Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

MỘT TIẾNG THỞ DÀI HAI NGHĨA KHÁC NHAU

Quan tòa hỏi một nhân chứng nữ:
- Có chồng hay chưa?
Bà này thở dài.
Tòa nói với thư ký:
- Ghi đi: Chưa chồng.

Một lát sau quan toà hỏi một nhân chứng nam:
- Đã có vợ chưa?
Người này cũng thở dài.
Tòa nói với thư ký::
- Ghi đi: Đã có vợ.

fb Hiệp Tôn THất st

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

NGÁO ĐÁ

Thỏ đang chạy trong rừng thì gặp Sói đang hít Heroin.
- Thỏ nói: " Anh Sói ơi! Anh hãy bỏ thứ độc hại chết người đó đi và theo tôi đi khắp khu rừng ngoài kia, có nhiều cảnh đẹp lắm :))"
Sói nghe lời và chạy theo Thỏ.
Đang chạy thì Thỏ và Sói gặp Cáo.
Thấy Cáo đang chơi thuốc lắc.
Thỏ cũng thuyết phục được Cáo đi theo Thỏ và Sói.
Chạy tiếp Thỏ lại gặp Cọp đang hút Cocain.
Thỏ lại nói: " Anh Cọp ơi! Anh hãy bỏ thứ đọc hại chết người đó đi và.....
Chưa kịp nói hết Cọp gầm lên:" DM con Thỏ kia, lần nào mày ngáo Đá mày cũng rủ tao chạy khắp rừng =))" 😂😂😂

P.s: Thấy vui nên copy về đọc mà cười bể bụng

PC sưu tầm

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

VẾT THƯƠNG

Vết thương cũ không thể liền da dù chỉ là vệt sẹo
Để phai mờ theo năm tháng thời gian.
Khi trái gió trở trời
Hoặc có ai vô tình mà gợi lại
Khiến lòng ta đau đớn hoang mang

Thế hệ lớn lên sau này
Không đi qua cửa chiến tranh
Ai thấu được trái tim người cầm súng
Ai biết được đằng sau những chiến công hào nhoáng
Là những ưu tư về thân phận của con người
Không được khắc tên trên bia đá cho đời trầm trồ ca ngợi săm soi
Cũng không được lưu danh trong tàng thư tội ác

Người thương binh già
Lang thang trên hè phố như những bóng ma
của quá khứ u buồn nhòa nhạt
Bên những cốc rượu tủi hờn
Những cơn say gạ gật
Chiến tranh mà
Đâu đơn giản một cuộc chơi

Có từng đi qua
Mới thấu được lẽ đời
Mới thấm thía
Vì sao
Trịnh Công Sơn thở những bài ca phản chiến
bị khép tội làm nản lòng người
làm hao mòn cục diện..
Chiến tranh mà
Đâu đơn giản một cuộc chơi

TRẦN PHONG VŨ
7/7/2017

Có những người lính trở về

-----

Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.
* * *
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt, rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng 'Metro'. Một buổi sáng thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học để ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...
Lên khỏi cầu thang trạm xe điện, tôi sững sờ thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bản nhạc vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ vài đồng lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi đến gần hơn, móc ví lấy tờ $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ, có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam, vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn lủng lẳng mấy huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:

- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương mày, nhung khi trở về, bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng cơm cháo qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
-Mày không sợ hả?
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ, khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ấy sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi, vì bị những nhân viên an ninh của Sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa, lang thang khắp đường phố Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở Đài tưởng niệm binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xăm đầy những hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho quê hương yêu dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả, trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ 'preview' bộ phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?

- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn, nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!

- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên quê hương mày.

Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều quần áo tươm tất, đầu tóc gọn gàng, đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'Một câu chuyện cảm động.

Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.
* * *
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhung cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhung đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học dể ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:

- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao dã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.

-Mày không sợ hả?
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.

- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi dã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không?Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?

- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!

- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của Sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong Sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Quốc hội, và viên chức Chính phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, bộ phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim mỗi nguời.
Thỉnh thoảng, tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng khuôn hình, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo!

Ai đó ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc phòng và Bộ Cựu chiến binh cùng một vài viên chức trong Chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức Nam Việt Nam trước 1975. Ai còn? Ai mất?

NGUYỄN DUY-AN

Fb Phong Bui

Bùi Viện Street..

Saigon nights ! Life on the street here is lively,energetic and loud....
Bùi Viện Street..


2013


TUYỆT CHIÊU



Giám đốc đang ôm thư kí trong khách sạn.

Thư kí :
- E nghe người ta nói a sợ vợ số một ?
Giám đốc :
- Bọn nó điên mới nói anh vậy, với anh vợ là con tép.
Thư kí :
- Vậy à, thế mới là tình yêu của em chứ. Đàn ông mà sợ vợ không đáng mặt đàn ông anh nhỉ.
Giám đốc:
- OK, em nói chí phải.Loại sợ vợ sống làm gì cho nhục......
................................................................................
Reng.....reng, vợ gọi đến.

- A lo, ông đi đâu từ sáng tới giờ chưa về nhà ??
Họp , giao ban gì đến giờ này??? lại đi với con đĩ nào hả. Bà mà biết bà xé xác ra làm trăm mảnh.

Giám đốc ( mặt thản nhiên)
- Dạ , dạ con nghe đây, mẹ làm sao vậy. Họp xong anh em nó bắt con phải khao vì tháng này kinh doanh vượt chỉ tiêu mẹ ạ. Bọn con đang nhậu và rút kinh nghiệm công tác luôn. Con về muộn một chút. Khổ lắm con có muốn nhậu nhẹt gì đâu , kinh doanh thời buổi này phải vậy.

Vợ dịu giọng:
- Nỡm ạ, ai là mẹ của ông! a uống ít thôi nhé, giữ sức khỏe. A huyết áp cao đấy.
Chồng mặt không hề biến sắc :
- Dạ vâng ạ, mẹ làm như con còn trẻ con ấy. Xong việc con về ngay.
Vợ mặt vui vẻ:
- Vậy được rồi anh tiếp khách đi. Nếu say quá thì không được tự lái xe đâu đấy.
Chồng mặt tươi như hoa:
- Mẹ yên tâm, con biết mà. Lần nào mẹ chẳng dặn con.
Vợ nũng nịu:
Thôi nỡm à, tiếp khách đi.Em yêu anh. (chụt)
Thư kí:
- Mẹ anh quan tâm thế. Thế anh về muộn vợ anh không gọi à.
Giám đốc vẻ mặt thản nhiên:
- Thách kẹo cũng không dám gọi. Có chăng chỉ xui mẹ a gọi thôi.
Thư kí :
- Người yêu em đáng mặt đàn ông ! Em yêu anh...

( Sưu Tầm )



Ảnh Dang Danh


Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

CHUYỆN CHỬI

Xã hội mình làm ăn ngày càng khó, nhiều vấn đề bất cập (nước đang phát triển nào chả vậy) khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau. Nhưng mình cố gắng khác biệt nhé, cố gắng mở miệng ra là nói những từ đẹp đẽ, thơm tho, hay ho cho nhau. Vì mình thuộc 1 nhóm người Việt trẻ văn minh, đẳng cấp, sang trọng về mặt tâm hồn...dù tiền bạc sự nghiệp chưa nhiều, thì nhân cách phải lung linh.

Chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Dượng chưa thấy 2 người phương Tây, 2 người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả ở Thái lan, Indonesia...dượng cũng không thấy. Họ chỉ tranh luận cái gì đúng, cái gì sai (what's right, what's wrong). Mình thì tranh luận ai đúng, ai sai (Who's right, who's wrong). Cái tôi lớn quá, không ai thua ai. Từ đó chửi ra đời.

Chửi là việc mình nói ngôn từ xấu xí mày là con vật này vật kia, cha mẹ mày là con này con kia, rồi lôi các bộ phận sinh dục nam nữ, hay các từ miêu tả chuyện giao hợp giao cấu...để nói. Việc chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo...dượng chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam là nhiều.

Tiếng Anh, chữ "chửi" rất ít ai dùng (scold), trong khi tiếng Trung thi rất nhiều câu có chữ này (ma). Dượng so sánh trong 2 cuốn 3000 câu tiếng Anh thông dụng thì không thấy câu nào nói chữ chửi bới trong khi cuốn 1600 câu tiếng Hoa phổ thông thì tràn ngập. Tây nó bực mình, nó có chửi thề để hạ hoả, nhưng đứng chửi nhau, lên mạng chửi nhau...thì không. Nhật nó bực mình, nó nhào vô quánh 1 cái, rồi hết. Vậy đi, bực quá thì vô toilet chửi thề 1 cái, rồi thôi, lo làm lo hạc, dành thời gian cho việc khác.

Cũng đừng vào các trang mạng mà có mấy bài viết chửi bới nhé, đọc sẽ bị lây nhiễm cái tiêu cực của người viết, vì họ nhìn vấn đề phiến diện, cực đoan và méo mó. Việc gì dù nhỏ xíu chứ mổ xẻ ra một hồi, công kích cá nhân, biến thành đám đông hỗn loạn dù trên mạng ảo. Mình đừng tò mò đọc. Mình cứ nghĩ không sao nhưng thật ra là bị ảnh hưởng đấy. Những người viết các status mà phải có các từ đệm về các cơ quan sinh dục, các hành vi sinh lý cơ thể, tình dục, dùng các từ hạ đẳng....mình nên unfriend, unfollow. Họ bị ức chế quá nên cứ vọt ra như thế, mình nên thông cảm, không lên án cũng không cổ xuý. Vì một ngày nó dội cho mấy cái status, mình đọc riết sẽ bị nhiễm. Follow các trang văn chương thơ phú cho tâm hồn thật đẹp.

Mấy ông già văn hoá cũ hay chửi lắm. Mấy đứa trẻ mới tập viết cũng bắt chước mấy ông già này, suốt ngày google thông tin và cái gì cũng chửi. Thêm mấy chị biết viết lách chút cũng chửi để nổi tiếng. Còn comment thì ôi thôi, toàn chửi cho đã, vì ném đá trên mạng thì dễ do không lộ diện. Giải quyết được vấn đề không, rõ ràng là không.

Thì mình thông cảm, chửi là 1 sự bất lực của trí tuệ. Trí tuệ dùng để chứng minh, làm, giải quyết chứ không chửi. Trí tuệ mình có, mình khác. Môi đỏ răng xinh thì hãy nói những từ thơm ngát.

Mình cố gắng thoái khỏi văn hoá xấu xí này

" Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Chửi nhau là không ngoan
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi."

Còn mình đọc bài này rồi mà vẫn tham gia cộng đồng chửi ấy, thì coi bức hình minh hoạ. 2 chị mặc váy chửi nhau, vì mất gà hay mất chó gì đó. Sau luỹ tre làng, mấy ngàn năm còn quá nhiều cái cũ.

TONY BUỔI SÁNG
2016

Ảnh sưu tầm Internet