Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Bài thơ Ngày xưa và các dị bản

Ngày Xưa - Của BK

Ngày xưa sung sức thì nghèo, Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi

Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời, Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu.

Ngày xưa sức mạnh như trâu, Bây giờ công cụ nát nhàu như dưa.

Ngày xưa chẳng kể sớm trưa, Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là.

Ngày xưa như sắt như đồng, Như đinh đóng cột như rồng phun mưa.

Bây giờ như cải muối dưa, Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu.

Trải qua một cuộc bể dâu. Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa nào.

Nay mai về với Ông Bà, Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân…

**************
Ngày xưa sung sức thì nghèo,
Bây giờ hết sức, vẫn nghèo như xưa

Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời,
Bây giờ cũng vẫn tuyệt vời ...(trong mơ).

Ngày xưa sức mạnh như trâu,
Bây giờ hổng nhớ sức trâu thế nào .

Ngày xưa chẳng kể sớm trưa,
Bây giờ vẫn cứ là ...chưa bao giờ .

Ngày xưa như sắt như đồng,
Bây giờ vẫn sắt, vẫn đồng ....rỉ hoen .

Bây giờ như cải muối dưa,
Để lâu cải khú, dưa chua, nhũn nhừ .

Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (Xin lỗi cụ Nguyễn Du)

Nay mai về với Ông Bà,
Vẫy tay chào cõi ta bà tui ...đi

****************
Già ngồi ngóng chuyện của người
Ngắm mình, nghĩ lại, thấy cười hổng xong
Thôi thì biết trước để phòng
Để dưa có muối thì ..... ......cũng giòn
*************
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống sáng loà
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khoẻ hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai
Ngày xưa khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi
Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa
Ngày xưa bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là
Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ lởm chởm như là đá chông
Bây giờ sống cũng như không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đến già
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã xịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong
Ngày xưa vợ đợi bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì
Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là
………………………………
Ấy là kể chuyện trong nhà
Sang nhà hàng xóm vẫn ...... cứ như là… ngày xưa.


Ngày xưa sớm tối cù cưa;
Bây giờ năm chẵn mây mưa nhị kỳ.
Ngày xưa lên xuống lầm lỳ;
Bây giờ thở dốc phì phì mang tai.
Ngày xưa ba, bảy, lai rai;
Bây giờ chỉ muốn nằm dài lơ mơ.
Ngày xưa hùng dũng chào cờ;
Bây giờ cờ rũ xuội lơ, chán phèo.
Ngày xưa vồ vập, mè nheo;
Bây giờ ngán ngẩm, eo xèo cho qua.
Ngày xưa bóng bảy, mượt mà;
Bây giờ nhăn nhúm như cà muối thâm.
Ngày xưa cứ khoẻ như vâm;
Bây giờ yếu ớt lặng thầm như sên.
Ngày xưa lâm trận là lên;
Bây giờ ẻo lả, trùm mền ngủ thôi.
Ngày xưa chan chứa nước nôi;
Bây giờ nhỏ giọt lần hồi rồi ngưng.
Ngày xưa máu bốc bừng bừng;
Bây giờ ủ rũ lưng chừng cơn mê.
Ngày xưa quấn quít rủ rê;
Bây giờ chỉ muốn rề rề lảng ra.
Ngày xưa hăm hở vào ra;
Bây giờ quá lắm chà chà cũng xong.
Ngày xưa mê mẩn đường cong;
Bây giờ ngán ngẩm ba vòng giống nhau;
Ngày xưa lên chậm, xuống mau;
Bây giờ đóng cửa bảo nhau ngủ khì.
Ngày xưa rủ rỉ rù rì;
Bây giờ lặng lẽ, nói gì nữa đây?
Ngày xưa đủ kiểu phô bày;
Bây giờ chân duỗi ngủ ngay một lèo.
Ngày xưa dấm dứ, trả treo;
Bây giờ hấm hứ, kỳ kèo cũng thôi.
Ngày xưa xoa, bóp, nắn, nhồi;
Bây giờ xương mỏi, khớp lồi, đau tay;
Ngày xưa hết giã rồi xay;
Bây giờ bỏ xó cối chày chỏng trơ.
Ngày xưa thích chạm, thích rờ;
Bây giờ chỉ thấy ơ thờ, chán chưa.
Mười hai giờ đúng ngày xưa;
Nay còn sáu rưỡi - ngày xưa mất rồi!

***
Thôi đành thôi! Thế thì thôi!
Ngày xưa đã bỏ thằng tôi bây giờ.

Về già gối mỏi lưng còng
Ai chẳng hướng lòng nhớ chuyện ngày xưa
Ngày xưa...chuyện nắng....chuyện mưa
Chuyện mây..chuyện gió ...
..........chuyện sớm trưa ....ấy mà !

*********
Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà .
Ngày xưa da trắng nõn nà ,
Bây giờ da đã trổ hoa .... đồi mồi .
Ngày xưa cái miệng cười tươi ,
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng .
Ngày xưa mặt sáng trăng rằm ,
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen,
Ngay xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên dây .
Ngày xưa nhựa sống căng đầy ,
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không .
Ngày xưa thắt đáy lưng ong ,
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ .
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ ,
Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre .
Ngày xưa ăn nói dễ nghe ,
Bây giờ nhấm nhẳng chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích chuyện mây mưa ,
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây giờ chỉ thích năm ì ...xem phim ..
Ngày xưa hễ nhớ là tìm
Bây giờ bỏ mặc ..... cho tim ...hững hờ .
********
Ngày xưa mơn mởn đôi mươi
Giờ ngồi nhẩm tính mỗi người sáu mươi
Bây giờ còn giống đôi mươi
Hỏi xem quân tử là người hay ma

Bài thơ Ngày xưa và các dị bản

Ngày Xưa - Của BK

Ngày xưa sung sức thì nghèo, Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi

Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời, Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu.

Ngày xưa sức mạnh như trâu, Bây giờ công cụ nát nhàu như dưa.

Ngày xưa chẳng kể sớm trưa, Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là.

Ngày xưa như sắt như đồng, Như đinh đóng cột như rồng phun mưa.

Bây giờ như cải muối dưa, Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu.

Trải qua một cuộc bể dâu. Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa nào.

Nay mai về với Ông Bà, Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân…

**************
Ngày xưa sung sức thì nghèo,
Bây giờ hết sức, vẫn nghèo như xưa

Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời,
Bây giờ cũng vẫn tuyệt vời ...(trong mơ).

Ngày xưa sức mạnh như trâu,
Bây giờ hổng nhớ sức trâu thế nào .

Ngày xưa chẳng kể sớm trưa,
Bây giờ vẫn cứ là ...chưa bao giờ .

Ngày xưa như sắt như đồng,
Bây giờ vẫn sắt, vẫn đồng ....rỉ hoen .

Bây giờ như cải muối dưa,
Để lâu cải khú, dưa chua, nhũn nhừ .

Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (Xin lỗi cụ Nguyễn Du)

Nay mai về với Ông Bà,
Vẫy tay chào cõi ta bà tui ...đi

****************
Già ngồi ngóng chuyện của người
Ngắm mình, nghĩ lại, thấy cười hổng xong
Thôi thì biết trước để phòng
Để dưa có muối thì ..... ......cũng giòn
*************
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống sáng loà
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khoẻ hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai
Ngày xưa khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi
Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa
Ngày xưa bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là
Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ lởm chởm như là đá chông
Bây giờ sống cũng như không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đến già
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã xịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong
Ngày xưa vợ đợi bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì
Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là
………………………………
Ấy là kể chuyện trong nhà
Sang nhà hàng xóm vẫn ...... cứ như là… ngày xưa.


Ngày xưa sớm tối cù cưa;
Bây giờ năm chẵn mây mưa nhị kỳ.
Ngày xưa lên xuống lầm lỳ;
Bây giờ thở dốc phì phì mang tai.
Ngày xưa ba, bảy, lai rai;
Bây giờ chỉ muốn nằm dài lơ mơ.
Ngày xưa hùng dũng chào cờ;
Bây giờ cờ rũ xuội lơ, chán phèo.
Ngày xưa vồ vập, mè nheo;
Bây giờ ngán ngẩm, eo xèo cho qua.
Ngày xưa bóng bảy, mượt mà;
Bây giờ nhăn nhúm như cà muối thâm.
Ngày xưa cứ khoẻ như vâm;
Bây giờ yếu ớt lặng thầm như sên.
Ngày xưa lâm trận là lên;
Bây giờ ẻo lả, trùm mền ngủ thôi.
Ngày xưa chan chứa nước nôi;
Bây giờ nhỏ giọt lần hồi rồi ngưng.
Ngày xưa máu bốc bừng bừng;
Bây giờ ủ rũ lưng chừng cơn mê.
Ngày xưa quấn quít rủ rê;
Bây giờ chỉ muốn rề rề lảng ra.
Ngày xưa hăm hở vào ra;
Bây giờ quá lắm chà chà cũng xong.
Ngày xưa mê mẩn đường cong;
Bây giờ ngán ngẩm ba vòng giống nhau;
Ngày xưa lên chậm, xuống mau;
Bây giờ đóng cửa bảo nhau ngủ khì.
Ngày xưa rủ rỉ rù rì;
Bây giờ lặng lẽ, nói gì nữa đây?
Ngày xưa đủ kiểu phô bày;
Bây giờ chân duỗi ngủ ngay một lèo.
Ngày xưa dấm dứ, trả treo;
Bây giờ hấm hứ, kỳ kèo cũng thôi.
Ngày xưa xoa, bóp, nắn, nhồi;
Bây giờ xương mỏi, khớp lồi, đau tay;
Ngày xưa hết giã rồi xay;
Bây giờ bỏ xó cối chày chỏng trơ.
Ngày xưa thích chạm, thích rờ;
Bây giờ chỉ thấy ơ thờ, chán chưa.
Mười hai giờ đúng ngày xưa;
Nay còn sáu rưỡi - ngày xưa mất rồi!

***
Thôi đành thôi! Thế thì thôi!
Ngày xưa đã bỏ thằng tôi bây giờ.

Về già gối mỏi lưng còng
Ai chẳng hướng lòng nhớ chuyện ngày xưa
Ngày xưa...chuyện nắng....chuyện mưa
Chuyện mây..chuyện gió ...
..........chuyện sớm trưa ....ấy mà !

*********
Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà .
Ngày xưa da trắng nõn nà ,
Bây giờ da đã trổ hoa .... đồi mồi .
Ngày xưa cái miệng cười tươi ,
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng .
Ngày xưa mặt sáng trăng rằm ,
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen,
Ngay xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên dây .
Ngày xưa nhựa sống căng đầy ,
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không .
Ngày xưa thắt đáy lưng ong ,
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ .
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ ,
Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre .
Ngày xưa ăn nói dễ nghe ,
Bây giờ nhấm nhẳng chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích chuyện mây mưa ,
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây giờ chỉ thích năm ì ...xem phim ..
Ngày xưa hễ nhớ là tìm
Bây giờ bỏ mặc ..... cho tim ...hững hờ .
********
Ngày xưa mơn mởn đôi mươi
Giờ ngồi nhẩm tính mỗi người sáu mươi
Bây giờ còn giống đôi mươi
Hỏi xem quân tử là người hay ma

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009

Làm giàu thì phải "con buôn"?

Làm CNTT ở Việt Nam khó giàu?

TTO - Đua nhau thi vào ngành IT, rồi trở thành những nhân viên bình thường, yếu về khả năng giao tiếp, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài và đều đặn hàng tháng lãnh một mức lương không tệ nhưng so với một số ngành tiềm năng khác thì có thể nói là ba cọc ba đồng. Blogger Ngôn Phạm chia sẻ nỗi niềm cùng Blog Quanh Ta.
Nguồn: Ngôn Phạm' s blog

Dạo này có thời gian rảnh rỗi nên tôi có cơ hội đi đây đi đó, gặp gỡ nhiều bạn bè trong giới công nghệ thông tin (CNTT - IT) cũng như bạn bè cũ đã từng có thời gian học chung trước đây. Nhìn lại mới đó mà đã bảy năm kể từ ngày tôi chính thức bước vào con đường Công nghệ thông tin. Suốt thời gian đó, tôi gần như bị cuốn vào cuộc đua công nghệ mà quên hết mọi thứ xung quanh. Giờ có thời gian rảnh ngồi chiêm nghiệm lại mới ngẫm ra được nhiều điều. Có nhiều thứ rất đỗi bình thường trong cuộc sống nhưng lại bắt đầu trở nên lạ lẫm đối với những con người công nghệ như tôi.
Sự chênh lệch "giàu nghèo"
Tôi vẫn nhớ hồi đó, những người học trong lĩnh vực tự nhiên như Toán, Lý, Tin... như chúng tôi đều là những ứng cử viên sáng giá nhất trong mắt mọi người, đều nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ. Rồi đa phần đều thi vào những ngành triển vọng như CNTT, viễn thông... Nhưng rồi bây giờ lại trở thành những nhân viên bình thường, yếu về khả năng giao tiếp, suốt ngày ngồi làm việc trong phòng kín gần như tách biệt với thế giới bên ngoài và đều đặn hàng tháng lãnh một mức lương không tệ nhưng so với một số ngành tiềm năng khác thì có thể nói là ba cọc ba đồng.
Trong khi những người học trong những ngành xã hội thường được xem là những ngành ít quan trọng hơn (mỗi lần cứ tới kiểm tra môn tự nhiên là phải tới lui "nhờ vả" những người như chúng tôi), sau này cũng thi vào những ngành bình thường như kinh tế, ngoại thương...
Sau khi ra trường xuất phát điểm họ cũng thấp hơn, nhưng với một số người khéo léo biết trau chuốt kinh nghiệm sống và từng bước tăng cường khả năng giao tiếp với bên ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn họ đã đi lên rất nhanh...
Một số người đã đạt mức lương cao ngang ngửa với chứ danh trưởng dự án (PM) trong các công ty gia công phần mềm, còn những người siêu hơn trong lĩnh vực ngoại thương xuất nhập khẩu thì họ đã có đủ tiền để mua nhà và xe hơi.
Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là tôi "bất mãn" với ngành CNTT hiện tại mình đang theo đuổi, bởi tôi hiểu mỗi ngành đều có giá trị của riêng nó. Nhưng thực sự tôi nghĩ một người làm trong lĩnh vực CNTT chỉ thực sự có giá trị khi anh ta phải quên đi qua ánh hào quang CNTT mà những người trong ngành vẫn hay ảo tưởng, hòa nhập với cuộc sống để hiểu cuộc sống xung quanh thực sự đang mong muốn điều gì, giao tiếp với những con người trong thế giới thật để hiểu được sứ mệnh của mình nằm ở đâu trong chuỗi mắt xích phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Còn không thì những con người CNTT như chúng tôi vẫn sẽ mãi chìm trong thế giới ảo và dần sẽ có một cảm giác lạc lõng như bị bỏ rơi trong sự phát triển như vũ bão của xã hội VN ngày nay.

Làm giàu thì phải "con buôn"?
Trước một viễn cảnh khá u ám của các dot-com Việt Nam hiện nay, tôi cũng đã quyết định đi "thỉnh giáo" một số sư huynh thành đạt ở Việt Nam bên các lĩnh vực khác để xem liệu có những lối ra nào cho lĩnh vực này. Cũng có khá nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tựu trung lại thì có vẻ như là: "Em muốn làm giàu ở Việt Nam thì đôi lúc cũng phải ... con buôn một tí". Tôi cũng chả biết giải thích từ "con buôn" thế nào nên nêu một số ví dụ minh họa hơi liên quan:

1. Công ty tôi làm ra một ứng dụng Internet giáo dục rất tốt và với sản phẩm này mọi học sinh, sinh viên Việt Nam đều có thể cơ hội học tập bình đẳng, tiếp xúc với một kho dữ liệu tri thức ngang nhau. Nghe thì ai cũng đồng ý rất hữu ích, nhưng rốt cục nó cũng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Người dùng Việt Nam vẫn thích một môi trường học thật và quan trọng là học xong phải có "bằng cấp" và cơ hội. Và rõ ràng bài toán này là một bài toán thực tế cuộc sống, cách giải quyết đòi hỏi phải khéo léo từ kinh nghiệm từng trải, không thể trông đợi vào công nghệ.

2. Công ty tôi làm một site thương mại điện tử, bảo đảm mọi người tham gia sẽ giao dịch dễ dàng và thuận tiện. Nghe cũng có vẻ hay nhưng với thực tế xã hôi Việt Nam hầu hết đều là buôn bán nhỏ lẻ và tìm cách lách thuế thì rất ít người muốn minh bạch công khai. Giao dịch trực tiếp vẫn là cách tốt nhất, không phải tốn phí giao dịch, đôi khi gặp mặt trực tiếp nói chuyện tình cảm còn mặc cả bớt được thêm chút đỉnh.

3. Công ty tôi làm một ứng dụng Internet rất hay, mọi ý tưởng đều hoàn hảo và kỳ vọng sẽ bán được hàng. Nhưng có thể đó chỉ mới là chúng tôi nghĩ và thực tế khả năng thất bại là rất cao. Trong khi đó cũng với công sức đó, chúng tôi làm một ứng dụng demo không tốn nhiều sức lực, rồi dựa trên mối quan hệ đi tìm cách ..."gạ" một đại gia lắm tiền trong lĩnh vực đó đầu tư. Lý lẽ thuyết phục là nếu đầu tư tiền vào đây thì với kinh nghiệm của anh, cộng với năng lực của em thì khả năng thành công là rất cao. Mọi việc có vẻ rất bất ổn nhưng đôi lúc giả lại thành thật. Không ít công ty ở VN đã thành công bằng cách này.

Tựu trung lại, làm giàu ở Việt Nam dù trong bất kì lĩnh vực nào có lẽ cũng đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ cuộc sống cũng như các mối quan hệ khác nhau, cộng với tính "con buôn" nữa. Điều này có vẻ khá sốc đối với một người thuần túy về công nghệ như tôi trước đây, nhưng thực sự chúng ta không thể nhìn theo mô hình thành công của các công ty như như Google, Microsoft..., nơi có những văn hóa rất khác biệt so với chúng ta. Ở Việt Nam thì phải "chơi kiểu" Việt Nam. Nghĩ tới đây có vẻ tôi cũng đã bắt đầu "con buôn" hơn rồi nhỉ ^_^

(Nguồn: blog Ngôn Phạm - PHẠM HỮU NGÔN

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Trò chơi người lớn

Nguyễn Thị Thục Anh
Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần

Người lớn, đa phần đều là những trẻ em lâu năm. Bằng chứng, cứ hở ra là họ lại say sưa nhớ về thời cởi truồng tắm sông và những trò chơi con trẻ. Đôi khi, không chỉ nhớ, họ còn tìm cách chơi...

Hôm nay cũng thế, trong phòng nhậu VIP, có máy lạnh, có người rót rượu, có chỗ gác tay... bốn người đàn ông cùng bốn cô tiếp viên chơi những trò chơi người lớn.

Ban đầu họ chơi trò "Chung sức". Rượu được rót ra một chiếc ly to, lần lượt tám người xoay vòng cho đến khi cạn ly. Trò chơi này vui, thân mật và đoàn kết. Nhưng khi chai rượu đắt tiền đã vơi hơn một nửa, ai đó hét to: "Chơi trò khác đi!". Một người khác phụ họa: "Đúng rồi, chơi trò vợ chồng đi!". Một người khác phụ họa: "Đúng rồi, chơi trò vợ chồng đi". Cả phòng reo lên tán thành, trò chơi vợ chồng ai mà chẳng thích. Ngày xưa, còn bé nhiều người trong họ từng say mê với trò này, làm vợ làm chồng với cô bé hàng xóm, xây một căn nhà nho nhỏ bằng cành cây và gạch vỡ, cùng chăm sóc đứa con búp bê xinh xắn và thỉnh thoảng giận hờn nhau y như thật... Nhưng trò chơi vợ chồng lần này lại được chơi theo kiểu người lớn, mỗi cặp tách ra và đèn nhà ai người ấy rạng. Thỉnh thoảng lại có cô vợ nhéo chồng vì phát hiện ra ông xã mình liếc nhìn hoài vợ ông hàng xóm...

Trò gì rồi cũng chán, một gã đàn ông ngáp dài: "Kiếm trò gì khác để kết thúc thôi!". Bốn gia đình buông nhau ra, một gã đàn ông khác lầu bầu: "Vợ chồng người ta đang vui vẻ mặn nồng...". Giọng khác lầu bầu: "Vợ chồng người ta đang vui vẻ mặn nồng...". Giọng gã khác, lè nhè: "Kết thúc thì chỉ có trò bốc thăm trúng thưởng thôi!". Không ai phản đối bởi rượu đã hết mà đồ nhắm cũng không còn. Một bà vợ được phân công làm ra bốn lá thăm, sẽ có ba lá thăm may mắn, kẻ không may mắn sẽ phải thanh toán tiền bữa nhậu. Mọi người hồi hộp, hò hét, cười cợt... và rồi kẻ kém may mắn cũng được xác nhận.

Tiền trả xong, một cô tiếp viên ngọt ngào: "Bây giờ chơi trò xóa đói giảm nghèo đi mấy anh ơi". Đây là trò chơi bắt buộc, các cô gái nghèo đến nỗi áo quần mỏng manh xơ xác đến tôi nghiệp, họ cần tiền để ăn đủ no và mặc đủ ấm hơn.

Bốn người đàn ông ra về, ngất ngưởng, liêu xiêu. Một cô tiếp viên ngọt ngào: "Lần sau đến nữa nghe mấy anh, tụi em còn nhiều trò chơi lắm!". Phòng VIP trống vắng hẳn. Bốn cô gái lặng lẽ dọn dẹp mớ rác rưởi trên bàn. Bỗng cửa phòng bật mở, một gã đàn ông dữ dằn với vết thẹo dài trên mặt bước vào, gã cười khẩy: "Chơi trò chơi vui quá hả mấy em... Anh Bảy thẹo cũng có một trò chơi đây...". Bốn cô gái nhìn nhau, nhìn mặt họ là biết họ sắp phải chơi một trò chơi không hề thích. Đúng là thế, Bảy thẹo dằn từng tiếng: "Nào, mình chưoi trò đóng thuế thu nhập nhé các em!".

Người lớn, họ đúng là những trẻ em lâu năm...

6 nghịch lý của Người Việt



1. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
4. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
5. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
6. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý"


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Khen thưởng kẻ giết người!


(NLĐO)- Tôi đọc báo, xem tivi về vụ Vedan VN, thấy Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường nói rằng, Vedan VN đã bỏ ra chi phí khoảng 50 triệu đến 60 triệu USD để làm công tác bảo vệ môi trường, nước thải ra đã đạt yêu cầu. Ngài bộ trưởng cũng “khoe” đã làm việc với nhiều thế hệ giám đốc Vedan VN và đây là lần đầu tiên bộ trưởng chứng kiến Vedan VN thực hiện lời hứa nghiêm túc như vậy. Ngài bộ trưởng còn mạnh miệng nói: Điều đáng tuyên dương của Vedan VN nữa là trong tình hình kinh tế hiện nay khó khăn, Vedan VN một mặt vừa xử lý môi trường, vừa giữ và tạo công ăn việc làm cho công nhân. Nếu đến cuối năm 2009, Vedan khắc phục hoàn toàn ô nhiễm, Bộ sẽ... khen thưởng.

Nghe đến đây, tôi tự hỏi không biết ngài bộ trưởng có nhầm lẫn gì chăng? Nói vậy chẳng khác nào khuyến khích người ta phạm tội. Bởi, sau khi phạm tội, chỉ cần anh cải tạo tốt thì sẽ được thưởng ngay. 


Lấy gì khẳng định, hình ảnh này sẽ vĩnh viễn là quá khứ?


Ai cũng biết, Vedan VN đã tàn phá môi trường như thế nào, đã giết chết cả một dòng sông, gây biết bao thiệt hại cho bà con nông dân 3 tỉnh, thành Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM. Dư luận đã lên án, yêu cầu phải xử lý nghiêm, thậm chí phải xử lý hình sự, phải bỏ tù những kẻ đã hủy diệt môi trường một cách có chủ ý, có tổ chức; phải bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe… cho bà con nông dân. Thế nhưng, Vedan VN đã phớt lờ tất cả. Và giờ đây, lại có cơ được khen thưởng!

25 tỉ đồng mà Vedan bỏ ra để “hỗ trợ” chẳng thấm vào đâu so với con số 50 triệu- 60 triệu USD mà ngài bộ trưởng cho rằng Vedan VN bỏ ra “để làm công tác bảo vệ môi trường”. Tại sao, ngay từ đầu Vedan VN không làm “công tác bảo vệ môi trường” mà phải chờ đến khi đối diện với pháp luật mới chịu thực hiện? 

Tôi hoan nghênh vị đại diện tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã khẳng khái: "Không có chuyện nhập nhằng giữa bồi thường với hỗ trợ. Lãnh đạo tỉnh sẽ làm đến cùng để giúp nông dân đòi quyền lợi!". Người nông dân VN dẫu nghèo tiền, nghèo bạc, dẫu có sống khổ cực, đói nghèo nhưng sẽ không bao giờ ngửa tay nhận những đồng tiền bố thí bẩn thỉu ấy. Đó là một sự sỉ nhục không hơn không kém. 

Tôi cũng không nhẹ dạ, cả tin như ngài bộ trưởng về việc Vedan VN sẽ khắc phục hoàn toàn ô nhiễm. Cái sự không tin này có căn cứ. Bởi trên một trang báo hôm nay, đã đăng ý kiến của ngài thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Xuân Cường rằng, Vedan VN vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đó là, “21 hồ xử lý yếm khí chứa nước thải chưa xử lý trên diện tích 14 ha của Vedan VN qua kiểm tra hiện vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cực lớn nếu xảy ra mưa lũ, triều cường. Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh không chỉ cho cộng đồng xung quanh, mà ngay cả cho người trong nhà máy Vedan VN”.

Như vậy, nếu ngài bộ trưởng không chủ ý bênh vực Vedan VN thì có thể nghĩ rằng, câu nói của bộ trưởng “Nếu đến cuối năm 2009, Vedan khắc phục hoàn toàn ô nhiễm, Bộ cũng sẽ... khen thưởng” chỉ là một câu nói đùa. Có thể là ngài đang chơi chữ và mượn dân gian để ví von: 

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta… tin mình
!

Bành Thị Lệ Thủy (Phường 10- quận 10- TPHCM)

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Chung cư: luật sơ hở, người ở thiệt thòi!


Ông Nguyễn Ngọc Điện - Ảnh: P.P.H.
TT - Không ít người bỏ ra hàng tỉ đồng mua căn hộ cao cấp để được cung cấp dịch vụ “tận răng” nhưng đã “vỡ mộng”, thậm chí còn gặp phải nhiều điều phiền toái. Là người am hiểu câu chuyện về chung cư, TS Nguyễn Ngọc Điện - phó trưởng khoa kinh tế - luật Đại học Quốc gia TP.HCM - đã phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề này với phóng viên Tuổi Trẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Điện nói: “Vấn đề sở hữu chung, riêng trong nhà chung cư là chuyện khá phức tạp. Nhà chung cư là một tập hợp của nhiều căn nhà, có nhiều chủ sở hữu mà ranh giới vật chất giữa họ không rõ ràng. Ở nhiều nước, để quản lý chung cư thì nhà nước xây dựng cả một bộ luật rất công phu chứ không phải một vài văn bản riêng lẻ. Còn ở ta, cơ quan quản lý chung cư thuộc ngành xây dựng, trong khi đây là vấn đề dân sự, liên quan nhiều đến pháp luật về quyền sở hữu. Vì vậy, một số quy định do cơ quan quản lý đưa ra chưa giải quyết được gốc của vấn đề”.

* Gần đây, các cơ quan chức năng mới đặt ra vấn đề về quản lý chung cư trong khi loại hình này đã tồn tại hàng chục năm qua. Liệu có quá chậm không, thưa ông?

- Trước đây, quyền sở hữu trong chung cư không quá phức tạp. Các công trình công cộng, tiện ích phục vụ những người ở chung cư không đòi hỏi phải đầu tư lớn nên người ở chung cư không bị sức ép về chi phí quản lý. Còn bây giờ có nhiều chung cư cao cấp, đòi hỏi phải trang thiết bị hiện đại, tiện nghi như thang máy, hành lang, truyền hình cáp, hệ thống điện ngầm... nên chi phí quản lý cũng tăng theo. Chi phí tăng quá cao tạo thành sức ép khiến người sử dụng “bật ngửa”.

Trong khi đó những quy định về sở hữu chung và sở hữu riêng ở chung cư không rõ ràng. Chủ đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng này để tranh thủ khai thác những sơ hở của quy định để kinh doanh trục lợi trên các dịch vụ như chỗ để xe, thang máy… Họ đã giữ lại những dịch vụ, tiện ích thiết yếu, mang tính chất khống chế đối với sinh hoạt của chủ sở hữu căn hộ và buộc người sử dụng phải mua lại với giá do họ đặt ra. Người sử dụng rơi vào tình thế “ăn cơm tù” của chủ đầu tư, từ đó phát sinh mâu thuẫn.

TP.HCM đang mọc lên rất nhiều nhà chung cư. Và “câu chuyện nhà chung cư” cũng đang là điều nhiều người quan tâm - Ảnh: N.C.T.

* Giá bán mua căn hộ ban đầu bao gồm những dịch vụ tiện ích tối thiểu. Nay các chủ đầu tư lại bán dịch vụ, chẳng khác nào người mua nhà chung cư phải mua dịch vụ đến hai lần?

- Về nguyên tắc, khi bán hết căn hộ thì chủ đầu tư “trắng tay”, phần sở hữu chung được trao về cho những người có nhu cầu sử dụng. Nhất thiết những phần sở hữu chung này phải được chung cư hóa, là sở hữu chung của toàn bộ các chủ sở hữu căn hộ chung cư (đây cũng là cách khai thác tài sản lâu dài và có hiệu quả nhất).

Nếu chủ đầu tư còn căn hộ chưa bán hết thì tùy theo số lượng, giá trị căn hộ, họ sẽ có một lượng phiếu nhất định khi biểu quyết những vấn đề liên quan đến chung cư. Nhưng thực tế, không ít chủ đầu tư sau khi bán hết căn hộ vẫn còn sở hữu các dịch vụ tiện ích và tiếp tục khai thác, kinh doanh để thu lợi. Như vậy, đúng là chủ đầu tư đã bán hai lần những dịch vụ tiện ích cho người sử dụng. Không ai mua căn hộ chung cư rồi phải đi thuê tất cả tiện nghi thiết yếu xung quanh mà đáng ra mình được hưởng.

Ở nhiều nước, pháp luật quy định tất cả những công trình tiện ích thiết yếu phải là sở hữu chung. Phần sở hữu chung này được quy định trong điều lệ của chung cư và phải đăng ký điều lệ qua cơ quan có thẩm quyền. Chủ đầu tư nào bị phát hiện lén lút giữ lại những tài sản buộc phải chung cư hóa để làm tài sản riêng và sau này khai thác trục lợi thì có thể bị xử lý hình sự. Do vậy, các chủ đầu tư không dám vi phạm.

* Dù có quy định nhưng trong các trường hợp tranh chấp thường thì phần thắng luôn nghiêng về các chủ đầu tư, người sử dụng chịu thiệt thòi. Phải chăng các quy định về quản lý chung cư vẫn chưa bảo vệ người sử dụng?

- Đó là do luật sơ hở. Một khi các chủ đầu tư biết chủ động khai thác những sơ hở đó thì phần thiệt đương nhiên rơi vào người sử dụng. Vụ tranh chấp bãi đậu xe hơi của một chung cư cao cấp ở Hà Nội là trường hợp điển hình. Luật cho phép chủ đầu tư giữ lại phần diện tích bãi đậu xe làm sở hữu riêng nên người sử dụng có phản đối kiểu gì cũng chỉ là “làm reo” chứ khó có thể đòi hỏi thêm quyền lợi gì cho mình.

Cần nói thêm, nhiều quy định hiện nay không phải là quy phạm mang tính mệnh lệnh bắt buộc và đôi khi có sự phiến diện. Sự phiến diện ở đây có thể do tình cờ nhưng cũng không loại trừ có sự tác động của các nhóm lợi ích khác nhau. Chẳng hạn nhóm nhà đầu tư có nhiều điều kiện để tiếp xúc và gây ảnh hưởng với nhà làm luật nhiều hơn nhóm người sử dụng lẻ tẻ, tiếng nói chưa đủ mạnh.

* Làm sao để giảm tranh chấp?

- Lâu nay, khi xảy ra va chạm giữa nhà đầu tư và người sử dụng chung cư, các cơ quan chức năng mới bắt tay vào quản lý, giải quyết. Tuy nhiên, họ lại chỉ giải quyết cái trước mắt, phần ngọn mà chưa triệt được nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn. Người mua căn hộ chung cư bị buộc phải sử dụng những tiện ích do chủ đầu tư cung cấp thì chủ đầu tư đã ở thế thượng phong khi xảy ra tranh chấp. Với trách nhiệm của mình, cơ quan chức năng phải làm cách nào để không phát sinh tranh chấp, không bộc phát tình huống đối đầu giữa chủ đầu tư và người sử dụng. Như vậy, chỉ có thể chung cư hóa tất cả những tiện ích trên, đưa chủ đầu tư thành người đồng sở hữu như những chủ sở hữu khác trong chung cư, lúc đó hai bên sẽ đồng hành và không còn mâu thuẫn.

* Thưa ông, hiện nay người sử dụng làm sao để có thể tự bảo vệ mình?

- Có thể nhà chức trách cũng đã cảm nhận được những sơ hở của các quy định pháp luật nhưng để sửa những quy định đó cần phải có thời gian. Nói vậy không có nghĩa là người sử dụng bị “bít đường”. Trong thời gian chờ sửa luật, người sử dụng phải tự bảo vệ mình bằng cách tích cực đấu tranh xây dựng điều lệ nhà chung cư càng công bằng càng tốt thông qua hội nghị nhà chung cư. Điều lệ này sẽ lấp những khoảng trống, sơ hở của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Người sử dụng nhà chung cư cũng nên tìm cách tiếp cận nhà làm luật để tác động, góp thêm tiếng nói bảo vệ mình.

PHÚC HUY - D.NGỌC HÀ thực hiện

TS Phạm Sĩ Liêm (viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng):

Ba điểm chưa rõ trong quản lý nhà chung cư

Ông Phạm Sĩ Liêm - Ảnh: C.V.K.

Thứ nhất, do những quy định về sở hữu chung riêng hiện nay chưa rõ ràng nên mới sinh ra tranh chấp và khó xử. Trong chung cư có ba loại sở hữu: sở hữu căn hộ, sở hữu các diện tích chung, sở hữu riêng của chủ đầu tư (phần chung cư không bán). Bộ Xây dựng nhập sở hữu của những người mua nhà và sở hữu của chủ đầu tư thành sở hữu riêng nên gây ra mâu thuẫn và rắc rối trong quản lý. Ở đây còn nhập nhằng chuyện chủ đầu tư đầu tư cho cả khu nhà và phần chủ đầu tư giữ lại.

Thứ hai, do thị trường bất động sản nước ta hiện nay chưa hoàn hảo vì chủ đầu tư có nhiều thông tin hơn người đi mua nhà. Nhà nước phải đóng vai trò là người cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho người mua nhà, cũng là người “gác cổng” để chủ đầu tư không đưa ra những thông tin gây thiệt hại cho người mua. 

Thứ ba, việc quản lý nhà chung cư là trách nhiệm và quyền hạn của những chủ sở hữu căn hộ qua hội nghị nhà chung cư. Hội nghị này sẽ quyết định những nội dung và chi phí quản lý. Người làm chủ ở đây phải là chủ sở hữu căn hộ chứ không phải chủ đầu tư. Thực tế ở nước ta hoàn toàn ngược lại là chủ đầu tư đặt ra điều kiện với các chủ sở hữu chung cư, đó là điều tôi không hiểu nổi.

Gần đây, các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM lại đặt ra giá trần phí quản lý chung cư để khống chế mức phí người dân phải đóng, thật vô lý. Thực tế yêu cầu trong xã hội rất đa dạng, hội nghị nhà chung cư sẽ quyết định mức phí này tùy theo khả năng của những người sở hữu căn hộ: chung cư có nhiều người nghèo thì họ đóng phí ít và giảm các dịch vụ, nhiều người giàu thì họ đóng phí nhiều và tăng thêm dịch vụ. Nhà nước không nên chăm chăm quản lý những vấn đề này.