )

Thực tế thì chỉ những người yếu kém, tư lợi, tham chức tham quyền mới chạy chọt. Họ bỏ ra một số vốn đầu tư cho việc chạy chức thì sau này rất có thể họ sẽ yêu cầu cấp dưới phải chạy chọt, phải bổng lộc để thu lại khoản tiền đã bỏ ra. Điều này sẽ làm cho bộ máy không còn trong sạch và rất hại cho dân.

- Tại kỳ họp cuối năm 2007, ông đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn về nạn chạy chức chạy quyền và Bộ trưởng đề nghị được thông báo những trường hợp chạy chức để xử lý. Vậy cá nhân ông đã chuyển cho Bộ trưởng thông báo nào? 

- Tôi đã chuyển cho Bộ trưởng hai đơn của công dân tố cáo việc chạy chức chạy quyền ở Gia Lai và Thanh Hóa. Người dân phản ánh cán bộ cấp xã chạy chức và cấp huyện bao che. Nhưng Bộ lại yêu cầu địa phương báo cáo, sau đó trả lời. Câu trả lời đó không thỏa mãn cả tôi và công dân vì cuối cùng vấn đề không được giải quyết.

( Không thể thỏa mãn được vì cũng giống như trên là thiếu chứng cứ - Tòa án xử mấy vụ lớn nỗi cộm về tham nhũng cũng còn bị vướng ở khâu này nên nhiều vụ án kéo dài hòai ??)

- Từ trường hợp của Cà Mau và những ghi nhận thực tế của cá nhân, ông nhìn nhận thế nào về nạn chạy chức chạy quyền hiện nay?

Chạy chức chạy quyền hiện diễn ra ở nhiều nơi. Nó hoạt động ngầm, rất tinh vi, khó xác định và đòi hỏi người chịu trách nhiệm giải quyết phải có bản lĩnh, phải đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Sở dĩ có tình trạng này là quy trình đề bạt, sắp xếp, bố trí cán bộ của ta đang có vấn đề. Danh nghĩa là tập thể quyết định, nhưng thực tế chưa hẳn như vậy. Chính điều này là kẽ hở để nảy sinh hiện tượng tìm đến một vài ba người có quyền quyết định, chủ yếu là thường trực cấp ủy, để chạy chọt.

Nhằm xóa bỏ vấn nạn này cần đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, cần có thi tuyển, bổ nhiệm một cách công khai, minh bạch. Cụ thể phải có nhiều ứng cử viên trình độ tương đương nhau, chứ không phải như hiện nay đưa ra nhiều ứng cử viên chỉ mang tính đối phó, không có tính cạnh tranh. Phải có một hội đồng thi tuyển chọn, có thể đặt câu hỏi, chất vấn ứng cử viên để làm rõ năng lực thực sự.

( Ý Bác Cuông rất hay nhưng nếu người trúng tuyển không phải người của ta thì làm sao ? )

- Với 2 đơn thư không được trả lời thấu đáo, nay thêm trường hợp của Cà Mau rất khó hiểu, vậy tại kỳ họp thứ 3 tới, ông có đưa vấn đề này ra để chất vấn tiếp Bộ trưởng Nội vụ?

- Về tệ nạn chạy chức chạy quyền, tôi đã 3 lần chất vấn tại Quốc hội khóa 11, gồm 2 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung và một lần Bộ trưởng Trần Văn Tuấn. Sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 12 vừa rồi, tôi cũng đã chất vấn Bộ trưởng Tuấn về 2 trường hợp chạy chức ở Gia Lai và Thanh Hóa, nhưng Bộ trưởng trả lời rất đơn giản, không làm thay đổi tình hình. Tôi thấy mình đã có trách nhiệm và đã cố gắng, nhưng nếu không có sự chỉ đạo từ trên xuống thì các ý kiến của mình sẽ vẫn mờ nhạt, không được ai quan tâm. Thêm nữa, cứ nói đi nói lại mãi vấn đề này sẽ trở thành phản cảm.

Tuy nhiên, tôi sẽ không bỏ qua mà tiếp tục theo dõi. Kỳ họp tới, tôi muốn đưa vấn đề thay đổi quy trình bổ nhiệm cán bộ khi góp ý cho dự Luật công vụ. Ngăn chặn chạy chức chạy quyền phải bằng pháp luật là tốt nhất, triệt để nhất.

Hồng Khánh
Blogged with the Flock Browser

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008

Nông thôn - một “thùng rác đẹp” (?)



Chẳng khó khăn lắm chúng ta cũng có thể ngăn chặn được những thứ “rác đẹp” đang ngày này tháng nọ cuồn cuộn đổ về nông thôn. Tôi đã từng ứa nước mắt khi thấy những đứa trẻ thôn quê- những công dân tương lai của chúng ta ngửa cổ uống ừng ực những chai nước ngọt đủ màu xanh đỏ của hoá phẩm và khi thấy chú bác, cô dì mình đặt trang trọng những bánh, những kẹo, những mứt , những rượu… rởm lên ban thờ tổ tiên.

Đó là một sự thật tê tái. Nếu tôi là nhà quản lý, tôi sẽ không để cho tư thương hay sự bất lương, sự đói nghèo biến nông thôn thành cái thị trường cấp thấp, thành cái “thùng rác” của hàng tồn, hàng lừa đảo, hàng kém chất lượng như thế. Không thể vin cái cớ người ta nghèo, không có điều kiện mua hàng đắt đỏ, để ta tuồn thứ hàng không có lợi cho sức khỏe con người về nông thôn được. Đám con buôn bất lương chưa hẳn là đối tượng phải gánh hết những cái tội của tình trạng này. Cái tội buộc vào bất cứ ai, nếu bạn nghĩ bạn là người tử tế, đặc biệt là nhà quản lý.

Những thức quà rẻ đến không hiểu nổi

Tôi đi về nông thôn, ở những cái chợ quê, thấy người ta bán những chai nước ngọt kỳ lạ. Uống vào thì nó không chết người hay bị kiết lỵ, bị thổ tả gì ngay. Nhưng, nó được bán với giá 1.000VNĐ/chai trong cái thời buổi tiền mất giá thê thảm này. Cái chai bằng thủy tinh của nó đã đáng giá hơn 1 nghìn đồng, tôi nghĩ thế. Một cú đánh giày ở thị trấn, thị xã đã giá 4 nghìn đồng. Sao người ta bán rẻ thế, trong cái thời mà cái gì cũng đòi trợ cước trợ giá này, cách Hà Nội đến 500km, thứ “nước ngọt” ấy vẫn bán quá rẻ. Trong ấy là cái gì? Người nông thôn cứ mở nắp và uống. Nước ấy nó cũng sủi tăm, cũng có ga giếc đàng hoàng. Cũng ngọt lịm và thơm nức. Vị cam vị chanh sực nức cả một góc chợ. Nó là cái gì? Nếu đóng nước suối vào nó cũng chỉ có thể rẻ đến thế, tính cả tiền chai và tiền điều chế thứ nước thơm ngọt lịm kia vào thì ai cũng thấy… nghi ngờ. Ai uống cũng kêu ngon và rẻ. Tôi uống thử theo cái lối của con chuột đang ngửi… bả. Cái mùi nó sực lên đến nghẹt thở, cái vị ngọt của nó kỳ lạ. Ngọt hoang mang. Chỉ dám hy vọng nó được làm bằng đường hóa học, như thế tuy không ngon gì, nhưng sẽ bớt độc hại hơn là một thứ gì ác hiểm mà những người tính trục lợi bằng mọi giá có thể nghĩ ra.


Hàng hóa được bày bán ở một chợ quê miền núi - Ai đứng ra kiểm soát thị trường này?

Nhìn sang bên cạnh đó, chú em píp-po bán kem que đang hí hửng chào mời khách. Chợ đông những người là người, trời nắng, không một bóng cây xanh, trông thấy que kem ai chả thèm. Nhưng giời ạ, kem được bán với giá 500VNĐ/que. Cái đồng màu đỏ 500VNĐ kia, quê tôi, bà con cứ phải gọi rõ, cái “năm trăm mua hành ấy nhé” (dù bà bán hành giờ cũng từ chối bán hàng cho bất cứ ai mua năm trăm tiền hành!). Khéo lại nhầm với năm trăm nghìn và năm trăm đô-la Mỹ. Phải nói cả cụm từ dài ngoằng và trúc trắc thế thì người ta mới hiểu ra năm trăm đồng là năm trăm đồng tiền Việt Nam theo đúng nghĩa đen, cái đồng tiền mà người thành phố giờ có lẽ cũng ít dám cho ăn mày, hoặc chẳng buồn nhận lại khi người ta “thối” (trả lại khi mua hàng)! Que kem to như một cái… míc lông xù phỏng vấn nguyên thủ của các nhà báo quốc tế mà chúng ta vẫn thấy trên tivi. Que kem sù lên, đá dừa lăn phắn, sữa phấn lên như cái chùy màu trắng. Mở thùng kem ra đã thấy các loại mùi thơm tho, đậm đà ngậy ra như tiêu diệt nắng nóng. Sao nó rẻ thế nhỉ? Một trí thức nông thôn, một nhà sản xuất kem mút và nước ngọt bắt mắt, quyến rũ khứu vị giác của người nghèo đã tiết lộ: những thứ “đặc sản” kia được làm bằng nước lã và đường hóa học. Rẻ nhất trên đời là thứ hóa chất có mùi. Mùi gì cũng có. Một vài giọt “chất mùi” là cả ao làng sặc cái vị thơm thảo của cam, chanh, mãng cầu, sầu riêng hay nho táo, vân vân và vân vân.

Những cái thứ đó ăn có chết người ngay không? Xin thưa là không chết ngay. Nhưng quả là nó rất độc hại. Không có ai đứng ra kiểm soát cái thị trường tội nghiệp ấy ư? Chúng ta đừng bao giờ kêu gọi lương tâm của đám con buôn. Tiếng gọi của đồng tiền là tiếng gọi bất nhẫn nhất. Chỉ có một vị Bao Công ra đời, với chế tài xử phạt, xử bỏ tù hay một cái gì nghiêm khắc kiểu như thế mới đủ sức cứu người nông thôn khỏi đại họa của hàng rởm, hàng độc, hàng cũ ế, hàng kém chất lượng mà cái kem, chai nước ngọt kia chỉ là thí dụ nhỏ.

Những gì người nông thôn bán là thật. Bởi thế mà người đô thị gọi những thứ mua được từ nông thôn là đặc sản. Nhưng những gì người nông dân mua được thì quá nhiều đồ rởm và độc hại. Những người nông dân con ôm gà, ôm lợn và xách mớ cá sông, thậm chí cả thú rừng xuống chợ. Đám con buôn xông vào mua. Bà con bán rẻ “đặc sản” của mình, trong khi họ chỉ thích mua lại những món màu mè, bằng nhựa bằng ni-lông gì đó thật bắt mắt. Mùi cũng thật bắt… mũi. Thật ra thì họ cần một cái thứ mà ở xóm làng heo hút của họ không có. Và những cái con buôn đem lên toàn thứ rởm. Cái kiểu chó cắn áo rách ấy cũng là bằng lòng rồi, nếu hàng hóa không độc hại. Đằng này…

Tôi đi trong những cái chợ quê, ở đó tràn ngập tóp mỡ, và tự dưng tôi thấy cái mác người thành phố ít nhiều sang trọng của mình thật có tội. Bà con mua hai nghìn đồng/ bát tóp mỡ. Người ta bày những tóp mỡ xám ngoét, xốp như xỉ than, lầy nhầy tí mỡ bám, ken xung quanh mỡ là muối hạt trắng xóa, đen xạm như cà phê trộn sữa. Thứ tóp mỡ thơm một tẹo, khét rất nhiều. Có tí mùi mật mỡ, tanh tao, còn lại là muối. Chỉ hai nghìn đồng, một bát loa tóp mỡ, thứ ấy trưng ra mâm cơm của người nghèo, họ phải ăn dè được vài bữa.

Tóp mỡ là thứ vĩnh viễn ở đô thị không bao giờ chúng ta còn nhìn thấy. Thậm chí thịt mỡ cũng không còn ai bày bán ở phản thịt phố xá nữa. Nhưng tóp mỡ chảy về nông thôn mà tôi thấy kia là một thứ hàng hắc xì, ôi thiu đến thê lương. Nó ra đời như thế nào, họ mang từ đâu đến, nó độc hại hay bổ béo? – đó còn là một bí ẩn. Tương tự, nếu bạn từng thấy cái cảnh người ta đổ nước lã vào thùng phi, pha vào đó vài lít nước mắm mà người thành phố vẫn ăn, rồi tống muối vào bán cho người nông thôn, thì bạn sẽ thực sự thấy đau lòng. Người ta đến những cửa hàng pha chế nước mắm ấy, mua cả can hai mươi lít về bán lẻ, mỗi “thùng phi 20 lít” trị giá có 30 nghìn VNĐ. Giá rẻ như… cho, mà đám làm hàng đểu nó vẫn cứ lãi. Như báo chí từng viết, rượu pha cồn, rượu “ngoại quốc” được làm bằng cách thả một viên thuốc vào cái bồn 40 lít nước, “thuốc” sủi 10 phút, con buôn có đủ 40 lít rượu giống hệt rượu. Rượu ấy tràn ngập nhân gian. Và nông thôn là mục tiêu tấn công số 1 của những kẻ bán buôn vô nhân đạo..

Chúng ta đã bòn rút rồi đầu độc nông thôn?

Cuối cùng thì đâu là lời giải cho bài toán này? Phải là sự ra tay của cơ quan chức năng.

Những "thùng rác đẹp" thu được trong một "trận chiến" chống hàng giả, hàng kém chất lượng
Chúng ta liên tục phê phán, vạch trần sự vô trách nhiệm của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, rằng phải quan tâm đến chất lượng các sản phẩm, thực phẩm trong cả nước hơn nữa. Nhưng, thử hỏi, đã bao giờ các vị mũ mão cân đai kia về đến chợ huyện, chợ làng để xem hàng hóa của phố thị nó tràn về và đầu độc người nông dân thế nào chưa? Xin thưa, chưa bao giờ. Cái việc tóp mỡ, kem, nước mắm, nước ngọt, áo quần và thực phẩm chức năng phế phẩm nó tràn về quê nghèo của chúng tôi, đơn giản là nó đi theo con đường của cơ chế kim tiền. Nhiều thứ, không bịt mắt được người thành phố, thì về bịt mắt người nông thôn. Nhiều thứ, người giàu họ tự biết lo cho tính mạng và sức khỏe của họ (như chúng ta thường bảo, ta phải “có thân thì phải biết lo”, phải tự biến mình thành người tiêu dùng thông thái), họ không chấp nhận, thì nó tràn về với người nghèo ở nông thôn. Quy luật cung cầu chi phối thị trường, nhưng lương tâm con người không thể chấp nhận được cái việc coi thường tính mạng và sức khỏe bà con “thật thà như sắn khoai” của mình như thế. Họ lợi dụng sự thiếu thốn và nghèo túng của nông thôn để làm ra những sản phẩm tồi tệ và mang bán cho họ. Không phải tất cả những người nông thôn không biết đâu là hàng tốt đâu là hàng xấu và đâu là hàng có nguy cơ đến sức khoẻ của mình. Nhưng vì nghèo quá mà họ nhắm mắt đưa chân với ma quỷ.

Hội chợ thương mại cấp huyện cấp xã vẫn được các thương gia láu cá ở khắp các tỉnh, thành đồng loạt tổ chức là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng này. Hàng sắp hết hạn sử dụng, cả hàng mập mờ quá “đát”, cả những thứ hàng không lừa được ai ở thành phố nữa, nó tràn về quê. Nó mang một cái tên rất kêu: hội chợ thương mại tỉnh (thành). Ra quân rầm rộ, cán bộ địa phương được chăm bẵm để khai trương rồi phát biểu. Họ mang loa đài, ánh sáng, khung sắt vải bạt đến, trong một buổi chiều, cái sân bóng biến thành một nơi xôm trò, tâm điểm chú ý của cả huyện. Họ hò hét kiểu “Sơn Đông mãi võ” như thế suốt cả tuần, rồi về tỉnh họp báo với thông cáo “hội chợ đã thành công tốt đẹp”, ý là bán được rất rất nhiều hàng.

Trong cái đói nghèo của hội hè đình đám nơi đồng chua cỏ chát, nghe rôm rả, ai chả muốn ngó xem. Thu vé. Hàng vạn người mua vé, hàng vạn người gửi xe máy xe đạp, ban tổ chức đã vớ bẫm một mẻ rồi. Tiếp nữa, đài tỉnh, đài huyện ra rả quảng bá cho hàng ế, hàng thải, hàng lỗi mốt, hàng lừa đảo. Bà con nghe “đài” nói, cán bộ xã cán bộ huyện nói và nhìn cái việc cả huyện người cùng mua hàng, thế là a-lê-hấp, ta tin nhà ngươi rồi, ta cùng mua thôi.

Những vật dụng ngộ ngộ mà rẻ tiền được nhập lậu, những cái máy tập đa năng, những cái thứ thực phẩm chức năng mà người thành phố đã ớn đến tận cổ được bà con nông thôn đổ xô vào mua. Mua xong mới biết mình bị lừa. Thuốc nào cũng chống ung thư, chống huyết áp, chống mỡ máu; máy nào cũng có em mặc hở hang uốn éo vài cái mà mỡ đã tiêu tan, chữa được đủ thứ nan y, lại thêm cơ thể đẹp như người mẫu khoe đủ thứ trên tivi. Tivi cấp tỉnh cũng náo nức quảng cáo các sản phẩm kiểu ấy, mỗi ca quảng cáo một sản phẩm, nó có thể nói điếc tai bạn trong 30 phút liền. Nghe đài, tin đài, người ta mua. Tôi từng lan man đọc cái hạn dùng của bánh kẹo, nước giải khát, và đủ thứ nhu yếu phẩm khác ở các hội chợ kiểu này, thì phát hiện ra: chỉ vài ngày nữa là hàng đó phải tiêu hủy. Họ tràn về xã, huyện, họ bán như thế thì không sai luật. Nhưng nội trong cái việc bán tống bán tháo cho người nông thôn, người nghèo với giá “trên trời”, kẻo vài ngày nữa phải vứt bỏ như thế thật kinh hoàng. Không phải những người quản lý nào đấy không biết thực chất của những thứ hàng hoá kia là gì. Nhưng họ đâu có lên tiếng. Bởi lên tiếng họ cũng chẳng được lợi ích gì. Nếu họ lên tiếng, nếu họ kiên trì đề xuất biện pháp kiểm tra, ngăn ngừa và có một lụât nghiêm khắc được thi hành nghiêm khắc thì sẽ bớt đi rất nhiều những mối nguy hiểm tới sức khoẻ của những người nông dân.

Thỉnh thoảng, tôi đưa hai thằng cu của mình về quê. Đi mua thuốc ở quê, thuốc nào cũng chỉ còn hạn sử dụng là… vài ngày. Nhiều thuốc hết hạn dùng, vẫn bán. Lái buôn nó gọi rõ đó là “thuốc nhà quê”. Những thứ thuốc ở thành phố, bạn sẽ không bao giờ mua được ở nơi quê kiểng (và ngược lại) mà bạn phải mua thứ thuốc giá bèo, có tác dụng theo hướng đó ở dạng sắp hết hạn dùng, với lối kê đơn và bán thuốc “trần gian có một” của bác sỹ và các “bà chủ nhà thuốc” trình độ dưới mức i-tờ. Cũng như bánh kẹo, nước ngọt, nước suối, bạn phải mua những loại như Lavi “e”, Lavi “i” thay vì cái hãng Lavi gì đó mà người thành phố quen dùng.

Các hãng bánh kẹo như Kinh Đô, Hải Hà hầu như không tồn tại ở nhiều vùng quê, thay vào đó là những gói bánh gia công to đùng, sặc sỡ, những nhãn hiệu lạ hoắc, thậm chí không nhãn mác, không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng...


Các hãng bánh kẹo như Kinh Đô, Hải Hà hầu như không tồn tại ở nhiều vùng quê, thay vào đó là những gói bánh gia công to đùng, sặc sỡ, những nhãn hiệu lạ hoắc, thậm chí không nhãn mác, không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đó là sự thực mà người nông thôn không để ý đến, đơn giản là họ mua những thứ họ cần, và những thứ ấy ăn vào thì bánh kẹo vẫn ngọt, rượu vẫn cay và nước mắm vẫn có mùi mắm, thế là hài lòng rồi. Còn người buôn họ chỉ cần tiền, họ bất chấp. Lúc ấy, người quản lý ở đâu, lương tri người với người nằm ở đâu?

Nông thôn, là nơi mà hầu hết người Việt Nam chúng ta đã ra đi từ đó, hoặc hàng tuần chúng ta vẫn từ thành phố trở về đó. Nông thôn, có cha mẹ ông bà của quá nhiều người trẻ đang vênh vang ở thành phố hôm nay. Sự chắt chiu rút ruột cả về vật chất lẫn tinh thần kia đã làm nông thôn càng kiệt quệ đi, khi mà người trẻ lớn lên, có trình độ và tay nghề, họ ở lại cống hiến cho thành phố hoặc đi phi cơ ra làm thuê ở nước ngoài. Nông thôn không có đất diễn cho những con rồng, hoặc những con rồng chỉ muốn thoát khỏi nông thôn – thì cũng thế. Cái nghèo khoai sắn, cái nghèo của sự hy sinh “mẫu tử” cuối cùng trở thành rắn độc rước hàng tồn, hàng kém chất lượng và hàng lừa đảo độc hại về giết chết chốn nông thôn một cách dần dà ư?

Chẳng khó khăn lắm cũng có thể ngăn chặn được những thứ “rác đẹp” đang ngày này tháng nọ cuồn cuộn đổ về nông thôn. Tôi đã từng ứa nước mắt khi thấy những đứa trẻ thôn quê- những công dân tương lai của chúng ta ngửa cổ uống ừng ực những chai nước ngọt đủ màu xanh đỏ của hoá phẩm và khi thấy chú bác, cô dì mình đặt trang trọng những bánh, những kẹo, những mứt , những rượu… rởm lên ban thờ tổ tiên.

Ôi thôn quê, thôn quê! Nhìn những cảnh người ta hành xử như thế đối với Người hỏi làm sao lòng không nổi giận?

Lãng Quân (Vietimes)

Blogged with Flock