Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? NHÀ VĂN TÔ HOÀI


          
Blog Nhật Tuấn .

Mới đây, một anh bạn nhà văn khá nổi tiếng sau khi đọc loạt “ Chân dung hay chân tướng nhà văn” gọi điện khuyên tôi không nên viết các nhà văn quá cố, bởi người chết không còn cãi được mà chỉ nên viết người đang sống, còn “phản biện” được.
Chiều lòng anh bạn, kỳ này xin nói tới một nhà văn cao tuổi : lão nhà văn Tô Hoài.
 Sinh thời, ông trùm văn hoá mác xít Việt Nam, nhà phê bình văn học Như Phong “khái quát “ về nhà văn Tô Hoài vẻn vẹn có mỗi một câu :“thằng ngoại ô láu cá, văn chương đẽo gọt”.
Văn chương khoan nói , nhưng về cái sự khôn lỏi, láu cá đầy phong cách “ngoại ô” thì Hội nhà văn phải lấy “ông này tiên sư”.
Thời bao cấp, đi nước ngoài “tham quan, hội thảo, gặp gỡ” ( hồi đó chưa có từ “giao lưu”) còn là một mơ ước xa vời với các bác có chân trong Hội nhà văn Việt Nam.
Từ khâu đầu tiên được Ban đối ngoại Hội dự kiến, Ban thường vụ Hội duyệt rồi qua Bộ Nội vụ, Bộ Văn hoá, Bộ Ngoại giao rồi tới Vụ Văn Nghệ,  Ban tuyên giáo trung ương , Ban bí thư…là cả một “con đường sấm sét”  muôn vàn trắc trở.  Cử ai đi chứ cái thằng cha X. này phải coi lại . Nghe nói tư tưởng “có vấn đề ”. Nghe nói phát ngôn lung tung. Nghe nói viết lách không rõ ràng…Bằng ngần ấy ông “gác cửa”, chỉ cần một ông “ phán cho một câu” là rớt đài…đợi chuyến sau.
Ấy vậy mà lọt qua được bằng ấy cửa tử rồi, vẫn cứ phải chờ “anh Lành “ ( tức đồng chí Tố Hữu ) gật cho một phát mới gọi là tạm yên tâm và bắt đầu hồi hộp chờ nhận comlê, cavát , hộ chiếu, vé máy bay đợi ngày xuất ngoại.
Hội nhà văn Việt Nam hồi đó có hơn 150 Hội viên mà hàng năm chỉ có dăm bảy suất , bởi vậy đó là cuộc đấu tranh sinh tử, giành giật âm thầm và quyết liệt chẳng thua gì vũ đài quyền Anh.
Nhà văn nổi tiếng và có nhiều tác phẩm giá trị như Nguyễn Thế Phương, tác giả tiểu thuyết “Đi bước nữa”, “Đào chèo”…mà đến tận cuối đời mới được đi Trung Quốc ngắn ngày, còn nhà thơ Quang Dũng, từ “ Đôi mắt người Sơn Tây” tới “Nhà Đồi” , viết lách cả ngàn trang văn học cách mạng mà …chưa ra khỏi biên giới lần nào.
Ấy thế mà riêng Tô Hoài, tổng kết lại trong thời bao cấp ông đã xuất ngoại tới cả trăm lượt, đủ  các nước Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi đến mức dân gian  có câu :
“Đảng đoàn là Đảng đoàn Thông,
Ở đâu có rượu là ông tới liền
Đảng đoàn là Đảng đoàn Hoài,
Hễ đi nước ngoài là có ông ngay…”
Hồi đó ông nhà thơ Hoàng Trung Thông và ông nhà văn Tô Hoài đều có chân trong Đảng đoàn Hội nhà văn Việt Nam . Các bác Hội viên “ cả đời chưa một lần đặt đít lên ghế  tàu bay” phải ca cẩm :
” cái thằng ranh ma thế , có mỗi con dế mèn mà bay khắp thế gian” .
Xem vậy đủ hiểu bác Tô Hoài luồn lách, chen lấn , cỡ cao thủ võ lâm mới lập kỳ tích số lần đi nước ngoài đáng đưa vào Guiness Hội nhà văn Việt Nam .
Vậy nhưng cái tính “ngoại ô láu cá” ấy của bác Tô Hoài chẳng phải do cách mạng hun đúc mà ngay từ hồi còn phong kiến đế quốc bác đã có nó  rồi. Ngày nay đọc lại “Dế mèn phiêu lưu ký” mới thấy “anh Sen làng Nghĩa Đô” ( tên thật của tô Hoài) đã ranh ma từ độ ấy, mới giật mình, sao chú dế oắt “ngoại thành” này “khôn lỏi” thế ? Lo toan cho cái thân mình thế ? Mới nứt mắt chú đã :
“Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành cái giường  ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được…Bởi ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm…”
Từ thủa ấu thơ đã “phòng thân” kỹ lưỡng vậy trách gì khi trưởng thành chẳng rút ngay bài học “chui tọt ” vào hang sau khi lớn giọng trêu chị Cốc “ vặt lông cái Cốc cho tao, tao nấu tao nướng, tao xào tao ăn” để mặc thằng Dế Choắt bị chị Cốc “giận cá chém thớt” mổ cho đến chết, trong lúc đó Dế Mèn ta “ lên giường nằm khểnh, vắt chân chữ ngũ”, thây kệ thằng Dế Choắt ăn đòn thay mình.
Sau này, trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, dù chàng Dế Mèn chẳng dám chọc tức Đảng câu nào, nhưng cũng “tự đấm ngực nhận lỗi” trên báo Nhân Dân số ra ngày 12 tháng 3 năm 1958 :
 “Tư tưởng xấu của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã tiếp tục len vào cơ quan của Hội nhà Văn, trên báo Văn, gây nhiều tác hại. Quan niệm mơ hồ của tôi, khách quan đã tạo điều kiện cho khuynh hướng tư tưởng nhóm ấy lợi dụng diễn đàn báo Văn và một số cơ quan khác của Hội Nhà Văn như nhà xuất bản, câu lạc bộ, đã gieo rắc quan điểm chính trị và nghệ thuật nguy hại. Sự yên tâm vô lý của tôi trước tình hình đó là do tôi đã hầu như không để ý rằng miền Nam còn nằm trong lưới đế quốc Mỹ. Bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ Diệm ngày đêm tìm mọi cách gieo rắc tư tưởng thù địch để phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc của chúng ta. Trong văn học hiện nay không thể quên mỗi tư tưởng đều hoặc có lợi cho ta hoặc có lợi cho địch. “
Rồi thì thây kệ “chị Cốc” cứ “mổ” la liệt các “ chàng Dế Choắt” : Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán… đuổi đi đào đất, vác than. Chàng Dế Mèn chui tọt ngay vào cái hang “ đề tài miền núi” viết toàn chuyện “quan thống lý Pá Tra” đàn áp , bóc lột “vợ chồng A Phủ”  tức “người Mèo ta khi chưa có Đảng”, tránh xa mọi chuyện hiểm nguy nơi phố thị, tha hồ cho “chị Cốc” hoành hành, chàng cứ ung dung “toạ hưởng kỳ thành”, vắt chân chữ ngũ lâu lâu lại “cưỡi con dế mền ” bay đi tham quan nước bạn.
Thành công đó là nhờ Tô Hoài đã rút “kinh nghiệm” của chú Dế Mèn ngày xưa :
“Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân”.
Cái đám Nhân văn Giai Phẩm kia đúng là “hung hăng bậy bạ”, “có óc mà không biết nghĩ” , “ Ôi thôi, chú mày ơi. Chú mày có lớn mà chẳng có khôn” (lời Dế Mèn dậy Dế Choắt) thì bị Đảng cho ăn đòn còn oan nỗi gì ? Phải khôn ranh, láu cá thì mới giữ được thân, hưởng lộc dài dài, chẳng thế mà hiền lành như nhà văn Bùi Hiển cũng phải than :
” Tôi lại có cảm giác là anh ( Tồ Hoài) có khuynh hướng hơi e ngại, hơi dè chừng…”.
 Giống như  chú Dế Mèn trong suốt cuộc phiêu lưu , chẳng thấy “hành hiệp giang hồ”, đánh kẻ mạnh cứu kẻ yếu , toàn đi “chọi “ với Cào Cào , Châu Chấu …mà cứ hễ thua là bỏ chạy. Tô Hoài cũng vậy, suốt cả mấy thập kỷ ngồi ghế “lãnh đạo văn nghệ” (hết Hội nhà văn Trung ương lại tới Hội nhà văn Hà Nội), bao nhiêu nhà văn Hà Nội bị “Cốc mổ” như  Nguyễn Xuân Khánh, Châu Diên, Vũ Bão, Lê Bầu…mà chưa lần nào thấy ông Dế Mèn lên tiếng bênh vực đàn em, chưa kể có khi còn xúi “chị Cốc” mổ thêm cho chết.
 Hoá ra “ triết lý con lươn” của Nguyễn Khải – cứ gặp rắc rối là tiết chất nhờn lủi mất, còn thua xa bí kíp “chui tọt xuống hang” của bác Dế Mèn. Cứ chữ “thọ” đeo sau lưng, Nhân văn –Giai Phẩm lủi lên Tây Bắc, Mỹ đánh bom Hà Nội , chuồn lên rừng…  cứ thế làm gì bác chẳng lập kỷ lục  Guiness “hễ đi nước ngoài là có ông ngay”.
Vậy nhưng “cứ tọt xuống hang” vậy rồi sự nghiệp văn chương chữ nghĩa của bác rồi sẽ đi về đâu ?

Blog Nhật Tuấn.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

CHÙA TÂY PHƯƠNG



Huỳnh Hậu.

Chùa Tây Phương là một ngôi chùa cổ được khánh thành vào cuối thế kỷ 18 ở Huyện Thạch Thất, Tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Trong ngôi chùa này có 18 bức tương A La Hán được điêu khắc bằng gỗ rất nổi tiếng. Mỗi tượng A La Hán được nghệ nhân dùng tài điêu khắc xuất sắc của mình để diễn tả từng nét mặt khác nhau thật sinh động.

Tôi chưa hề có dịp ghé thăm ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng, nhưng đọc những tài liệu liên quan, thì biết phần lớn những tượng A La Hán trong chùa này đều mang nét đau khổ, sầu thảm của nhân sinh. Có lẽ điều này bắt nguồn từ giáo lý nhà Phật, muốn nhắc nhớ con người về những nguồn khổ trong cuộc sống. Cũng giống như thuở xa xưa Thái Tử Tất Đạt Đa từng trải nghiệm Sinh Lão Bịnh Tử ở bốn cửa thành rồi sau đó quyết định xuất gia, đi tìm chân lý cứu đời, cuối cùng trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Với con mắt của một người bình thường thì ý nghĩa của từng gương mặt của các vị A La Hán ở chùa Tây Phương chỉ có như thế!

Nhưng với những tay bốc phét, có hoa miệng, thì chúng bốc lên tận trời. Những nét mặt khổ đau, phiền muộn của các A La Hán được chúng ví như "Nỗi đau khổ của cha ông" khi chưa có ánh sáng của "đẻng" soi tới. Hãy nghe Huy Cận viết trong bài thơ Các vị La Hán Chùa Tây Phương:

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Một bài thơ bồi bút, ca ngợi ơn đảng ơn bác để kiếm chổ đặt cái đít, ý nghĩa tóm gọn như thế, nhưng Huy Cận bốc láo là đã cưu mang, suy tư suốt 20 năm, từ 1940 tới 1960, mới viết xong. Nghe mà phát nhợn, đừng bốc quá chứ cha nội!

Nhưng Huy Cận không có mình ênh, kể về nịnh bợ thì Chế Lan Viên cũng không chịu đứng hàng thứ hai, văn vô đệ nhị mà lị! Hãy nghe họ Chế tán tỉnh đảng và bác trong bài thơ có tựa đề hơi hơi giống với lời Tổng Trọng tuyên bố trong năm 2016, dám Tổng Trọng nghe bùi tai nên cầm nhầm chăng? Bài thơ của Chế Lan Viên Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?

Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Những pho tượng Chùa Tây Phương 
Không biế́t cách trả lời.

Hai ông kiện tướng của một thời thơ mới, sau khi được đảng rọi đèn chân lý qua tim, đã trở thành thiên tài bưng bô siêu đẳng. Quái một điều là cả hai đều nhắm vào mấy A La Hán của Chùa Tây Phương để khai đao. Nỗi đau khổ của nhân sinh, trên toàn cõi đời này, không riêng gì ở Ấn Độ hay quốc gia nào, bỗng chốc lọt vào tay mấy cha lại trở thành cái khổ cái nghèo của dân Việt Nam dưới sự áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân, mà nếu không có "Câu Trả Lời" của đảng là chết chắc, suốt đời sẽ mặt ủ mày chau!

Những tên lau chau, hụ hợ với hai ông thi sĩ bưng bô, ra sức phân tích, bình thơ, nào là nghệ nhân điêu khắc A La Hán bằng bàn tay khéo léo của mình, còn Huy Cận và Chế Lan Viên điêu khắc A La Hán bằng thơ. Với tài năng như thế của Huy Cận, Chế Lan Viên,Tố Hữu, chả trách gì Hồ Chí Minh được điêu khắc thành cha già dân tộc liền tù tì!

Nhờ ơn đảng bác đã cho dân tộc câu trả lời, nên gần một thế kỷ qua, đất nước Việt Nam đã thăng tiến lên hàng quốc gia mạt rệp, mọi lãnh vực từ quốc phòng, kinh tế,giáo dục, y tế v.v... đều de theo cấp số lùi.

Chế Lan Viên khi ngủm rồi, người ta moi ra mấy bài thơ di cảo, mới lòi ra những gì ông viết trước đây toàn là BỊP. Còn Cù Huy Cận?

Thiên đường xã nghĩa tốt như thế mà thằng con luật sư "mặt hổ phù lưng cánh phản" CHHV của ông nhà thơ bỏ chạy theo tư bản giãy chết. Mang danh tiến sĩ luật, nhưng u mê ám chướng cách gì mà chạy qua Mỹ rồi vẫn ngáo đá binh vực cho cách hành xử của Tổng Trọng. Hết ý luôn!

Huỳnh Hậu.

THOÁT MẶC CẢM HÁN-VIỆT

 Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng:


THOÁT MẶC CẢM HÁN-VIỆT

. Nguyễn Hữu Nghĩa


Chữ và tiếng hán-việt là chữ Việt gốc Hán. Nhiều vị chủ trương nên bỏ quách tất cả các chữ gốc Hán đi để giữ cho văn hóa Việt được “độc lập”, ít nhất trong giai đoạn cần thoát Trung. Nghe thì rất phải, rất đúng, rất yêu nước, nhưng có cần phải làm vậy không, làm được không và làm tới mức nào?


Có cần phải loại trừ chữ và tiếng Việt gốc Hán trong văn tự và ngôn ngữ Việt Nam không? Tôi nghĩ, chắc chắn là không. Lý do là tuy gốc Hán nhưng nó đã trở thành chữ Việt, tiếng Việt, đọc theo lối Việt và chỉ có người Việt mới hiểu được. Thí dụ tên tôi, Nghĩa, nếu tôi viết 義 theo phức thể hay 义 theo giản thể và đọc là /yì/ theo quan thoại thì hầu hết người Tàu hiểu; nhưng nếu tôi viết “Nghĩa” và đọc là /nghĩa/ thì chỉ có người Việt hiểu và người Tàu không thể hiểu. “Nghĩa” đã là chữ Việt, không ai có thể đòi tại sao phải “trả” hay bỏ đi? Đa nghi một chút, tôi có thể đặt hỏi: hay có âm mưu gì chăng? Mượn cớ yêu nước để huỷ hoại phần lớn chữ và tiếng Việt hiện tại để dọn đường cho mai sau, thay vì “nghĩa” thì phải viết义và đọc là /yì/ chăng?


Một lý do nữa để không cần bỏ chữ và tiếng hán-việt, vì sẽ làm nghèo đi, rất nghèo, tiếng Việt. Các dân tộc trên thế giới, từ những nước giàu mạnh đến những nước nhỏ yếu, đều du nhập tiếng nước ngoài để làm giàu cho kho ngữ vựng. Người Nhật đã dùng “pasokon” để nhập “personal computer”, intanetto để nhập “internet” hay “kamera” để nhập “camera”,.. họ có mặc cảm gì đâu!


Có người nói, bỏ hết hán-việt để giữ cho văn hóa Việt Nam được độc lập hoàn toàn.


“Để giữ cho văn hóa Việt Nam được độc lập hoàn toàn”? Bỏ quách các chữ hán-việt đi thì câu này còn lại bốn chữ: “để, giữ, cho, được” và phải tìm chữ nôm để thay “văn hóa”, “Việt Nam”, “độc lập”, “hoàn toàn”.


Thay “độc lập” bằng “đứng một mình” thì tàm tạm được; nhưng còn “văn hóa”? Văn học và giáo hóa? Học chữ và dạy chữ? “Văn hóa” rộng hơn thế rất nhiều. Nếu phải cắt nghĩa cho đầy đủ e phải một câu dài, và nếu trong khi không thể cắt nghĩa thật ngắn và không được dùng bất cứ một chữ hán-việt nào thì tôi chịu thua! Lại còn “hoàn toàn” nữa, đã hết đâu! Chỉ riêng một việc thay chữ “giải thích” bằng “cắt nghĩa”, tôi đã phạm lỗi hán-việt tới phân nửa: còn vướng chữ “nghĩa” trong “cắt nghĩa”!


Nếu bỏ quách tất cả chữ hán-việt thì ngay cả tên nước Việt Nam cũng sẽ không còn, và khoảng 95% tên người Việt cũng biến mất. Tên họ tôi (Nguyễn Hữu Nghĩa) có thể tạm thay bằng “Gốc Có Phải”, nhưng tên của rất nhiều vị khác có thể sẽ rất khó thay, thí dụ ký giả Sơn Tùng, thay “sơn” bằng “núi” thì dễ, nhưng “tùng” (cây tùng) không có trong tiếng thuần Việt, làm sao thay? “Sơn Tùng” thành ra “Cây …Gì Ấy Trên Núi” chăng? Dài quá, nghe không xuôi!


Tên họ người Việt, bỏ bớt cái họ phiền phức đi, chỉ giữ mỗi cái tên nôm như Tèo, Thơm, Bông, Được, Đủ, Giàu, Phải,.. cũng không sao, đó là chuyện riêng của từng người; nhưng còn cả một kho văn học Việt viết bằng chữ Hán và Nôm do người xưa để lại, sẽ ra tro ra khói! Cái kho đó lớn lắm, có tới 20 thế kỷ xây dựng và hiện tại dân tộc Việt có thể là dân tộc duy nhất phải đọc văn học cổ của nước mình qua bản dịch, chuyển ngữ từ hán nôm sang chữ viết bằng mẫu tự la-tinh (và ngay trong mẫu tự la-tinh cũng có chữ /y/ của Hi Lạp, ai đô hộ ai đây?) Chúng ta đã chuyển đổi được bao nhiêu phần trăm từ cái kho đó để hiểu rõ hơn về văn hóa, bản sắc dân tộc? Và bây giờ làm giùm giặc Tàu xâm lược cái việc phế bỏ tất cả chăng?


Trước kia, mỗi khi cướp được nước ta, giặc Tàu vừa đốt vừa khuân về nước họ khá nhiều; đó là tội ác nhân văn của giặc. Khi cộng sản thoạt đầu chiếm được nửa nước, rồi chiếm luôn cả nước Việt Nam, đã dùng nhãn hiệu “bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động” để đốt thêm một mớ nữa. Nay tới phiên chúng ta, khêu gợi lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc để đốt tiếp những gì còn sót lại chăng? Chắc chắn là không!


Nên nhớ, văn hoá của nhân loại ngoài tính cách tự phát, còn do sự giao lưu giữa các sắc tộc, các vùng địa lý và quốc gia. Trong tiếng Việt hiện dùng, có bao nhiêu tiếng gốc Quảng Đông (vùng biên giới phía Bắc), Triều Châu (cực Nam), tiếng Mường, Mèo, Thái, Chàm, Miên, Pháp, Mỹ và bây giờ Hàn, Nhật.


Chúng ta thoải mái dùng a xít (acide), ba tê (pâté), ban công (balcon), (nhà) băng (banque), bê tông (béton), bi da (billard), bia, la ve (bière), bơ (beurre), búp bê (poupée), ca cao (cacao), cà nông (canon), cà phê (café), cà rốt (carotte), cà vạt (cravate), kem (crème), mỏ lết (molette), xúc xích (saussisse), ra dô (radio), xe tăng (tank), tắc xi (taxi), tôn (tôle), rượu vang (vin), xà lách (salade), xà phòng, xà bông (savon), xích lô (cyclo), xì líp (slip), xăng (essence), găng tay (gants), áo sơ mi (chemise), (áo) vét (veste, veston),.. mà không cần để ý tới gốc Pháp của nó.


Chúng ta hồn nhiên dùng bồi (boy), cao bồi (cow boy), câu lạc bộ (club), cúp (cup), phim (film), phông (fond), ti vi (TV),.. mà không có mặc cảm thần phục người Anh, Mỹ.


Ở miền Tây Nam phần, chúng ta nói “tía, số, hia, chế,..” mà không để ý kỳ thị các chữ “gia, tẩu, huynh, tỷ,..” phát âm theo Triều Châu.

Trong bộ chữ mà người Nhật dùng hiện nay vẫn có 1945 chữ Hán. Người Hàn sáng chế ra bộ mẫu tự Hàn, nhưng trong đó vẫn có 2000 chữ hán-hàn (chữ Hàn gốc Hán). Đó là hiện tượng giao lưu văn hóa.


Có khá nhiều từ (hơn một chữ) rõ ràng là hán-việt, tách ra từng chữ mà tra thì là chữ hán, nhưng ghép thành đôi thì tra mờ mắt trong các từ điển Hán, không thấy. Hóa ra phần lớn đó là chữ hán-việt, do người Việt lấy chữ Hán ghép lại mà dùng, như vô tuyến truyền hình (Tàu nói là điện thị), thủ tướng (Tàu nói là tổng lý), thành phố (Tàu nói là đô thị); còn phi công, sĩ diện,.. viết ra chữ Tàu đưa cho họ coi, họ lắc đầu, chẳng hiểu mô tê chi cả! Một số chữ khác, sau khi đi qua ải Nam quan thì dần dần biến nghĩa. Tàu nói “phương phi”, nghĩa là “thơm tho” thì ta dùng với nghĩa “béo tốt”; Tàu nói “bồi hồi” với nghĩa “đi đi lại lại” thì ta dùng với nghĩa “bồn chồn, xúc động”. Kiểu này thì ngôn ngữ đã bất đồng mà bút đàm cũng chẳng thông!


Lấy chữ Hán ghép lại mà dùng thì người Nhật có vẻ giỏi hơn ta. Chúng ta nói và viết hàng ngày những “bi kịch, ca kịch, cải biên, diễn xuất, đạo cụ, đăng tải, giao hưởng, nghệ thuật, nguyên tác, sáng tác, tác giả, tác phẩm, tạp chí, triển lãm, văn hóa, xuất bản,..” mà không để ý đó là tiếng …Nhật, do người Nhật ứng dụng từ chữ Hán, một số được phổ biến trở lại Trung Hoa rồi truyền sang Việt Nam, một số truyền thẳng vào nước ta thời đệ nhị Thế chiến.

Nói về mặc cảm thần phục qua chữ nghĩa, nhìn qua phương tây, các nước Âu Mỹ, nhất là người Anh, không hề có mặc cảm khi dùng mẫu tự La-Hi (24 La, 1 Hi), và trong tiếng Anh có rất nhiều tiếng cổ La Mã trong ngữ vựng pháp luật và tiếng Hi Lạp trong ngữ vựng y khoa, bên cạnh những tiếng ngoại nhập khác, trong số đó có cả “ao dai” (áo dài), “pho” (phở) hay “cha gio” (chả giò)! 


Người Anh còn du nhập rất nhiều chữ la-tinh như “ad hoc” (đặc nhiệm), bona fide (nguyên thủy, thực chất); chữ Ý “al dente” (của thức ăn), alfrexso (thoáng đãng), dolce vita (cuộc sống nhung lụa); chữ Pháp: agent (nhân viên), amour propre (tự trọng), beau geste (cử chỉ đẹp); chữ Đức, blitzkrieg (dự định),.. Nếu kể ra cho hết những tiếng Anh gốc ngoại, có khi phải cần cả một cuốn tự điển mong mỏng. Đó là hiện tượng giao lưu văn hóa, giúp họ làm giàu kho ngữ vựng và họ chẳng những không hề có mặc cảm về chuyện đó mà ngược lại, còn tự hào.


Người Nhật cũng vậy. Supu là súp, sarada là xà-lách, hamu là giò tây (ham), masshurumu làm nấm (mushroom), radisshu là củ cải đỏ (radishes), shoppingu senta  là trung tâm thương mại (shopping center),..


Bạn có thể nói, người ta không có mặc cảm vì người ta là nước lớn, người ta chiếm lấy để dùng chứ không bị đồng hóa. “Chiếm để dùng”, ý hay đấy. Thế, ông bà ta chẳng có câu “lấy giáo tàu đâm chệt” đó sao? Cũng là chiếm để dùng? Hay là dùng trong chiến tranh thì chẳng những được tha mà còn được tuyên dương, nhưng mượn để dùng trong văn học thì bị mắng! 


Có một điều nên nói thêm, trong khi mượn chữ Hán để dùng, người Việt đôi khi tạo ra một nghĩa mới. Có nhiều chữ được dùng theo nghĩa mới, và đôi khi gây ra xung đột. Thí dụ, chúng ta có thể bảo một phụ nữ Việt Nam là “cô ấy, bà ấy rất lịch sự” thì đó là lời khen, nhưng nói với một người Tàu rằng mẹ hay vợ ông ấy “lịch sự” thì sinh chuyện lớn ngay, có khi đổ máu! “Lịch sự” trong tiếng hán-việt là “đẹp đẻ” hay “lễ phép”, trong tiếng Tàu đã biến nghĩa là “trải đời, thập thành” từ lâu! Đó là hiện tượng giao lưu và hiện tượng biến đổi.


Tại miền Nam trước năm 1975, báo chí đã tạo ra, hay dùng khá nhiều chữ mới phát xuất từ dân gian. Từ vụ bắt giữ dân biểu Trần Ngọc Châu nằm vùng tại Hạ viện, miền Nam có thêm chữ “dàn chào” trong ngoặc kép. Sau cuộc hành quân Lam Sơn tại Hạ Lào, miền Nam du nhập thêm động từ “bề” (nghĩa là giao hợp) từ tiếng Lào. Rồi “sức mấy”, từ ngôn ngữ dân gian trở thành bút hiệu viết biếm văn của một ký giả có tiếng tăm; tiếp theo là những “bỏ đi tám, ghế, ghế mẫu, khứa lão, xế, quái xế,..” ào ào xâm nhập chữ Việt và từ từ đi ra êm thắm. Đó là sức sống tự nhiên của ngôn ngữ, cái gì hay thì tồn tại, cái gì có tính cách trào lưu thì cứ tự nhiên lên cao rồi xuống thấp và tan biến.


Ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng có sức sống như loài san hô, biến đổi từng ngày, một số tiếng mới hiện ra, một số chữ có sẵn bị quên lãng, tuy vẫn còn đó nhưng rất hiếm khi dùng. Khi tôi dùng chữ “thúc phọc”, nhiều bạn văn tròn mắt bảo: “Quái thế! Sao không nói ngay là ràng buộc hay trói buộc, ai cũng hiểu?” Quả vậy. Chuyện “thê tróc tử phọc”, xưa quá rồi, bây giờ người ta nói “vợ con đùm đề”! “Bức thúc” cũng vậy. Bây giờ người ta nói trại ra thành “bức xúc”!


Nói về tiếng Việt gốc nọ gốc kia thì cũng nên nói về tiếng Việt lai nọ lai kia, gọi cho văn hoa và gọn gàng thì là “hỗn chủng”. Chữ hỗn chủng có hai cách: Cách thứ nhất là một chữ Việt đi cùng một chữ nước khác, láo nháo như cháo trộn cơm. Thí dụ như “vôi hóa, trẻ hóa” (Nôm ghép Hán), “ôm kế” (máy đo điện trở, ohm – Việt ghép Đức), “nhà băng” (Việt ghép Pháp), “game thủ” (Anh ghép Việt).


Cách thứ hai là chữ Hán ghép với một chữ Việt đồng nghĩa. Hiện tượng này rất phổ thông sau khi Ngô Thì Nhậm đưa ra bộ Tam thiên tự giải âm (Tự học toản yếu), coi như là bộ tự điển hán nôm đầu tiên của Việt Nam vào năm 1831, sau này được chuyển sang mẫu tự Việt la-tinh năm 1915:   Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước, tiền trước, hậu sau, ngưu trâu, mã ngựa, cự cựa, nha răng, vô chăng, hữu có, khuyển chó, dương dê, qui về, tẩu chạy,... Cứ như vậy mà học cho dễ nhớ, chữ hán đi trước, chữ thuần Việt thích nghĩa đi liền theo sau. Điều lạ lùng là khi đã nhớ rồi thì có người dùng luôn… cả hai. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn nói và viết: bao gồm, sống động, sinh đẻ một cách hồn nhiên. Đọc sách báo trong nước, tôi vẫn thấy người ta viết “vụ việc, in ấn” khi mà vụ là việc, ấn là in, cứ một Hán một Việt kè kè theo nhau rất gắn bó! Chính đây mới là trường hợp cần phải “thoát trung”, vì bỏ bớt chữ hán đi, câu văn vẫn đủ nghĩa: “Bác ấy in 10 nghìn cuốn sách” (bỏ chữ “ấn) hay “Việc ấy xảy ra như thế nào?” (bỏ chữ “vụ”).


Nói về việc chuyển Hán thành Nôm, vào thập niên 60, miền Bắc đã làm, trở thành quốc sách. Có khi họ chuyển cả câu hay cả nhóm chữ: “hỏa tiễn” thành “tên lửa”; “phi cơ trực thăng” thành “máy bay lên thẳng”. Có khi chuyển dở chừng, nửa nạc nữa mỡ: “thủy quân lục chiến” thành “lính thủy đánh bộ” thay vì “lính nước đánh cạn”!..


Lan man nãy giờ cả buổi, tôi muốn nói hai điều. Thứ nhất, việc giao lưu văn hóa, đặc biệt là chữ viết và tiếng nói, là hiện tượng tự nhiên, không nên có mặc cảm thấp kém hay tội lỗi. Thứ hai, tiếng hán-việt tự nó đắc dụng trong một số trường hợp, giúp cho nói và viết gọn hơn, mạnh hơn, trực tiếp hơn trong một bài diễn văn, nghị luận hay luật pháp, y như một số từ ngữ la-tinh trong văn chương Âu Mỹ, khi bàn về pháp luật, hay chữ Hi Lạp khi nói về y khoa. Mặt khác, ngược lại, trong đời sống hàng ngày, trong văn nói và tiểu thuyết, nếu chuyển chữ Hán thành chữ thuần Việt một cách thoải mái, thì lại đắc thế hơn. Thí dụ, chúng ta có thể nói: “Chính phủ cho thiết quân luật và ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc” nhưng không nói: “Nào, khẩn trương lên xe!” mà nói: “Lên xe ngay!” Ngược lại, không nên nói “Xưởng đẻ Từ Dũ” hay “Nhà ỉa chung” mà nói “Nhà bảo sinh Từ Dũ”, “Phòng vệ sinh chung” hay ít nhất: “Cầu tiêu công cộng.”


Trong mọi trường hợp khác, nếu dùng được chữ thuần Việt một cách lịch sự, giản dị, trôi chảy, ý nghĩa đại khái tương tự mà không quá dài dòng, kệch cỡm thì nên dùng. Thí dụ, cứ nói “mài sắt nên kim” thay vì “ma chử thành châm”; “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” thay vì “bất kiến quan tài, bất lưu nhân lệ”, “Không đội trời chung” thay vì “bất cộng đái thiên”, “Có bệnh thì vái tứ phương” thay vì “bệnh cấp loạn đầu y”, “Một cây làm chẳng nên non” thay vì “Cô thụ bất thành lâm”, “Lá rụng về cội” thay vì “diệp lạc qui căn”, “Hùm dữ không ăn thịt con” thay vì “hổ độc bất cật tử”, “Lòng lang dạ sói” thay vì “lang tâm cẩu phế”, “Cây có cội, nước có nguồn” thay vì “mộc hữu bản, thủy hữu nguyên”, “Sống gửi thác về” thay vì “sinh ký tử qui”, “Bới lông tìm vết” thay vì “xuy mao cầu tì”, v.v.


Gặp trường hợp bắt buộc phải dùng chữ Hán, cứ thẳng thắn mà dùng.


Tôi nhớ, khi Phong Trào Hưng Ca Việt Nam in áo thun với hàng chữ chống Trung Cộng xâm lược biển đảo Việt Nam, bên cạnh các chữ Anh, Pháp, Việt, anh chị em đã dùng chữ Hán, đúng cú pháp và dụng ngữ Hán: “Hoàn Ngã Hà Sơn” (trả ta sông núi), và mặc áo ấy đi vào các thương xá, siêu thị của người Hoa lục. Không một chút mặc cảm. Tất nhiên!


(nhn)


-------------------------------------


Xin giải thích với một số các bạn trẻ về câu hỏi: “Tại sao trong các bài tôi viết, tên quốc gia đôi khi lại viết chữ thường? Do cố ý hay sơ ý hay lỗi đánh máy?” Xin trả lời:


- Danh từ riêng, như tên người, tên đơn vị hành chánh (thành phố, tỉnh, quận, xã,..), tên quốc gia: viết hoa. Thí dụ: chú Hai, Nguyễn Văn Tèo, Đà Nẵng, hoặc Tây Ninh, Việt Nam.


- Danh từ riêng được dùng như tính từ, đứng trước một danh từ: viết thường. Thí dụ: mỹ kim (tiền Mỹ), anh văn (chữ Anh), anh ngữ (tiếng Anh), chữ hán-việt (chữ Việt gốc Hán).


- Danh từ riêng được dùng như danh từ chung, nên viết thường: chữ/tiếng hán-việt, nhưng viết hoa (tiếng Hán Việt, tiếng Anh, tiếng Việt,..) để dễ nhận ra, tránh lẫn lộn, cũng không hại gì, xin các nhà ngữ học đại xá!

Nguyễn Hữu Nghĩa

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Tạm Biệt Nhau Về Nhớ Gì Không

Mười năm đủ nhớ đủ thương
 Gặp nhau rồi lại hai đường khác nhau
Em về dỗ giấc chiêm bao 
Anh về có nhớ chút nào hay không? 

Em về em cất nhớ trong lòng 
Giữ buồn đôi mắt ấm nồng nàn thương 
Vịn vai nhau một đoạn đường 
Ấm hơn một chút phong sương của đời

Anh về ,em cũng về thôi
Giữa chiều bóng nắng  nghiêng soi dấu tình
 Nắng gay gắt bỗng thình lình 
Trời trút mưa xuống  để hành hai ta
Đường về hai ngả đều xa
 Nép anh mà đụt mưa sa bời bời 

Em về thương nhớ khơi khơi 
Anh về lại thấy chuyện thời nhiễu nhương 
 Phố quen cảnh giác tai ương 
Người quen với cảnh đoạn trường mưu sinh 

Chiêm bao dỗ giấc bất bình 
Thơ tình bất giác  tình hình gay go 
Thơ cay cú tụi quan to
Cắt phăng thiệt ngọt những trò lưu manh 

Em về rồi em nhớ anh
Dù mười năm đã  trở thành già tom

Phong Cầm
25/10/2021

HOA CRIMSON FLAG

Hoa Giáng kỳ Bách hợp theo Anh ngữ: Crimson flag lily - Tên khoa học: Hesperantha coccinea, họ Iridaceae Diên vỹ, bộ Asparagales Măng tây.
Ngô Văn Dũng



Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Cựu Đại Sứ VNCH Bùi Diễm qua đời, thọ 99 tuổi


ROCKVILLE, Maryland – Ông Bùi Diễm, cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, giai đoạn 1967-1972, vừa qua đời vào 3 giờ sáng Chủ Nhật, 24 Tháng Mười, tại nhà riêng ở Rockville, tiểu bang Maryland, thọ 99 tuổi.
Ông Boone La Qui Dung, con rể của ông Bùi Diễm, xác nhận tin này với nhật báo Người Việt, và cho hay: “Cha vợ tôi qua đời an lành trong lúc ngủ.”

Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, hình chụp Tháng Tư, 2021.
(Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)

Theo gia đình, ông Bùi Diễm qua đời, để lại người vợ 96 tuổi cùng hai con gái và một con trai, và hiện chưa có chương trình tang lễ.

Theo trang Wikipedia, ông Bùi Diễm sinh năm 1923, quê ở Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
Thân phụ ông là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ, dòng dõi phó bảng Bùi Văn Quế và Bùi Ân Niên. Ông có người cô ruột là Bùi Thị Tuất, phu nhân của học giả, thủ tướng Trần Trọng Kim (1945).

Ông từng học trường Bưởi – Chu Văn An, tham gia Trường Lục Quân tại Yên Bái.
“Ông từng làm chủ nhiệm báo Saigon Post xuất bản ở Sài Gòn bằng Anh ngữ (1954-1963). Đây là tờ báo tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng thành lập hãng phim Tân Việt, sản xuất cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống.”

Về chính trị, ông giữ chức tổng trưởng Phủ Thủ Tướng (1965) trong nội các Thủ Tướng Phan Huy Quát. Còn trong nội các của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, ông là ủy viên ngoại giao (1965-1967). Ông cũng là đảng viên Đảng Đại Việt.

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington, D.C., thay thế đại sứ Vũ Văn Thái. Chức vụ này ông đảm nhiệm từ năm 1967 đến năm 1972 thì chuyển làm đại sứ lưu động cho đến năm 1975.

Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, ông định cư tại Hoa Kỳ, sống tại Rockville, Maryland.
Tại Hoa Kỳ, ông là học giả tại Trung Tâm Học Giả Quốc Tế Woodrow Wilson và tại Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ, đồng thời là giảng viên tại Đại Học George Mason.

Ông xuất bản cuốn hồi ký chính trị “The Jaws of History,” sau đó được dịch ra tiếng Việt tựa đề “Gọng Kìm Lịch Sử”. Cuốn sách thứ hai là “Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System” xuất bản năm 2004.

Ông từng trả lời phỏng vấn Stanley Karnow, tác giả “Vietnam: A Television History” và từng được phỏng vấn trong loạt phim “The Vietnam War” (Chiến Tranh Việt Nam) của nhà làm phim Ken Burns năm 2017.

Ông cũng tham gia nhiều hoạt động, là một thành viên trong Ban Cố Vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ).

 Ông tiếp tục hoạt động trong Đảng Đại Việt và từng giữ chức chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng.

LÊ VĂN- biên tập viên kỳ cựu của VOA

LÊ VĂN- biên tập viên kỳ cựu của VOA, qua đời ở tuổi 84 
 Trong gần 40 năm làm việc tại VOA, Lê Văn được biết tới như một trong những tiếng nói nổi bật của ban Việt ngữ được thính giả quý mến.
Trong gần 40 năm làm việc tại VOA, Lê Văn được biết tới như một trong những tiếng nói nổi bật của ban Việt ngữ được thính giả quý mến.
Lê Văn, chủ biên kỳ cựu của ban Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với giọng nói thân thuộc với hàng triệu thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên, qua đời ngày thứ Bảy, 23 tháng 10, thọ 84 tuổi.

Ông ra đi thanh thản trong giấc ngủ và sau hai năm mắc bệnh ung thư, vợ của ông cho biết. Bà không cho biết thêm chi tiết về bệnh tình của chồng.

Làm việc cho VOA từ năm 1964 đến khi về hưu vào năm 2002, ông được các đồng nghiệp thuộc mọi thế hệ kính trọng về tác phong chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng, và được thính giả gần xa tin tưởng và quý mến về những thông tin mà ông đem tới cho họ.

Ông được xem là một trong những tượng đài trong lĩnh vực phát thanh tin tức tiếng Việt ở Mỹ. Với kinh nghiệm gần 40 năm trước micro, ông là một trong những tiếng nói tiêu biểu nhất của ban Việt ngữ, mang đến cho thính giả những tin tức mới nhất và đáng tin cậy nhất từ những thời khắc nóng bỏng của Chiến tranh Việt Nam cũng như khơi lên hy vọng cho những người dưới đáy vực tuyệt vọng trong những năm hậu chiến.

Trong những phát biểu cuối cùng của ông trước khi qua đời, ông trò chuyện với VOA về những kỷ niệm đáng nhớ của ông với thính giả khắp nơi, nêu bật sức lan tỏa và tác động to lớn từ những chương trình phát thanh của ông.

“Sau năm 1975, mỗi một lần tôi có dịp lên sân khấu phát biểu về một điều gì đó thì đến khi tôi đi xuống rất nhiều người tới nói với tôi rằng là ông Lê Văn, tôi xin phép cho tôi ôm ông một cái,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.

“Tôi mới bảo ủa tại sao có người muốn tới đây ôm mình một cái, thì họ mới nói là bởi vì hồi xưa tôi ở Việt Nam tôi nghe ông nói về những chương trình ở bên Mỹ này giúp cho người Việt có cơ hội thoát khỏi chế độ cộng sản và đi ra nước ngoài, thì cái điều đó khiến chúng tôi nức lòng phấn khởi bởi vì đã có lúc nhiều người trong bọn chúng tôi, những người đi tù cải tạo thất vọng muốn tự tử.

“Nhưng mà đến khi tôi nghe ông loan tin về những chương trình của chính phủ Mỹ thương thuyết với Việt Nam để đưa những người trước kia từng cộng tác với Mỹ, từng làm việc cho các cơ quan của Mỹ hay là những người muốn được sang thế giới tự do thì có thể ra đi theo những chương trình mới đó, lúc đó chúng tôi nhớ có những tin tức như vậy mà chúng tôi sống sót, chúng tôi bỏ ý định tự tử đi.

“Đấy là cái tác động tâm lý lớn nhất và nó cũng là một niềm an ủi đối với tôi bởi mình đã đem đến cho đồng bào những tin tức mà họ rất mong muốn, họ rất cần được biết.”

Những người từng làm việc với Lê Văn nói họ mãi biết ơn ông về sự giúp đỡ mà họ từng nhận được từ ông. Ông được mô tả là một ký giả tài năng luôn hết lòng với công việc và tận tâm hướng dẫn những đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn.

Cựu phát thanh viên Lan Phương, nhân viên của VOA Tiếng Việt từ năm 1986 đến năm 2012, nói đến giờ này bà vẫn xem Lê Văn như một người anh cả trong gia đình. Bà nói những chỉ dẫn của ông trong tư cách chủ biên là những bài học quý giá đầu tiên khi bà bắt đầu sự nghiệp của mình.

“Trong vấn đề dịch thuật, khi mình dịch tin bác ấy chỉ dẫn cho mình sửa đổi làm sao cho thoát ý. Trong những bài phóng sự mình viết, bởi vì mình không có thì giờ nhiều cho bài viết để phát thanh, bác ấy luôn luôn hướng dẫn viết làm sao cho nó cô đọng, súc tích, đầy đủ và phải trong một thời lượng cho phép. Bác ấy chỉ dẫn từng chút từng chút một,” bà chia sẻ.

Đó cũng là những nhận xét của nhà báo Nguyễn Văn Khanh, cựu giám đốc ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự do. Ông từng được Lê Văn tuyển mộ và làm việc tại ban Việt ngữ của VOA trong những năm 1990. Đến giờ ông vẫn nhận mình là học trò của ông.

“Anh ấy bắt tôi phải ngồi xuống, đưa cái bài tôi biết và bảo rằng cái chỗ này thêm một dấu phẩy, chỗ kia phải thêm một dấu chấm. Những điều nhỏ nhoi như thế đã khiến tôi học hỏi được rất nhiều từ anh,” nhà báo kỳ cựu này nói.

“Ông ấy rất bình tĩnh khi ông ấy ngồi trước micro. Điểm đó tôi tập mãi mà không được. Điểm thứ nhì là giọng nói của ông ấy rất đặc biệt, một giọng nói rất là dịu dàng. Kể cả những lúc ông phải đưa ra những lời lẽ đầy cương quyết thì ông cũng vẫn rất là dịu dàng, không chỉ với anh em chúng tôi mà với cả khán giả của đài VOA trong suốt bao nhiêu năm trời.”

“Có thể nói ông thầy tôi là ‘tiếng nói’ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.”

Lê Văn tên thật là Lê Lai. Ông sinh ngày 28 tháng 4 năm 1937 ở Nam Định. Ông lấy bằng cử nhân luật và văn chương sau khi di cư vào miền Nam năm 1954. Năm 1961, ông sang Mỹ học cao học lấy bằng thạc sĩ về Khoa học Chính trị tại Đại học Georgetown ở thủ đô Washington. Sau khi về hưu, ông dọn về sinh sống ở thành phố Houston bang Texas cho đến khi qua đời.

Người thân và bạn bè cho biết ông là người có tính tình nồng hậu, ấm áp, biết tận hưởng cuộc sống. Ông đặc biệt am hiểu về rượu vang và đã viết một cuốn sách về nó.

Gia đình dự định tổ chức tang lễ cho ông vào ngày 12 tháng 11 ở Houston và sau đó sẽ hỏa thiêu. Tro cốt của ông sẽ được an táng tại bang Virginia, nơi ông từng sống phần lớn cuộc đời khi ông làm việc tại VOA.

“Chồng tôi có nhắn nói lại với VOA rằng ông ấy rất cảm ơn ân tình của tất cả thính giả mọi nơi,” bà Lê Văn nói trong niềm xúc động nghẹn ngào.

Nguồn VOA.

Hoa Lưu ly núi đá. Tên KH: Eritrichium nanum.


Loài này thường sống các núi đá. Đôi khi ở những vách đá cheo leo. Khi nở rộ thường tạo ra 1 mảng hoa xanh như thách thức màu của thiên thanh.

Ngô Văn Dũng

Ngủ nhờ



Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào một ngày mùa đông năm 1966 ở nước Mỹ.

Jack quyết định cùng người bạn thân của mình là Paul đến Texas trượt tuyết. Hai người tự lái xe đi.

Sau khi xe di chuyển được vài tiếng, họ bất ngờ gặp phải một trận bão tuyết đáng sợ. Không còn cách nào khác, hai người quyết định tạm dừng, đỗ xe trước cửa một nông xá, hỏi nữ chủ nhân diện mạo mĩ miều liệu cô có thể cho họ ngủ lại một đêm hay không.

Người phụ nữ giải thích: “Chồng tôi mới mất cách đây không lâu, nếu để hai vị ở lại trong phòng của tôi, tôi sợ hàng xóm sẽ đàm tiếu.”

Nghe vậy, Jack liền nói: “Cô đừng lo, chúng tôi có thể ngủ trong nhà kho chứa đồ. Ngày mai khi mặt trời mọc chúng tôi sẽ đi ngay.”

Nữ chủ nhân đồng ý với phương án này. Trước khi đóng cửa, cô liếc nhìn Paul, ánh mắt đầy ý tứ…

Buổi sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, hai người bạn tiếp tục lên đường.

9 tháng sau, Jack nhận được một lá thư đến từ Texas. Sau khi mở thư ra, anh nghĩ vài phút mới ý thức được rằng lá thư đó đến từ người quả phụ làm nghề luật sư mà anh và Paul đã nhờ cậy trước đây.

Jack gọi điện cho bạn: “Paul, cậu còn nhờ người quả phụ xinh đẹp trong nông trang mà chúng ta đã ở nhờ không?”

“Ừ, tôi vẫn nhớ”, đầu dây bên kia trả lời.

“Đêm đó cậu đã dậy và qua phòng ngủ của cô ấy đúng không?”

“Đúng… Tôi thừa nhận tôi đã làm thế”.

Jack tiếp tục hỏi: “Có phải cậu đã dùng tên và địa chỉ của tôi và không cho cô ấy biết tên thật của cậu?”

Mặt Paul đỏ gay, trả lời bạn: “Ừ, tôi đã làm vậy.”

Lúc này, Jack mới tiếp tục nói: “Cảm ơn cậu! Cô ấy vừa qua đời và để tất cả tài sản lại cho tôi.”

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Những thói quen nguy hại cho bệnh nhân đái tháo đường trong mùa lạnh
19:08 24/10/2021

Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người bệnh, trong đó phải kể đến bệnh nhân đái tháo đường. Một số thói quen sai lầm hàng ngày mà bệnh nhân đái tháo đường thường gặp như: chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao…
1. Mùa lạnh gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do đâu?

Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, để điều trị bệnh đái tháo đường cần phải thực hiện 3 nguyên tắc, đó là:

Dùng thuốc,

Chế độ ăn,

Tập luyện thể lực.

Việc kiểm soát tốt đường máu ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện nghiêm túc, chú ý giữ gìn sức khỏe để có thể làm việc và sinh hoạt bình thường là vô cùng quan trọng. Người bệnh đái tháo đường cần tập thể dục thể thao và không nên quá khắt khe để tránh nguy cơ bị mệt mỏi, dễ bị hạ đường máu và nên kiểm soát chế độ ăn phù hợp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, vào mùa lạnh người bệnh đái tháo đường lại gia tăng tình trạng nhập viện do các biến chứng. Lý do là sự thay đổi về thời tiết, nhiều người không vận động thể thao đúng cách hoặc ít luyện tập, thói quen ăn nhiều nên đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường tăng lên, khiến cho người bệnh phải đối mặt với các biến chứng của bệnh.
Việc kiểm soát tốt đường máu ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện nghiêm túc
2. Dễ đột quỵ do sinh hoạt không đúng cách

Mùa lạnh như hiện nay, nhiệt độ thường giảm thấp vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đái tháo đường có thói quen dậy sớm, vội vàng ra ngoài ngay khiến cơ thể có thể gặp nguy hiểm. Trên thực tế, hàng năm khi thời tiết sang đông lạnh, không ít người bệnh đái tháo đường bị đột quỵ vào khoảng thời gian này, nhất là những người mắc bệnh tim phối hợp.

Để giải thích vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Sáng sớm trời lạnh, khi vừa thức dậy, cơ thể đang ấm do nằm trong chăn, bệnh nhân dậy vội và bước xuống giường luôn, sẽ có thể xảy ra tình trạng sốc nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến các mạch máu có thể bị co lại, gây thiếu oxy khiến các tai biến có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu người bệnh đái tháo đường có thói quen này cần thay đổi để hạn chế được các nguy cơ đột quỵ:

Nên thức dậy và ngồi tại giường, dùng 2 tay chà xoa vào với nhau, xoa lên mặt cho ấm, tập vài động tác tại chỗ cho cơ thể thích nghi dần.

Sau đó mặc quần áo ấm rồi mới bước xuống giường.

Zalo
Người bệnh đái tháo đường dễ bị đột quỵ do sinh hoạt không đúng cách.
3. Tập thể dục quá sớm hoặc ít luyện tập

Mùa lạnh, một số người bệnh vẫn giữ thói quen tập thể dục như những ngày bình thường. Điều này rất tốt nhưng do mùa lạnh, thời điểm buổi sáng, thời tiết không như mùa thu và mùa hè, nên không khí lạnh và ẩm ướt hơn, 7 giờ sáng trời vẫn còn lạnh. Nếu bệnh nhân duy trì luyện tập vào lúc 5 hoặc 6 giờ sáng như các mùa khác thì có thể sẽ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất là ngủ dậy muộn hơn, tập thể dục muộn hơn các ngày của mùa hè, mùa thu để cơ thể không bị sốc nhiệt.

Với một số bệnh nhân đái tháo đường, do lạnh nên rất ngại luyện tập khiến đường huyết tăng cao. Chính vì vậy, người bệnh không nên dừng vận động dù nhiệt độ như thế nào. Thay vì tập ngoài trời, có thể đi bộ trong nhà hoặc tập các bài tập theo các hướng dẫn của chuyên gia. Thực hành luyện tập bất kỳ khi nào có thể, ví dụ rảnh thì tập 15 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối, miễn sao là không ngừng việc luyện tập trong mùa lạnh.

Zalo
Nếu thời tiết lạnh thay vì tập ngoài trời, người bệnh đái tháo đường có thể tập trong nhà, không nên dừng vận động.
4. Không kiểm soát được nhiệt độ thiết bị sưởi ấm và nước sinh hoạt

Đối với người bệnh đái tháo đường sẵn có nguy cơ tai biến thần kinh ngoại vi, khiến có cảm giác đi không chính xác và cảm giác về nóng lạnh cũng kém đi, nhất là bàn chân. Vì thế, việc dùng nước tắm và sử dụng các thiết bị sưởi ấm vào mùa lạnh rất dễ gây bỏng và tổn thương.

Khi sử dụng nước quá nóng, để chế độ sưởi ấm ở nhiệt độ cao quá sẽ gây loét da.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường bản thân da rất khô, do sự nuôi dưỡng kém đi, thậm chí có người còn bị nứt nẻ ở các kẽ chân và gót chân.

Zalo
Người bệnh đái tháo đường khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm nên cẩn thận để tránh bị bỏng và tổn thương cơ thể.
Do đó, trước sử dụng nước để tắm, ngâm chân vào nước nóng, người bệnh đái tháo đường nên nhờ người khác thử độ nóng của nước rồi mới dùng.

Đối với thiết bị sưởi ấm, cần nhờ người khác để chế độ cố định, tránh bị bỏng, tổn thương bàn chân.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

CẨN THẬN KHI ĐI DU LỊCH BẰNG MÁY BAY



Nếu bạn di chuyển bằng đường hàng không nhiều, hãy cẩn thận với những người hàng xóm có chỗ ngồi trò chuyện thân thiện.

Người phụ nữ lớn tuổi đến và ngồi cạnh tôi bên trong máy bay. Cô ấy yêu cầu tôi giúp cô ấy để túi của cô ấy vào khoang hành lý trên cao. Nhưng một quý ông ngồi đối diện nhanh chóng đi qua. (Tôi không cao lắm và khoang hành lý trên cao là thứ tôi cố gắng tránh bằng mọi giá.
Ngay lập tức cô ấy ngồi xuống và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Cô ấy rất dễ chịu và thân thiện . Vì vậy, chúng tôi đã trò chuyện suốt chuyến bay đến Dubai.
Đột nhiên, khi phi công thông báo rằng bây giờ chúng tôi đang bắt đầu hạ cánh xuống DXB, người bạn tốt của tôi đã 'đột ngột  lên cơn   dạ dày. Tôi nhấn nút tiếp viên, và tiếp viên đến để tìm hiểu vấn đề là gì. Tôi nói với cô ấy rằng người bạn ngồi của tôi không được khỏe.
Và người phụ nữ này, cô ấy đột nhiên bắt đầu gọi tôi là CON GÁI (chi tiết bất thường ) Cô tiếp viên nói với tôi rằng họ không thể làm gì ngoài việc cho cô ấy một ít thuốc giảm đau và đợi cho đến khi chúng tôi hạ cánh. Phi công thông báo rằng chúng tôi đã gặp trường hợp khẩn cấp y tế trên máy bay và khuyên tất cả chúng tôi bình tĩnh. Người bạn mới của tôi đã khóc và đổ mồ hôi như điên. Và cô ấy không chịu buông tay tôi… mọi người cho rằng chúng tôi quen nhau.
Vì vậy, chúng tôi hạ cánh xuống DXB và cùng một quý ông đã giúp xếp hành lý của cô ấy lên khoang trên cao, đã lấy hành lý của cô ấy ra. Nhưng khi dọn hành lý, anh ấy khuyên tôi nên tránh xa người phụ nữ này và nói rõ với đoàn tiếp viên rằng chúng tôi KHÔNG đi cùng nhau. Anh ấy là ân nhân của tôi !
Vì vậy, thực sự, tiếp viên đã đến và hỏi tôi liệu chúng tôi có liên quan gì không, tôi dứt khoát nói với họ rằng chúng tôi đã gặp nhau trên máy bay. Tôi hoàn toàn không biết cô ấy. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu đi xuống và khi tôi nói lời tạm biệt, cô ấy tiếp tục cầu xin tôi mang túi xách của cô ấy. Tôi đã rất khó xử ... nhưng người đàn ông đó đã nhìn vào mắt tôi và lắc đầu dứt khoát. Anh ta chuyển cho tôi một bức thư bảo tôi để tiếp viên xử lý cô ấy.
Vì vậy, tôi ra khỏi máy bay và để lại 'người bạn mới' của mình để chờ xe lăn và bị tiếp viên xử lý cảm thấy rất tội lỗi.
Khi chúng tôi đợi hành lý của mình đi qua, tôi nghe thấy tiếng động  'Người bạn mới' của tôi đang chạy, cố gắng thoát khỏi đoàn tiếp viên, đã ra khỏi xe lăn! Cô ấy để lại người tiếp viên với túi xách của mình và chỉ chạy về phía lối ra với phần hành lý xách tay còn lại của cô ấy! May mắn là cảnh sát sân bay đã nhanh hơn cô. Họ giữ cô ấy lại và còng tay lại.
Người phụ nữ này bắt đầu gọi tôi .. CON GÁI TÔI  ... con gái của tôi! .. sao CON có thể làm điều này với MẸ ..... Tới lúc đó là khi tôi bắt đầu hiểu  ra . Cô ấy đang mang theo ma túy và cô ấy đang cố gắng làm liên lụy đến tôi!
May mắn cho tôi, một người đàn ông đã giúp cô ấy với hành lý của cô ấy đã tiến tới và nói với cảnh sát sân bay rằng tôi và cô ấy vừa gặp nhau trên máy bay. Cảnh sát đã lấy hộ chiếu của tôi và yêu cầu cô ấy tiết lộ tên đầy đủ của tôi nếu đúng là chúng tôi đi du lịch cùng nhau. Nhờ ơn Chúa, tôi đã không nói cho cô ấy biết tên của mình! Tôi vẫn được yêu cầu đi theo cảnh sát đến một căn phòng nhỏ nơi tôi bị thẩm vấn toàn bộ. Tôi đã gặp cô ấy ở đâu? ... tôi đã lên tàu ở đâu ... cô ấy đã lên tàu ở đâu. Vv ... Và hành lý của tôi đã được lục soát rộng rãi và được quét dấu vân tay.
Họ rà soát  tất cả hành lý của cô ấy và dấu vân tay của tôi không được tìm thấy ở đâu trên hành lý của cô ấy hoặc trên túi xách của cô ấy!
Tôi đã được cho đi với lời khuyên rằng đừng bao giờ chạm vào hành lý của bất kỳ ai trong chuyến bay hay ở sân bay. Vì vậy, từ hôm đó, tôi không quan tâm bạn có bao nhiêu hành lý, bạn sẽ tự giải quyết. Tôi thậm chí sẽ không cung cấp cho bạn một chiếc xe đẩy để đặt hành lý của bạn! Hành lý của bạn ... là chuyện  của bạn .... . Và nếu bạn không thể đến được khoang trên cao,  vui lòng gọi tiếp viên vì tất cả những gì tôi sẽ làm là nhìn chằm chằm vào bạn và sau đó quay đi chỗ khác!

Một bài học để rút kinh nghiệm cho những ai có ý định đi máy bay.

Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN NGHỀ.. TẬP 210

... 

BỆNH VÀO LÝ... SAO LẠI ĐÁNH NGOÀI BIỂU... GIẶC TRONG NHÀ SAO ĐEM LẠI ĐEM SÚNG BẮN NGOÀI SÂN... 

1. Mới hơn 3 giờ sáng nhận được tin nhắn của một đàn anh là Ths.Bs ở tuyến đầu ...

"Covid không chuyển nặng 1 tuần sau sẽ hết không cần điều trị gì thầy ạ. Nhưng các bạn trong khu covid nói khi chuyển nặng rất nhanh tử vong làm....
 không kịp luôn. Sáng khoẻ, trưa trở bệnh, chiều vô ICU tối đi luôn!"
...
Khiến bần thần mất ngủ. Tính không viết gì, mà lương tri thôi thúc phải viết vài vấn đề.

2. Tuần trước trên thông tin đại chúng có chuyện thầy thuốc ở miền Tây  nổ trị hết bệnh Covid 19 bị cơ quan chức năng phạt 7,5 triệu và gỡ thông tin. Các bạn có thể tra cứu lại. Vấn đề tế nhị nên nói ra để ... không nên nổ... không nên chủ quan.... với cơn đại dịch toàn cầu này. Phải hiểu đúng vấn đề mang tính học thuật và thực tế diễn biến rất nhanh. Mà phải cần chính xác.
Gấp mà không hoảng loạn.

3. Việc kết hợp Đông Tây y vào điều trị là cần thiết nhưng ở ta thì thường mạnh ai nấy làm, chưa phối  hợp tốt và minh bạch thông tin cụ thể. Nhìn rộng ra thì Đông y của chúng ta có nhiều cái hay nhưng tụt hậu khá xa so với Trung y, Nhật Bản, Hàn quốc... họ đã xây dựng được nền Đông y hiện đại nên độ tương tác cao và nhanh. 

4. Tôi thấy một số thầy  thuốc đưa ra các bài thuốc Đông y để trị Covid19, nhiệt tình thì đáng khen nhưng phải ghi chú thật rõ một số vấn đề... kẻo người đọc làm theo, sai một ly đi một dặm, mất thời cơ thời gian vàng, thành kẻ tội đồ giết người không dao.

A. Bài thuốc này dùng ở giai đoạn nào? 
BÀI THUỐC NÀY DÙNG Ở GIAI ĐOẠN Ủ BỆNH ĐƯỢC KHÔNG?
- Thời kỳ ủ bệnh dù  vi rút đã xâm nhập chưa rõ triệu chứng thì rất khó nhận biết. Cơ thể chỉ thấy mỏi mệt vì   hệ miễn dịch đang phản vệ lại.
- vi rut thì đã có từ ngàn xưa nhưng ngày nay với tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới phát hiện nghiên cứu và định danh vi rut... a,b,c,d..
- Vi rut xâm nhập ban đầu có thể nắm ở  biểu vùng mũi, họng hầu và mau chóng di chuyển vào phổi, dịch, đường huyết lan tỏa nhanh. Tùy từng chủng loại.
Cái khó là  covid 19, biểu hiện ban đầu như cảm cúm thông thường, khi chuyển độ lại nhanh.
Bệnh vừa ở biểu, lại vào nhanh bán biểu bán lý rồi chui nhanh vào lý, độc lực mạnh, lây lan nhanh.
Mà Đông y thì ngàn xưa chỉ dùng tân ôn giải biểu, tân lương giải biểu tùy cảm hàn hay cảm nhiệt... do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là phong tà trừu tượng.
Không thấy  phương  thuốc nào trị cảm mạo ... do vi  trùng A, vi khuẩn B, vi rút C, vi nấm D cả...
Nên rất thận trọng về khi lập pháp trị  để mà  định ra phương.
 Bệnh vào lý mà đi giải biểu thì không hiệu quả, khác nào giặc đã và nhà đem súng ra ngoài sân bắn...

B. Bài thuốc này dùng ở giai đoạn khởi phát được không?
Đây là giai đoạn rất quan trọng mà  bệnh nhân mới đến khám bệnh. Vì triệu chứng thì rất giống như cảm mạo thông thường cũng hơi sốt ho sổ mũi, mất vị giác...
Với Covi 19 thì thường khởi bệnh sau 7..8 ngày,  khi vi rút xâm nhập và cũng tùy thuộc vào sức đề kháng của người đó. 
Mà làm sao biết được đó là  ngày thứ mấy khi bệnh nhân tới thầy thuốc?
 Không hề dễ.
Giai đoạn này nếu không quá nặng thì cũng có thể cho thuốc Đông y  hạ sốt, tăng đề kháng, giải biểu... Nhưng nếu chuyển độ, chuyển nặng sang thời kỳ  toàn phát thì  phải kết hợp với y học hiện đại, cũng có thể giai đoạn này dùng cả Đông Tây kết hợp.
Lúc này cơ thể đã suy yếu.. cấm xông hơi lâu sẽ làm thoát dương, càng suy yếu nhanh hơn.

C. BÀI THUỐC NÀY CÓ DÙNG CHO GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT... PHÁT NẶNG SUY HÔ HẤP, TRỤY TIM MẠCH, BỘI NHIỂM...ĐƯỢC KHÔNG?
- Theo dự báo của các chuyên gia chỉ có khoảng 20 % F0  sẽ trở nặng và biến chứng khi chuyển độ.
- Theo tôi thì Đông y của chúng ta chưa đủ hiện đại để can thiệp vào giai đoạn này.
Trung y, Nhật, Hàn họ đã chiết xuất tinh chất các vị thuốc  Đông y để phối hợp chích, truyền, thủy châm ... vào biệt  huyệt, tĩnh mạch. Ở ta rất ít thầy thuốc Đông y  làm được điều này vì đòi hỏi phải có chuyên môn sâu đạt chuẩn quốc tế. Ở VN số thầy thuốc đạt đẳng  cấp này vốn rất hiếm.   
Các học trò tôi đang làm nghiên cứu sinh bên đó nói... họ  thủy châm biệt dược và vi ta min vào cả các định khu thần kinh cột sống... chích thẳng vào huyệt đại trùy, yêu dương quan. Chích vào phế du, thận du, bách hội, túc tam lý, hợp cốc.. thầy ạ. 
Chích mạch luôn ạ. Họ dùng thuốc cả Đông Tây phối hợp.
Đúng là họ rất sáng tạo.
 Bản lĩnh.
Điều đó cho thấy điểm yếu của khâu đào tạo thầy thuốc Đông y của chúng ta là giáo trình quá lạc hậu. Chưa cập nhật với tri thúc Đông y hiện đại, nhất là phần so sánh đối chiếu với bệnh học hiện đại, giải phẩu sinh lý người, biệt dược...
Tôi cũng cảnh báo nói nhiều rồi mà có  ai nghe đâu.
Ở giai đoạn này tốt nhất là chuyển ngay đến bệnh viện viện tuyến đầu của tỉnh, TW làm chuyên môn sâu.
 Thầy thuốc Đông y không nên đưa bài thuốc...  tỳ vị lúc này hấp thu rất yếu. Phải dùng đường chích truyền, hồi sức tích cực bằng nhiều thiết bị  chuyên dụng hiện đai.
Vì hệ miễn dịch lúc  này đã bị suy yếu nghiêm trọng, các bệnh bệnh nền, các vi loại vi nấm, vi khuẩn, vi trùng, siêu vi rút khác... có dịp bùng lên bộc phát mạnh. 
Khó lường.

D. BÀI THUỐC NÀY  CÓ DÙNG ĐƯỢC Ở ...GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC KHÔNG?
Do sốt cao, mất nước, tỳ vị suy yếu.. nên chỉ ăn cháo... dùng thuốc bổ từ từ... cửu hư hoản bổ... làm ấm tỳ vị, chườm ấm bụng sau ăn, sau uống thuốc.
Phải bổ vị khí trước  vì ... vị khí là hậu thiên chi bản... gốc của vấn đề.
Bổ chính khí, tùy vào âm dương mà bổ dương tiếp âm, bổ âm tiếp dương  theo trường phái cụ Hải Thượng. Sau cùng mới bổ thận, bổ thận dương hay bổ thận dương. Trợ dương làm ấm mệnh môn hỏa để tăng nhiệt cho tỳ... vì tỳ vị là nồi cơm của thận.
Giai đoạn này dùng thuốc Đông y rất tốt, nên phối hợp với Tây dùng thêm đường chích truyền, thêm các vi ta min và  khoáng chất.

THẬN TRỌNG VỚI CÁC BÀI THUỐC TRÀN LAN... KHÔNG NÓI RÕ DÙNG Ở GIAI ĐOẠN  NÀO... VỚI COVI 19...

Khi chuyển độ, bội nhiễm... nhiều loại  vi rút... đã chui vào cả tỉ tế bào với độc lực  cao...thì làm sao xông hơi, bấm huyệt, ngồi thiền , luyện khí công, vỗ đấm, châm cứu ...mà trị được.
Nước gừng sả chanh dấm ....lúc ấy chỉ trào ngược vì nghịch khí.

Hoang đường quá.
Mộng du quá.

Thầy Đạo sĩ núi Đoàn Đình Thuấn  viết lúc 3g sáng đến 7g30.
Mất ngủ.
Lại thêm 1 đêm mất ngủ. Thao thức. Bài viết vội theo trí nhớ nếu sơ sót xin lượng thứ. Ai thích thì đọc.

GHI CHÚ.. cho tiện theo dõi  kiến thức nóng chuyên sâu về cơn đại dịch này.

Xin phép đăng vài ghi chú ý kiến chuyên gia của bs Phạm Ngọc Thắng , viết rất hay về bệnh học covi 19, tâm huyết và nóng hổi, thiết thực. 
Xin tri ân thầy.

E. NGHĨ VỀ TỬ VONG TRONG ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS 

Trong ngày hôm qua, tôi hỏi ông bạn thân: Ông ơi, làm cái Báo cáo về Số liệu tử vong, về Cơ cấu tử vong trong Dịch do Coronavirus đi. Ông Bạn quý trả lời: Tớ nhiều việc quá và chỉ nhìn sự vật, sự việc từ góc nhỏ của mình, sợ không chính xác.

Thồi... Ông trong chiến dịch, tập trung vào chỉ đạo cấp cứu đi, phần này, để tôi chém gió cho.

Câu đầu tiên là học được từ người Anh, họ nói: Làm thế nào để tìm ra tỷ lệ tử vong? Đó là mức khó cấp độ tiến sĩ. Ngay cả việc đếm từng trường hợp đã rất khó khăn. 

Những lý do khó khăn là:

Đến 80-90% người nhiễm covid không có triệu chứng hoặc ho, sốt như cảm mạo thông thường, vì thế họ không biết một cách thụ động hay chủ động không biết, không khai báo, không đi khám bệnh; không  tư vấn bác sỹ.

Sự khác nhau trong định nghĩa, quan niệm về bệnh cực kỳ phổ biến, không thể chỉ ra cụ thể được. Dường như tâm thế của mỗi bác sỹ, mỗi bệnh viện khác nhau, sự đào tạo chuyên ngành truyền nhiễm, chống nhiễm khuẩn bệnh viện chênh lệch nhiều. Nói thêm, tôi cực ghét thuật ngữ Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Một thuật ngữ nặng mùi duy ý chí, láo toét: kiểm soát thế quái nào được, chỉ chống lại nosocomian infections mà thôi. Ý thức và tâm thế khác nhau nên các Báo cáo khác nhau lắm.

Tựu trung, có những tử vong sau đây trong bệnh viện thời covid:

Tử vong do các bệnh lý thường nhật.
Tử vong do các case cấp cứu thường lệ.
Tử vong liên quan đến bệnh do covid 

Tử vong cơ hữu do già hết dầu, giời gọi, do bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư, ô nhiễm... vẫn giữ nguyên.
Tử vong do say rượu tông xe có nhẽ giảm, do đánh chém cũng giảm.

Tử vong liên quan đến covid, có ba loại chính:
- Do tiêm vaccine, rối loạn đông máu, phản vệ với vaccine,
- Do bệnh lý tối cấp tính, tử vong nhanh chưa kịp có biến chứng, thường ở người trẻ dưới 60 tuổi. Số này có nhưng rất ít.
- Tử vong trên những người già, mắc bệnh nền, chủ yếu do biến chứng: Thuyên tắc mạch máu phổi, viêm phổi bội nhiễm, suy đa phủ tạng, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn huyết... Đây là số lượng tử vong chiếm đa số trong các báo cáo bệnh viện.

Ngoái ra, có số tử vong do...hãi quá mà chết, ngumachet, đánh nhau vì covid mà chết xin không bàn ở đây.

Số người chết vì suy kiệt, do đói, do thất nghiệp, do nghèo, do loạn lạc sẽ rất cao, có khi còn cao hơn số chết do covid chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi các thống kê. Nhưng số chết do té ao, nhẩy lầu, đụng xe mà covid dương tính chắc chắn cũng đổ do covid. 

Phân nhóm ra như vậy để cộng đồng có thêm hiểu biết về bệnh, có thể an tâm hơn được chút nào, hay chút ấy. 

May mắn thay, các báo cáo hàng năm của Mỹ, của Ấn Độ, của châu Âu cho thấy, dù cơ cấu tử vong có khác, nhưng tổng số tử vong dao động trong mười năm qua, năm 2020 không chênh lệch đến mức khủng khiếp.  

Lại mang luật Pareto ra vậy. Do 80% không triệu chứng, nên chúng ta, ai cũng buộc phải nghĩ, mình cũng có thể là người mang virus không phát bệnh, phúc nhà to lắm mới được thế. Nên khi đi tiêm vaccine, đi xét nghiệm mà chẳng may thấy Dương tính thì cũng... bình thường, chẳng có gì mà hoắng lên, kêu khóc hay sợ hãi quá mức làm gì. Với 5% số người nhiễm cần điều trị tức 20% số cần điều trị; 1% tử vong cũng chiếm 20% của số 5% kia. Tôi cũng không nghĩ Quy luật Pareto trong truyền nhiễm nó hay đến vậy. Hiện nay, ở Tp HCM, các con số tử vong chưa đến mức như thế vì dịch đang diễn ra rất phức tạp nhưng theo tôi, vẫn trong vòng kiểm soát.

Các trường hợp nhiễm khuẩn sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biết ở bệnh nhân thở máy kéo dài, thông đái kéo dài, đặt các dụng cụ lên người bệnh kéo dài... Tử vong sẽ tăng nhanh, chưa kể do tai biến điều trị.

Nếu chỉ gồm tất cả các trường hợp chưa bộc phát thành bệnh, thì bạn sẽ sẽ thấy tỷ lệ tử vong quá thấp, dễ sai sót, các thống kê còn thiếu các trường hợp sẽ dẫn đến tử vong sau này.

Nếu chỉ tính số tử vong trong bệnh viện trên số cần điều trị tăng cường thì sẽ rất cao, rất sợ. May quá, bạn tôi bảo, mấy ngày qua, số tử vong trên tổng số nguy kịch cũng chỉ xấp xỉ 1%. Nên nhớ, 1% của số người nằm ICU là một tỷ lệ về con số thì cao nhưng về chất lượng điều trị thì là giỏi lắm rồi đấy.

Dù cho các nhà khoa học có đưa ra một phạm vi, khái niệm tính  cũng như ước tính tốt nhất hiện tại thì cũng không nói lên toàn bộ câu chuyện vì không có một tỷ lệ tử vong nào thống nhất cho toàn cục, cho mọi quốc gia, cho từng bệnh viện. 

Một số người có khả năng tử vong cao hơn nếu mắc phải virus corona, đó là: người già, người không khỏe và nam giới có vẻ nhiều hơn nữ giới.

Phân tích số liệu quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong cao gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.

Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm có độ tuổi dưới 30, khi chỉ có tám trường hợp tử vong trên 4.500 trường hợp.

Và tử vong cũng cao hơn ít nhất gấp 5 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp, tự miễn. 

Số ca tử vong ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

Ở Việt Nam, thì sẽ ra sao, ai cũng muốn được trả lời rõ, e là không thể.

Một nhóm người đàn ông 80 tuổi ở ta rủi ro rất khác so với nhóm người đàn ông cùng tuổi ở châu Âu hoặc châu Phi.

Tiên lượng cũng phụ thuộc vào cách thức bạn được điều trị, phụ thuộc vào những gì đã có sẵn và giai đoạn phát triển của dịch.

Nếu dịch bệnh bùng phát, thì các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bị quá tải, với số lượng đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc máy thở có hạn, tùy từng khu vực sẽ đưa lại kết quả điều trị khác nhau. 

Với quan tâm của toàn xã hội, của lãnh đạo, của chính quyền các cấp, của mỗi người dân sẽ là những yếu tố quan trọng nhất để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh.

Trong bài viết, trong tâm thư của mình, tôi coi bệnh do  Coronavirrus là một loại bệnh lý có thể gọi là Cúm Thời vụ có độ nguy hiểm cao, gây bệnh nặng, nhiều tử vong hơn bình thường. 

Nên nhớ, hàng năm dù tiêm vaccine Cúm cực kỳ phổ biến, dù tiêm định kỳ thì số lượng người chết vì Cúm vẫn không giảm, vẫn cực lớn, chỉ có chúng ta coi là thường mà thôi.

Ở Âu, Mỹ Cúm vẫn tiếp tục giết chết người vào mọi mùa đông.

Cuối cùng, trong bức hình đăng kèm theo bài viết, tôi chỉ cmt, Chúa, Thần Phật, Thánh Ala, Ơn trên phù hộ cho trẻ em: Chúng gần như miễn nhiễm với Coronavirus.

Hãy trả trẻ về với bố mẹ chúng, về với gia đình chúng đi. Nếu con cháu tôi nhiễm Virus, hãy để cho tôi ôm chúng vào lòng. Đừng mang danh nhân đạo mà độc ác nữa./.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

G.CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA BỆNH DO COVID-19.

Rất nhiều anh chị hỏi tôi, Thắng ơi, bão cytokin là gì, phổi trắng là gì, sao chết như ngả rạ thế!?

Để trả lời các câu hỏi ấy, tôi phải dùng tri thức Thầy cô dậy, nghĩ mãi vẫn chưa biết viết dư lào cho mọi chuyện đơn giản nhất, dễ hiểu nhất cho cộng đồng mà phải đủ những kiến thức để các bạn tôi, các Giáo sư Tiến sỹ nhiều như quân Nguyên không chê cười. May quá, có bài viết của một cô gái rất đẹp người Hà Nội, hiện định cư ở Ý gửi cho tôi với mong muốn: Anh ơi, quê ta nặng lắm phải không, em không có gì gửi về thì cố dịch mấy bài báo mà em đọc được, ngõ hầu ai hiểu được thì tốt quá. Em văn Tây, anh nói mọi người thông cảm nhé.

Tốt quá, dịch đi em, ủng hộ quê hương đâu phải chỉ là tiền bạc, cần tấm lòng đau đáu vì đồng bào là đủ rồi.

Tôi xin đăng nguyên văn:

TỘI PHẠM CHÍNH LÀ PROTEIN SPIKE

Không biết bao nhiêu người đã nhắn nhủ mình đừng viết về covid nữa vì không phải ai đọc cũng hiểu, rồi bài của mình lại làm mồi ngon cho những kẻ thích xuyên tạc thôi. Nhưng mình cảm thấy không thể im lặng nhìn mọi người hoang mang lo lắng  khi chưa hiểu rõ về covid đến nỗi cứ test dương tính là tưởng mình sắp chết đến nơi. 

Mình sẽ giải thích một cách thật đơn giản để mọi người dễ hiểu. Ai muốn tìm hiểu kỹ thì đọc các link mình đính kèm ở dưới bài.

Coronavirus 

Coronavirus là virus có hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của chúng có một vành tạo bởi các protein bề mặt giống như vương miện, bởi vậy chúng có tên gọi Coronavirus. Nhóm Coronavirus có thể gây bệnh ở người và nhiều loài động vật. Ở người chúng thường gây ra các triệu chứng cảm cúm thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hoặc tử vong.

CẤU TRÚC VIRUS

Như chúng ta đã biết Coronavirus có hình cầu với đường kính khoảng 125nm với các protein gai (spike glycoprotein, còn gọi là S protein) gắn trên vỏ ngoài, rồi đến lớp vỏ lipid, và bên trong là lõi Nucleocapsid.

Đầu tiên, Virus sử dụng gai để gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ và thâm nhập. Bước tiếp theo sau khi xâm nhập tế bào vật chủ là dịch mã gen sao chép từ RNA, Nói một cách nôm na cho dễ hiểu thì Nucleocapsid sinh con đẻ cái. Các con này sẽ trưởng thành có màng có gai và tiếp tục quá trình trên.

NGUYÊN NHÂN TỬ VONG

Nguyên nhân cơ bản là SARS-CoV-2 gây bệnh bệnh về mạch máu thì lại điều trị viêm phổi do hiểu nhầm vì SARS-CoV chủ yếu lây nhiễm các tế bào biểu mô trong phổi. Virus có khả năng xâm nhập vào các đại thực bào và tế bào đuôi gai nhưng chỉ dẫn đến nhiễm trùng tự giới hạn. Nhưng các nhà khoa học lúc đó lại cho rằng quá trình sao chép gen giải phóng nhiều cytokine và chemokine có thể gây các tổn thương phổi.

Thực tế là các biến chứng của covid như đột quỵ và huyết khối, không chỉ do tình trạng viêm do nhiễm trùng, mà là hậu quả trực tiếp của hoạt động của protein gai (S). Đây là kết luận của một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Circulation Research, cho thấy rằng Covid-19 không chỉ là một bệnh về đường hô hấp mà hơn hết, là một bệnh mạch máu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego, Hoa Kỳ và Đại học Jiaotong Xi’An, Trung Quốc, đã chỉ ra rằng protein Spike không chỉ liên kết với các tế bào khỏe mạnh để lây lan nhiễm trùng, mà còn gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào nội mô, mô lót các mạch máu và cần thiết cho sự lưu thông. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng pseudovirus, là loại virus rỗng không có lõi Nucleocapsid và không lây nhiễm, chỉ có protein S (pseudo-spike) trên vỏ, tiêm chúng vào khí quản của chuột lang. Những virus rỗng này đã gây ra tổn thương phổi và động mạch, chứng tỏ rằng protein S một mình gây ra bệnh, bất kể sự lây lan của virus có hay không. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm khác bằng cách cho các tế bào nội mô khỏe mạnh tiếp xúc với protein S: protein này, bằng cách liên kết với ACE2, đã làm hỏng tế bào, khiến ty thể của chúng (được gọi là đơn vị năng lượng tế bào) bị phân mảnh. "Nhiều người - nhận xét của Uri Manor, một trong những tác giả - coi Covid-19 là một bệnh về đường hô hấp, nhưng thực tế nó là một bệnh mạch máu". (Theo Ansa- 14/5/2021)

Các link tham khảo
http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/dai-cuong-ve-coronavirus/920

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3054/dieu-tri-covid-19-bang-cach-nham-vao-protein-gai-cua-virus-sars-cov-2.aspx

https://www.ansa.it/canale_saluteebenessere/notizie/salute_bambini/medicina/2021/05/11/covidspike-danneggia-direttamente-cellule-di-vasi-sanguigni_6ba56a18-2c1a-48c5-9ae5-51a7204054f9.html

Còn đây, là kiến thức của tôi, mời tham khảo.

Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng khư trú ở mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại nguy hiểm  là MERS-CoV và SARS-CoV từng gây ra đại dịch toàn cầu. 

Chủng Corona mới có tên 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” vì được phát hiện đầu tiên và mô tả ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện chủng này là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp tính, khiến hơn 3 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Nguyên nhân do chủng mới này chưa từng có đáp ứng miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. 

Sau hai năm, hiện nay Ấn Độ dự tính 2/3 dân số đã có đáp ứng miễn dịch với Coronavirus; châu Âu cũng đã tính là đã có đáp ứng miễn dich cộng đồng và đó là lý do tại sao họ chuyển dần dần Coronavirus thành một dạng cúm thời vụ Seasonal Flu và đang chuyển bị kịch bản buộc phải chung sống với nó dù tổn thất nó gây ra không nhỏ.

Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó thâm nhập vào tế bào, đầu tiên là tế bào hầu họng, tế bào hô hấp. Một virus Corona hoàn chỉnh gồm bốn protein cấu trúc chính là protein spike (S), màng (M), vỏ (E) và nucleocapsid (N), đều được mã hóa trong đầu 3" của bộ gen virus. Tất cả gọi là một Virion.

Phần Spike là vòi bám vào màng tế bào đầu tiên để tiến vào trong tế bào; dùng mARN để sao chép thông tin, rồi chuyển hệ sản xuất của chính tế bào sản sinh ra các thành phần khác của virus và tạo nên những virion mới, khi tăng lên đủ nhiều, những virion này làm vỡ tế bào hàng loạt, thâm nhập nhân lên ồ ạt, số lượng tế bào bị tổn thương cực lớn, ở nhiều cơ quan của cơ thể gây bệnh lý nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, ác tính.

May thay, hiện nay, ở Việt Nam, đến hơn 95% số người đã bị lây nhiễm Coronavirus không phát bệnh hay chỉ có các triệu chứng bệnh thoáng qua. Chỉ 5% gây bệnh đường hô hấp do virus và số tử vong rất thấp. 

Các triệu chứng cấp tính thông thường là: ho, sốt, khó thở, đau đầu, tịt mũi mất khứu giác, đau người, mỏi cơ gân khớp...

Biến chứng là viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển ARDS... Tử vong cấp do suy hô hấp nặng không hồi phục, rất nhiều case bệnh tử vong do thất bại điều trị bệnh lý do bội nhiễm, nhiễm trùng toàn thân do nấm, do vi khuẩn... là những hậu quả của Nhiễm trùng thứ phát trong bệnh viện. Cho nên, chỉ đơn thuần đổ lỗi tử vong cao do virus cũng chưa thực sự đủ mà phải gọi là: Trong bệnh viện, bệnh nhân nhiễm Coronavirus chủ yếu chết do Suy kiệt, vì nhiễm trùng phổi do virus tàn phá nhu mô phổi và tử vong do nhiễm trùng bệnh viện.

Đây là khó khăn rất lớn cho hệ thống y tế: 

- Theo dõi, đề phòng không tốt thì số lây lan không ngừng cho đến khi có miễn dịch cộng đồng để dịch chậm lại. Một việc mà nhờ...giời là chính.

- Áp lực cực lớn từ số lượng người hoảng sợ, sốt ho thông thường tăng cao đột ngột, nếu chứa hết trong bệnh viện thì không đủ nhân lực, vật lực, không chứa thì đồng bào bất an dẫn tới hoảng loạn xã hội.

- Lượng máy thở, ECMO, nhân viên thuần thục không thể ngay một lúc đáp ứng cho hàng trăm, hàng ngàn người một lúc...

- Chống nhiễm khuẩn bệnh viện là một vấn đề cực kỳ khó giải quyết ở trên thế giới. Ở Việt Nam, càng tệ... Làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị, mang lại sự sống cho nhiều người bệnh và niềm vui cho nhiều gia đình.

Chính vì lẽ đó, tôi luôn kêu gọi: Hãy để F1 ở nhà, F0 không có triệu chứng nếu có thể để ở nhà, ở khu cách ly cục bộ, ở khu vực theo dõi riêng mà không gọi họ là bệnh nhân, không giam nhốt họ trong bệnh viện. Trong bệnh viện họ sẽ phá phách, sẽ bị lây nhiễm bệnh do virus và bệnh khác, chính họ cũng lại vô tình là nguồn lây những virus, vi khuẩn lạ cho bệnh nhân trong bệnh viện.

Hãy dành số giường bệnh , số giường ICU, số máy thở, cơ số ECMO, số lượng nhân viên y tế chung và chuyên khoa sâu cho những người thực sự cần thiết.

Có thế, mới giảm tải bệnh viện, giảm tải cho nhân viên y tế và đủ năng lực cứu chữa cho cộng đồng cũng như những case bệnh nặng.

Giam nhốt F0 không triệu chứng làm quá tải bệnh viện, kiệt sức nhân viên y tế, hại chính F0... Một quyết định thiệt đơn, thiệt kép vô cùng tốn kém từ việc gọi F0, F1 không triệu chứng lâm sàng là Bệnh nhân.

Bão cytokin, phổi trắng là gì. Xin để bài sau.

Xin tạm dừng, dài quá rồi./.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

VỢ NÓI VỀ CHỒNG MÌNH

VỢ NÓI VỀ CHỒNG MÌNH
              --//0\\-- 

Có một bà vợ nọ sống với ông chồng 100 tuổi. Khi hỏi về chồng, bà có thơ rằng: 

(Từ 20 - 30 tuổi)
Chồng em chẳng thích ăn quà 
Ngày nào cũng chỉ về nhà xơi cơm 
Cơm nhà vừa dẻo vừa thơm
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà... 

(Từ 30 - 40 tuổi)
Chồng em đã biết xơi quà 
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm 
Chồng em giờ biết xơi cơm lẫn quà.... 

(Từ 40 - 50 tuổi)
Chồng em chỉ thích ăn quà 
Bây giờ anh chẳng về nhà xơi cơm
Cơm nhà còn dẻo còn thơm 
Chồng em giờ đã bỏ cơm, ăn quà 

(Từ 50- 60 tuổi)
Chồng em chẳng thích xơi quà 
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm
Cơm nhà hết dẻo, hết thơm 
Chồng em giờ bỏ cả cơm lẫn quà. 

(Từ 60 - 70 tuổi)
Chồng em bỏ cả cơm, quà 
Thích xơi món cháo ninh gà mà thôi
Chê quà, chê cả cơm hôi
Cháo nhà hàng xóm kề môi húp liền. 

(Từ 70 - 80 tuổi)
Chồng em tóc bạc như tiên 
Phở ăn chẳng được, có tiền như không
Ngồi thèm nhìn ngó các ông 
Trẻ trung húp phở, thấy lòng xốn xang 

(Từ 80 - 90 tuổi)
Chồng em hết tuổi mơ màng 
Quà, cơm, cháo, phở lang bang chẳng thèm. 
Không còn tý chút tòm tem 
Ngó qua liếc lại, ngước xem đất trời 

(Từ 90 - 100 tuổi)
Chồng em cháo, phở nhường người 
Chán cơm, thèm đất, thích nơi kèn đồng...! 

 Lê Thông HNC St

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

THƯ GỬI TUỔI GIÀ.


Các bạn thân mến, có một bài hát : "Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn" đã tiếp cho chúng ta lòng tin và sự cổ vũ. Thật ra trong cuộc sống hiện thực này, ngày mai liệu có tốt hơn hay không thì chưa biết nhưng ngày mai sẽ già đi là sự thật.

Năm tháng trôi đi người ta  mới biết được sự khốc liệt của thời gian. Đến một độ tuổi nào đó chúng ta không thể không thừa nhận sức hút mãnh liệt của trái đất. Con người khi chết đi sẽ quay trở về với lòng đất. Các cơ quan nội tạng tuy vẫn còn chỉ là bị yếu đi cho nên mọi thứ đều suy yếu trong khi chỉ có huyết áp là ngày một tăng cao.

Sau khi già cơ thể thay đổi rất nhanh, táo biến thành lê, ngồi thì ngủ gật, nằm thì lại không ngủ được. Muốn nhớ thì không nhớ được, muốn quên thì lại không quên được. Khổ hơn là khi khóc thì lại không có nước mắt mà lúc cười thì lại cứ phải lau nước mắt. Trên đầu thì tóc trắng mọc không ngừng, nó cứ mặc sức mọc trong gió xuân. Kiểu tóc của các ông giờ cứ chải hai bên vào giữa để che đi phần bị thưa. Trí nhớ cũng kém đi thấy rõ, đi từ phòng này sang phòng khác mà không nhớ ra là đi sang để làm gì. Quên mất là mình vừa mới nói những gì rồi cứ luôn sắp xếp lại những mảnh vụn của ký ức. Một ông cụ thậm chí còn nói rằng : có một lần đang cười mà quên mất vì sao mình lại cười.

Về già, hai vợ chồng sẽ làm gì ? Có người hình dung là ăn cùng nhau mà không có vị. Không sửa được thói xấu của nhau nữa rồi. Có những đôi vợ chồng cãi nhau vì bất cứ chuyện gì ! Không thể nào hòa hợp được. Nghĩ đến trước khi kết hôn từng nói ngon nói ngọt, cưới rồi trở thành : " Có gì từ từ nói..." 

Mỗi sinh mệnh đến với thế gian này cũng giống như "gửi tiền tiết kiệm" vậy. Dần dần ra đi. Tuổi trẻ khỏe mạnh, năng động chỉ vừa mới đó, chớp mắt một cái đã bước vào tuổi trung niên thâm trầm sâu lắng. 

Còn có người cười các cụ già tri thức thoái hóa, cơ thể lão hóa, tư tưởng thì cương hóa. Tức là đầu óc thì kém đi, cơ thể  yếu đi nhưng mà tư tưởng lại trở nên cứng nhắc, bảo thủ hơn. Vì vậy xây dựng tâm lý phải dựa vào chính mình, Người già mà tâm không già. Nếp nhăn trên mặt chứ không phải trong tâm. Thái độ sống cũng phải điều chỉnh. Trước kia dùng sức khỏe để đổi lấy tiền, nay dùng tiền để đổi lấy sức khỏe.

Có một thứ gọi là 3 trải nghiệm trong đời : lúc trẻ thì gắng sức học tập, trung niên thì nhiều trải nghiệm. Tuổi già thì chú ý đến bệnh tật. 

Dù có ra sao, chúc các bạn thân mến nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Tâm luôn trẻ trung, miệng luôn mỉm cười. Tùy duyên mà bước đi, biết hài lòng với những gì mình có được.

Tùy duyên mà bước đi chính là thuận theo tự nhiên. Trong đời người không chỉ có thiện duyên mà còn có cả nghiệt duyên. Dù cho là thiện duyên hay nghiệt duyên thì đều là cơ hội để chúng ta học hỏi. Trong cuộc sống không chỉ có niềm vui mà chắc hẳn sẽ còn có cả những khốn khó. Nếu luôn giữ cho lòng hướng thiện thì dù bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cũng là nơi người ta tu tâm dưỡng tính

Tùy duyên không phải là hoàn toàn phó mặc cho số phận mà là biết từ bỏ trước những việc không thể thay đổi được

Sống tùy duyên, biết hài lòng với những gì mình đang có cũng như con sông không ngừng chảy trôi. Bất kể con đường có bao nhiêu khúc rẻ thì vẫn một lòng hướng ra biển rộng.

Hãy biết quý trọng những ai có duyên gặp gỡ còn những ai không có duyên muốn rời xa thì cứ bình thản mà buông tay.

Đời người như 4 mùa, những người ngoài 50 đã hiểu rõ cuộc đời khi bước váo độ tuổi thu vàng... Ở độ tuổi này người ta thật ra cũng chẳng cần phải che giấu bản thân mình nữa, cũng chẳng phải tiếp tục xu nịnh bất cứ ai. Chỉ cần sống chân thật với mình là đủ. Dù cho bạn có khiêm tốn như thế nào thì cũng có người luôn nói bạn tốt và cũng có người cho rằng bạn không tốt nhưng chỉ cần trong lòng bạn không có gì khuất tất thì chẳng cần đến sự đánh giá của họ

Không cần phải để ý đến cách nhìn của người khác cũng hà tất phải lấy lòng ai cả bởi cứ như vậy sẽ khiến bản thân sống rất mệt mỏi

Tâm an chính là trạng thái đẹp nhất của đời người. Nếu có người nói xấu về bạn. Cứ xem như là một cơn gió thổi qua không đáng phiền não về nó bởi vì những lời nói đó không thể thay đổi được sự thật mà chỉ có thể làm lòng bạn rối loạn. Tâm không phiền thì sự thật rồi sẽ được phơi bày.

Tôi thường khuyên bạn bè vài câu rằng : Vào tuổi 50 hãy ở cùng người mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Thay vì lấy lòng người khác chi bằng hãy cứ bình thản nhìn về phía trước.

Tu tâm ấy chính là phải luyện tập cho tâm hồn thản nhiên tự tại. Đời người không cần phải giàu có, thuận theo tự nhiên  là được. Không cần đuổi theo hạnh phúc. Tâm an tự nhiên sẽ vui vẻ. Bạn bè cũng không cần phải có quá nhiều chỉ cần một hai người tri kỷ là đủ

Một người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẻ về một vấn đề gì đó. Xã hội hiện đại là một thời đại rối ren. Con người sống và làm việc cũng rất kiêu căng và xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có thể tìm cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác. Chỉ có người nào lòng yên tĩnh như nước mới có thể nhận ra hạnh phúc, cái đẹp trong cuộc sống. Những ai nóng nảy hay làm việc lỗ mảng sẽ dễ dàng vuột mất rất nhiều những khoảng thời gian tươi đẹp. 

Trời có những ngày mưa gió. Người có phúc có họa nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả. Nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã thản nhiên thì đương nhiên sẽ có thể giữ gìn nội tâm bình yên trước những khó khăn trong đời. Khó khăn vặt vảnh sẽ không thể làm phiền lòng bạn

Cảm ơn các bạn đã đọc status này...

TRẦN PHONG VŨ sưu tầm

5/10/2021

Kim Cang ( Trần Kim Nô  mất ngày 3/10/21)





THẦN DƯỢC


Chín Cầu Tre

TV nhà tôi không bao giờ tắt. Người ta xem TV để mở rộng kiến thức, còn nhà tôi coi TV để sưởi ấm cái phòng khách và làm từ thiện cho công ty điện SCE. Dẫu muốn hay không tôi cũng phải nuốt cho trôi mấy cái quảng cáo rẻ tiền, lè nhè suốt ngày, thét rồi thuộc làu làu lúc nào không biết. Nếu học ESL mà nhớ được như vậy, chắc tôi không dốt như ngày nay.


Nghe hoài sinh bực, tôi định viết bài vạch trần những chiêu trò bịp bợm của mấy ông "Bác sĩ" gõ leng keng, chuyển nghề đấm bóp thành Bác Sĩ bào chế thần được để thành triệu phú. Nhưng tôi nghĩ lại, chắc không có đài TV hoặc một tờ báo nào nhận đăng bài của tôi đâu, vì nếu công chúng thức tỉnh, không mua thuốc dỏm nữa, các hãng thuốc sập tiệm, thì họ lấy đâu ra quảng cáo mà sống?


Làm sao mà nuốt được khi nghe quảng cáo “thuốc” Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch trên vùng núi cao hiểm trở ở tận Tây Tạng, đem về bào chế theo tiêu chuẩn Mỹ để chỉ bán trong mấy tiệm thuốc Bắc Việt Nam, lại on sale mua một tặng một!!


Có nhiều ông bà nổi tiếng trong cộng đồng người Việt đã bán rẻ lương tâm và và danh dự cũa mình làm “cò mồi” cho bọn cá mập. Trong đó có một ông trí thức quảng cáo một sản phẩm tân tiến, kết quả của “Sự hợp tác 3 quốc gia Úc, Mỹ, Đại Hàn”, để chế ra ……“thuốc gội đầu”!!!


Tệ hơn còn có cái ông bà gì đó, dám lấy cái danh dự của mình để chứng minh là “thuốc” đau khớp có hiệu quả tốt trên cá nhân mình. Họ đều là người có trình độ, nhận tiền để xúi người làm bậy, chứ dại gì làm con chuột bạch, để thử nghiệm mấy cái đồ dổm nầy trên cá nhân mình.


Có cô Xướng Ngôn Viên, quảng cáo mỹ phẩm làm bằng “tinh chất hạt trai”, “bột kim cương”. Tội nghiệp cho Cô, chắc cô học luật nhiều nên dốt đặc củ khoai về hóa học. Hạt trai và kim cương thuộc loại khoáng chất thì làm gì có tinh chất?!! Kim cương là tinh thể của than ròng, không có phản ứng hóa học với các hóa chất (inert) thì làm sao có thể giúp cho sản phẩm làm đẹp của cô?!! Lần sau làm ơn nhớ đọc cho kỹ lời quảng cáo trước khi nhận lời.


Dùng tên tuổi mình để làm quảng cáo là chuyện thường tình. Micheal Jordan lợi tức quảng cáo hàng năm lên tới $100 triệu. Tiger Wood kiếm $55 triệu. Nhưng họ dùng tên tuổi mình để gây sự chú ý đến sản phẩm mà mình quảng cáo, chứ không ai dùng danh dự mình để bảo đảm món hàng dổm này là thứ thiệt! Không biết mấy vị trí thức nhưng chậm hiểu của VN bị chúng gạt, hay họ tình nguyện bán rẻ lương tâm và danh dự của mình, để hùa theo bọn con buôn, lường gạt người đồng hương nhẹ dạ?


Có vô số chuyện kể về hàng dỏm loại nầy. Nào là “Đông trùng hà thảo, “Rêu Hoàng Hậu”, “Bạch Liên Trà”, Nấm “Linh Chi”, “Fucoidan”….. Từ cổ chí kim, có ai nghe đến mấy cái tên lạ quắc nầy bao giờ, không biết họ lượm được ở đâu, đem về quảng cáo rần rộ, “hô biến” thành thần dược, bán như tôm tươi.


Với một chút “động não”, có ai tin một loại thuốc có thể trị bá bịnh, mà toàn là các bịnh nan y ???. Đố ai tìm được một loại thuốc Tây trị bịnh cao máu, cao mở, tiểu đường, đồng thời ngăn ngừa ung bướu, chống ung thư, tăng cường miễn nhiễm phòng ngừa bịnh tât…?!!! Chỉ cần một loại thuốc nầy thôi là đủ để thay thế cho cả một hệ thống y khoa tân tiến ngày nay.


Nếu thật sự có ai khám phá ra cách ngừa hoặc chữa bịnh ung thư, làm mọc tóc vĩnh viễn, thì đã là một vĩ nhân cũa nhân loại, và đã là triệu phú qua đêm, khỏi chơi cái trò quảng cáo lường gạt nầy chi cho mệt.


Để cạnh tranh quảng cáo cho nổi hơn các đối thủ, các “tác giả” nghĩ ra các quảng cáo nghe nổ như sấm, nhưng ngây ngô như con nít . Thí dụ : sản phẩm được tinh chế từ “mầm tế bào gốc của nhau trứng cá hồi”. Chu choa ơi! Nhau chỉ có ở đông vật có vú, lúc có con. Cá Hồi làm gì có nhau, mà đây lại là nhau của trứng cá!!!


Đã vậy, có sản phẩm còn ghê gớm hơn nhiều, làm từ “mầm tế bào gốc”(stem cell)!!! Chỉ một câu thôi, nó hàm chứa tất cả những chất liệu kỳ diệu của y khoa, thuốc tiên mà!!!.


Đám lang băm nhắm vào nhu cầu của bịnh nhân để chế ra sản phẩm. Gia đình nào có thân nhân bị mắc bịnh nan y, Bác Sĩ chạy, chuyện xí cô hồn vài trăm bạc mua “thần dược” về xài thử cầu may là chuyện nhỏ. Tuổi già da nhăn, da xệ, không đủ tiền đi căng da mặt, xài sản phẩm Collagen vừa rẻ vừa dễ dàng. Mỗi nạn nhân cúng cho lang băm vài trăm, đủ cho họ làm giàu.


Phong trào thuốc tiên đang đánh mạnh vào các thành phần “no cơm rững mỡ”. Ngày xưa còn nghèo, không đủ cơm ăn cho no, thì lấy đâu ra mỡ mà rửng? Bây các cụ có check “Obama” gởi tận nhà băng, các mệ giũa móng tiền “bo”rủng rỉnh. Giàu sang sinh lễ mể, chuyện nọ chuyện kia cho vui vẻ cuộc đời!

Các cụ tuy “ lực bất tòng tâm” nhưng tim còn rộn rã, lâu lâu mới được xổ lồng về Việt Nam để “cứu đói giảm nghèo” cho mấy em chân dài, chém cha cũng giấu dưới gầm giường một hai chai Đông trùng Hạ thảo để xài thử cầu may. Mấy mệ sồn sồn, điện nước bất thường, đầm khô cỏ cháy, đặt hy vọng vào sữa ong chúa sẽ làm mượt da, mát thịt, đầm ướt cỏ tươi. Mỗi mệ đóng hụi chết mỗi tháng vài chục thôi, cũng đủ giúp các “Bác sĩ” gõ leng keng thành triệu phú.


Ai có đi Bác Sĩ đông y khám bịnh, thế nào cũng lòi ra bịnh “yếu”: Yếu tim, yếu gan, yếu phổi, yếu phèo… cho nên sinh ra hằng trăm thứ thuốc bổ : bổ tim, bổ gan, bổ phổi, bổ phèo…! Với Tây Y, có bịnh thì chữa , không bịnh thì đi về, không có chuyện “yếu”. Nếu ‘Yếu”cần uống thuốc “bổ” thì còn có lý, nhưng không “yếu” uống thêm thuốc cho”bổ” thì bó tay, hết bàn!!


Chuyện thần dược xưa như trái đất. Sâm, nhung, mật gấu, sừng tê giác, ngọc dương hải cẩu đã xưa rồi. Gần đây có phong trào nhàu Noni, sữa ong chúa, nấm Linh Chi, đang đi vào quên lãng. Hiện tại đang rần rộ phong trào mới đang hốt bạc: Đông trùng hạ thảo, rong biển, collagen và tế bào gốc. Bà con lẹ tay mua đi vì giá còn cao, nếu chậm tay sẽ mất giá, quí vị mất đi cơ hội làm từ thiện đó.


Thần dược phải là hàng quí hiếm. Lên núi cao tìm Đông trùng hạ Thảo, hái Sâm, hái nấm Linh Chi, lặn dưới bể sâu hái hái rong biển Fucoidan, Rêu hoàng Hậu, leo vách núi cheo leo thu hoạch Yến sào…. Chỉ có vua chúa ngày xưa mới có mà xài, bây giờ bán đầy chợ Việt Nam, giá rẻ như bèo, lại đang on sale bao nhiêu cũng bán. Đồ quí hiếm không bao lâu sẽ không quí hiếm còn nữa. Sâm Đại Hàn nay được trồng như củ cải. Đông trùng hạ thảo, nuôi cấy như làm giá. Nấm Linh Chi trồng như nấm mèo, nấm rơm.


Theo thống kê, (Nếu không biết dùng thuốc quí hiếm) thì tuổi thọ bình quân toàn cầu năm 2010-2013 là 71.0 tuổi, Vua chúa ngày xưa được dùng thuốc quí hiếm nên tuổi thọ các ngài không quá 40!! Có cụ ngày nay có phương tiện sống như vua chúa ngày xưa, dùng các bí quyết gia truyền để mang tuổi thọ của mình xuống 40. OK. Nếu đó là nguyện vọng của các cụ. Không ai dám cản.


Ai quảng cáo thế nào thì mặc họ, nghe hay không là quyền của chúng ta, đừng để mình bị mắc lừa bởi bọn con buôn.


Chúng ta phải biết rằng những sản phẩm được quảng cáo rầm rộ là “thuốc”để trị bịnh đều là thực phẩm chức năng ” (Dietary supplement) được ghi chép rõ ràng trên nhãn hiệu của hộp. Quảng cáo “ thực phẩm chức năng” là “thuốc” để trị bịnh là hướng dẫn sai lầm, vi phạm tội lường gạt.


Có ông chủ đài TV, chuyên bán thuốc dổm, tuyên bố thuốc là “thuốc“ của ngài bán, được USDA và FDA cho phép (approved). Đây là quảng cáo lường gạt. Theo luật, nhà sản xuất và nhà phân phối phải đăng ký (register) với cơ quan FDA (Food and Drug Administrator), nhưng không bắt buộc phải có giấy phép để sản xuất hoặc bán các sản phẩm nầy. Nhãn hiệu (label) cũng phải cầu chứng. Các ngài ma giáo dùng chữ cho phép (approved) thay vì đăng ký (registered). Còn cơ quan USDA (United State Department of Agriculture) không có liên hệ gì đến mấy thứ dổm nầy, để tên vào cho nó xôm tụ mới gạt được người ta chứ!!!.


Theo qui định về thực phẩm chức năng, nhà phân phối có quyền tùy ý phát biểu thế nào cũng được về sản phẩm của mình trên nhãn hiệu cầu chứng, thí dụ : trị bá bịnh, bảo đảm có kết quả 100%, không có phản ứng phụ (điều nầy đúng vì nếu sản phẩm làm toàn bằng bột mì thì làm gì có phản ứng phụ ),nhưng phải có đính kèm câu sau đây, thường được in bằng chữ rất nhỏ để khó đọc hoặc không ai để ý đến: ”These statements have not been evaluated by the Food and Drug Administration. This product is not intended to diagnose, treat,cureor prevent any disease.” Xin tạm dịch là :“Những phát biểu trên không được FDA kiểm nghiệm. Sản phẩm nầy không nhằm để chẩn đoán, điều trị, chửa lành, hoặc phòng chống bất cứ bịnh tật nào.


Nếu có ai thưa kiện bị lường gạt, nhà sản xuất đưa nhản hiệu có cầu chứng ra mà bảo: Nhãn hiệu ghi chú quá rõ ràng: Sản phẩm nầy không phải thuốc thang chữa trị gì cả. Làm ơn chống mắt lên đọc giùm. Ai ngu bỏ tiền mua thì ráng chịu, chớ có than van!!!. Ha, Ha, Ha.


Garden Grove 9/11/2015

Chín Cầu Tre

Copy từ trang anh Luân Hoán

VÀNG XƯA