Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

HÃY NGỦ YÊN ĐÀ NẴNG CỦA TÔI ƠI

TRẦN TRUNG ĐẠO·WEDNESDAY, MARCH 29, 2017

Đà Nẵng của tôi, nơi những buổi chiều của tuổi mười ba, tôi vẫn thường đứng nhìn những đoàn xe mang nhãn hiệu Sealand, RMK, GMC nối đuôi nhau mỗi ngày trên chiếc cầu màu đen mang tên của một viên tướng thực dân. Những chiếc chiến xa nặng nề, những khẩu đại pháo nòng dài được cất lên từ những chiếc tàu lớn neo ngoài cửa biển Sơn Chà. Tiếng gầm thét của những đoàn phi cơ chiến đấu đang đáp xuống phi trường quân sự ngoài ngã ba Duy Tân. Tiếng nhạc, tiếng cười, tiếng chọc ghẹo, okay, hello, goodbye của những người lính Mỹ và những cô gái Việt Nam vào tuổi chị tôi, vọng lại từ những hộp đêm dọc bờ sông Bạch Đằng. Tất cả đã khơi dậy trong lòng tôi nhiều câu hỏi, nhiều băn khoăn và cả những tủi thẹn đầu đời của một đứa bé Việt Nam xót xa cho số phận của một cây cổ thụ bốn ngàn năm đang biến thành cây chùm gởi. Tại sao? Tại sao lại là Đà Nẵng? Tại sao là Việt Nam quê hương tôi mà lại không phải một nơi nào khác?

Đà Nẵng của tôi, như định mệnh an bài, cũng là nơi an nghỉ của người lính Mỹ đầu tiên thuộc chiến hạm Hoa Kỳ lừng danh, USS Constitution. Không phải đợi đến 1965, khi các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội thả neo tại cửa biển Đà Nẵng để đổ bộ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đầu tiên nhưng từ hơn 120 năm trước, Đà Nẵng đã là một nơi hẹn hò đầy định mệnh giữa quân đội Việt Nam thời Thiệu Trị và Hộ Tống Hạm Hoa Kỳ đầu tiên của hải quân Hoa Kỳ dưới quyền của hạm trưởng John Percival. Theo các tài liệu còn ghi lại, năm 1845, chiến hạm USS Constitution của Hải Quân Hoa Kỳ, trên chuyến hải hành hai năm vòng quanh thế giới, dừng lại cảng Đà Nẵng để xin cung cấp thực phẩm và nước ngọt. Cũng tại hải cảng lịch sử nầy, Hạm trưởng John Percival xin phép quan trấn thủ thành Đà Nẵng để chôn cất thủy thủ William Cook vừa qua đời, dưới chân Núi Khỉ nằm trong rặng Sơn Chà. Thậm chí ông còn "viện trợ" hai Mỹ kim để lo phần hương khói. Tiếc thay, chỉ vài ngày sau đó, vì việc triều đình Huế bắt giam Giám Mục Dominique LeFevre, đã làm cho tang lễ thắm đượm tình nhân đạo của con người biến thành một xung đột quân sự giữa hai quốc gia. Cuộc chạm trán ngắn ngủi năm 1845 rất ít người biết đến. Những viên đại pháo bắn vào lãnh hải Việt Nam, dù chỉ để đe dọa, cũng đã vô tình gây thương tích cho quan hệ đầy oan trái giữa hai quốc gia Việt Mỹ sau này.

Đà Nẵng của tôi có khu Ngã Ba Huế nhộn nhịp, nơi tôi từ Hội An về thăm cô tôi những chiều thứ Sáu trong những chiếc xe khách hiệu Renault già nua màu xanh đậm. Tôi vẫn nhớ căn nhà nhỏ, ánh đèn dầu leo lét, bàn tay xanh xao của cô khi dúi vào túi tôi những tờ giấy bạc được gói kín trong nhiều lớp vải. Đó là những đồng tiền khó khăn và vô giá mà cô dành dụm cho đứa cháu trai vào Hội An nương náu trong chùa ăn học. Tôi ra Đà Nẵng tìm cô vào đầu năm 1968. Nhà cô nghèo, con cháu lại quá đông. Nhiều đêm tôi phải ngủ đói trên căn gác của một trại cây ở hẻm 220 Hùng Vương, ngang hông phường Thạc Gián. Vài tuần sau, vì nhà đông đúc, cô đưa tôi đến sống với người anh họ và bà chị dâu khó tánh ở Cổ Mân, Sơn Chà. Chị dâu tôi khó tánh đến nỗi, chỉ sau một thời gian ngắn, tôi không chịu đựng được nữa nên lặng lẽ bỏ đi. Tôi vào chùa Viên Giác. Năm tháng như mây trời, bao độ hợp tan mang theo những giận hờn, thương ghét. Cô tôi đã về bên cõi khác nhưng lòng tôi sao vẫn nhớ vẫn thương. Trên xứ người, nhiều đêm không ngủ được, nhớ lại tiếng ho của người cô bịnh hoạn, tôi vẫn còn nghe nhức nhối như thuở mới về thăm. Chiến tranh và nghèo đói đã cướp đi bao thế hệ Việt Nam vô tội.

Đà Nẵng của tôi không phải chỉ là điêu linh tang tóc mà còn là thành phố cảng đẹp tuyệt vời. Những bờ biển uốn cong như mái tóc của người con gái Việt Nam đang đứng trông ra Thái Bình Dương bao la bát ngát. Từ eo biển mỹ miều đó những thương thuyền ngoại quốc đã đến thăm thành phố từ mấy trăm năm trước. Đà Nẵng của tôi có hàng phượng đỏ hai bên đường Bạch Đằng, đường Độc Lập với những chiếc ghế đá dọc bờ sông mang chứng tích của một thời học trò đầy kỷ niệm. Đà Nẵng của tôi có bãi Mỹ Khê (không phải China Beach), với bờ cát trắng chạy dài và hàng dương vi vu theo gió, có bãi Thanh Bình với những chiếc ghe đánh cá đi về và cảnh chợ chiều nhộn nhịp. Những ngày hè oi bức, tôi và đám bạn vẫn thường ôm đàn ra ngồi dựa lưng vào những gốc dương liễu dọc bãi biển. Trong tiếng sóng từng nhịp vỗ vào bờ, chúng tôi cùng cất cao bài hát ra khơi như để cổ võ cho những chiếc thuyền đánh cá đang giong buồm ra biển. Tôi đâu biết vài năm sau, bạn bè tôi cũng lần lượt ra khơi như thế nhưng chẳng còn ai dám đến tiễn đưa.

Đà Nẵng của tôi có những hàng cây sao tình tự dọc đường Thống Nhất, nối từ bờ sông đi ngang qua Trường Nữ, nơi các cô cậu học trò Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản vẫn thường đứng đợi người trong mơ sau mỗi buổi tan trường. Những chiếc áo dài trắng thướt tha. Những mái tóc thề chấm vai thơ mộng. Những đôi mắt nai tơ đó đã từng là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ xứ Quảng đa tình. Xin mời đọc vài câu thơ của nhà thơ Luân Hoán viết về các cô nữ sinh Đà Nẵng:

chiều chiều luồn chợ Vườn Hoa
trôi theo Đồng Khánh bám tà áo bay
mắt hồng liệng cái ngoắt tay
dắt qua Độc Lập dựa cây đèn đường
chập chùng xuân ảnh vải hương
ngó ai lòng cũng yêu thương tức thì
giả vờ châm thuốc nhâm nhi
nuốt thầm vóc đứng, dáng đi quanh mình.
(Đà Nẵng, thơ Luân Hoán Luân Hoán)

Các cô nữ sinh của một thời thơ mộng tung tăng như những con bướm vàng trên đường Thống Nhất, Lê Lợi, Hoàng Diệu, Khải Định ngày xưa đã không về nữa. Các cô đã ra đi, bỏ lại sau lưng hàng cây sao rợp bóng bên đường, bỏ lại những chiếc ghế vuông, những ly chanh muối, những quán chè. Các cô bây giờ đã lớn, đã trưởng thành. Nhiều cô đã là những bà mẹ tay bồng tay bế, để rồi 17 năm sau ngồi nhớ lại năm mình 17 tuổi.

Các cậu học trò cũng thế. Những chàng thanh niên với buồng phổi và trái tim chất đầy hùng khí của xứ địa linh nhân kiệt đã ra đi. Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chinh chiến và cả khi đất nước hòa bình, đã chịu đựng quá nhiều thiệt thòi mất mát. Nỗi bất hạnh lớn nhất của một đời người vẫn là bất hạnh không có tuổi hoa niên. Các cậu ra đi, bỏ lại sau lưng những chiếc xe đạp, những quán Cà-phê Thạch Thảo, Thanh Hải, Ngọc Lan, những rạp hát Trưng Vương, Chợ Cồn, bỏ lại cây đàn guitar cũ kỹ và những bản tình ca chưa viết trọn trong sân trường. Để rồi nhiều năm, sau cuộc biển dâu, chinh chiến, gian lao, tù tội trở về. Trở về chỉ để thấy thành phố xưa nay đã đổi chủ và con đường xưa nay đã đổi thay tên. Tuổi thơ không bao giờ trở lại. Suối vẫn chảy, nước vẫn reo nhưng điêu linh tang tóc đã xua bầy nai tơ lạc đàn đi biền biệt, mất dấu đường về bên khe đá cũ.

Sau 1975, những bãi biển Mỹ Khê, Thanh Bình, Tiên Sa, Thanh Khê, Tân Thái, Mân Quang, Chợ Mai, Chợ Chiều, Non Nước, Nam Ô, v.v.., vẫn còn là điểm hẹn nhưng không phải là nơi hẹn hò của những cặp tình nhân mà là nơi những người con Đà Nẵng hẹn nhau để bỏ quê hương mà ra đi. Xin đừng hỏi họ đi đâu, về đâu trong những đêm tối trời lầm lủi đó. Không ai biết chắc. Chỉ một điều họ biết là họ không còn chọn lựa nào khác hơn là phải ra đi. Không một người dân Quảng nào bỏ quê hương ra đi mà không đau xót.

Xin đừng dán lên lưng, lên trán họ những nhãn hiệu theo Tây, theo Mỹ. Không. Người dân Quảng là những người yêu nước. Ông cha họ đã từng cười mà bước lên máy chém thực dân. Những cơn bão lụt tàn phá mỗi năm đã không làm họ bỏ làng mạc ra đi. Nạn hạn hán làm ruộng đồng khô cháy mỗi năm không buộc họ phải bỏ mồ mả tổ tiên ra đi. Sụp căn nhà này họ căm cụi xây trên nền đất cũ căn nhà khác. Trôi căn nhà này họ lại xẻ gỗ, lợp tranh xây lên căn nhà khác. Bao thế hệ đã sống và đã chết trên vùng đất cày lên sỏi đá đó. Nhưng chế độ mới, một chế độ nhân danh những mục tiêu tốt đẹp nhất trên đời đã buộc họ phải ra đi. Sự thôi thúc của tự do như tiếng gọi thiêng liêng của người cha già vọng về từ một nơi xa thăm thẳm. Và sẽ không ai biết, bao nhiêu người, trong số hàng ngàn, hàng vạn người bỏ Đà Nẵng ra đi, đã đến được Hong Kong, Philippines, và bao nhiêu người không may mắn đã bị chôn sâu trong lòng biển, chết thảm thương trong bàn tay hải tặc, chết trong đói khát sau những tuần, những tháng lênh đênh ngoài biển cả.

Đà Nẵng của tôi sau 1975 không còn thơ mộng nữa. Những câu ca dao đậm đà tình quê hương đất nước: "Ngó lên hòn Kẽm đá Dừng, thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi" đã được thay bằng những khẩu hiệu đấu tranh giai cấp chất chứa toàn chuyện oán thù. Những điệu hò khoan đậm đà hương vị Quảng Nam "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, rươụ hồng đào chưa nhấm đà say" đã được thay bằng những những đêm dài học tập, thảo luận, khuyến khích thầy cô, cha mẹ, anh em tố cáo lẫn nhau. Ánh trăng không còn là những dải lụa vàng Duy Xuyên đang trải trên dòng sông Hàn mỗi đêm rằm, nhưng là những vết dao nghèo đói đang chém xuống một quê hương vốn đã chịu đựng nhiều bất hạnh.

Ngày cuối cùng của tôi ở Đà Nẵng như đoạn kết của một cuốn phim buồn. Tôi và cô bé, lý do cho những bài thơ tình học trò đầy sáo ngữ của tôi, ngồi trên chiếc ghế đá trên đường Bạch Đằng, nhìn sang hướng Sơn Chà.

- Anh sắp phải đi xa.
- Em biết.
- Sao em biết, anh chưa nói với em mà?
- Anh nói với em rồi. "Anh phải vô Sài Gòn học đại học. Học xong anh sẽ về quê, không đi nữa." Em còn nhớ anh nói với em câu đó lúc mấy giờ, ngày nào và tại đâu nữa kìa.
- Không phải. Đó là chuyện hồi chưa "giải phóng", bây giờ thì khác.
- Bây chừ anh tính đi đâu?
- Anh vượt biên. Nếu đi lọt, có thể anh sẽ qua Mỹ học.
- Bộ ở Việt Nam không có trường cho anh học sao. Em nghe nói Mỹ xa lắm, chắc là xa hơn Sài Gòn nhiều. Mùa hè làm sao anh về thăm quê được.
- Anh sẽ về nhưng chắc không phải mùa hè.
- Anh lại hứa.

Hai đứa nhìn ra sông. Chiếc phà An Hải vẫn mệt mỏi đưa người qua lại. Giọng hát buồn não nuột của anh thương phế binh cụt hai chân từ ngoài bến vọng vào: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi. Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì. Tôi là người đi chinh chiến dài lâu. Nên mộng ước đầu nghe như đã chìm sâu". Anh hát để tưởng nhớ bạn bè nhưng không biết rằng bạn bè anh đang lần lượt bỏ anh đi. Hàng phượng dọc bờ sông đã bắt đầu nở rộ nhưng không còn để "lòng man mác buồn" nhưng là chia tay vĩnh viễn, nát tan.

Nước sông Hàn lững lờ trôi mang theo dăm chiếc lá. Hai đứa ngồi im lặng, không biết phải nói gì. Nói gì rồi cũng chia tay. Em đơn giản, hồn nhiên và ngây thơ đến tội nghiệp. Em sẽ chẳng thể nào hiểu được tôi, và tôi cũng chẳng biết giải thích thế nào cho em hiểu. Trái đất của em nhỏ nhoi, bao bọc bởi những rặng tre xanh hiền hòa. Tâm hồn em là giòng sông mùa thu êm đềm, tĩnh lặng. Tâm hồn tôi hoàn toàn tương phản, trùng điệp núi đèo, ghềnh thác. Tôi sinh ra trong cuộc đời này để gánh hết khổ đau, để làm tên du mục đi lang thang trên chính quê hương mình. Ngày mai, tôi lại sẽ bắt đầu hành trình du mục mới. Con nước trôi còn biết mình đang ra biển. Chiếc lá rơi còn biết cội quay về, nhưng tôi không biết sẽ về đâu.

Bao nhiêu năm rồi tôi chưa về Đà Nẵng. Cô tôi đã qua đời. Bạn bè mỗi người một ngã. Cô bé ngày xưa đã có gia đình. Khuôn mặt thành phố mang nhiều thay đổi. Đà Nẵng thân yêu ơi, có còn nhớ đến tôi không? Căn gác đường Hùng Vương, căn nhà lá phía trong Ngã Ba Huế, cồn cát trắng ở Mân Quang, nơi tôi chôn dấu kho tàng tuổi thơ khốn khổ của mình, biết có còn nhận ra tôi, cho dù tôi trở lại. Đêm nay, tôi ngồi đây, tưởng tượng một ngày về Đà Nẵng.

Và biết đâu, nhờ chưa về mà thành phố còn nguyên vẹn trong trái tim tôi. Nếu tôi về thăm, Đà Nẵng chắc sẽ không còn nữa. Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi.

Trần Trung Đạo


Bãi Lăng Cô



Chuyện chưa từng kể

GS John Vu

Giáo Sư John Vu, bút hiệu Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng nước Mỹ thuộc trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs. Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu này về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. Gates, khi họ đi giảng ở hai quốc gia lớn Châu Á. Sau khi rời chức vice president của Boeing, GS John Vu hiện là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ÐH Carnegie Mellon, là dịch giả/tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Ðông, Ðường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Ðỉnh Tuyết Sơn,… và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành. (lou bowie)

"Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở phi trường. Bill quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở một số các nước khác, người ta lại thường chen lấn xô đẩy. Mua vé là đều được xếp chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của xứ họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này (1) vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng như thế này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của các quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng “dân trí” lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của xứ họ tốt như thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra rằng liệu nước đó có là “Ðẳng Cấp Thế Giới” (World Class) hay không ? Một con heo có thể thoa son giồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo, phải không?”

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất cảng tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần phẩm chất cao, nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thỏa mãn của khách hàng. Từ người quản lý khách sạn tới nhân viên phục vụ nhà hàng, từ viên chức cao cấp tới nhân công mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các công ty đều có người giao dịch ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Ðó là làm kinh doanh “nửa đường,” sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ mới đem khách hàng trở lại.”
Một ngày ở Ðại Hàn, chúng tôi đi lầm đường cách xa chỗ khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một anh sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại: “Dễ bị lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái… và bây giờ đã khuya rồi nên rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa.” Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc nữa. Chúng tôi bước đi khoảng mười lăm phút tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi ngược lại và trở lại chỗ chúng tôi bị lạc.

Việc là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây xúc động cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Quốc gia đó có ‘Ðẳng Cấp Thế Giới (World Class).’”

Theo Bill: “Ðẳng Cấp Thế Giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hoặc tỷ phú, bao nhiêu đại học, nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân xứ đó hành động ra sao.”

(Nguồn: Hạt Giống Tâm Hồn )


‘Người Mỹ không thích mua nhà mặt tiền để ở’, đọc mới hiểu sao người ta giàu

By tapchivietkieu

Ai cũng đều thấy tiêu chí của một căn nhà được xem ngon lành ở Việt Nam là: mặt tiền, nhiều tầng, ngự trên một con đường càng lớn, càng đông đúc, thậm chí càng ồn ào, càng tốt… Về phong thủy, thì kiêng nhà trong hẻm cụt, phía sau có sông hồ, cửa trước thông cửa sau, cùng đủ thứ cần kiêng khác… Một căn nhà “ngon lành” trên đất Mỹ, gần như ngược lại hoàn toàn những tiêu chuẩn trên.

Ngoại trừ những thành phố lớn như New York, San Francisco, Los Angeles… nhà mặt tiền đồng nghĩa với những tòa nhà chọc trời, hẳn nhiên tấc đất tấc vàng, hầu hết tiêu chuẩn chọn nhà của dân Mỹ là ở những vị trí càng ít ồn ào, càng vắng xe cộ qua lại, càng riêng tư… càng tốt.

Trong cùng một khu nhà hiện nay, ở mức giá trung bình, người ta xây theo tiêu chuẩn: Có đường nội bộ, hai làn xe hơi; hai bên đường, trước mặt nhà trồng cây xanh; có nhà cộng đồng để lâu lâu họp mặt, hoặc cho những ai có nhu cầu tổ chức tiệc lớn có thể mượn; có hồ bơi chung cho cả khu; có công viên, sân chơi thiếu nhi, khu tập thể thao; có lối đi bộ, đạp xe; có hồ nước nhân tạo uốn lượn như thể một dòng sông, chảy len lỏi trong khu để điều hòa tiểu khí hậu; nhiều khu có rừng bao quanh- thường người ta cứ để một đoạn rừng lại tới một khu nhà, xen kẽ…

Cứ khoảng trong bán kính 15 phút lái xe lại có một quần thể với đầy đủ siêu thị, bệnh viện, trạm cứu hỏa, cây xăng, đồn cảnh sát… nói chung không thiếu thứ gì, để trong trường hợp khẩn cấp, người dân gọi 911 là 5 đến 10 phút sau ba chiếc xe cảnh sát- chữa cháy và cứu thương, có thể có mặt cùng lúc.

Và những ngôi nhà mắc nhất của khu đó thường là những nhà trong cùng, hẻm cụt (No Outlet), càng ít xe cộ chạy qua trước nhà lại càng mắc. Nhà ở Mỹ đơn thuần là để ở, không được buôn bán, mở tiệm đồ khô, chanh ớt, hột vịt… bởi vậy yếu tố “nhà mặt tiền để tiện kinh doanh” là hoàn toàn vô nghĩa.

Lâu lâu, khi đồ trong nhà dư thừa, người ta có thể trưng biển “garage sale”, mở cửa garage, tận dụng bán mấy món đồ cũ trong khoảng một buổi, trước khi gom bỏ thùng rác. Chính vì vậy, ở Mỹ người ta giãn dân rất tốt, không có chuyện tập trung ở nội thành với mật độ cao. Nội thành chủ yếu là công sở, cơ quan chính quyền, các thiết chế như bảo tàng, di tích, hoặc cao ốc văn phòng… chứ rất ít khi người ta chọn nội thành để ở.

Dân Mỹ cũng thích ở nhà trệt hơn là nhà có lầu. Rao bán một căn nhà cũ có lầu sẽ ít khách hỏi hơn so với một căn nhà trệt. Bởi mấy yếu tố: nhà trệt an toàn hơn đối với em bé và người già vì không có cầu thang. Nhà ở Mỹ thường làm bằng gỗ- phủ gạch phía ngoài, không đổ bê tông tường, sàn, nên ở lầu trên mà bước mạnh sẽ rất dễ ồn xuống lầu dưới; nhà ở Mỹ cũng để máy điều hòa nhiệt độ toàn phần, quanh năm, mùa hè làm mát, mùa đông sưởi ấm, vì vậy nếu nhà có lầu, không gian thông từ dưới lên trên, trần nhà cao lồng lộng sẽ tốn nhiều năng lượng hơn so với nhà trệt.

Một căn nhà ở Mỹ cũng rất… cá nhân. Trong nhà chỉ có một phòng ngủ lớn, dành cho hai vợ chồng, rộng mênh mông, đầy đủ tiện nghi nhất, gọi là phòng Master Bedroom. Còn lại các phòng ngủ khác, dành cho các con, khách khứa, thường nhỏ hơn nhiều, bồn tắm, nhà vệ sinh xài chung… Vì đám nhỏ chỉ ở cùng cha mẹ cho đến năm 18 tuổi là… tự giải phóng. Căn nhà ấy là của cha mẹ chúng, chúng chỉ sống tạm chừng ấy năm, trước khi tự có một căn nhà riêng.

Một căn nhà tiêu chuẩn, cửa sổ không được phép có chắn song, chỉ ráp kiếng an toàn, để khi có sự vụ bất an, người phía trong và phía ngoài có thể đập kiếng, chạy vô, chạy ra. Mặt kiếng có cảm biến, khi bể, cảm biến sẽ kết nối với hệ thống báo động và chuông sẽ reo ở… đồn cảnh sát. Khi hệ thống báo động này hú lên, cảnh sát sẽ lập tức gọi cho gia chủ, hỏi lý do.

Nếu gia chủ nói rằng kiếng bị bể là do tai nạn nội bộ, cảnh sát sẽ không tới, nhưng nếu gia chủ phản hồi, tui không biết, ngay lập tức xe cảnh sát sẽ ập tới trong khoảng 5 phút, vì trong các khu nhà thường có vài chiếc xe cảnh sát tuần tra, thay phiên nhau “lảng vảng”, có chuyện là ập tới liền. Ở những khu vực mất an toàn, gia chủ thường phải gia cố thêm song sắt ở cửa. Và một khi, căn nhà đã gắn song sắt, nó sẽ xuống giá thê thảm, bởi đó là chỉ dấu của khu thiếu an ninh và các công ty bảo hiểm cũng không dám bán sản phẩm cho mấy căn nhà ấy, bởi nếu nó… cháy, lực lượng cứu hộ sẽ đột nhập khó hơn.

Về các yếu tố phong thủy, như đã nói lướt ở trên, dân Mỹ chẳng kiêng cữ theo “chuẩn mực Á Đông”. Cửa trước và cửa sau nhiều nhà có thể nhìn thẳng một đường. Bồn nước và bếp ga có thể đặt đối nhau. Cầu thang bước lên lầu có thể nằm ngay cửa ra vô. Cây có thể trồng trực diện cửa chính. Sau nhà nếu có hồ nước, ở Việt Nam thường cho đó là thế “khuyết hậu”, dựa lưng vô… chỗ chết đuối, nhưng ở Mỹ, phía sau nhà mà có hồ, coi như nhà đại gia, giá rất cao… Và gia chủ vẫn làm ăn vù vù, chẳng khi nào thấy hao tài, hao của, bệnh tật chi hết.

Hầu hết các căn nhà ở Mỹ cũng được người ta xây theo lối công nghiệp, như làm một chiếc xe hơi. Với tiêu chuẩn cơ bản chung, kèm thêm các “gói phụ kiện”- các gói phụ kiện này cũng phải theo tiêu chuẩn, nhưng nếu chọn thêm, người làm nhà sẽ phải trả thêm tiền. Ví dụ, có thể thêm lò sưởi, mái hiên phía sau, bồn tắm, các loại bếp, các loại gạch ốp quanh nhà hay lát dưới sàn, hệ thống đèn, công tắc điện, ổ cắm… Sau khi đã chọn xong, đúng quy chuẩn là không được phép thêm thắt gì hết. Nếu muốn thêm, phải xin giấy phép, thẩm định, rất kỳ công, khó khăn và không phải khoản nào cũng được phê duyệt. Nếu tự tiện cơi nới, thêm thắt hẳn nhiên sẽ bị phạt nặng. Ngay cả việc chỉ thêm một cái bóng đèn, cũng phải có nhà chuyên môn về điện, có giấy phép đến lắp ráp- bởi nếu xảy ra việc chập cháy là gia chủ… mệt nghỉ!

Cũng có nhiều người chọn cách mua đất, xây nhà riêng theo ý mình, nhưng chi phí xin giấy phép, xây dựng thường rất cao, phải là “đại gia” thứ dữ mới dám chọn cách chơi riêng biệt này.

Trên đây là ba chuyện mình kể thêm về một căn nhà (xin lấy chủ điểm ở khu vực Houston- Texas, nơi mình sống).

Nguyễn Danh Lam sinh năm 1972. Tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TP HCM. Từng công tác tại báo Khăn Quàng Đỏ- Nhi Đồng- Mực Tím TP HCM. Từng in nhiều sách. Anh hiện đang định cư tại Texas, Mỹ.


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Cháy chung cư Carina – Hậu quả lẽ ra không lớn thế

Bài viết hơi dài chút, nhưng nếu các bạn đang ở chung cư cao tầng hoặc làm việc tại các cao ốc văn phòng cao tầng, các bạn chịu khó ráng đọc hết bài viết này nhé. Rất có thể nó cứu các bạn hoặc gia đình các bạn một mạng sau này đấy.

Cách đây chục năm, tôi từng làm quản lý điều hành mấy cao ốc cùng lúc, quy mô cũng thuộc hàng kha khá. Mấy đứa em út đồng nghiệp hồi đó làm trợ lý cho tôi, sau này tiếp tục theo nghề này rất nhiều, tính ra cũng khoảng bốn năm đứa, giờ đều ở vai trò Trưởng Ban Quản Lý Dự Án các tòa nhà lớn, và có khi phải điều hành năm bảy tòa cao ốc cùng lúc.

Tụi tôi quản lý cao ốc hồi đó sợ cháy nổ lắm. Rất sợ. Vì nếu xui xẻo xảy ra mà mình có chút xíu sơ sót trong công tác quản lý thôi, thì mỗi nhân mạng mất đi do cháy nổ đều có cảm giác liên quan tới trách nhiệm của mình đấy. Khốn nỗi, cái tụi tôi mệt nhất hồi đó không phải điều hành đúng hay không đúng chuẩn PCCC, mà là thuyết phục khách hàng trong tòa nhà chấp nhận tuân thủ nguyên tắc an toàn PCCC. Nói chung dân mình ý thức còn kém quá. Vụ Carina cháy vừa rồi, từ thông tin của báo chí, tôi nhận xét lẽ ra không chết một mạng nào nếu cư dân trong tòa nhà có kiến thức PCCC tối thiểu tôi phân tích dưới đây. Tôi hy vọng mọi người đọc vài phân tích chia sẻ, có thể tự bảo vệ mình và người thân, hàng xóm láng giềng nếu như các bạn đang ở chung cư hay làm việc ở cao ốc.

1. Khi có tín hiệu báo cháy... TUYỆT ĐỐI không xài thang máy nhé. Thang máy chính là cái bẫy giết người. Bạn chui vô đó, xác xuất tăng thêm mấy chục ngàn phần trăm các bạn sẽ về với ông bà ông vải đó. Kể cả cháy rất nhỏ, hoàn toàn dập được, không đáng chết, bạn kẹt vô trong thang máy vẫn chết như thường. Cháy thì điện chắc chắn sẽ cúp. Ngạt khói, thiếu dưỡng khí, đứt cáp rơi tự do... Mà chả ai biết bạn ở trong, và chả ai rảnh cứu bạn đâu. Người ta lo chữa cháy. Nên là cứ đơn giản là KHÔNG – KHÔNG – VÀ KHÔNG nhé. Vụ Carina này có gia đình 05 mạng trong 13 mạng tổn thất vì kiến thức cực kỳ cực kỳ sơ đẳng này đấy. Rất đau xót và đáng tiếc!

2. Cầu thang thoát hiểm chèn đá, để cửa mở, tiện đi lại cư dân: ĐÂY CHẮC CHẮN LÀ TỰ MÌNH GIẾT MÌNH, ĐỪNG TRÁCH AI! Vì vốn lẽ ra tôi dám khẳng định vụ cháy Carina chắc chắn không có nhân mạng nào tổn thất hết nếu cư dân chung cư này hiểu và tôn trọng quy tắc tối thiểu PCCC này. Quy tắc tối thiểu nhé. Với cháy nổ, phòng cháy hơn chữa cháy. Tôi xin được giải thích tương đối đơn giản và ngắn gọn như sau:

Chung cư cao tầng có 2 loại cầu thang thoát hiểm. Một loại ngoài trời. Một loại trong nhà. Ngoài trời mọi người biết rồi, lý thuyết đơn giản, tôi không nhắc nữa. Thang thoát hiểm trong nhà thì ít ai hiểu nguyên tắc của nó, mà như vụ Carina vừa rồi, thay vì nó là công cụ cứu người thì lại thành ra công cụ giết người. Nếu cư dân Carina mà hiểu và tuân thủ, hoặc BQLTN nghiêm khắc một tí, chả có mạng nào chết trong vụ này cả.

Nguyên tắc cầu thang thoát hiểm, mục đích tạo chỗ cho bạn chạy thoát là thứ yếu, mục đích quan trọng hơn, cực quan trọng là tạo không gian cho bạn trốn khói. KHÔNG GIAN CÁCH LY KHÓI. Nên bao giờ cũng vậy, cầu thang thoát hiểm trong tòa nhà bao giờ cũng cách ly gần tuyệt đối với không gian các hành lang, và nếu điều kiện tòa nhà cho phép, luôn là áp suất dương (với máy bơm hoặc quạt tăng áp hoạt động liên tục). Mục đích đơn giản thôi: chống khói.

Cháy nổ trong cao ốc, chết vì lửa ít lắm. Chết vì khói mới nhiều.

Vậy nên: Thang thoát hiểm nội bộ bao giờ cũng là khối hộp độc lập, kín bốn vách. Cửa của nó phải dày nặng (phần nhiều bằng vật liệu chống cháy và cách nhiệt), CÓ TAY CO tự động đóng. Các bạn chú ý nhé, luôn CÓ TAY CO TỰ ĐỘNG, đóng mở, hoạt động tốt. Không có người là nó tự động đóng cửa. Bắt buộc đấy. Nếu tay co hư, cửa không tự động đóng được, thay ngay. Réo BQLTN thay. Chả bao nhiêu tiền, nhưng là tính mạng cả ngàn người trong tòa nhà chỉ vì mấy cái tay co cửa đó.

Trường hợp Carina này, không biết tay co có hoạt động không, cư dân lại... chèn đá vô cửa, cho tiện đi lại. Hủy tác dụng của tay co tự động luôn. Cháy xảy ra, vô hình chung cái cầu thang thoát hiểm vốn là chỗ cách ly khói lại thành cái ống khói tự nhiên phân phối khói đều đặn đi các tầng trong tòa nhà. Thực tình, nếu không xài từ ngu xuẩn thì tôi không biết xài từ vựng gì khác hơn để mô tả hành động này nữa. Người chèn đá đã ngu, người nhìn thấy không nói cũng thế nữa.

Quạt tăng áp: Cái này BQLTN biết, có thể theo cơ chế hoạt động tự động, hoặc khởi động tay khi có sự cố. Nói chung BQLTN nên luôn luôn kiểm tra nó hoạt động ổn hay không. Mục đích của nó: Nó bơm khí tươi vô thang thoát hiểm, làm áp suất không khí trong thang thoát hiểm cao hơn hành lang các tầng. Chỉ cần áp suất trong cao hơn bên ngoài tí ti thôi, áp suất dương ấy đã đủ ngăn khói vô cầu thang thoát hiểm nội bộ, tạo không gian và điểm trú ẩn tránh khói an toàn cho mọi người rồi đấy.

Không gian trong cầu thang thoát hiểm: TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHIẾM DỤNG. Để tạm bàn ghế, đồ đạc, rác... CẤM – CẤM – CẤM. Vì sao vậy? Lúc cháy, các bạn chạy theo quán tính trong cầu thang. Thường thì cúp điện tối thui, dù là ban ngày. Các bạn vấp té lộn cổ, chết luôn vì chấn thương sọ não do té chứ không phải do lửa hay khói đâu. Rồi cản trở công an PCCC chạy lên cứu người. Nguyên tắc cơ bản đấy. Mà tôi, do bệnh nghề nghiệp, vô các cao ốc hay nghía thang thoát hiểm, thấy bàn ghế, thùng rác, chổi, vật dụng vệ sinh chất đó hoài. Có thể các bạn không quan tâm, nhưng khi xảy ra chuyện, một cái thùng rác nhựa nhỏ tí thôi có thể làm bạn lộn cổ 10 bậc cầu thang ở vô cái thời điểm không ai rảnh rang để cứu bạn. Người ta lo cứu người ta còn chưa xong.

Nên là, nếu bạn để đồ vật cản trở không gian thoát hiểm của cầu thang, nhân viên BQLTN có lên to tiếng với bạn, bạn nhịn và nghe theo người ta đi! Người ta không phải khó khăn gì bạn đâu. Người ta hiểu, làm đúng, và đang bảo vệ an toàn cho bạn đấy thôi. Còn nếu bạn thấy hàng xóm để đồ như thế, bạn cứ việc mắng họ. Họ không chịu nghe, bạn xuống y/c BQLTN xử lý nhé!

Không gian thoát ra tầng thượng, tầng trệt và các tầng hầm thang thoát hiểm: KHÔNG ĐƯỢC CHIẾM DỤNG, DÙ LÀ BẤT KỲ AI. Tôi đã từng thấy khá nhiều tòa nhà, các tầm hầm chỗ ra cầu thang thoát hiểm còn... tận dụng để xe. Nói thử họ, họ bảo vẫn đủ không gian để mở cửa lách ra đấy thôi. Nhắc các bạn là KHÔNG – KHÔNG – VÀ KHÔNG nhé. Nó là an toàn tính mạng của chính bạn và gia đình bạn, dù chỉ là khoảng không nho nhỏ đó. Thi thoảng một số BQLTN yếu nghiệp vụ, chiếm dụng không gian này. Không được nhé, bạn! Bạn kiện và phản đối ngay. Đó là an toàn của cả tòa nhà về PCCC.

3. Thiết nghĩ thi thoảng bạn và gia đình nên tập thể dục thể thao giảm mập một tí bằng cách leo cầu thang thoát hiểm lên và xuống. Tốt cho sức khoẻ và có mục đích PCCC. Một là để các bạn quen không gian thoát hiểm. Hai là chính các bạn nhìn, kiểm tra xem các cửa mỗi tầng có kín không, tay co cửa ổn không, đường thoát ra ở tầng trệt, tầng hầm và tầng thượng có bị chiếm dụng không... Mấy nguyên tắc cơ bản thế thôi. Có thì gầm lên ngay. Tính mạng mình đấy, ngại gì mà không gầm lên chứ?

4. Các phản ứng, phản xạ cần có khi trong cao ốc cháy: Cái này các bạn search mạng đọc. Người ta hướng dẫn kỹ lắm. Search cái ra cả đống. Tôi không liệt kê nữa. Trên đây tôi chỉ liệt kê những gì khó tìm đọc được trên mạng, lại ít người biết và thường xuyên vi phạm, trong khi nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản cho những người sinh hoạt và làm việc trong cao ốc cao tầng thôi.

5. Như kể trên, tôi có mấy đứa em út đồng nghiệp cũ giờ vẫn theo nghề quản lý tòa nhà. Các bạn nếu là khách hàng của các Bộ Phận Quản Lý Tòa Nhà như thế, nên lịch sự nhã nhặn với họ và tuân thủ các quy định chung họ đặt ra. Họ có nghiệp vụ, biết làm thế nào để các bạn sống vui và an toàn trong một cộng đồng chung. Đừng vị kỷ, ích kỷ nhé! Nhiều khi bạn không biết, nhưng chỉ muốn tiện lợi chút xíu công việc riêng của bạn, bạn vô tình tăng nguy cơ với tài sản và tính mạng của mấy ngàn người trong tòa nhà bạn ở. Rất là không đáng. Chung cư Carina vừa cháy và tổn thất 13 mạng người là một ví dụ. Rất không đáng và hậu quả khá là đau lòng. Nói thật là nếu tôi hoặc đám em út nhân viên tôi ngày xưa giờ đang quản lý toà nhà đó, 13 mạng người này đã ko ra đi oan uổng thế.

Bài viết này mục đích chia sẻ kiến thức cộng đồng. Bất cứ bạn nào cảm thấy hữu ích đều có thể share, hoặc cut-copy-paste, không cần quan tâm tới trích nguồn người viết. Biết đâu vài cái chia sẻ kiến thức phổ thông thế này có thể ngăn được một cái Carina trong tương lai. Tôi thì tôi vô thần lắm, nhưng nếu thật có kiếp sau, góp một tay ngăn một thảm họa không đáng có như thế chính là tích phúc đấy. Cám ơn các bạn đã đọc một bài viết quá dài. Thank u for reading, every1!

FB Hoang Ngoc Tuan
Shared with: Rosa Pham.

Ảnh Dang Danh st


NÊN CỨU AI ?

Má và vợ té xuống sông cùng một lúc, nếu cứu má thì vợ sẽ chết hoặc cứu vợ thì má sẽ chết. Vậy nên cứu má hay cứu vợ hoặc là không cứu cả hai ?

MẠNH TỬ:
Bố chết từ khi còn nhỏ, má nuôi nấng, dạy dỗ ta rất khó nhọc. Má phải ba lần dọn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, mua áo đẹp cho ta mặc, tất cả là để cho ta có thể ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Má và vợ cùng ngã xuống sông, tất nhiên ta phải cứu má rồi. Lấy chữ hiếu làm đầu, vợ chết thì lấy vợ khác, má chết làm gì có má nữa!
Trên thế gian này chỉ có Má là tốt nhất. Không có má, con trẻ như cỏ cây, biết bấu víu vào đâu? Má! Con sẽ cứu má! Mạnh tử nhảy ùm xuống sông.

CHU U VƯƠNG:
Vợ và má cùng té xuống sông, tất nhiên là phải cứu vợ trước. Nghĩ lại ngày trước ta đùa giỡn với nàng, nhìn nàng cười, đến cả giang sơn lẫn sinh mạng nhỏ bé của ta cũng chẳng nghĩa lý gì, huống hồ là má! Khi lập Thái tử, bà ấy còn định bỏ ta làm ta suýt mất cả ngôi báu.

"Tình cảm đằm thắm, ta yêu nàng rất nhiều, ta sẽ cứu nàng!" Chu U vương cũng nhảy ùm xuống sông.

LƯU BỊ:
Anh em như chân tay, vợ con như áo mặc; áo rách có thể vá, chân tay gãy không thể lành. Chỉ cần Nhị đệ và Tam đệ của ta không ngã xuống sông là được, những kẻ khác ta không thèm để ý.

"Má ơi! Nàng ơi! Các người chết thật thê thảm!" Lưu Bị đứng trên bờ sông khóc lớn.

TÀO THÁO:
Thà rằng ta phụ người chứ không để người phụ ta, má ta hay vợ ta cũng thế thôi, chỉ cần ta không ngã xuống sông là được rồi.

"Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương." Tào Tháo vừa ngâm thơ vừa chầm chậm bước đi.

KHUẤT NGUYÊN:
Thế gian này u ám quá,triều đại này thật hủ bại! Sống cũng chẳng còn có ý nghĩa gì, chi bằng chết cho trong sạch. Song anh có thể rửa mặt và rửa chân cho ta.
Khoảng trời hiện tại là khoảng trời u ám, chẳng còn có thể nhìn tinh tú trên trời. Má ơi! Nàng ơi! Ta cùng nhau chết ở nơi đây!" Khuất Nguyên vừa hát vừa từ từ nhảy xuống sông.

TRANG TỬ:
Sinh về đâu và chết sẽ về đâu? Má và vợ ta chết cứ chết, chẳng qua chỉ là từ trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, có gì phải đau đớn, có gì phải xót thương? Chẳng cần phải cứu ai cả! Trang tử ngồi xuống, tay nắm một mảnh sành vừa gõ nhịp vừa hát, mắt nhìn má và vợ chìm đần xuống sông, nét mặt mãn nguyện.

HÒA THÂN :
Ai té xuống sông thì cứ té, cái ta yêu là tiền bạc. Tiền bạc là má ta, là vợ ta. Sao trước khi té, các người không mặc ít quần áo thôi, điều đáng tiếc nữa là trâm vàng, khuyên bạc còn ở trên đầu các người.

"Có tiền là có tất cả!" Hoà Thân đứng trên bờ vừa nhìn má và vợ dần dần chìm xuống sông vừa thở dài.

VƯƠNG BỘT:
Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt. Vợ là người ta yêu nhất, má là người thân thiết nhất. Vậy phải làm thế nào đây? Thôi cứ nhảy xuống sông, thấy ai ở gần thì cứu. Vương Bột vội nhảy ùm xuống sông.

"Chết rồi! Ta quên mất là ta cũng không biết bơi!" Vương Bột vẫy vùng một cách tuyệt vọng rồi từ từ chìm xuống sông.

LÃNG TỬ: Cứu mẹ. Lên bờ gọi điện thoại " Em ơi, vợ anh rớt xuống sông rồi ..." (Trọng Thạnh)

LỜI BÀN :

1. Mạnh Tử: Thương má hơn vợ thì chắc là lai………VIỆT NAM (Vietnamese)

2. Chu U Vương: Yêu vợ nồng nàn nên chắc lai….PHÁP (French)

3. Lưu Bị: Lo cho anh em đồng chí hơn gia đình là lai………...NGA SÔ (tinh thần quốc tế vô sản Rusian)

4.Tào Tháo: Thấy chết không cứu phớt tỉnh……….ĂNG LÊ (England)

5. Khuất Nguyên: Tự sát chết theo là tinh thần võ sĩ đạo NHẬT BẢN(Japanese)

6. Trang Tử: Giống Tào Tháo lai ... ANH CÁT LỢI... ÚC ĐẠI LỢI (Australian)

7. Hòa Thân: Thực tế kiểu…………….MỸ (American)

8. Vương Bột: Không biết trời cao đất rộng nhắm mắt liều mạng thì là chính gốc………Tàu…lao (Chinese)

9. Lảng tử : giống Mạnh Tử thương má hơn thương vợ. Còn biết gọi điện cho bồ.. Chính hiệu dân xứ Vịt mà là Vịt... Saigon

Sưu tầm internet
2015

Ảnh iamsera instagram + instamask


Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI.- VŨ HOÀNG TÂN – 19.3.2017.

ĐÚNG NHƯ CÓ NGƯỜI NÓI : THÀ ANH ĐỪNG NÓI RA THÌ THIÊN HẠ KHÔNG AI BIẾT ANH DỐT VỀ LĨNH VỰC ẤY !

Lại thấy có một bài của ông VŨ HOÀNG TÂN về chuyện đang rùm beng. Xin chia sẻ để bạn đọc tùy nghi nghị luận:( Hơi dài nhưng cái chi cần minh bạch thì sao ...ngại dài nhỉ?)

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI.

Tôi quen biết ông Nguyễn Lưu ở những năm 1979, 1980. Năm đó, ông đi dạy tại Đại học Tây nguyên, mà hình như dạy toán thì phải? những năm này, cũng có các ông Long, ông Huyên dạy ở trường Cao Đẳng Sư Phạm (Trường La San đồi trước 1975 tại Ban Mê Thuột)

Ngày ấy, các ông thường lùng mua các dàn máy nghe nhạc (mà các ông gọi là máy băng cối). Các dàn máy này có đủ thương hiệu và kiểu (model). Về đầu máy dùng cuộn băng lớn (Tape Reel) có các loại Tape Recoder hoặc Tape Deck như Akai, Sansui, Teac, Dokorder, Sony, Panasonic… Về Ampli thì có Sansui, Kenwood, Mazant, Pioneer, Fisher….Nhưng nói chung thì các ông đánh đồng gọi nó là AKAI cả! Cũng như xe gắn máy, cái nào cũng là HONDA, mặc dù xe gắn máy có nhiều thương hiệu: Goebel, Puch, Mobylette, Velo Solex, Bridgestone, Suzuki, Kawasaki, Honda….!

Điều đáng nói là khi mua, anh nào cũng nài nỉ xin thêm 1 cuốn băng “nhạc vàng”, có khi nhờ người bán máy mua giùm vài cuốn vì : nhạc trong Nam này hay quá, âm thanh thì khỏi chê, stereo đàng hoàng, nghe sướng lỗ tai. Vì trước đó các ông nào biết hiệu ứng âm thanh nổi Stereo là gì, nếu nói đến âm thanh nổi 4 chiều chuyển động (Quadraphonic) thì mấy ông càng mù tịt…!

Ngày ấy, ông Huyên dạy vật lý mà còn tranh luận với tôi về hệ thống 2 loa và 4 loa ở các ampli (A, B speaker system), đến khi tôi ghi công thức R= r1 x r2 / r1 + r2 ra để minh chứng cho tổng trở 2 loa nối song song thì ông ta….tịt!

Tản mạn chuyện xưa đôi dòng, bây giờ tôi đi vào ý chính.

I.- Không biết ông Nguyễn Lưu bỏ dạy năm nào và vì lý do gì? nhưng sau một thời gian tôi không còn chơi dàn máy nữa và tôi đi dạy học, nên cũng không còn qua lại với ông nữa. Bỗng nhiên, tôi thấy ông trên TV bình luận bóng đá, người ta gọi ông là nhà báo, mà không biết ông có học báo chí ngày nào không…? Rồi hôm nay, Đùng một cái, báo lại gọi ông là nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc…???

Khi tôi đọc bài báo: Trả lời phỏng vấn VTC, nhà phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Lưu gay gắt :
"Nên cấm việc phổ biến những ca khúc viết về lính Cộng hòa, tôi thấy nhiều ca khúc rất có vấn đề về tư tưởng"

Trước tiên, việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, kể cả nơi tự do như Mỹ.

Tôi khẳng định, không chế độ nào trên thế giới này có thể cào bằng tất cả, từ nơi được coi là tự do nhất, họ cũng tỉnh táo trong việc cho lưu hành các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho cộng đồng của họ.
Không quốc gia nào cho phép lưu hành những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước "(ngưng trích dẫn)

Theo tôi biết thì ông Lưu chưa ở Mỹ ngày nào, thế mà ông dám khẳng định như thế. Thế nào là những tác phẩm khiến cộng đồng sao nhãng việc bảo vệ thể chế của đất nước ?. Nếu thế thì nhiều tác phẩm được đặt vào tầm ngắm của ông lắm, thí dụ như :

- Chuông nguyện hồn ai ( For whom the bell tolls) là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway), ông lại hỏi là hồn ai là hồn thằng nào! Nó trù ẻo ai đây?

- Những kẻ khốn nạn ( Les Misérables là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản năm 1926, với tên "Những kẻ khốn nạn", của nhà Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội in song ngữ dài 10 tập khoảng 3000 trang. Phần lớn các bản dịch sau này là rút gọn. Sau này, các ông dịch là “Những người khốn khổ”. Tôi thích cách dịch của Nguyễn Văn Vĩnh hơn vì những kẻ khốn cùng mà còn bị hoạn nạn (chứ từ khốn nạn không phải xấu như ông nghĩ đâu). Chắc ông lại hỏi những kẻ khốn nạn là những kẻ nào?! Đất nước ta không dung túng cho những kẻ khốn nạn...! Sự soi mói của ông làm tôi cứ liên tưởng ông chính là viên thanh tra Javert trong truyện!

Thưa ông, nhân vật chính trong chuyện là người nông dân Jean Valjean. Đã bị 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái...Và Jean Valjean trong truyện của Victor Hugo chỉ có một, còn Jean Valjean trong xã hội ta hiện giờ nhiều lắm, những - người - cùng -khổ....Sao ông không nhìn thấy nhỉ? Họ phải lao động cực nhọc vì miếng cơm manh áo, chỉ có mấy bài hát làm "món ăn tinh thần" mà các ông cũng cấm...! Chỉ là những bài hát thông thường, có gì mà các ông gọi là "phản động, "có vấn đề về mặt tư tưởng"...???

- Vô gia đình (Sans famille) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Với tác phẩm này, ông lại bảo: chết cha, xã hội ưu việt thế này mà có thằng lại viết không có gia đình.

- Bố già ( The Godfather) là tên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Mỹ gốc Ý Mario Puzo được xuất bản lần đầu vào năm 1969 bởi nhà xuất bản G. P. Putnam's Sons. Nếu ông đọc xong ông lại bảo: bố già là cái thằng nào? Sách tuyên truyền cho Mafia thế này thì hỏng, cấm, và cấm…

Kể ra thì còn nhiều tác phẩm lắm lắm...!

- Tất cả đều được ông suy diễn và “nâng quan điểm” lên để rồi nó chịu chung số phân như những tác phẩm mà ông cho là phải cấm.
Và cũng vô cùng ngạc nhiên vì sao ngoại quốc họ không cấm nhỉ?

1.- Ông nói : Riêng đối với 5 ca khúc trên, tôi thấy có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng. "Con đường xưa anh đi" là con đường nào?"

Đối với câu này thì ông sai hoàn toàn. Vì bài hát “con đường xưa em đi” nhắc đi nhắc lại câu “con đường xưa em đi” chứ không hề có câu nào là “con đường xưa ANH đi” cả. Thế thì tại sao ông hỏi “con đường xưa anh đi là con đường nào”. Khiến cho người đọc hiểu rằng đây là sự đánh tráo từ ngữ dẫn đến đánh tráo khái niệm để rồi quy chụp cho bài hát là "có vấn đề về mặt tư tưởng".

2.- Trong bài hát này có câu “chiến trường anh bước đi”, và thế là ông lại hỏi:”chiến trường là chiến trường nào”. Xin thưa với ông rằng: bất cứ nơi đâu xảy ra chiến trận thì nơi đó là chiến trường. Tôi đang ở nhà tôi mà anh dẫn người đến đánh phá, chiếm dụng nhà tôi, tôi phải đánh lại để tự vệ, đó là chiến trường…

Tôi tự hỏi, vào cái ngày định mệnh 19.1.1974, khi Trung Cộng xua quân chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN thì ông đang ở đâu, trong khi 75 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã chiến đấu quyết tử và anh dũng hy sinh theo tàu của mình. Sao ông không đề cập gì đến chiến trường này vậy?

Chiến tranh đã lùi xa 42 năm rồi mà ông vẫn mang tư duy cũ rích của những năm 80, 90 ra để áp dụng vào thời điểm hiện tại hay sao?

Chẳng lẽ ông không biết năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trở thành quan chức Mỹ cao cấp nhất đến thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Các nhà lãnh đạo của ông đã mời cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton, rồi ông Obama đến thăm VN, đồng thời ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã đến thăm Tòa Bạch Ốc (The White House) diện kiến Tổng Thống Obama. Rồi chiến hạm Mỹ USS John S.McCain do Hải Quân đại tá Lê Bá Hùng (một người Mỹ gốc Việt ra đi tháng 4/1975) chỉ huy, đến thăm Đà Nẵng. mà các sĩ quan cao cấp của các ông đã đứng dàn chào, trong chương trình giao lưu thường niên lần thứ 7 giữa Hải quân Mỹ và Việt Nam, diễn ra từ ngày 28.9 đến 1.10- 2016.

3.- Nhân đây, tôi cũng xin nhắc đến bài Ly Rượu Mừng của cố NS Phạm Đình Chương, nó bị các ông “giam cầm” đúng 40 năm chỉ vì câu “chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình” do các ông tự đặt câu hỏi: người binh sĩ nào? Mãi cho đến khi các ông truy tìm xuất xứ bài hát được viết khoảng năm 1951-1953 và binh sĩ ở đây là binh sĩ chống Pháp, thì bài hát mới được trả tự do, nói trắng ra là “tạm hết ở tù” – tôi xin nhấn mạnh là “tạm - hết - ở tù” vì đối với các ông thì làm gì có thời hạn. Biết đâu một ngày nào đó chẳng biết buồn hay vui, cứ tìm một đại lý do nào đó, các ông thích là “nhốt” nó lại, thế là nó lại “ở tù”…!

Nói thật nhé, cấm thì cứ cấm, dân chúng vẫn cứ hát. Bởi vì các ông chỉ cấm biểu diễn công khai thôi, chứ làm sao cấm được một bài hát đã đi vào lòng người đã gần 70 năm rồi. Tết đến, nhà nhà hát, người người hát. Hàng ngày, đến các anh chị bán cà rem, kẹo kéo cũng hát dọc các con đường…cấm sao được!

Cũng nhờ các ông mà lớp trẻ sau này không biết “Con đường xưa em đi” là “con đường nào” nên họ đã tra Google, thế là từ chỗ cấm nó lại trở nên phổ biến hơn! Tôi nghe họ hát nhiều hơn…!

II.- Là một nhạc sĩ, một nhà phê bình âm nhạc mà ông lại rất sai lầm khi viết:

1.- "Đỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài "Mùa thu chết" (...) Ông đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam "(ngưng trích dẫn)
Thưa ông, những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng bài Mùa Thu Chết rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy viết năm 1965 là phổ thơ Guillaume Apollinaire, một nhà thơ Pháp (1880 – 1918). Bài thơ của Apollinaire mang tựa đề L'Adieu (Lời vĩnh biệt), dưới đây là nguyên tác:

L'adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends.

Dịch nghĩa
Anh đã hái nhành hoa thạch thảo
Mùa thu chết rồi, em nhớ cho
Dẫu chúng ta không còn gặp trên đời
Vẫn còn đây hương thời gian thạch thảo
Và em nhớ cho, anh vẫn chờ em.

Khi phổ nhạc, Phạm Duy vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng liên quan gì đến cuộc Cách mạng mùa thu vào tháng Tám năm 1945 của VN cả. Và nên nhớ là tác giả bài thơ là Apollinaire đã qua đời năm 1918, nghĩa là 27 năm trước khi có cách mạng mùa thu năm 1945.
Những lời thơ như vậy mà ông cho rằng liên quan đến cách mạng là sao?

2.- Ông cũng sai lầm khi cho là Phạm Duy là Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa của VNCH. Xin thưa rằng Phạm Duy chưa bao giờ là Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa của VNCH.

3.- Ông viết: "Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy "dinh tê", bỏ kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc "Đêm màu hồng" với Thái Thanh, Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang... Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng." (ngưng trích dẫn)
Thưa ông, thời VNCH, không có ban nhạc nào tên là Đêm Mầu Hồng, mà chỉ có phòng trà ca nhạc Đêm Mầu Hồng ở 36 đại lộ Nguyễn Huệ Sài Gòn, do NS Phạm Đình Chương với nghệ danh Hoài Bắc thành lập năm 1970, với ban hợp ca Thăng Long, ban tam ca Đông Phương. Mà NS Phạm Duy thì chẳng dính dáng gì đến chỗ này như ông đã viết. Phòng trà này có 3 giọng ca nữ chủ lực là Mai Hân, Ngọc Minh và Mỹ Thể, mà tôi đoan chắc rằng ông chẳng biết tí gì về 3 ca sĩ này đâu!

4.- Ông viết: "Tôi đã thuộc lòng câu hát “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn – cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước)". (ngưng trích dẫn)

Xin thưa với ông rằng: câu nói Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn” là của Phạm Quỳnh chứ không phải của Nguyễn Văn Vĩnh.

Tôi xin trích dẫn tiểu sử của ông Phạm Quỳnh:
Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

Ông được xem là người chiến đấu cho tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến .

Ngày 28 tháng 5 năm 2016, hội đồng họ Phạm Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh tại Thành phố Huế. Bức tượng bán thân cụ Phạm Quỳnh do chính người cháu ngoại của cụ là kiến trúc sư Tôn Thất Đại thiết kế với chiều cao 60 cm, bề ngang 50 cm, được đặt ở bục cao gần 2m nằm ngay sau ngôi mộ cụ ở trước chùa Vạn Phước (phường Trường An, Thành phố Huế). Phía trước bia mộ cụ được ốp tấm bia đá đen khắc ghi câu nói nổi tiếng của cụ: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Nói thêm để ông rõ: Phạm Quỳnh là cha của NS Phạm Tuyên.

4.- 2 bài hát Thiên Thai và Trương Chi là của NS Văn Cao chứ không phải của Phạm Duy như ông đã viết. Phạm Duy có bài Tiếng Sáo Thiên Thai và Khối tình Trương Chi ông ạ.

5.- Ông đã viết : "Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình", chuyển từ điệu "thứ" qua "trưởng" thật đắt. Còn nhịp ba trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường..."(ngưng trích dẫn)
Về mục 5 này tôi có ý kiến:

a)- Không có ai gọi là “điệu thứ hay điệu trưởng”. Điệu là điệu nhạc như Boléro, valse, pasodoble, Tango… chỉ có cung thứ hoặc cung trưởng hay còn gọi là âm giai (gam mineure-majeure)

b)- Xin thưa rằng Phạm Duy không có bài Quê Nhà Em!…tôi cho rằng ông đã nhầm với bài Quê Em được viết với nhịp ¾ thể điệu Valse của NS Nguyễn Đức Toàn:

Quê em miền trung du,
Đồng suối lúa xanh rờn.
Giặc tràn lên thôn xóm.
Dâu bờ xanh thắm,
Nong tằm chín lứa tơ,
Không tay người chăm bón
Quê em đồng hoang vu
Chiều nay vắng bóng cờ
Giặc tràn lên đốt phá
Anh về thôn cũ, đi diệt thù giữ quê.
Lòng dân đón anh về (Giặc tan đón em về)

6.- Ông có cái tật nói rất nhanh, tôi cố tìm một lý do biện minh cho ông rằng do nói nhanh quá nên không kịp “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”. Nhưng xem ra lý do này không thuyết phục ai được. Tôi không dám nói là ông thiếu kiến thức. Dù sao thì ông cũng là nhà giáo, nhà báo, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc.

Tôi cho rằng ông đã bị "nhồi sọ" từ lâu vì những điều như thế, nay chỉ nói lại những gì người khác nói. Hoặc giả, ông buộc phải nói theo "định hướng" của một ai đó. Vì thế cho nên, sự thật đã bị "bóp méo". Rất tiếc, ít người nói ra sự thật này.

Mấy hôm nay, sau phát biểu của ông thì cộng đồng mạng cũng đã “tặng” cho ông một số “gạch đá” chắc cũng đủ xây cái nhà 3 tầng. Hy vọng ông sẽ tự mình diện bích trong căn nhà này mà suy ngẫm !

Tôi với ông không thù oán gì, nhưng buộc lòng tôi phải nói lên sự thật. Nửa ổ bánh mì là nửa ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật không bao giờ là sự thật. Ông với tôi tuổi trên dưới 70 cả rồi, hy vọng rằng chúng ta sống đúng như Khổng Tử đã nói: Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.

Sống lâu trên đời, tôi mới nghiệm ra rằng: có những thứ chết rồi mà chưa chôn, có những thứ chôn rồi mà chưa chết...!

Ý tại ngôn ngoại vài hàng...
Kính chúc ông sức khỏe.

VŨ HOÀNG TÂN – 19.3.2017.

Lời bàn của VŨ :

Chuyện xảy ra lâu rồi nhưng nay đọc lại vẫn thấy hay. Xin nhắc lại ý kiến phê bình bài Mùa thu chết của nhạc sĩ Phạm Duy ly khai Cách mạng mùa thu nguyên thủy là bài viết của giáo sư Nguyễn Trọng Văn, một giáo sư dạy trung học ở Sài gòn trước 1975. Ông này cùng với TCS và nhiều văn nghệ sĩ khác từng ảo tưởng về cách mạng... Sau 75 nhiều người trong số họ đã trắng con mắt ra khi cs nhìn họ với con mắt như là những kẻ đầu cơ chính trị ( chủ nghĩa cơ hội )...

Dù sao thì đến từng tuổi này còn được đưa lên tv để khua môi múa mép ( dù là đạo nguyên si ý tưởng của ông gs Văn) thì cũng được xem là phúc ba đời rồi đấy...

Trò đời vẫn còn nhiều tấn tuồng để...diễn

TRẦN PHONG VŨ
22/3/2018


Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

THƠ KHÓC MÁ

TIN BUỒN
Má tôi, bà Maria Nguyễn Thị Mùi sinh năm 1931 tại Hà Tiên, nguyên quán Thái Bình sau một thời gian lâm bệnh nặng đã tạ thế lúc 9g30 ngày thứ tư 14/3/2018 hưởng thọ 87 tuổi. Linh cửu hiện quàn tại tư gia 76H/3 Lê Lợi, ấp Trung Chánh, xã Trung Chánh, Hóc Môn, TPHCM. Tôi đại diện gia đình thay lời cảm tạ anh em, bằng hữu đã có lòng giúp đỡ, thăm hỏi, cầu nguyện cho bà những ngày nằm bệnh viện.

THƠ KHÓC MÁ

Cuối cùng thì má cũng bỏ con
Má đã bỏ thằng con trai 64 tuổi
18 tuổi cầm súng Việt Nam Cộng Hòa, 24 tuổi cầm AK bộ đội
Con là nạn nhân chiến tranh ngay chính cuộc đời mình

Còn má là nhân chứng của điêu linh
Hai lần thăm nuôi con ở quân lao hai chế độ
Làm cách mạng cũng ở tù, mà làm thơ cũng khổ
Chỉ mình má biết con bị chụp bao nhiêu cái mũ trên đầu

Con đã cạo trọc rồi mà vẫn chịu bể dâu
Vẫn chịu tang má ngay mùa Chay chịu nạn
Con đã cố gắng vác thánh giá trần gian nhưng Chúa không chấp nhận
Chúa bắt má đi, con ở lại nhận cực hình

Thôi, má con mình mỗi người có một cách bị đóng đinh
Chỉ mong má cõi đời sau siêu thoát
Riêng con hôm nay chẳng còn gì để mất
Mất má cũng như mất nước đến hai lần
Hai lần con bưng mặt khóc rưng rưng..
BCV
13g40p ngày 14-3-2018

Trị tính nóng giận của đàn ông.

Một bà đến gặp bác sĩ.
– Bà gặp trở ngại gì?
– Bác sĩ ơi ! Tôi không biết phải làm sao. Càng ngày dường như chồng tôi càng hay nổi nóng mà không có lý do. Điều này khiến cho tôi lo sợ.
– Tôi có cách trị. Khi bà thấy ông ấy sắp nổi nóng, bà chỉ cần lấy một ly nước rồi hớp một ngụm. Cứ ngặm ngụm nước đó trong miệng, đừng nuốt, chờ cho tới khi ông ấy đi ra khỏi phòng hoặc đi vô giường nằm ngủ.

Hai tuần sau người đàn bà trở lại gặp bác sĩ. Bà trông tươi tỉnh hẳn.
– Thật là một sáng kiến độc đáo ! Mỗi khi chồng tôi bắt đầu nổi giận, tôi lại ngậm một ngụm nước. Thế là ông ấy dịu xuống ngay ! Làm thế nào mà ngụm nước có thể trị được tính hay nổi nóng của chồng tôi ?
Bác sĩ:
– Ngụm nước tự nó không có tác dụng gì hết. Nó chỉ giúp cho bà ngậm cái miệng lại …..
Đó mới là điểm chính !

ST.
__._,_.___

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

NHÌN LẠI SAU LƯNG (16).

Khi còn trẻ ít khi muốn nhớ, ít khi nào muốn nhìn lại sau lưng. Khi cuộc đời cùn mòn theo năm tháng, người già mới lúng túng vội vàng ghi ghi chép chép lại những gì mình đã trải qua vì sợ ngày nào đó lên đường tay trắng. Nhưng về già rất hay nhớ nhớ quên quên.

Lúc già nhớ mài mại nhiều hơn nhớ đúng, thí dụ như một hôm tình cờ gặp lại em Vân hồi đó học chung lớp sáu mà cứ tưởng là em Thu học chung hồi lớp chín. Cười cười dê dê hỏi: Thu lúc này khỏe không? Chà! Anh thấy Thu vẫn đẹp như ngày nào. Còn chêm thêm mấy câu tiếng Hoa cho nó sang: Thu ngày càng pheo-leng (đẹp), anh thấy Thu không có gì biên-hoa (biến đổi) hết dù anh em mình xa cách đã khá lâu.

Em Vân bị nhìn nhầm nên tự ái, tỏ ra hết sức khó chịu: Thôi cha nội, tui là Vân chớ có phải tên là Thu đâu mà nãy giờ ông cứ thu-đạm-thu-đậm hoài vậy? Với lại tui đâu có đi lấy chồng Đài Loan hay Trung Quốc mà ông pheo-leng với biên-hoa. Ông có biết đàn bà con gái ghét nhất là cái gì không? Là bị đàn ông lấy thân xác bên ngoài của người này để tưởng tượng ra tâm hồn, sắc đẹp hay tình yêu dĩ vãng với người khác. Từ đây, hãy luôn nhớ tên tui là Vân, vì tui hơi nặng ký nên mấy ông hồi xưa gọi là Vân-ú nghe chưa. Cấm ông nói lái.

Mà rồi khi hùng hổ vừa xong, em Vân tư lự lạ lùng: Mà ông lầm từ Vân qua Thu cũng phải, tụi tui khi qua được bên đó vô mỹ viện sửa mặt, sửa mũi, sửa lung tung… theo đúng một model bầu bầu hồng hồng căng căng dễ thương… nên khi thẫm mỹ xong thì ai cũng giống ai, người ngoài khó mà phân biệt được. Nhưng nếu hồi đó ông có thương có yêu có để ý tui thì khi gặp lại ông sẽ nhận ra tui ngay dù có biên-hoa tới đâu đi nữa. Cũng chỉ vì hồi đó ông không chịu để ý tui nên ông mới lầm lẫn đó thôi.

Tắt đài, tôi ngượng ngùng hỏi thêm vài câu cụt ngủn cho đỡ quê rồi bỏ đi chỗ khác. Tôi chỉ biết trách trí nhớ của mình lúc về già sao tệ quá chớ không dám trách cô Vân-ú hay cô Thu-đạm nào hết.

Chuyện cũ Sài Gòn qua bốn mươi năm cũng “biên-hoa” nhiều lắm chớ không còn giống như những gì đã thực sự xảy ra. Một phần do cách viết sử theo định hướng chính trị hay theo sự thiên vị cá nhân, một phần do nguồn sử liệu bị mất mát nhanh chóng quá mà chưa ai lưu trữ một cách khoa học kịp, phần nữa do con người thích nêm mắm nêm muối vào lịch sử cho nó ngon lành.

Thế cho nên đối với những người kể chuyện đời xưa không chuyên nghiệp như tôi, chuyện nhớ mài mại rồi ghi lại sai tùm lum là chuyện rất thường tình. Những người đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975 có thể phê bình: Nói chi mà nói quá vậy? Dóc tổ, ba xạo... Thôi, hãy thông cảm cho tôi.

Những năm cuối thời học sinh trung học của tôi cũng là những năm cuối của cuộc chiến hai mươi năm 1954-1975. Năm cuối lớp mười hai tôi chưa học hết hai ba bài học cuối. Vì tháng chín năm 1974 tôi mới được lên lớp mười hai, cuối tháng tư năm 1975 khi chưa kịp thi Tú tài (thường vào tháng bảy mỗi năm) thì tôi và các bạn học phải bỏ trường, bỏ lớp, bỏ Sài Gòn hết năm năm. Và cũng nhớ lại rằng có nhiều bạn đã bỏ học luôn. Cho nên những chuyện cũ của Sài Gòn trước năm 1975 tôi thường tìm cách ghi nhớ theo năm học.

Sau Tết 1971 khi tôi đang học lớp tám thì trung tướng Đỗ Cao Trí mất (nếu tôi nhớ không lầm) và ông được vinh thăng đại tướng. Đám tang của ông Trí được phát trên truyền hình Sài Gòn suốt mấy đêm liền. Ông Trí sinh ở Biên Hòa và khi còn sống luôn có nguyện vọng muốn được chôn cất ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nếu chẳng may bị tử trận.

Ông Nguyễn văn Thiệu (tổng thống) và ông Nguyễn Cao Kỳ (phó tổng thống) trực tiếp lo đám tang. Hai ông tỏ ra buồn rầu, tư lự, lo lắng suốt buổi đám tang kéo dài gần nửa ngày. Có lẽ dù ghét hay thương thì sự ra đi của ông Trí chính là điềm báo trước cho hai ông sự hụt hẫng nhanh chóng của quân đội Sài Gòn trong những tháng năm kế tiếp.

Tôi mạo muội chép lại những chuyện có liên quan nhiều ít tới ông Trí và những người cùng thời với ông Trí như sau:

Ngày 23/02/1971 khi chiếc trực thăng chở trung tướng Đỗ Cao Trí vừa cất cánh khỏi sân bay dã chiến bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn Ba ở Tây Ninh được chừng mười phút thì phát nổ. Tướng Trí và toàn bộ các binh sĩ, sĩ quan, phi công tháp tùng cùng ông trên chiếc máy bay trực thăng đó đều tử vong. Nguồn tin trong quân đội cho biết: Trước ngày máy bay nổ khoảng nửa tháng, tướng Trí đã ra lệnh thay thế toàn bộ phi công, sĩ quan tùy viên, cận vệ cũ… bằng các người mới tâm phúc hay cùng họ hàng với ông. Sau này ông dân biểu Võ Long Triều có viết lại: Có lẽ trước khi chết ông Trí đã linh tính hay biết trước một âm mưu nào nó sẽ xảy đến cho ông cũng không chừng.

Cho tới nay chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao máy bay của ông Trí bị nổ. Một số người thì cho rằng đó là do sự tranh giành quyền lực giữa các tướng lãnh chỉ huy ở miền Trung với ông Trí do tin tức ông Trí sẽ được bổ nhiệm chức vụ tư lệnh quân khu và quân đoàn Một thay thế cho ông Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh quân khu Một 1966-1972). Ông Lãm đã chỉ huy quân đội Sài Gòn tại miền giới tuyến từ giữa năm 1966 nhưng càng ngày càng không làm được việc. Ông Lãm thiếu tin tức tình báo nên để xảy ra tình hình quân sự tồi tệ ở ở Huế năm 1968 khi Hà Nội chiếm giữ Thành Nội gần một tháng ròng, và rồi lại tiếp tục sa lầy ở Hạ Lào ngay vào đầu tháng hai năm 1971 khi mới đem quân vượt qua biên giới Lào- Việt.

Hồi ký, hồi ức chiến tranh xuất bản ở Mỹ sau này (như của dân biểu Võ Long Triều và một số sĩ quan làm việc ở quân khu Ba trước năm 1975) cho rằng chính ông tổng thống Nguyễn văn Thiệu là tác giả vụ nổ máy bay để giết ông Trí vì sợ ông Trí với ảnh hưởng càng ngày càng lớn trong quân đội sẽ đứng ra tổ chức hay châm ngòi cho một cuộc đảo chính quân sự tại Sài Gòn nhằm ngăn ông Thiệu đứng ra tái ứng cử chức vụ tổng thống trong năm 1971.

Năm 1971 tình hình miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Thiệu xuống dốc do Mỹ rút quân và giảm viện trợ. Uy tín của ông Thiệu xuống rất thấp do ông và gia đình vắng mặt tại Sài Gòn ngày Tết Mậu Thân trong khi Cộng quân tấn công vào tận thủ đô. Uy tín xuống thấp do nhiều người nghi ngờ ông hấp tấp loại trừ những người thuộc của phe ông Kỳ bằng nhiều thủ đoạn khó chấp nhận, do điều hành kinh tế quá bết bát khi không biết xử dụng tốt đồng tiền viện trợ của Mỹ, do để xảy ra nạn buôn lậu hàng hóa triền miên trong quân đội. Ông Thiệu không hề khống chế được nạn tham nhũng, lại tìm cách tăng thuế và phí lên cao… Những điều đó làm những người đối lập thuộc phe thứ ba chỉ trích kịch liệt.

Đến đầu năm 1975 thì cả các tu sĩ thuộc giới Công giáo cực hữu trước giờ ủng hộ chính quyền Sài Gòn cũng lập phong trào chống tham nhũng chống lại ông Thiệu, đòi ông Thiệu từ chức để cứu vãn tình hình miền Nam.

Khi viện trợ Mỹ bắt đầu giảm dần và người Mỹ chủ trương rút quân Đồng Minh ra khỏi miền Nam, để bù đắp ngân sách bị thiếu hụt ông Thiệu đã cho ban hành luật Thuế Kiệm ước với thuế suất một trăm phần trăm đánh trên hàng hóa đang lưu hành trên thị trường, mới xuất xưởng, hay mới nhập khẩu. Ngay lập tức đồng tiền Việt Nam bị rớt giá thê thảm, người ăn lương cố định như binh lính, công chức, tư chức bị thiệt hại nặng nề.

Sau hai ba năm cầm quyền thì ngay cả quân đội trước đây luôn ủng hộ ông Thiệu cũng bắt đầu chán ông Thiệu. Năm 1971 dự định có bầu cử tổng thống, ông Thiệu lại muốn một mình một ngựa được làm tổng thống lần nữa nên đã tổ chức bầu cử độc diễn và rồi đã thắng với số phiếu bầu khó tin là chín mươi bốn phần trăm. Những tướng lĩnh và binh sĩ ngoài chiến trường sau vụ bầu cử gian lận này lại càng không thích ông Thiệu, do họ chẳng có mấy quyền lợi hay được ưu ái gì khi ông Thiệu tiếp tục không quan tâm tới tình hình quân sự mà chỉ lo thao túng chính trường.

Ngay cả ông Trí là người lúc ban đầu thuộc phe ông Thiệu cũng tỏ ra rất khó chịu khi biết ông Thiệu dự định sẽ ra tái ứng cử vào năm 1971.

Năm 1967 ông Trí quay trở lại quân đội và được phục chức trung tướng là nhờ ông Thiệu cất nhắc. Tuy nhiên với bản tính của một người miền Nam không khéo léo ăn nói và không biết làm chính trị như người Bắc hay người Trung, nên chỉ sau một thời gian ngắn làm việc dưới quyền ông Thiệu, ông Trí đã bắt đầu có những phát biểu không khôn khéo ngầm ý sẽ làm đảo chính để quân đội cải thiện tình hình ở miền Nam vì ông Thiệu quá lừng khừng, quá tính toán, không dứt khoát… dẫn tới không được việc.

Ông Thiệu luôn muốn chỉ huy trực tiếp các đơn vị quân đội nên thiết lập trong dinh tổng thống một hệ thống liên lạc quân sự thẳng tới tận các quân khu, các tiểu khu tỉnh và chi khu quận… mà không cần thông qua hệ thống liên lạc chính thức đặt trong bộ Tổng tham mưu của tướng Cao văn Viên. Nhưng vì không dành nhiều thời gian cho quốc phòng bằng dành thời gian cho những công việc chính trị linh tinh nên hậu quả là các đơn vị quân đội trên chiến trường thường không nhận được mệnh lệnh đúng và kịp thời từ ông Thiệu, điều đó gây ra nhiều thiệt hại, tạo ra sự bất mãn của binh lính với cấp chỉ huy.

Ông Thiệu thâm trầm bao nhiêu thì ông phó Kỳ phổi bò to tiếng bấy nhiêu. Còn ông Trí là dân Nam Bộ ruột bỏ ngoài da nên ưa nói những chuyện to tát mà chưa chắc gì ông dám làm. Tuy nhiên ông Thiệu nghĩ với uy tín trong quân đội quá lớn, phát biểu của ông Trí nhiều khi sẽ mang tính định hướng cho người khác chống lại ông Thiệu. Ông Thiệu có thể nghi ngờ: Cuộc đảo chính nếu xảy ra trong tương lai chắc chắn không phải do ông Trí chủ mưu, nhưng những người khác vì nghe lời công kích của ông Trí mà sẽ đứng ra thực hiện cho bằng được.

Suốt mấy chục năm nay chưa có một điều tra nào để giải thích nguyên nhân về cái chết đột ngột thê thảm của ông Trí cùng với đoàn tùy tùng trên bầu trời biên giới, nên mọi chuyện vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều suy đoán khác nhau. Việt Cộng đã cho đặc công đặt thuốc nổ trước khi máy bay cất cánh hay máy bay bị trúng đạn phòng không? Một số tướng lĩnh miền Trung phe ông Lãm đã giết ông Trí? Ông Kỳ hậm hực chuyện cách chức ông Khang và chuyện ông Loan bị bắn què chân nên trả thù ông Thiệu bằng cách giết ông Trí? Người Mỹ đã giết ông Trí để tránh một cuộc đảo chính nữa sẽ làm miền Nam mất ổn định thêm? Ông Thiệu giết ông Trí vì sợ ông Trí cổ vũ đảo chính?

Thời gian trôi đi và rồi cũng có nhiều ý kiến từ những người có thời gian làm việc sâu sát với ông Thiệu, họ cho rằng ông Thiệu trong thời gian làm tổng thống do bản tính do dự và rất tin tưởng vào câu “ác giả ác báo” nên chưa bao giờ dám hại ai hay ra lệnh hại ai tới chết. Những cái chết đầy ẩn uất trong thời ông Thiệu như tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn văn Hiếu, giáo sư Nguyễn văn Bông… lúc đó người ta thường nghi ngờ là do ông Thiệu làm. Tuy nhiên sau năm 1975 phía Hà Nội nhận làm vụ ông Bông, còn vụ tướng Hiếu và vụ tướng Trí thì càng ngày người ta càng có cảm giác rõ ràng là ông Thiệu không có động cơ mạnh đến nỗi phải ra tay vì điều đó hoàn toàn không có lợi cho ông Thiệu, vốn là một người ưa do dự tính toán thiệt hơn và khá lành tính.

Bốn mươi năm sau chiến tranh nhiều người tìm cách nhìn rõ lại tư cách, tính tình và hành động thường ngày và trong quá khứ mấy chục năm làm tướng hay làm chính trị của ông Thiệu, kết quả là những nghi ngờ về vai trò của ông Thiệu trong cái chết của tướng Trí cũng dần dần biến mất.

Cái chết của tướng Trí là một tổn thất lớn lao cho thế và lực của quân đội Sài Gòn ngay sau thất bại của trận Hạ Lào. Lúc đó ông Trí đang giữ chức tư lệnh quân khu và quân đoàn Ba, nơi tập trung mọi quyền lực tối cao của chính quyền miền Nam. Nếu tình hình quân khu Ba đi xuống do cái chết bất ngờ của ông, thì điều này sẽ ảnh hưởng nhanh chóng tới toàn bộ các quân khu khác tại miền Nam.

So sánh với các tướng tư lệnh quân khu cùng thời như tướng Hoàng Xuân Lãm ở khu Một, tướng Ngô Du khu Hai, tướng Ngô Quang Trưởng khu Ba… thì tướng Trí luôn được đánh giá cao hơn do thời gian tác chiến thâm niên, am hiểu và có thành tích quân sự ở mức chiến thuật và mức chiến lược hơn hẵn các vị tướng Sài Gòn thời đó. Cái chết của tướng Đỗ Cao Trí vào năm 1971 cùng với sự rút quân triệt để của người Mỹ đã thực sự gây ra ảnh hưởng lớn tới toàn thể chiến trường Đông Dương.

Sau năm 1971, phía Hà Nội bắt đầu thực hiện những tính toán, những kế hoạch quân sự lớn lao mà không cần phải dè dặt như trước nữa.

Ông Hoàng Xuân Lãm gốc Quảng Trị vào năm 1971 đang nắm quân khu Một. Ông này ăn nói văn hoa nhưng làm việc thiếu dứt khoát nên không được cấp dưới nễ trọng. Do thời gian tác chiến ít, chỉ chuyên quản lý chung chung nên khả năng quân sự của ông Lãm khá hạn chế. Năm 1971, ông làm tư lệnh cuộc hành quân Lam Sơn ở Hạ Lào nhưng đã không điều khiển được các sĩ quan và đơn vị dưới quyền, tới khi ra lệnh rút quân ra khỏi mặt trận lại mang tai tiếng là bỏ rơi binh sĩ.

Ngay khi trận Hạ Lào diễn ra được khoảng tuần lễ và rồi các đơn vị dưới quyền của ông Lãm bắt đầu bế tắc tiến không được mà lui cũng không xong, phía Sài Gòn manh nha có ý định (hay chỉ là tin đồn) sẽ đưa tướng Trí ra thay ông Lãm. Tuy nhiên, ngày 23/02/1971 khi đang chỉ huy một cuộc hành quân lớn ở khu vực Tây Ninh thì ông Trí tử trận.

Năm 1971 quân khu Hai và quân đoàn Hai nằm dưới quyền ông Ngô Du. Ông Ngô Du người gốc Bình Định xuất thân từ một gia đình chuyên buôn bán ngoại thương có qui mô toàn quốc từ thời Pháp. Chuyện đi lính với ông này có lẽ đơn thuần chỉ vì tuân thủ lệnh động viên của ông Bảo Đại đối những người có bằng cấp Tú tài nhằm đào tạo một lớp sĩ quan quân đội mới người Việt trẻ thay thế cho lớp sĩ quan cũ thường là người Pháp hay người bản xứ có quốc tịch Pháp. Khi đi lính ông Du ít có dịp xông pha trận mạc nên thiếu kinh nghiệm đối đầu với những trận chiến gai góc vùng rừng núi như ở quân khu Hai.

Địa bàn quân khu Hai khá rộng từ Bình Định cho đến tận Bình Thuận ven biển và bao trùm luôn vùng Tây Nguyên giáp giới với Lào và Campuchia. Vùng Tây Nguyên là vùng tranh chấp chiến lược do vị thế trung tâm của nó đối với Đông Dương. Ông Ngô Du không đủ tầm để quản lý khu Hai. Quá mệt mỏi vì chiến trận Mùa hè đỏ lửa ở Tây Nguyên, ông Du tỏ ra chán nản nên xin thôi chức tư lệnh khu Hai, và cuối cùng xin giải ngũ vào năm 1974 với lý do phải dành nhiều thời gian đi chữa bệnh tim.

Duy chỉ có tướng Ngô Quang Trưởng xuất thân từ lính nhảy dù thì có thâm niên và thành tích tác chiến khá dày. Tuy nhiên ông Trưởng chưa có cơ hội được đào tạo bài bản nghiệp vụ quân sự ở các trường nổi tiếng nước ngoài như ông Thiệu hay tướng Trí, ông Trưởng cũng ít kinh qua các trọng trách lớn trong quân đội nhiều năm như tướng Trí. Tuy vậy, tướng Trưởng được các sĩ quan và binh sĩ cấp dưới nễ trọng do sống rất thanh liêm và rất giỏi trận mạc, có khả năng điều động, phối hợp tác chiến cho các đơn vị quân đội từ cấp tiểu đoàn lên tới cấp quân đoàn.

Trong lịch sử chiến tranh 1954-1975, thực tế cho thấy có rất ít tướng lãnh có khả năng thay đổi tình thế chiến trận như đại tướng Đỗ Cao Trí và trung tướng Ngô Quang Trưởng. Những năm cuối chiến tranh có thêm tướng kỵ binh Trần văn Khôi và tướng bộ binh Lê Minh Đảo nhưng hai người này được đánh giá chỉ ở tầm giỏi chiến thuật chớ chưa có cơ hội thể hiện tài năng ở mức chiến lược như ông Trí và ông Trưởng.

Tóm lại: Cái chết của ông Đỗ Cao Trí tạo ra một lỗ hổng quá lớn về chiến thuật và chiến lược cho quân đội Sài Gòn.

Tướng Ngô Quang Trưởng không hề bị tai tiếng về vấn đề tiền bạc tham nhũng như nhiều tướng lãnh Sài Gòn cùng thời. Sài Gòn có cả trăm sĩ quan cấp tướng nhưng chỉ có bốn năm ông tướng sạch: Nhất Trưởng, nhì Thanh, tam Chinh, tứ Hiếu… hay: Nhất Thắng, nhì Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng.

Khác với ông Trưởng, ông Đỗ Cao Trí khi làm tư lệnh quân khu Một dưới thời ông Diệm dính líu đầy tai tiếng vào việc giữ gìn giùm tài sản vàng bạc của ông Ngô Đình Cẩn ở Huế sau ngày đảo chính 01/11/1963. Ông Trí không chịu trả lại cũng không công khai sung vào công quĩ số tài sản của ông Cẩn mà ông nhận giữ giùm. Người ta nói ông Trí muốn ông Cẩn chết nên đã lobby với các tướng trẻ tử hình ông Cẩn để bịt đầu mối vụ giữ giùm tài sản đó.

Một số người Công giáo thì cho rằng có hai người rất muốn ông Cẩn chết, một người là ông Trí do muốn chiếm số tài sản giữ giùm ông Cẩn, người thứ hai là ông Thích Trí Quang do lo sợ ông Cẩn ở tù lâu quá rồi khai ra mối quan hệ giữa ông Quang và Đảng Cần Lao.

Cuối năm 1964 ông Trí bị ông Nguyễn Khánh cách chức rồi buộc phải giải ngũ do ông Khánh nghi ngờ ông Trí có liên quan tới cuộc đảo chính do tướng Dương văn Đức cầm đầu. Có thời gian ông Trí đi làm đại sứ tại Hàn Quốc.

Trong những tướng trẻ nổi lên sau ngày 01/11/1963 thì tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ về mặt hình thức tỏ ra có năng lực và quyết tâm làm chính trị nhiều nhất. Ông Kỳ bắt đầu tham gia chính trường sau ngày 01/11/1963 và lên làm thủ tướng năm 1966. Thành tích lớn nhất của ông Kỳ là xóa sổ phong trào Phật giáo miền Trung tranh đấu của ông Thích Trí Quang và đã tạo mọi cơ sở pháp lý nhằm tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống trong năm 1967.

Ông Kỳ ít chịu suy nghĩ, không thích nghiên cứu, học hành nếu so với nhiều tướng lĩnh Sài Gòn khác. Giới tướng trẻ nổi lên sau ngày đảo chính 01/11/1963 thường tốt nghiệp các trường đại học quân sự nước ngoài hay trong nước nhưng ông Kỳ thì thích ca hát nhảy múa và làm bạn với giới văn nghệ chớ không học thêm. Qua thực tiễn mấy năm tham gia chính trường người ta thấy ông Kỳ không hề có khả năng làm chính trị và cũng không thể vãn hồi tình hình an ninh quốc phòng đang rất xấu tại miền Nam.

Tình hình miền Nam bắt đầu trở nên hết sức tồi tệ sau đảo chính 01/11/1963. Người Mỹ lúc đầu thích tác phong nhanh nhẹn, khả năng nói tiếng Anh và tiếng Pháp lưu loát của ông Kỳ và hy vọng sự năng nổ của ông Kỳ sẽ làm nên việc… nhưng rồi họ khá thất vọng vì ông Kỳ ít làm việc cụ thể nhưng hay đề cập đến những kế hoạch viển vông không kết quả. Ông Kỳ hay chê bai những tướng lĩnh khác, nhất là chê bai ông Thiệu, nhưng ông cũng không làm được gì tốt hơn hay hơn những người bị ông chê bai.

Ông Kỳ cũng bị dư luận nghi ngờ trong khoảng thời gian 1963-1968 đã xử dụng các đơn vị vận tải của không quân và hải quân chuyên chở hàng cấm thông qua cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất và Cảng Sài Gòn, rồi kết hợp với bọn tài phiệt người Hoa đem hàng ra thị trường bán giá rẻ lũng đoạn nền kinh tế. Một số lớn hàng hóa nhu yếu phẩm dạng này như thuốc lá, đường, thuốc tây... được bán vào khu kháng chiến. Phía ông Kỳ sau năm 1968 khi bị mất hết quyền lợi lại tố cáo những người thận cận của ông Thiệu như tướng Đặng văn Quang và tướng Chung Tấn Cang tổ chức buôn lậu.

Ông Kỳ sau này hay cay đắng kể lại chuyện chính ông đã hoạch định cuộc bầu cử tổng thống năm 1967 nhưng rồi phải làm phó cho ông Thiệu vì không được quân đội đề cử, người Mỹ không giúp và không thể cầm lòng trước sự bi lụy của ông Thiệu. Năm 1967 khi còn làm thủ tướng chính ông Kỳ đã sắp xếp tổ chức cuộc bầu cử tổng thống để lập ra nền Đệ nhị Cộng Hòa. Tuy nhiên trước cuộc bầu cử, ông Thiệu dùng mọi cách ép ông Kỳ phải đứng phó cho mình. Ông Thiệu đã thắng với sự hậu thuẫn của người Mỹ và do xử dụng các thủ thuật bầu cử, kiểm phiếu gian lận không minh bạch.

Lên làm tổng thống, ông Thiệu cần lôi kéo các tướng lĩnh có thực tài cũng như cần loại bỏ phe sĩ quan gốc Bắc hay gốc không quân thân cận với ông Kỳ. Đó là lý do vào cuối năm 1967 ông Đỗ Cao Trí được lệnh quay trở lại quân đội với chức tư lệnh quân khu Ba kiêm tư lệnh Biệt khu thủ đô thay cho ông Lê Nguyên Khang (phe ông Kỳ). Ông Khang quay trở lại nắm sư đoàn Thủy quân lục chiến.

Ông Trí nắm quân khu Ba chưa được mấy tháng thì xảy ra cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân…

Vào đợt hai của cuộc chiến trên đường phố Sài Gòn (tháng năm của năm 1968), các sĩ quan thân cận của ông Kỳ không hiểu sao tụ tập hết lại trong trường Phước Đức (cách chợ vãi Soái Kình Lâm khoảng 500 mét) để rồi trúng một quả rocket từ một máy bay Mỹ khiến nhiều người bị thương và nhiều người bị chết. Sau tai nạn bị bắn nhầm này phe ông Kỳ tan tác hết cả. Phe ông Kỳ không dám làm lớn chuyện vì trong số các sĩ quan bị thương hay bị chết có người không hề có trách nhiệm chỉ huy tác chiến như ông giám đốc Cảng Sài Gòn, ông Đô trưởng Sài Gòn, mấy ông sĩ quan quan thuế…

Nhiều suy đoán cho rằng những sĩ quan thuộc phe ông Kỳ hôm đó vào Chợ Lớn không phải để chỉ huy binh sĩ hành quân mà nhằm mục đích chính là để bảo vệ số hàng hóa nhập lậu mới bốc xếp từ Cảng Sài Gòn đem về gởi tạm trong các kho hàng của tài phiệt Chợ Lớn dịp trước và sau Tết.

Ông Kỳ sau năm 1968 dù làm phó tổng thống nhưng không còn một chút binh quyền nào do các cấp dưới đầy quyền uy như tướng tư lệnh cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan, tướng Lê Nguyên Khang, tướng Lưu Kim Cương, giám đốc Cảng Phó Ngọc Chụ đã bị loại ra khỏi cuộc chơi hay bị hạn chế quyền lực.

Tuy bị hai đợt tấn công tập trung của Hà Nội bao gồm quân chủ lực, du kích và biệt động khá nặng nề vào đầu năm và vào tháng năm 1968, tình hình các địa phương thuộc quân khu Ba cũng như ở thủ đô Sài Gòn được tướng Trí nhanh chóng ổn định. Trong khi đó đã có những thiệt hại quá lớn về người và mất mát lãnh thổ khá lớn ở Huế và miền Trung. Miền Trung và Cao nguyên thì tình hình biến động triền miên sau năm 1968 cho tới giữa năm 1975.

Nhiều người đánh giá cao khả năng ổn định tình hình quân sự nhanh chóng của tư lệnh quân khu Ba mới lên là ông Trí so với sự lộn xộn dưới thời ông tư lệnh Lê Nguyên Khang (1965-1967) hay dưới thời tướng Nguyễn Bảo Trị (1965). Người ta cũng nhấn mạnh ông Trị và ông Khang là người của ông Kỳ. Dư luận báo chí Sài Gòn nhân chuyện này cũng muốn rõ ràng rằng người chỉ huy quân sự phải thực sự biết làm quân sự chớ không phải được phân công bổ nhiệm theo kiểu phe nhóm mang chất chính trị như ông Kỳ đã từng làm.

Tình hình quân sự sau Tổng công kích Tết Mậu thân 1968 ở quân khu Ba khá ổn định, tuy nhiên kéo dài chưa được hai năm thì vào năm 1970 tới Campuchia biến động, rồi xứ này rơi vào một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài gần hai mươi năm mới tạm yên. Ông tướng Lonnol đảo chánh Quốc vương Sihanouk bên Miên dẫn tới việc tướng Trí đưa quân Sài Gòn từ quân khu Ba và quân khu Bốn vượt biên giới đánh vào các mật khu của Trung ương Cục R.

Nhưng thật là đột ngột, vai trò của tướng Đỗ Cao Trí trong cuộc chiến hai mươi năm 1954-1975 đã hoàn toàn chấm dứt vào ngày 23/02/1971.

Tới đầu năm 1972 người Mỹ chỉ còn giữ một quân số tượng trưng tại miền Nam là sáu mươi ngàn người bao gồm các đơn vị tác chiến bộ binh và thủy quân lục chiến, cố vấn quân sự và các đơn vị hậu cần. Nhưng lính Mỹ không được phép chiến đấu trực tiếp nữa mà chỉ hỗ trợ vận tải, phi pháo… cho các đơn vị quân lực VNCH. Người Mỹ gọi đó là Việt Nam hóa chiến tranh.

Một năm sau cái chết của tướng Trí tức vào ngày cuối của tháng ba năm 1972, phía Hà Nội đưa mười vạn quân tác chiến tinh nhuệ trang bị vũ khí tối tân và đầy đủ hơn cả quân đội Sài Gòn, có pháo hạng nặng và xe tăng hộ chiến, đồng loạt tấn công trên ba mặt trận Quảng Trị, Tây Nguyên và Bình Long.

Ngày đó tôi đang học lớp chín.

Trong ba mặt trận lớn của Mùa hè đỏ lửa năm 1972 thì mặt trận Quảng Trị kéo dài nhất, gây thương vong cho các bên tham chiến nhiều nhất. Sau bốn mươi năm xem xét lại, có thể nói về phía quân đội Sài Gòn chỉ duy nhất có một tư lệnh chiến trường đã thành công trong trận chiến mùa hè này, đó chính là tướng Ngô Quang Trưởng. Trong trận Quảng Trị, về phía Hà Nội có tướng Văn Tiến Dũng cùng tướng Trần Quí Hai chỉ huy trực tiếp.

Đối đầu với bốn mươi ngàn quân Hà Nội được bổ sung quân số liên tục băng ngang qua giới tuyến tấn công Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng (sau khi được bổ nhiệm thay thế tướng Hoàng Xuân Lãm) đã áp dụng chiến thuật “xa luân chiến” và “tao ngộ chiến” trên dãi đồng bằng miền Trung khá hẹp với các lực lượng tổng trừ bị thay phiên nhau lùi và tiến quân trên ba hướng tấn công. Hướng bắc tiến thẳng về thị xã Quảng Trị, hướng tây và hướng đông của Quốc lộ Một nhằm giải tỏa áp lực địch quân với sự yểm trợ tối đa về phi pháo của người Mỹ.

Và cuối cùng các tiểu đoàn lính thủy quân lục chiến dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông Trưởng đã lấy lại được Thành Cổ Quảng Trị vào ngày 16/09/1972.

Tuy nhiên, việc dụng binh chiếm lại Thành Cổ của ông Trưởng là thiệt hại lớn nhất về người và của mà phía Sài Gòn từng gánh chịu trong lịch sử chiến tranh 1954-1975. Sư đoàn Nhảy Dù thay máu gần hết, trên một lữ đoàn Thủy quân lục chiến bị xóa sổ, sư đoàn Ba bộ binh tan rã cùng với toàn bộ địa phương quân của tỉnh Quảng Trị. Hàng trăm xe tăng và pháo hạng nặng bị phá hủy hoàn toàn, nhiều căn cứ quân sự bị mất.

Dân thường thì có hơn hai vạn người chết trên đường khi di tản từ Quảng Trị về Huế, có gần năm trăm ngàn người mất nhà cửa phải tha phương vào miền Nam kiếm sống cho tới tận bây giờ.

Tới bây giờ chưa có báo cáo chính thức về những thiệt hại của phía Hà Nội. Và cũng không bên nào đứng ra nhận trách nhiệm ít nhiều về cái chết của hai vạn thường dân Quảng Trị trên con đường Quốc lộ Một khi họ di tản từ Quảng Trị về Huế.

Năm 1972 tại vùng chiến trận miền Nam có hai đại lộ kinh hoàng với xác người chất chồng thối rửa kéo dài cả chục cây số dưới sức nóng của ánh nắng mùa hè. Một là đoạn Quốc lộ Một từ Quảng Trị về Huế, hai là đoạn Quốc lộ 13 dẫn từ An Lộc về Bình Dương.

Những chuyện ấy qua đi đã bốn mươi lăm năm rồi, nay nhắc lại chắc nhiều điều sai lệch lắm. Đó gọi là lịch sử biên-hoa.

Ngày 10/03/2017.
MOMENTARY NOTE

KHI LỊCH SỬ ĐÃ LẬT LẠI

Năm 1974, tôi có một người bạn là cựu lính hải quân VNCH. Người đã từng trực tiếp tham gia cuộc hải chiến Hoàng Sa trên HQ1 (Trần Hưng Đạo) tường thuật lại trận đánh này... Lúc đó tôi đã nhìn ra trò chơi chính trị của các cường quốc... Tôi căm ghét nước Mỹ mà cụ thể là Nixon, Kissinger biết bao, dù gã bợm đó được tặng giải Nobel hòa bình cùng với Lê Đức Thọ...

Mới đây, BBC cũng vừa công bố những bút lục ngoại giao về diễn biến ngày đó. Cũng phải thôi, đã hơn 40 năm rồi.. Với thời gian lâu như thế thì lịch sử nào cũng phải hé màn mà

Giờ thì tôi không còn căm hận gì họ cũng như nước Mỹ. Là ai đi nữa thì rồi cũng phải bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và...giai cấp của mình

Chính trị và chủ nghĩa quyền lực vẫn đang thống tri trên toàn thế giới trên cả mọi thứ chủ nghĩa tư bản hay cộng sản...vv và vv

Chính danh hay chính nghĩa gì tất thảy đều là chiêu bài cho việc tranh quyền đoạt lợi của một thiểu số trong hằng hà sa số những cư dân bình thường, thậm chí là nghèo khổ trên thế giới.

Nhớ mãi lời thầy giáo dạy sử năm học lớp đệ nhị (tương đương lớp 11 bây giờ) đã nói : Quý trò muốn thay đổi cuộc sống này ư ? Hãy ráng học cho giỏi và phấn đấu để trở thành tổng thống hay thủ tướng... Chỉ khi đó quý trò mới có đủ sức mạnh và quyền lực thay đổi xã hội...

Tôi cũng từng lập lại câu nói đó với nhiều học trò nhiều bạn trẻ trên tinh thần là phải cố gắng học và ...tham chính. Quan trọng là đến khi có quyền lực trong tay thì tâm mình có còn tốt không, có toàn tâm toàn ý lo cho dân cho nước.
Bởi vì quyền lực và những lợi lộc do nó mang lại như tiền tài, danh vọng rất dễ làm cho con người ta sa ngã và quên đi mục tiêu, lý tưởng cao đẹp ban đầu

Nếu không đủ bản lĩnh để làm chuyện lớn thì cố gắng làm một công dân lương thiện để sống. Nhưng phải học phải trang bị kiến thức, đặc biệt là lịch sử và luật để không biến mình thành những con cừu để người ta dẫn dắt và sai khiến.

Do xúc động vì sự kiện hải chiến 1974 được khơi lại nên có đôi lời bộc bạch. Ai nghe được thì nghe. Tôi không muốn tranh luận lôi thôi vì tôi cho rằng mỗi người tùy thuộc hoàn cảnh mình mà có những quan điểm, nhận thức khác nhau. Dân chủ chính là chấp nhận sự khác biệt đó. Mọi thứ cực đoan đều là mầm móng của độc tài và bạo lực...

TPVŨ
10/3/2017



Ảnh Quả tre (trăm năm mới thấy)

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

ĐI VÀ ĐẾN

(from fb Hoang Hoa)

Đến châu Âu mới biết đi shopping không sợ hàng giả
Đến Bắc Âu mới biết mặt trời cũng thích ngủ nướng
Đến Hong Kong mới biết minh tinh nào cũng đeo khẩu trang
Đến Hà Lan mới biết mực nước biển cao hơn mặt đất
Đến Thái Lan mới biết thì ra con cú cũng có gai
Đến Pháp quốc mới biết trêu hoa ghẹo nguyệt cũng cực kỳ có phong cách
Đến Nga mới biết Vodka chỉ là một loại nước giải khát
Đến Hawaii mới biết phụ nữ không cần phải mua áo dzú nga mi
Đến Hàn Quốc mới biết phụ nữ đẹp không phải do bẩm sinh
Đến Brazil mới biết mặc đồ thiếu vải cũng chẳng có gì phải thẹn thùng
Đến Anh quốc mới biết kết cục hạnh phúc mãi mãi về sau trong truyện cổ tích đều là hư cấu
Đến Nhật Bản mới biết ngay cả tội phạm cũng vô cùng lịch sự lễ độ
Đến Mexico mới biết có thể đi Mỹ bằng đường hầm
Đến Canada mới biết diện tích lãnh thổ lớn hơn Trung Quốc nhưng dân số còn kém Bắc Kinh
Đến Trung Quốc mới biết mười người hết chín người lừa đảo, người còn lại đang luyện tập ngày đêm
Đến Mỹ mới biết bất kể là ai, bạn đều có thể kiện họ ra toà
Đến Úc mới biết chuột túi và các loại động vật khác nhiều như quân Nguyên Mông dễ khiến con người phát điên
Đến Thuỵ Sĩ mới biết mở tài khoản ngân hàng, nếu có ít hơn 1 triệu USD sẽ bị cười thúi mũi
Đến Ý mới biết Gucci & Prada còn ít hơn Trung Quốc
Đến Áo mới biết người ăn xin nào cũng có thể đàn ít nhất một bản nhạc
Đến Vatican mới biết dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trong nước cũng có thể bắn chết chim ở tận nước Ý.

Còn đến VIỆT NAM thì mới biết giữa nói và làm cách nhau chỉ có một trời một vực thôi! 🤣🤣🤣

(Vừa chôm ben tường nhà fb Nguyễn Trưởng)

QUÊ HƯƠNG...CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM?!

Tôi tìm gì ở ngoài kia, nơi mà mọi người vẫn dùng những mỹ từ tuyệt nhất để gọi? Quê hương.

Quê hương có gì lạ không em?

Trong số hàng trăm email tôi nhận mỗi tuần, một câu hỏi nhẹ nhàng chợt làm tôi liên tưởng đến chuyện ngày xưa của mình:
“Em có nên về quê hương?”. Người viết là một sinh viên Việt Nam sắp tốt nghiệp MBA vào tháng 6 tới, có cơ hội để ở lại Mỹ, nhưng phân vân vì nghĩ là quê hương đang cần bàn tay khối óc của mình. Anh cũng nhận xét là cơ hội để tỏa sáng ở một ao hồ như Việt Nam cao và hấp dẫn hơn là làm một nhân viên trung bình tại biển lớn như xứ Mỹ.

Cuối năm 1967, giữa khi đất nước đang còn chiến tranh mù mịt, tôi lửng thửng từ Mỹ quay về Sài Gòn.
Gia đình, bạn bè đều ngạc nhiên và khuyên tôi lên bệnh viện Biên Hòa khám tâm thần. Nhưng thời thế đẩy đưa, họ lại còn ngạc nhiên hơn nữa, khi vài năm sau, tôi làm chủ 5 xí nghiệp với hơn 12 ngàn công nhân. Dù sự thành công phần lớn là do may mắn, nhưng quyết định về Việt Nam của tôi đã đem cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời, kỳ thú, dù cũng lắm lúc đầy đau thương cay đắng.

Sự quyến luyến với quê hương cũng là những cảm xúc không thể lý giải rõ ràng. Tôi rời quê nhà lúc 18 tuổi, khi trái tim vừa biết mật ngọt của tình yêu, khi giao cảm với cuộc sống còn đượm màu thiên nhiên của cây xanh hoa trái trong mưa nắng hai mùa. Tiềm thức vẫn còn in đậm nét của những kỹ niệm, dù có buồn có vui nhưng nhìn lại thì lúc nào cũng đẹp, nên quyết định quay về có lẽ vẫn là một lực đẩy tiềm ẩn trong tâm hồn, bén rễ sâu hơn lý trí.

Nhưng khi trả lời email cho người bạn trẻ của tôi, tôi phải làm một phân tích theo góc nhìn của một người thứ ba, khách quan và trung thực.
Với một người trẻ vừa ra khỏi trường đại học, nói tổng quan, xứ Mỹ là một thiên đường của cơ hội, một sân chơi bằng phẵng và một lò huấn luyện cho các doanh nhân những kỹ năng chuyên sâu và hợp thời nhất.
Mỗi thành công là một bước tiến kỳ diệu, mỗi thất bại là một bài học vô giá cho sự nghiệp về sau. Thêm vào đó, khắp thế giới, không có một thị trường nào lớn, năng động và đồng nhất như Mỹ. Về những ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao như IT, tài chánh, y khoa, giải trí, quốc phòng…, các quốc gia mới nỗi như Trung Quốc, Brasil…hay già cỗi như Âu Châu Nhật Bản, còn cần đến nhiều thập niên mới bắt kịp. Thu nhập trung bình hàng năm của một chuyên gia trong các ngành nghề sáng tạo này khoảng $137,000 USD vẫn cao hơn lợi nhuận của rất nhiều doanh nghiệp cỡ trung ở Việt Nam. Do đó, nếu chỉ nghĩ đến tương lai sự nghiệp lâu dài và bền vững, thì các bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học sẽ khó tìm một nơi nào “ngon lành” hơn nước Mỹ.

Tuy nhiên, tôi cũng hiểu là đời sống thường nhật của một người Mỹ thường chịu nhiều áp lực về công việc, gia đình, nợ nần (do sự vay mượn quá dễ dàng) và thói quen tiêu xài. Những áp lực về lâu về dài sẽ gây ra những căn bệnh như tim mạch, ung thư…

Sự chăm chú vào sự nghiệp làm xao lãng những liên hệ gia đình và bạn bè, nên rất nhiều người Mỹ phải than phiền về sự cô đơn trong cuộc sống.

Tóm lại, cái giá phải trả cho một sự nghiệp tốt và bền vững có thể là hạnh phúc của cá nhân và gia đình.

So sánh với Mỹ, thì cơ hội để tìm một việc làm thích hợp và hứng thú tại Việt Nam cho một sinh viên vừa tốt nghiệp không có nhiều. Những kỹ năng gì mà trường đại học Mỹ đã đào tạo cho các bạn trẻ sẽ chóng bị lãng quên vì môi trường làm việc và sự thăng tiến của sự nghiệp không đặt trên căn bản “tài năng” hay “sáng tạo”.

Sau nhiều năm làm việc ở Việt Nam, một chuyên gia có thể bị tụt hậu rất xa về thu nhập cũng như về kinh nghiệm so với các đồng nghiệp tại Âu Mỹ.

Tuy nhiên, đời sống ở Việt Nam tương đối thư giãn và nhẹ nhàng. Người Việt Nam được xếp hạng là dân xài sang nhất Á Châu (từ tiêu dùng đến giải trí) nói rõ hiện tượng vui hưởng tận cùng, không cần biết đến ngày mai. Gia đình và bạn bè lúc nào cũng bao quanh, chia sẻ cho nhau những tiếng cười lẫn nước mắt, những giúp đỡ lẫn đòi hỏi. Mặc cho một môi trường tệ hại về khói bụi và ô nhiễm, căn bệnh thường thấy ở nước ta là bệnh về gan, mật (vì nhậu quá nhiều) và phổi, ung thư cổ họng (vì hút thuốc, không phải bụi khói).

Riêng về kinh doanh, đúng như bạn sinh viên MBA đã nói, khả năng thành công ở một sân chơi nhỏ như VN sẽ dễ dàng hơn, nhất là nếu may mắn sinh ra trong một gia đình có nhiều quan hệ với các “nhân vật” của xã hội. Tuy vậy, sự thành công này thường giới hạn ở lãnh thổ nước ta: tôi chưa thấy một doanh nghiệp Việt Nam nào thành công rực rỡ khi ra biển lớn. Trong khi đó, không thiếu những doanh nhân Việt kiều tại Mỹ, Âu Châu và Úc đã đạt những thành tích làm mọi người chúng ta hãnh diện.

Do đó, nếu có một lời khuyên cho các bạn trẻ đang bước vào đời từ đại học, tôi sẽ phải nói là nên tìm cách ở lại Âu Mỹ để tìm thêm kinh nghiệm, kiếm thêm ít tiền tiết kiệm, và tạo thêm những mối quan hệ cần thiết tại xứ người. Sau đó, nếu thực sự muốn về quê hương đóng góp trí tuệ và tâm sức, thì nước ta vẫn còn đây và nhu cầu về nhân lực cấp cao vẫn sẽ rất nhiều, trong 5 hay 10 năm tới. Lúc đó, bạn đã có một số vốn khá tốt về kỹ năng, kinh nghiệm cũng như khả năng giao tiếp với quốc tế.
Như bố tôi vẫn thường nói khi sinh tiền:
“Con muốn giúp một người nghèo, thì đừng bao giờ làm một người nghèo. Thế giới này hơi dư người nghèo rồi”

Nói theo lý trí thì vậy, nhưng trong lòng tôi vẫn còn những gắn bó không sao lý giải với quê hương. Gần đây, tôi thường về lại Sài Gòn ngay trong những ngày đang bận rộn công việc.

Tôi về đây không phải để kinh doanh:
Trong một hội thảo của doanh nhân người Việt ở San Jose tháng rồi, tôi nói là các bạn muốn làm ăn thành công ở Việt Nam phải thay đổi và làm theo cái tư duy của người Việt Nam.

Giống như lái xe trên các đường phố ở Hà Nội hay Saigon bạn sẽ gây ra không biết bao nhiêu tai nạn nếu bạn khăng khăng giữ cái tư duy của người Mỹ về luật lệ hay phản ứng của các tài xế xe khác.

Tôi cũng không về để ăn chơi:
Tôi không thích ăn nhậu vì sức khỏe không cho phép; và ở tuổi 66, với bệnh đãng trí, tôi thường quên không biết phải làm gì khi đối diện với một cô gái đẹp.

Tôi cũng không mơ mộng để mà tưởng tượng “quê hương là chùm khế ngọt”. Tôi không ăn khế và luôn nghĩ là rau quả ở Thái Lan ngon ngọt và tươi mát hơn.

Còn đi tìm lại những kỷ niệm ngày xưa thì thực sự dòng đời dâu biển và văn hóa mới đã cuốn trôi theo chiều gió những dấu vết của quá khứ. Những con đường lá me đầy bóng mát khu đại học đã bị chặt trụi và hè đường là một bãi đậu xe mênh mông, chen lẫn những quán cóc dơ dáy, đầy rác rưởi. Những tà áo tím e ấp bên dòng sông Hương đã đi về đâu, chỉ còn những bộ âu phục lỗi thời, quê mùa và lạc giọng.

Những mẫu chuyện cười nhỏ bé dễ thương của tuổi trẻ trong quán café đã được thay thế bằng những lời chào mua bán dự án hay các khẩu hiệu khó khăn rỗng tuếch.

Vậy tại sao tôi vẫn hay về đây? Tôi tìm gì ở ngoài kia, nơi mà mọi người vẫn dùng những mỹ từ tuyệt nhất để gọi? “Quê hương”.

Cái âu yếm êm đềm khi thả hồn vào những đêm thao thức?
Hay cái hoang tưởng thơ mộng về những con người hiền hòa bên ruộng lúa tre xanh?

Cho đến khi tôi đọc lại bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan về những nghịch lý của cuộc đời, tôi mới thấu hiểu là mỗi người trong chúng ta đều có những tâm hồn tơi tả như những chiếc áo rách vai của anh lính trẻ, luôn đi tìm một nơi hay một người để khâu vá lại.

Sau cùng, tôi muốn nói với người bạn trẻ vừa quen qua Email:

“Hãy quên đi những phân tích, lý luận, biện giải về quê hương. Em cứ nhìn vào tận đáy thẳm của tâm hồn và tự hỏi mình, trong những buổi chiều mưa xa xứ, có lúc nào em như người lính trẻ, nhớ về một hình bóng nào đó, và muốn hát trong màu hoa tím của ngày xưa:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm. mẹ già chưa khâu

Alan Phan

FB Phạm Xen chia sẻ 5/3/2017