Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

LÃNH BINH THĂNG

SÀI GÒN YÊU DẤU – 

ACE chúng ta không bao giờ mất Sài Gòn và không bao giờ quên được những địa danh thật dễ thương. MờI quý Bạn xem lạI: Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn. Theo  học giả Trương Vĩnh Ký:  

*- Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng. (Lãnh Binh Thăng tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798 - 1866) là một võ tướng nhà Nguyễn, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Bến Tre và Nam bộ.

Lãnh Binh Thăng sinh tại năm 1798 tại ấp Giồng Keo, làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).

Xuất thân trong một gia đình nông dân, từ miền Trung vào lập nghiệp đã lâu nên khá giả. Cha ông tên Nguyễn Công, mẹ là Trần Thị Kiếm. Cha mẹ ông sinh được ba người con, ông là con trai trưởng. Từ thuở thiếu niên, Nguyễn Ngọc Thăng phải giúp cha mẹ nhiều công việc đồng áng và tỏ ra ham học, thông minh, có thiên hướng về võ nghệ. Do vậy, ngoài học chữ Hán của các thầy đồ trong làng, ông còn cùng với bạn bè trang lứa tìm đến các lò võ xung quanh vùng để học võ nghệ. 

Lớn lên, ông đăng lính triều đình. Vốn thông minh và giỏi võ nghệ, nên trong thời gian ở quân đội, ông luôn được cấp trên quan tâm. Đến năm 1848, dưới thời Tự Đức, ông được thăng chức lãnh binh. Đến khi đủ tài lực, ông đứng ra chiêu mộ dân để khai khẩn đất đai, lập đồn điền vùng Bảo Hựu (Bến Tre). 

Mờ sáng ngày 1 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1858), năm Tự Đức thứ 11, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. Sau 5 tháng giao tranh, quân Pháp vẫn bị cầm chân ở nơi đây. Theo lệnh của tướng Pháp tên Rigault de Genouilly, hai phần ba số lính Pháp kéo vào tấn công thành Gia Định. 

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp đổ bộ, nã đại pháo và dùng chất nổ đánh thủng cửa Đông thành. Quân Pháp dùng thang cao leo vào, pháo của quân Việt từ trên thành bắn xuống, nhưng không mấy hiệu quả... Nhận được tin, Lãnh Binh Thăng đem binh từ Thủ Thiêm đến cứu viện, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành Gia Định đã bị đối phương chiếm lấy, sau khi đôi bên giáp mặt đánh nhau rất ác liệt. 

Thành mất, Hộ đốc trấn giữ thành là Võ Duy Ninh và án sát Lê Từ tuẫn tiết. Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế liền phái Thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 1500 quân vào đóng ở Biên Hòa, còn Lãnh Binh Thăng được lệnh vẫn đóng giữ vùng Chùa Cây Mai. Tại đây, ông cho củng cố đồn lũy, nhưng do vũ khí của Pháp quá mạnh nên chỉ sau một thời gian cầm cự, ông cũng phải bỏ đồn. 

Sau khi chiếm được thành Gia Định và hạ xong Đại đồn Chí Hòa, Pháp xua quân tiến đánh Định Tường, vì đây là cửa ngõ của vựa lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng ba tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Vua Tự Đức xuống chiếu dụ kêu gọi bãi binh. Không đồng tình, Trương Định vẫn ở lại Gò Công để tiếp tục kháng Pháp. 

Khi ấy, Lãnh Binh Thăng cũng đã rút quân về Gò Công. Kể từ đây, ông tiếp tục chiến đấu chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Trương Định. 

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn (trước là thuộc hạ của Trương Định) dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ đánh úp bản doanh. Trương Định bị trọng thương và ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công), để bảo toàn khí tiết vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. 

Dù bị tổn thất lớn, nhưng Lãnh Binh Thăng vẫn cùng với các nghĩa quân quyết tâm chiến đấu, không chịu qui hàng. 

Vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 (tức ngày rằm tháng 5 năm Bính Dần), trong lúc đang chỉ huy nghĩa quân đánh nhau với đối phương ở hữu ngạn sông Soài Rạp, ông bị trúng đạn, tử thương. Lợi dụng đêm tối, các thuộc hạ trung thành đã dùng ghe đưa thi hài ông về Mỹ Lồng (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm) để an táng ông. 

Nghe tin ông mất, vua Tự Đức có phong sắc, áo, mão và một thanh gươm. Do chiến tranh, những di vật này đặt tại ngôi miếu thờ ông ở ấp Giồng Keo bị hư hỏng và thất lạc.
 
Mộ Lãnh Binh Thăng hiện ở tại ấp Giồng Keo, làng Lương Mỹ, tổng Bảo Thành (nay là ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
 
Tại Bến Tre từ năm 1955 đã có con đường mang tên đường Lãnh Binh Thăng. Và hiện nay, ở Thành phố Sài Gòn cũng có một con đường, một ngôi chợ, một cây cầu mang tên hoặc chức vụ của ông (cầu Ông Lãnh, chợ cầu Ông Lãnh) 

Đình làng Nhơn Hòa (Cô Bắc, quận 1, Thành phố Sài Gòn và tại đình làng Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm đều thờ Lãnh Binh Thăng. Hàng năm đến kỳ quý tế, hai nơi này đều có tổ chức lễ tưởng niệm rất trọng thể. 

Năm 1997, đình thờ và mộ ông ở Mỹ Thạnh đã được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Cầu Ông Lãnh do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai-Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m. 

Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Sài Gòn, gần mé sông bến Chương Dương). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.. 

Nhưng có người lại bảo rằng: Mặc dù sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), toàn Nam Kỳ đã thuộc Pháp nhưng nhà Nguyễn vẫn được phép đặt một lãnh sự quán ở Sài Gòn. Trụ sở ấy đóng tại góc đường Đề Thám-Trần Hưng Đạo ngày nay, và vị lãnh sự đầu tiên là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Do ông này thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ, từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh. 

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)... là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.

Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.

Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.

Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định "chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác". Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa

Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên".

Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã "Bà Quẹo". Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An...

Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, "do có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè".

Đúng, địa danh Bà Quẹo ở quận Tân Bình. Địa danh Bà Quẹo có từ thế kỷ 19, chỉ khu vực gồm phường 13 và 14 của quận Tân Bình. Đây còn là tên chợ trên đường Trường Chinh đoạn gần ngã ba Âu Cơ, thuộc phường 14.

Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, diện tích hơn 2.000 m2. Năm 1978, chợ được đổi tên thành Võ Thành Trang, là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An..
Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm...

Một giải thuyết khác, xưa ở chợ có một phụ nữ không chồng con, tay bị tật (người miền Nam gọi là vẹo hay quẹo tay) buôn bán lâu năm. Người trong vùng lấy đặc điểm này đặt tên chợ cho dễ nhớ, lâu dần cách gọi này thành tên chợ.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

DỊCH

Gã không tài hoa nàng phải đâu bạc mệnh
Dẫu chỉ là tương ngộ tuổi tàn canh
Mới chớm có dịch thôi mà thiên hạ tanh banh
Câu ly biệt sớm treo trên đầu môi chót lưởi

Không có nắng có gió
Khói đồng lấy gì vi vút thổi
Mảnh xương đau ai gặm giữa đêm buồn
Con hát hờn vỏ vẻ khúc sâm thương
Bài hát cũ được gọi là dĩ vảng

TRẦN PHONG VŨ


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Nhớ con đường Lê Văn Duyệt.



Đêm giao thừa mỗi năm, như thông lệ, nhiều gia đình ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đi chùa hoặc đi hái lộc đầu năm. Muốn hái lộc linh nhất xứ thì phải chịu khó hái lộc và xin xăm ở Lăng Ông Bà Chiểu.
Đường Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định

Đường đến Lăng Ông phải nói là xa diệu vợi cho bà con ở các quận thuộc loại số lớn. Muốn đi từ Chợ Lớn hay Sài Gòn qua Lăng Ông duy nhất chỉ có con đường Lê Văn Duyệt. Có người thắc mắc “đường Lê Văn Duyệt gần mà, ngay ngã sáu Phù Đổng chạy lên ngã tư Bảy Hiền…”.

Thế là có người tóc muối thủng thỉnh, chiêu ngụm nước trà trả lời: “Không phải, Lê Văn Duyệt bạn nói đó là đường Lê Văn Duyệt của Sài Gòn. Còn Lê Văn Duyệt để đi đến Lăng Ông là Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định”. Nhớ nhe, tỉnh Gia Định!

A, thế thì người hậu sinh vỗ trán chưa nhăn vì đời thốt lên: “A, đường Lê Văn Duyệt, có Trường nữ sinh Lê Văn Duyệt, ngôi trường áo trắng bên cầu Bông”. Đầu cầu Bông bên quận 1 là điểm khởi hành và dốc cầu chính là tỉnh lỵ Gia Định. Cầu Bông – cây cầu chia ranh giới Sài Gòn, Gia Định này – khởi thủy tên là cầu Miên vì vua Cao Miên tên Nặc Tha, bị đánh đuổi chạy qua Gia Định ở đã xây cầu này (1731) để qua sông.

Theo ông Thái Văn Kiểm, sau này cầu được dân ở đây gọi là cầu Xóm Bông vì nơi đây là khu chuyên trồng hoa kiểng, sau được gọi tắt là cầu Bông. Không biết cầu Bông này có phải là cây cầu mà chúng tôi thường hát “Ai đi ngang cầu bông, té xuống sông ướt cái quần nilông” hay không? Nếu qua cầu này vào buổi sáng, hoặc vào giờ tan trường thì ôi thôi những nữ sinh Trường trung học Lê Văn Duyệt tung những tà áo trắng, nhuộm trắng khắp cả con đường trần.

Con đường ngắn, lịch sử dài

Đường Lê Văn Duyệt từ đầu cầu Bông đến ngã ba Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) dài khoảng 1.975m, lộ giới thuộc loại “khủng” thời xưa là 30m. Thời Pháp, khoảng năm 1874 được gọi là đường l’Inspection, nhưng dân cư khu vực này quen gọi là đường Hàng Thị. Không rõ thời gian nào trong thời Bảo Đại, đường l’Inspection được đổi tên là Lê Văn Duyệt, nhưng trong một bản đồ vào năm 1952 đã thấy có tên đường Lê Văn Duyệt (tỉnh Gia Định).

Đến tháng 8-1975, khi tỉnh Gia Định sáp nhập vào Sài Gòn thì đường Lê Văn Duyệt trở thành đường Đinh Tiên Hoàng và bây giờ đã được trở lại với tên đường ngày xưa cũ.

Trong một bài ngắn, không thể nói hết công lao của vị thượng công hai lần làm tổng trấn Gia Định thành (tổng cộng 15 năm trong hai đời Gia Long và Minh Mạng).

Riêng thành phố Sài Gòn, năm 1955, chánh quyền Ngô Đình Diệm đã ghép bốn con đường Verdun, Nguyễn Văn Thinh, Thái Lập Thành, Chanson thành đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) chạy dài từ quận 1 đến quận Tân Bình (theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Đình Tư).

Riêng tại tỉnh Gia Định, trước khi đến đường Chi Lăng, đường Lê Văn Duyệt chạy ngang qua một cụm đường được đặt tên các công thần nhà Nguyễn như: Châu Văn Tiếp, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh.

Ngày xưa, những người Sài Gòn, Chợ Lớn đi qua tỉnh Gia Định thường phải qua đường Lê Văn Duyệt. Và họ nhớ từ hướng Sài Gòn xuống cầu Bông qua đường Lê Văn Duyệt một đoạn sẽ gặp một nơi được gọi là khu Khăn Đen Suối Đờn. Không phải ở đây có giặc cờ vàng khăn đen gì, mà chỉ là một khu chuyên bán khăn xếp đội đầu cho đàn ông nổi tiếng vùng Sài Gòn – Gia Định. Ai muốn có chiếc khăn xếp thật oách thì phải đến đây mà tậu, nếu không thì phải đến tiệm của ông Nguyễn Đức Nhuận – chủ báo Phụ Nữ Tân Văn – mà tìm.

Đường Lê Văn Duyệt (tỉnh Gia Định) không chỉ có “khu thương mại” phân phối khăn đen, mà còn là con đường để hằng ngày những họa sĩ tương lai đến Trường cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (đường Chi Lăng) vẽ vời, nặn tượng. Rất nhiều bác sĩ tương lai hằng ngày cũng phải qua con đường này đến thực tập hay nội trú tại Bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là Bệnh viện Nhân Dân Gia Định).

Một con đường không dài nhưng cũng mang nhiều lịch sử và ký ức, chất đầy ước mơ, hi vọng của nhiều thế hệ Sài Gòn – Gia Định không chỉ của ngày xưa cũ!

Sở dĩ con đường được đặt tên Lê Văn Duyệt vì khi ông mất, dân Gia Định thành đã xây lăng thờ phượng, một công trình tuy không bề thế nhưng đẹp về kiến trúc, tâm linh uy nghiêm. Có một thời cổng tam quan của Lăng Ông đã trở thành biểu tượng không chính thức của Sài Gòn, được in trên giấy bạc 100 đồng.

Hồi đó và hầu như tới bây giờ cũng vậy, ông già bà cả đều gọi là Lăng Ông Bà Chiểu hoặc gọi tắt là Lăng Ông. Không ai dám gọi là Lăng Ông Lê Văn Duyệt vì… sợ “ngài” quở chết.

LÊ VĂN NGHĨA.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

CAFE CHIỀU

N CHIỀU

Chiều tới chưa sao đã vội lên đèn
Mà ai xiêm áo vẫy như quen
Và ai  hai mắt xuyên lồ lộ
Mảnh quần hồng lả lướt giữa lòng đêm

Chiều săm soi qua từng sớ thịt da
Ngỡ hương nồng trên chăn gối phôi pha
Bờ vai tóc rũ mùi chinh chiến
Vó ngựa bay một thuở thảo nguyên xa

Chiều lân la ngồi đếm những ngón tay
Phím đàn nào rung từng khúc rạc rày
Bờ môi nào ghé bên tai thổi
Để gió đằng đông lạc nẻo tận trời tây

Nếu có phải chiều của muôn năm cũ
Chớ buông tay hãy ghì xiết vai ta
Đêm nức nở rung lên từng nhịp  thở
Của một lần dậy sóng trước chia xa

TRẦN PHONG VŨ

Ảnh Danh Dang st

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Hình như người mắc nợ tôi
Ngờ đâu tôi nợ lại người , thấy chưa
Nhà người gánh chịu gió mưa
Ngờ đâu mưa gió đã lùa sang đây

Khen người đội đá vá mây
Khen tôi yêu phải một tay gian hùng

Mong-Hoa Vo

Tám thôi , rơi vào ai nấy chịu há :)))⁹