Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Gs Hoàng Xuân Hãn

Dược sĩ Nguyễn Thị Bính – Madame Hoàng Xuân Hãn - Vị  trí thức thiên hương

Kiều Mai Sơn
Bà là một trong số hiếm hoi phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX, có bằng Dược sĩ hạng nhất tại Đại học Dược khoa (Paris - Pháp).

Nếu hỏi người hàng phố, đa số đều biết đến hiệu thuốc Tây  phố Tràng Thi mang tên "Pharmacie Hoàng Xuân Hãn". Đó vừa là hiệu thuốc vừa là nhà riêng của GS Hoàng Xuân Hãn mà người chủ hiệu thuốc là dược sĩ Nguyễn Thị Bính.

Phụ nữ Việt Nam có bằng Dược sĩ hạng nhất trước Cách mạng tháng Tám 1945 là thứ hiếm. Khắp Hà Nội chỉ có dược sĩ Đỗ Thị Thao (74 phố Hàng Bạc), phu nhân Luật sư Phan Anh và Dược sĩ Nguyễn Thị Bính. Hai bà từng học trường Đại học Đông Dương rồi sang Pháp tu nghiệp để lấy bằng Dược sĩ hạng nhất.

Luật gia Vũ Đình Hòe, trong một kỷ niệm về GS Hoàng Xuân Hãn kể: "Chị Bính và chị Thao theo khoa Dược, còn chúng tôi theo khoa Luật. Về Y - Dược, sinh viên nữ chỉ có hai người, nên được bọn sinh viên chúng tôi rất "săn sóc". Tôi nhớ khi hai cô Bính và Thao thi hết khóa, vào vấn đáp thì chúng tôi đứng xúm xít trước cửa phòng thi. Cô Thao, vốn tính rắn rỏi, nên khoan thai bước vào phòng. Còn cô Bính thì rụt rè, ngập ngừng, đưa mắt nhìn chúng tôi, tỏ vẻ muốn khuyên chúng tôi lánh đi nơi khác thì hơn…".

Năm 1934, đang học trường Cầu đường Paris (École Nationale des Ponts et Chaussées), Hoàng Xuân Hãn về Việt Nam. Bốn tháng sau, anh trở lại Pháp để tiếp tục việc học. Trên chuyến tàu lần này, anh gặp cô Bính, cũng đang trên đường sang Pháp.  Hàng tháng bồng bềnh trên đại dương, qua bao nhiêu xứ sở, mối tình nảy nở giữa chàng sinh viên họ Hoàng (Nghệ Tĩnh) với cô nữ sinh trường Đồng Khánh (Hà Nội), rồi họ trở thành đôi bạn trăm năm. Khi ngoài 80 tuổi, trả lời câu hỏi của đạo diễn Trần Văn Thủy về tình yêu của ông bà, bà Bính rủ rỉ bảo:

"Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thủy. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi: "Anh tuổi gì" thì ông ấy bảo: "Tôi tuổi con vịt". Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: Anh ấy tuổi con vịt".

Hai năm sau, Hoàng Xuân Hãn kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính.  Nhà văn Nguyễn Đức Hiền đã trân trọng đánh giá: "Đôi bạn trí thức "Hoàng - Nguyễn" ấy từ thuở mới yêu nhau đến thuở nên duyên cầm sắt, cho đến mãi mãi về sau này không hề bao giờ có ý tưởng làm giàu nhằm vinh thân phì gia".

Hiệu thuốc tân dược của bà Bính trên đường Tràng Thi bên kia đường là hiệu bán sách Pháp của bác sĩ Phạm Khắc Quảng, một người anh em họ của ông Hãn. Địa điểm này suốt thời kỳ Pháp chiếm đóng, được chọn làm địa điểm liên lạc giữa nhóm những trí thức yêu nước cương quyết không chịu cộng tác với chính quyền thân Pháp. Trong số đó có GS Hoàng Xuân Hãn, ông Nguyễn Mạnh Hà, Luật sư Vũ Văn Hiền, bác sĩ Trần Văn Lai...

Ông Nguyễn Bắc, Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, trong hồi ký của mình kể rằng, thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều lần ông đã đến hiệu thuốc bà Bính, chuyển giao thư từ, tài liệu của đồng chí Phạm Văn Đồng tận tay GS Hoàng Xuân Hãn. Đầu xuân 1951 khi bị chính quyền đe dọa bắt, ông Hãn lánh sang Pháp. Ông lên máy bay một mình với hai va li con mang theo các tư liệu văn hóa quý giá nhất. Ở lại Hà Nội, bà Bính tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức cách mạng liên lạc với chồng bà cũng như một số trí thức Việt kiều tại Paris.

Khi cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn giằng co giữa hai bên, Hội nghị Genève bàn về việc lập lại hòa bình ở Triều Tiên và Đông Dương được mở. Tại Hà Nội, một cuộc vận động kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương diễn ra. Chỉ trong vòng chưa đầy tuần lễ, hàng trăm thân sĩ, trí thức có tên tuổi ở Hà Nội đã ký vào bản kiến nghị. Văn bản lập tức được gửi đi Paris trao tận tay nhóm GS Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà.

Dưới nhan đề "Những nhân sĩ Hà Nội" (Les notabilitiés de Hanoi) hai tờ báo lớn nhất nước Pháp 'Le Monde" và "L'Humanité" đồng thời đăng trên trang nhất nguyên văn bản kiến nghị kèm tên tuổi chữ ký những người đòi hòa bình dài sắp lượt hai cột báo. Về sau này, một số người có trách nhiệm mới biết, văn bản sang Paris được suôn sẻ là nhờ bà Nguyễn Thị Bính. Bà đã nhờ một dược sĩ trông coi hiệu thuốc rồi sang Paris mang theo bản kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương.

Trong dịp sang Paris, nhà văn Nguyễn Đức Hiền đã đến tư gia của ông bà GS Hoàng Xuân Hãn. Được tiếp xúc với bà Hãn, nhà văn nhận ra ngay đó là bậc phu nhân cao quý, khác xa các bà mệnh phụ đẫy đà. Cốt cách thanh tao kiều diễm. Ngoài tám mươi tuổi, trên khuôn mặt bà vẫn còn giữ lại nhiều nét "thiên phú" một thời xuân sắc.

Trong điều kiện của mình ở xứ người gần nửa thế kỷ nhưng ông bà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ông bà đã dành dụm tiền bạc để trợ giúp con cái bạn bè, bà con đồng xứ, đồng hương, những người đang gặp hoạn nạn khốn khó hoặc là học trò nghèo khó, thanh niên cơ nhỡ nhưng có chí tiến thủ hơn người. Không chỉ vậy, chính những năm tháng tảo tần làm chủ hiệu thuốc, bà Bính đã gom góp từng đồng để chồng tiêu dùng hàng trăm đồng Đông Dương vào những công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Bà Bính đã âm thầm chi ra những khoản tiền lớn cho ông tiêu dùng vào các việc tìm kiếm, hoặc chuộc lại, hoặc sao chép, nhặt nhạnh… các di cảo, di bản mà ông Hãn là "nỗ lực cứu vớt những sách tàn giấy cũ"… Trong đó, có một thứ vô cùng quý giá là bảo vật quốc gia: Thư vua Quang Trung gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Đó là năm 1938, khi đi thăm những dòng họ quanh vùng, Hoàng Xuân Hãn được gặp ông tộc trưởng hậu duệ của Nguyễn Thiếp lúc này rất nghèo khó. Ông ấy đã cho học giả họ Hoàng xem bức thư của vua Quang Trung được cất trong nhà thờ họ. Thấy tài liệu quý giá mà được bảo quản rất sơ sài, chủ nhà bó lại rồi nhét vào ống tre, thành ra các bức thư sờn rách hết.

Hoàng Xuân Hãn mượn về sao lại rồi đóng hòm sơn son thiếp vàng để các bức thư vào trong. Sau này, những bức thư được GS Hoàng Xuân Hãn chuyển qua bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đưa về giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản. Ngoài ra, nhiều tư liệu quý giá khác được ông đưa vào các công trình nghiên cứu: "Lý Thường Kiệt"; "Chinh phụ ngâm bị khảo"; "Truyện Kiều tầm nguyên"; "Thi văn Việt Nam: Từ đời Trần đến cuối đời Mạc"; "Mai Đình mộng ký"; ""Bích Câu kỳ ngộ"; "Truyện Song Tinh"; "Văn tế thập loại chúng sinh"…

Từ sau năm 1954,  ông bà Hoàng Xuân Hãn không trở về nữa. Ông bà đã làm giấy hiến toàn bộ hiệu thuốc và tài sản cho Chính phủ. Trong số tài sản này, có nhiều hòm sách báo cũ Hán Nôm, nhiều bản cảo bằng giấy dó mà ông Hãn đã nuôi một bác đồ Nho trong nhà sao chép biết bao năm trường. Qua những việc làm của ông bà Hoàng Xuân Hãn, nhà văn Nguyễn Đức Hiền bình luận: "Nếu thiếu người bạn đời tâm đắc, đảm đang, thiếu người cộng sự dịu dàng có trái tim vàng với đôi bàn tay ngọc như Nguyễn Thị Bính, làm sao Hoàng Xuân Hãn có thể một mình bơi chải trong biển sâu cổ học để phát hiện, sưu tầm, bảo tồn những hạt châu văn hóa, để thực hiện hoài bão nối gót các bậc phu tử hiền triết?". "Ngày nay nhiều người đều biết rằng nhờ hằng tâm và ý thức cao cả của ông bà Hãn, nhiều di sản văn hóa dân tộc vô giá mới được cứu thoát khỏi bom đạn chiến tranh cùng lửa thiêu mù quáng".

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996) là một trong những học giả hàng đầu của Việt Nam. Ông sinh tại làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đương thời, ông được vinh danh là "Nghệ Tĩnh tứ kiệt" - Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai.

Hoàng Xuân Hãn có bằng cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne. Năm 1945, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim và giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ thuật. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên (thường gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn). Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa, ngữ văn nổi tiếng: "Lý Thường Kiệt"; "La Sơn Phu tử"; "Lịch sử và Lịch Việt Nam" (cụm công trình này đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Công nghệ năm 2000).

Tháng 8 năm 2011, tên của GS Hoàng Xuân Hãn đã được Trường Cầu đường Paris đặt cho một giảng đường đại học. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống, Trường Cầu đường Paris đã vinh danh GS Hoàng Xuân Hãn là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của trường.

- Bài của Kiều Mai Sơn - Xin cám ơn bạn đã tổng hợp, xin chia sẻ cho nhiều bạn bè cùng đọc - (FB Kim Chi )

Ông Khai Trí

Ở trại tù Z 30 C Hàm Tân  vào mỗi buổi sáng, những người tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một ông già lúc naò cũng với bộ quần áo trắng đã ngả qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai.

Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.

Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.

Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.

Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.
Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...

Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:

"Ông Khai Trí qua đời lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước.
Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa.
Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?
Ông cười chua chát:
- Phải đến năm 3000 thì may ra..
Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.

Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.
Nhà văn  Nguyễn Thụy Long ngâm ngùi tiêp:

...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.

Nguồn Fb phuong julia

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Diễn viên Kiều Chinh và đời nhiều biến động



23 tháng 10 2028




Tài tử Kiều Chinh và cuộc đời đầy chia ly

"Bộ phim cuối cùng trong số năm phim tôi đóng ở châu Á quay xong ở Singapore là ngày 15/4/1975, đó là lúc tôi nghe tin Việt Nam [Cộng hòa] đang hấp hối," nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh nói với BBC về những ngày đầy biến động của đất nước.

"Tôi vội vàng bay về Sài Gòn với gia đình."

Dùng dằng giữa việc ở lại cùng gia đình hay ra đi để lo chăm sóc cho các con khi đó đang theo học tại Canada, bà đã "lên chuyến bay Pan American cuối cùng ra khỏi Sài Gòn", với điểm đáp xuống là Singapore.

ADVERTISEMENT

"Tới Singapore, họ tống cổ tôi vào tù bởi tấm passport của tôi đã thuộc về một đất nước không có chính phủ, họ cho là không còn hợp lệ."

"Nhờ sự giúp đỡ của Tòa Đại sứ VNCH, tôi được ra tù nhưng với điều kiện trong vòng 24 giờ phải rời khỏi Singapore."

"Mọi người thu góp tiền bạc mua cho tôi vé máy bay đi vòng quanh thế giới, mục đích là để mua thời giờ bởi lúc đó không một nước nào cho tôi chiếu khán nhập cảnh."

Cuối cùng, sau một hành trình tạm dừng chân tại các phi trường ở Pháp, ở Anh mà không được phép ở lại, bà nói bà đã tới được Toronto, Canada, vào 6 giờ chiều ngày 30/4/1075 [tức ngày 1/5/1975 giờ Việt Nam] và "trở thành người tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Toronto".

Đó không phải là lần đầu tiên bà phải chia lìa gia đình mà không biết ngày nào gặp lại.

'Từ Bắc vô Nam' vòng tay không nối liền

Diễn viên Kiều Chinh sinh năm 1937 tại Hà Nội, có cha là viên chức làm việc trong chính quyền bảo hộ Pháp. Năm 1954, gia đình bà quyết định vào Nam.

Trước đó, trong thời gian Nhật và quân đồng minh giao tranh thời Chiến tranh thế giới thứ hai, mẹ bà đã qua đời cùng đứa con sơ sinh do bom đạn.

"Một trái bom rớt xuống nhà thương nơi mẹ tôi đi sinh em bé, cả hai mẹ con đều chết. Gia đình tôi còn lại ba anh em, bố tôi ở vậy nuôi ba con," diễn viên Kiều Chinh kể với BBC.

Bản quyền hình ảnhKIEU CHINHImage captionDiễn viên Kiều Chinh và anh trai gặp lại nhau lần đầu tiên vào năm 1995, khi bà được quay trở lại Việt Nam

Tuy nhiên, cuộc ra đi 1954 lại khiến người thân tiếp tục xa nhau.

"Đêm trước khi gia đình ra đi, anh trai tôi theo phong trào sinh viên, đi ra bưng [chiến khu]."

"Ở phi trường [Gia Lâm] đông kẹt người, mọi người tranh nhau lên máy bay."

"Đến lượt chúng tôi, bố đẩy tôi lên máy bay và nói, 'Con đi đi, bố ở lại tìm anh, rồi bố và anh sẽ gặp con sau'."

"Lúc tôi trèo lên máy bay cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bố, nghe thấy tiếng nói của bố."

"Bố nói rằng, 'Con đi đi, bố sẽ gặp con sau', thế nhưng chúng tôi đã không bao giờ gặp lại nhau nữa."

Bà và người anh trai chỉ được gặp lại nhau sau 41 năm, khi bà trở về Việt Nam vào năm 1995.

Bà trở về để lần đầu được biết tin rằng sau thời điểm gia đình ly tán 1954, không chỉ bố mà cả người anh trai bà cũng bị tù.

"Câu chuyện đau thương của đất nước mình xảy ra cho bao triệu người. Cuộc chiến kéo dài khiến hàng triệu gia đình, bố mẹ, con cái, vợ chồng... bị chia ly."

"Trong gia đình tôi, tôi mất bố từ năm mới 15 tuổi. Tôi có ba anh em, thì ba anh em tản mát sống ba quốc gia. Anh tôi kẹt ở Hà Nội, chị tôi sống ở Pháp, còn tôi vào Sài Gòn. Ba anh em mỗi người mỗi ngả."

"Khi gặp lại anh, tôi cố hỏi chuyện, với rất nhiều câu hỏi, bố thế nào, gia đình mình thế nào, tại sao anh ra đi... biết bao điều tôi muốn biết."

"Nhưng anh tôi nói, 'Em đừng hỏi nữa. Giây phút này chúng ta được cầm tay nhau, 41 năm, đã 41 năm rồi anh em mới được nắm tay nhau. Em đừng hỏi nữa. Gia đình mình không phải là gia đình duy nhất bị tan nát trong đất nước một thời. Chúng ta cùng chung một số phận em ạ'."

"Tôi nhớ mãi lời năn nỉ của anh trai, 'Hãy nghĩ tới bây giờ để mà cười, mình đã khóc quá nhiều rồi'."

Bản quyền hình ảnhKIEU CHINHImage captionDiễn viên Kiều Chinh, hình chụp 2018

Bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ khi mới ở tuổi đôi mươi, Kiều Chinh nhanh chóng nổi danh không chỉ tại Việt Nam mà còn trên màn bạc quốc tế.

Sau khi rời Việt Nam, bà tiếp tục đóng phim tại Hollywood và hiện làm từ thiện trong dự án xây trường tiểu học ở các vùng của Việt Nam.

BBC Tiếng Việt sẽ giới thiệu về chủ đề này trong một phần khác, mời các bạn đón theo dõi.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại trụ sở BBC ở London, tháng 10/2018.

NHẠC CẢI BIÊN THỜI TUỔI THƠ TÔI

Nhạc cải biên ngày xưa dễ nhớ, dễ thuộc hơn lời nhạc gốc nhờ sự dí dỏm của nó. Các ac ở tuổi U60 chắc sẽ nhớ nhiều nhạc cải biên hơn lứa từ U50 trở xuống. Bài này gợi nhớ về một nền âm nhạc một thời đi vào lòng người ko chỉ qua lời nhạc gốc mà cả qua lời nhạc cải biên.
Chúc ace SS một cuối tuần vui vẻ 💖🌹

ACE nào còn nhớ bài nào thì bổ sung thêm nhé . Cám ơn 💖

NHẠC CẢI BIÊN THỜI TUỔI THƠ TÔI

Vào những năm 1959-1960, tuổi thơ của chúng tôi thời đó thường tụm năm tụm ba lê la trong xóm chơi đùa. Trong lúc chơi đủ các “món”, thì ca hát là một phần không thể thiếu. Với tuổi thơ dại có biết gì về âm nhạc đâu nhưng hổng biết từ đâu mà có và chúng tôi truyền miệng nhau mà hát những câu nhạc cải biên. Nhạc cải biên (tôi thích dùng từ này hơn từ "nhạc chế" mà hiện nay hay dùng, vì nghe hợp lý hơn) là những bài hát đặt lại lời ca mới, dựa theo giai điệu những bài hát quen thuộc có sẵn. Thường lời hát cải biên lại có tính vui nhộn, trào phúng. Các bài hát được cải biên phải là những bài hát nổi tiếng, được nhiều người biết, có vậy thì nghe lời mới cải biên nó mới… đã!

# Sau đây là những bài nhạc cải biên xưa:
Bài “Kiếp nghèo” của Lam Phương:
Đường về đêm nay vắng tanh
Dạt dào hạt mưa rất nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
Lầy lội qua muôn lối quanh
Gập ghềnh đường đê tối tăm
Ngập ngừng dừng bên mái tranh
Nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi…

Được cải biên lại thành:
Đường về đêm nay tối thui
Mà sao cô không thấy tui
Cô đụng tui cô nói tui đui
Đường về đêm nay tối thui
Mà sao cô không thấy tui
Cô sờ tui cô nói tui cùi …

# Bài “Gạo trắng trăng thanh” của Hoàng Thi Thơ:
Ai đang đi trên đường đê,
Tai lắng nghe muôn câu hò đế mê…

Cải biên lại thành:
Ai đang đi, trên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần ny-lông

# Bài “Khúc ca ngày mùa” của Lam Phương:
Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác…

Cải biên lại thành:
Cười lên đi cho răng vàng sáng chói
Hát lên đi để cho đời le lói…

# Bài “Hòn vọng phu 1” của Lê Thương:
Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca xang rồi đi tiễn binh ngoài ngàn
Người đi ngoài vạn lý quan san
Người đứng chờ trong bóng cô đơn…

Cải biên lại thành:
Một – hai – ba thằng cha bán kẹo què giò
Một – hai – ba thằng cha bán kẹo què giò
Còn một giò đi kéo xe lôi
Còn một giò đi kéo xe lôi…

# Bài “Tàu đêm năm cũ” của Trúc Phương:
Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga, đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay…

Cải biên lại:
Trời đêm dần tàn, tôi lấy Honda, tôi dắt nàng đi ra nhà hàng
Cầm chắc năm trăm, tôi hỏi này nhiêu đây được chăng?

# Bài “Rước Tình Về Với Quê Hương” của Hoàng Thi Thơ:
Anh xin đưa em về
Về quê hương ta đó
Anh xin đưa em về
Về quê hương tuyệt vời
Đèn trăng treo tuốt trên cao
Ánh sao như muôn ngọn nến
Lập lòe đom đóm hoa đăng
Rước dâu em đi vào làng…

Được cải biên thành:
Anh đưa em đi chùa
Chùa hôm nay có chuối
Anh đưa em đi chùa
Chùa hôm nay có xoài
Thầy lo nhắm mắt Nam mô
Anh lén đưa tay vồ chuối
Thầy lo nhắm mắt Nam mô
Anh lén đưa tay chụp xoài . . .

# Bài “Tiếng hát quê hương” của Y Vân, Xuân Lôi:
Có cô gái miền quê hát bài ca
Giữa hoa lá xanh tươi bên làn gió
Thôn xóm nhà khi nắng tà
Êm êm trong muôn câu hò…

Được cải biên thành:
Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua
Lắc ba cái ra ba con gà mái
Chung hết tiền, thua hết tiền…
Chắc chắn là các bạn đồng trang lứa với tôi đều biết và nhớ những bài hát cải biên này.

Tôi muốn kể thêm về những bản nhạc ngoại do "bà con cô bác" cải biên lời dựa trên nhạc chứ không chỉ là nhạc nội, thường lời cải biên không ăn nhập gì với lời gốc, nhưng mà vui dễ sợ và được nhiều người thuộc lòng còn hơn cả bài được chuyển lời Việt đàng hoàng.
Bài gốc là một bài hát Ai Cập, có tựa đề là “Mustapha ya Mustapha”, rất thịnh hành vào thập niên 1950, 1960. Được cải biên lại:
Cắc chú Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào không giấy, đá cho nó bay về Tàu…
Hoặc:
Cái đít Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào dơ dáy, đá cho nó bay về Tàu…

Bài “Auld Lang Syne” nổi tiếng phát xuất từ nước Anh khoảng thế kỷ 18. Bài Auld Lang Syne được cất lên gần như trên toàn thế giới vào dịp giao thừa, với ý nghĩa báo hiệu một năm cũ đã trôi qua, năm mới vừa đến. Được cải biên lại:
Ò e, Rô-Be đánh đu
Tặc-dzăng nhảy dù
Xe tăng bắn súng
Chết cha! Con ma nào đây?
Tặc-dzăng hết hồn
Thằn lằn cụt đuôi…

Còn trong các sinh hoạt đoàn thể, theo tôi nhớ, mỗi khi kết thúc người ta thường hát như vầy:
Giờ đây, anh em chúng ta
Cùng nhau kết đoàn
Một nhà thân ái
Cách xa, nhưng ta hằng mong
Rồi đây có ngày
Mình lại gặp nhau…

# Ca khúc “Khi xưa ta bé” (Bang bang – lời Việt Phạm Duy):
Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! bang!

Cũng được cải biên nhưng hơi thô tục:
Khi Xưa đôi ta bé ta ngu
Đôi ta chơi bắn súng cao su
Em hiên ngang đem nhắm ngay C..
Bang Bang
Anh đã sưng vu bang bang …

Bài “Orquesta Aragon de Cuba – Que rico bacilon” với điệu Cha cha cha rất thịnh hành. Trẻ con chế lại :
Cha cha cha! Ma-ní lấy chồng Chà-và!
Cha cha cha! Ma-ní lấy chồng Chà-và!
Sau đó ít lâu, lại có lời mới (chắc không phải do trẻ con đặt) nghe phê hơn, như vầy:
Buông tui ra! Tui đã già rồi mà!
Tui không buông! Tui cũng già bằng bà!

Hồi đó tui nghe (và hát) thấy vui ghê, nhưng chưa thấm ý. Bây giờ già rồi, ngồi lẩm nhẩm hát lại mới thấm ý và lấy làm khoái chí quá. Tôi đứng lên nhảy và hát:
Buông tui ra! Tui đã già rồi mà!
Tui không buông! Tui cũng già bằng bà!
😂😂😂😂
(LTN)

fb DO Thi Tuyet Phuong


Chậu hoa xương rồng nhà em

CHÚNG MÌNH 3 ĐỨA 

Mình có 3 người ,3 đứa lác3 nơi 
Đứa lác bắp đùi còn đứa lác bên hông 
Còn tui ôi chu choa là lác,lác quá chừng...ngứa ơi là ngứa 
Được 50 chục đồng mua thuốc lác ÔNG TIÊN 
Đứa xức bắp đùi còn đứa xức bên hông
Còn riêng minh tôi ôi chu choa là xức 
Xức lu bù...rát ơi là rát...buồn ơi là buồn !!!

Nguyễn Hoàn Ngọc Tuyết

****

ừng tha em đêm nay.
Ba má em không có ỏ đây. 

Xưa hôn em một lần .
Rồi ho lao gần chết.

Anh đi về đâu , mà lòng thòng con Q dưới háng

Denis Lê

*****
Nếu mai em chết ! anh cúng cái đầu heo 
Sao anh không cúng khi em còn sống ....

Nguyễn Hoàn Ngọc Tuyết

****

Bài "Cho tôi được một lần" của Bảo Thu (?)
Cho tôi mượn một ngàn, ngày mai đưa ngàn mốt. Một ngàn, ngày mốt lấy ngàn hai. Một ngàn, ngày kia đưa ngàn sáu, ngày sau đưa ngàn tám, ngày nữa đưa hai ngàn...


Linh Curry

Chiều ơi! Lúc chiều về bà vãi đi tu , ong thầy chùa ngồi khoc huhu. oi.. Chiều ...

bài Tết Trung Thu k?
Tết Trung Thu Má đòi đi tu, Ba ở nhà Ba khóc lu bù. Thằng cu Tí cũng đòi đi theo. Hai Má con tu chung 1 Chùa



Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Chuyện của Thao

Đây là câu chuyện của người H’Mông Việt Nam bị giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Di dân (IDC), Suan Phlu ở Bangkok, Thái Lan. Câu chuyện dựa trên lời kể lại từ lá thư gửi Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHCR) của tù nhân và lời kể của vợ của anh.

Trong một căn phòng nhỏ chật chội, ở một khu phố nhỏ nghèo của Bangkok, Vue Chor kể lại lý do vì sao gia đình chị lại lưu lạc sang Thái Lan gần 10 năm qua, và vì sao chồng chị vẫn ở đằng sau song sắt trại tạm giam.
Cái nóng ngột ngạt ẩm thấp của Bangkok, khiến không khí trở nên nặng nề hơn. Vue Chor lấy trong góc tủ quần áo ra những tấm ảnh mờ, hiện lên những ngày đầu cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ Vue Chor và Nhia Thao trong bản ở Mường Nhé, Điện Biên cách đây gần 20 năm.
Bố mẹ của Lor Nhia Thao, chồng của Vue Chor, bắt đầu cải đạo sang Tin Lành từ 1987 cũng như nhiều người H’Mông khác trong bản.
Nhiều người H’Mông ở Tây Bắc Việt Nam cải đạo từ những thập niên 1980, sau khi nghe các đài radio truyền đạo từ Philippines và Hoa Kỳ.
Chỉ trong một năm, đã có 50 gia đình trong bản cải đạo. Chồng của Vue Chor, Nhia Thao được bầu làm một trong ba người phụ trách họ đạo, dẫn dắt các buổi cầu nguyện.

Trấn áp và sách nhiễu vì đức tin

Theo lời kể, vào tháng Ba năm 1988, công an huyện đến bản, bắt giữ tất cả những ai phụ trách họ đạo và theo đạo phải từ bỏ đạo.
Vue Chor kể dân bản phải giết gà, lợn heo và uống máu làm lễ thề sẽ bỏ đạo. Và ba người trưởng họ đạo phải uống trước để 'làm gương'.
Những ai từ chối thì đều phải hứng chịu đòn roi, đấm đá. Trong lá thư viết cho UNHCR từ trại giam IDC, Thao kể lại rằng hôm đó, anh đã bị đánh đập đến bầm tím người.
Nhưng đó chỉ là sự bắt đầu của những tháng ngày đen tối.

Công an đến bản ngày càng nhiều, dùng nhiều hình thức để hăm doạ và ép buộc, từ phạt tiền đến giam giữ.

Người nào bị phát hiện theo đạo thì bị phạt một triệu đồng, một số tiền thường là quá lớn đối với các gia đình dân tộc thiểu số nghèo khổ vào những năm 1990.
Và để phát hiện ai theo đạo cũng không khó, vì "Người H’Mông theo Tin Lành khác những người H’Mông khác lắm! Họ phải bỏ đồ dùng và trang trí trong các nghi lễ cúng ma truyền thống của dân tộc H'Mông," Chor nói.
Ai không thể trả khoản tiền phạt thì bị giam giữ và và làm việc cực khổ cho đến khi trả đủ.
Năm 2001, một trong những người phụ trách họ đạo, Boua Cheng Mua bị bắt giữ và đánh đập. Vue Chor kể vết thương của Cheng Mua quá nặng khiến bác sĩ trả về và 6 tháng sau ông qua đời.
Đây là giai đoạn chính phủ Việt Nam lo ngại về tình hình tôn giáo ở địa bàn Tây Bắc. Tại đây, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh đông người theo đạo Tin Lành.
Truyền thông nhà nước thời gian đó cảnh báo về âm mưu của “thế lực thù địch” muốn gây chia rẽ.
Chính phủ Việt Nam cáo buộc có những ý định thành lập “Nhà nước H’Mông”, "Vương quốc H’Mông tự trị".
Theo lời kể của Chor, công an và bộ đội thường xuyên đến khám nhà người dân kiểm tra xem người dân có "lén lút cầu nguyện" hay không.
Họ dùng loa phóng thanh, nêu tên từng lãnh đạo tôn giáo, và đe doạ người trong bản.

10 ngày sau đó, các lãnh đạo tôn giáo bị bắt, bao gồm cả Thao.

Thao kể lại anh bị gậy tre đánh vào tay, bị đá nhiều vào bụng cho đến khi bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, anh chỉ cảm thấy mặt và miệng đầy máu, và bị giam trong một phòng tối.
Chor phải bán hết gạo, đồ đạc trong nhà để kiếm đủ một triệu đồng chuộc chồng nhưng phải chịu một điều kiện: Nhia Thao phải giúp tìm ra những người lãnh đạo tôn giáo đã chạy trốn trong 3 ngày.
Nhưng chỉ đến ngày thứ hai, sau khi được thả, công an lại đến lùng sục. May mắn thay, trưởng bản cử người báo tin cho vợ chồng Thao. Chor đưa ba đứa con nhỏ bỏ chạy. Thao chạy vào một bụi cây gần đó, thoát chết sau khi công an bắn ba phát súng về phía anh.
Hai vợ chồng cũng quyết định ngày hôm đó là cái kết cuối cùng cho những ngày tháng gian khổ ở Việt Nam - Thao và Chor tìm cách vượt biên sang Lào.

Trốn chạy sang Lào

20 Tháng Một, 2003, gia đình Thao đến Lào và sống trong rừng rậm nhiều tháng trời. Lúc đó, Chor đang mang bầu đứa con thứ tư.
Chor kể lại khi đó cả gia đình không có gì ăn, phải đi thu lượm nấm và ăn rau trong rừng, nhiều lúc chị đói đến mức xây xẩm mặt mày và không thể đi lại.
Gia đình cuối cùng cũng tìm được một công việc đồng áng ở một ngôi làng cách Viêng Chăn 10km. Họ có một cuộc sống nghèo đói nhưng tạm ổn định trong 5 năm.
Cho đến một ngày, một người lao động khác phát hiện ra họ chính là những người H’Mông từ Việt nam đang bị truy nã.
29 tháng Bảy, 2008, công an Lào đột ngột đến khu đồn điền nơi cả gia đình Thao đang tạm trú. Một cuộc truy đuổi trốn chạy khác lại xảy ra.
Lần này công an Lào truy đuổi, nổ súng về phía Thao đến 5-6 lần, và anh lại may mắn thoát chết.
Gia đình anh lại một lần nữa lưu vong. Họ đi một chiếc phà nhỏ từ Lào đến tỉnh Nong Khai, Thái Lan vào 1 tháng Tám, 2009.

Đến Thái Lan

Khi đến Thái Lan, cả gia đình không thể kiếm sống, mà sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ của những tín đồ Tin Lành ở Thái Lan.
Chor nói gia đình đã có ý định tìm một miếng đất ở vùng nông thôn Thái Lan để cày cấy, nhưng số tiền thuê đất, kèm những chi phí khác khiến cuộc sống cũng đắt đỏ không kém gì ở Bangkok.
Đến tháng Ba, 2009, Thao quyết định tìm cách tìm việc làm để nuôi gia đình, khi anh đang trên đường đi gửi lá thư cho UN để xin nhờ giúp đỡ, Thao bị bắt vào Trung tâm Giam giữ Di dân (IDC) và bị giữ gần 9 năm qua.
Trong suốt gần 9 năm bị giam giữ tại IDC, Lor Nhia Thao gần như như bị quên lãng, bị mất mọi liên lạc với gia đình. Nhỏ con, hiền lành, ít nói, Thao cũng trở thành một đối tượng dễ bị nhắm vào trong những trại giam chật hẹp phức tạp của IDC.
Không ít lần anh bị người cùng trại giam đánh đập, đe nạt.
Thao đôi khi may mắn gặp được những người Việt đồng hương, hoặc các nhóm hảo tâm hỗ trợ ăn uống, giúp anh viết đơn xin cứu giúp và liên lạc với gia đình.

Quay trở lại căn phòng tối, chật hẹp của sáu mẹ con Chor, trên tường vẫn treo một tấm ảnh Chúa Jesus.

Cả gia đình đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về tỵ nạn công nhận là nằm trong diện đang xin tỵ nạn. Năm con gái nhỏ cũng được theo học tại các trường học ở Thái Lan, nhưng cuộc sống luôn vất vả, thiếu thốn.
Khi được hỏi, nếu theo đạo khốn khổ như vậy, liệu đã bao giờ họ nghĩ đến chuyện bỏ đạo?
Chor lắc đầu: "Chính quyền ở Việt Nam đã lấy đi tất cả mọi thứ của gia đình tôi, tôi không thể để bị tước luôn cả quyền được có đức tin, được suy nghĩ của mình."
Từ song sắt IDC nơi giam giữ Thao đến căn phòng nhỏ hẹp của mẹ con Vue Chor, cả gia đình sáu người luôn trông chờ vào một ngày nào đó, tất cả sẽ lại được tự do, được đoàn tụ.

Đoàn tụ và cái kết

Đến đầu năm 2018, mọi chuyện bắt đầu có chuyển biến tích cực.
Một mạnh thường quân người Thái biết về Thao qua lời kể của một người Congo khác cũng bị giam giữ tại IDC.
Hồ sơ của Thao sau đó được gửi cho Đại sứ quán Pháp, và được chấp thuận sau một quá trình phỏng vấn, chuẩn bị hồ sơ đã kéo dài trong nhiều tháng.
Trái khoáy một chút chính là vợ và con của Thao buộc phải vào IDC bị giam giữ trước, để được công nhận là người nhập cư trái phép xin tỵ nạn.
Sau nhiều ngày chờ đợi tại căn phòng giam chật hẹp, đông đúc, cuối cùng ngày 22/9/2018, Lor Nhia Thao cùng vợ và 5 con gái đã đến Pháp an toàn - khép lại hơn 9 năm bị giam giữ và sống vô vọng.
Ở Pháp, Thao và Chor sẽ phải học ngôn ngữ mới, cả gia đình sẽ không được phép đi làm trong một năm trước khi được chính thức công nhận là người tỵ nạn.

Chuyện của Thao là 'không hiếm'

Anh Nguyễn Trường Sơn, phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) nói những câu chuyện như của Lor Nhia Thao và Vue Chor không hiếm.
"Sau nhiều năm làm việc với người tỵ nạn Việt Nam và có dịp tiếp xúc với cộng đồng người H'Mông trốn chạy sang Thái Lan, thì câu chuyện của anh Thao rất là quen thuộc."
"Đạo Tin Lành có nhiều hệ phái. Hệ phái của người H'Mông ở Điện Biên thì thường không muốn đăng ký và thừa nhận sự kiểm soát của chính quyền, nên họ gặp rất nhiều vấn đề với nhà nước."

Nguyễn Trường Sơn, 
Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương

"Nguyện vọng của hầu hết những người Việt tị nạn là họ muốn trở về quê hương, chừng nào nơi đó họ không bị phân biệt, được tự do theo tín ngưỡng của mình. Không ai muốn sống xa quê hương cả."

Anh Sơn dẫn chứng về một người H'Mông khác cũng sang Thái Lan tỵ nạn. Con gái học đến lớp 12 nhưng không được cấp CMND để thi tốt nghiệp vì chỉ gia đình "theo đạo Tin lành, đạo phản động, theo Tây."
Theo anh Sơn, có khoảng ít nhất 500 người H'Mông Việt Nam đang tỵ nạn tại Thái Lan. Trong khi đó, tỉ lệ được đi định cư ở một nước thứ ba là rất thấp.
"Toàn bộ tất cả những người đến Thái Lan tỵ nạn, bao gồm cả người Lào, Campuchia, Myanmar, Triều Tiên…có khoảng 6000-7000 người thì chỉ có 1% được đi định cư ở nước thứ ba."
"Nên phải nói gia đình của anh Thao là vô cùng may mắn, đặc biệt là đi Pháp, một đất nước rất tốt đẹp để bắt đầu lại cuộc sống."
Hầu hết những trường hợp được đi tỵ nạn thường là gia đình có nhiều trẻ em còn nhỏ hoặc mẹ đơn thân, anh Sơn cho biết.
Anh Sơn nhấn mạnh rằng chính quyền Việt Nam cần phải thực sự thay đổi, nhất là tác động lên chính quyền địa phương trong việc tôn trọng tự do tôn giáo, giải quyết tình trạng phân biệt đối xử.
Anh kể lại một số trường hợp, người H'Mông đã trốn chạy sang Thái Lan nhưng sau đó lại quay trở lại Việt Nam. Nhưng khi quay trở lại thì lại có cáo buộc họ tiếp tục bị đối xử tệ bởi chính quyền địa phương, khiến họ lại tha hương.
"Nguyện vọng của hầu hết những người Việt tị nạn là họ muốn trở về quê hương, chừng nào nơi đó họ không bị phân biệt, được tự do theo tín ngưỡng của mình. Không ai muốn sống xa quê hương cả," anh Sơn nói.

BBC không thể trực tiếp phỏng vấn Lor Nhia Thao vì điều kiện không cho phép, chúng tôi dựa trên lá thư anh gửi cho UNHCR, thông tin từ bên thứ ba và xác minh thông tin với anh trong một số cuộc gặp ở IDC và vợ anh.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

MÀY MÀ HUÝT SÁO TAO... BẮN

Một chàng cao bồi vào quán rượu :

-Các vị có muốn xem tiết mục ảo thuật độc nhất vô nhị không ?

-Có chứ - cả quán đồng thanh.

-Vậy đãi tôi một cốc đi ! 

Bồi bàn rót một chén và anh chàng cao bồi ngửa cổ tu cạn , sau đó tung các cốc lên cao , rút súng lục nhằm vào cái cốc và hô : " Đứng im !" . Cái cốc đang rơi bỗng đứng yên trên không , mọi người nín thở , cao bồi huýt sáo và cái cốc rơi xuống trong sự vỗ tay tán thưởng !

Sau khi được đãi tiếp một cốc nữa anh ta lấy một cây gậy vứt xuống sàn , chĩa súng vào và hô :" Đứng dậy!" . Cái gậy bỗng đứng thẳng dậy không nhúc nhíc , cao bồi lại huýt sáo và gậy rơi xuống sàn, cả quán lại ồ lên thán phục!

Trong đám đông một bác bước ra bảo anh chàng :

-Cậu ơi , giúp tôi , tôi sẽ cho cả thùng rượu, cái thằng nhỏ của tôi không đứng được!

-À , chuyện nhỏ ! Anh chàng cao bồi rút súng nhằm vào chỗ đó của bác già và hô:" Đứng dậy!". Thằng nhỏ của bác bỗng đứng phắt dậy hiên ngang . Mọi người thực sự hả hê . 

Bỗng bác già rút liền 2 khẩu súng nhằm vào cao bồi :

-MÀY MÀ HUÝT SÁO , TAO BẮN BỎ LUÔN !

.....

PS : IEM thề IEM nói thiệt . Có cả đoàn chứng kiến luôn😀😅😇🙂🙂😂😃🤣

BS Thiện Hà
24/10/2018

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

LẠI CHUYỆN SEX

Bữa trước có cậu thợ hồ hỏi : cháu mới cưới vợ 3 tháng, tháng đầu ngày được 5 nháy, giờ chỉ được có 3. Cháu bịnh rồi phải không chú.

Tổ sư, nó cứ nghĩ cái gì mình cũng giỏi, có mà thánh!
Định chửi,  nhưng gato quá, nên dọa: mầy bị chứng suy giảm chức năng sinh lý rồi. Ngày phải 4 nháy mới bình thường.

Lại có thằng bạn ở Q5 chuyên bốc thuốc cải thiện bản lĩnh đàn ông. Khách hàng đại gia, chính khách, showbiz tới ầm ầm. Hôm rồi nhậu xỉn, chở nó về nhà giao cho vợ, mới biết chúng lấy nhau 8 năm rồi chưa có con. Con vợ mắt sắc dao cau, mụn trứng cá đầy mặt, chứng tỏ ruộng bỏ hoang ít chăm bón.

Có gái tâm sự
- Anh biết cặp CP và QT trên fb không?
- Chúng là ai?
- Họ là hotboy &hotgirl ý. Anh CP viết stt khoe ngày nào cũng hai nháy với chị ý đấy.
Mình bĩu môi
- Thường thôi, không bằng thằng thợ hồ bạn anh

He he

PHẠM KIỀU HƯNG

NHỚ BA-

Chương 7-6
(Đoạn nầy do Cô em gái viết)      
NHỚ BA-3
          Cho đến ngày mất nước 30 tháng 4, buổi trưa hôm ấy radio loan tin việt cộng đã vào Dinh Độc Lập, ba tôi và anh hai tôi (lúc đó anh hai đang đóng quân ở Bình dương đi  công tác ghé thăm nhà, bị kẹt lại không ra đơn vị được) kêu chị em tôi đóng hết các cửa trong nhà lại rồi leo hết lên lầu trên, chỉ còn ba và anh hai ở tầng dưới. Ba đóng hết các cửa trong nhà lại rồi nói : tụi nó có vào đây thì ba cũng sống chết với lũ nó, anh hai cũng quyết tâm với ba, anh nói trong tay anh còn khẩu súng cá nhân luôn mang theo bên mình, anh cũng sẵn sàng đổi mạng với quân cộng trước khi tụi nó đụng tới vợ con và các em gái của anh. Về phần chị dâu và các chị em tôi cùng tụ một góc trên lầu, chúng tôi ngồi rầu rĩ, cứ nghĩ là thôi hết rồi, không biết số phận mình rồi sẽ ra sao !!
Biến cố lịch sữ nầy đã làm tan nát rất nhiều gia đình ở miền Nam, gia đình tôi cũng không tránh khỏi tình trạng chung đó. Anh hai đi trình diện rồi bị đưa đi tù tới gần 9 năm, ra tận miền Bắc 6,7 năm dài, tháng 4 năm 82 được đưa về Nam rồi được tha một năm sau. Chị dâu cực khổ buôn bán vừa nuôi chồng đi tù, vừa nuôi hai con gái lúc đómới 7,8 tuổi, bị mang bệnh ngặt nghèo mà thiếu tiền chạy chữa, cố gắng kéo dài cuộc sống cho tới lúc anh hai được tha về sum họp, nhưng chỉ hơn 1 năm sau thì căn bệnh phát nặng chị qua đời trong vòng tay của người chồng thương yêu và hai con gái để lại bao tiếc thương đau buồn cho chồng chưa sum họp được bao lâu đã buồn chia ly,chị mất lúc còn quá trẻ, mới 43 tuổi. Chị ba tôi là công chức chế độ cũ, chức vụ nhỏ nên chỉ học tập 3 ngày, chồng cũng là hạ sĩ quan nên cũng không phải tập trung cải tạo lâu. Ba tôi lo xa, sợ vợ chồng chị sẽ bị địa phương gây khó dễ, nên gom góp tiền bạc còn lại mua một miếng đất rẫy ở Long thành, không xa Sài gòn bao nhiêu cho vợ chồng lên đó ở làm rẫy, thế là chi ba từ gịã thành phố vui đời nương rẫy, còn ba. đi đi về về lúc ở Sài gòn, lúc ở rẫy phụ với vợ chồng chị.  Đứa em trai út nghỉ hè năm lớp 9 lên rẫy chơi với anh chị ba tôi, đi tắm suối nhảy xuống nước trợt chân té úp mặt xuống nước ngộp thở chết. Từ Sài gòn tôi lên rẫy không kịp để vuốt mặt đứa em út lần cuối, em tôi mất lúc mới 15 tuổi đời, tội nghiệp em tôi quá !! Ba tôi buồn lắm sau cái chết của đứa con trai út. Ông bỏ rẫy cho vợ chồng con gái và rễ ở lại rồi về Sai gon ở, ông không muốn ở lại rẫy để bị ray rức khi nhìn cảnh vật mà nhớ con. Về nhà mấy cha con lại hủ hỉ với nhau, lúc đó gia đình sống thật khó khăn, bữa cơm có khi chỉ với gạo độn khoai mua ở cửa hàng lương thực phường, đó là tình trạng chung của mọi gia đình miền Nam lúc đó, cái khổ của kẻ thua trận..!! Sức khoẻ của ba tôi kém hẵn đi, vì mất mát quá nhiều người thân trong gia đình. Qua năm 83, sự trở về của anh hai làm sức khoẻ của ông khả quan hơn, không khí gia đình có vẻ ấm áp hơn. Lúc nầy chị tư  đổi về làm việc gần nhà có hai cháu ngoại lui tới cũng làm ông nguôi ngoai nỗi buồn rầu.Những tưởng gia đình đoàn tụ vui vẻ với đám cưới của em gái út ; ngờ đâu sóng gió laị tiếp tục kéo đến, chị tư và hai con đi vượt biên năm 85 bị chìm tàu, ba cái chết thật thảm, tàu chưa ra được bao xa đã bị nước tràn vào, máy bơm nước ra bị hư, chỉ vì chủ tàu tham lam chở quá số người gần gấp đôi, phần lớn là đàn bà và con nít bỏ xác gần hết, trong số đó có chị và hai con gái, lúc đó hai đứa mới 7 và 8 tuổi. Cái chết của chị tôi và hai con đã là một sự mất mát vô cùng đau đớn và bi thảm đối với gia đình. Ba tôi sau ngày biết tin nầy hầu như sức khỏe vốn đã yếu lại càng thêm yếu,ông như ngọn đèn dầu leo lét chực tắt lịm đi. Chỉ sau đám cưới tôi hơn tháng rưỡi, trong một đêm khó thở phải vào bệnh viện cấp cứu, ba tôi đã mất, con cái đứng cạnh đó nhưng ông đã lịm dần.Hồi mẹ tôi mất, ba và các anh chị em tôi có đủ mặt cả. nên chắc bà cũng yên lòng ra đi thanh thản giữa vòng tay thương yêu của chồng con. Còn ba tôi. những ngày cuối đời của ông, tôi lại không có bên cạnh để chăm sóc ông, lúc đó tôi đã ở bên nhà chồng, chỉ vài ba ngày ghé về thăm ông thôi, gia đình lại vắng vẻ, ban ngày chỉ có mình ba cô đơn, bệnh hoạn, con cái đứa còn, đứa mất, đứa ở xa, anh hai và em gái tôi ở chung thì lại bận đi làm cả ngày, chiều tối mới về, tuổi già cuả ba tôi buồn bã quá, chúng tôi, những đứa con còn lại của ba. quả đã thiếu sót sự quan tâm săn sóc rất nhiều cho ba, sau nầy dù vật chất đầy đủ, có muốn trả hiếu thì ba cũng đâu còn trên đời nữa !!
            Đám tang ba tôi buồn bã và lặng lẽ lắm, lối xóm chung quanh, người thân quen cũng vắng xa hết từ sau 75, lớp người ngang hàng với ba tôi cũng mất đi nhiều. Lúc còn sinh tiền, nhiều lần ba tôi đã dặn dò con cái, sau nầy ba mất hãy đem thiêu rồi gửi vào chùa, có lẽ vì ba tôi không muốn các con phải tốn kém quá nhiều cho tang lễ  ông, nhất là sau 75, cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn sa sút, chưa kể đến những mất mát bi thảm của những người thân trong gia đình. Tôi còn nhớ hoài: những năm 80, nhà tôi vô cùng vắng vẻ, chỉ có ba, tôi và đứa em gái út, ba cha con ăn uống thật cực khổ, cơm độn mì sợi hay khoai mì, khoai lang, bo bo mua kèm với gạo của nhà nước cộng sản bán. Ba tôi lúc đó thật vất vã, cứ phải lo xếp hàng hết đi mua gạo tới mua khoai, hay mua bột mì rồi đem đi đổi lấy bánh mì, những năm đó cuộc sống của gia dình thật khó khăn thiếu thốn. Nhờ đi học. em tôi mới mua gạo theo tiêu chuẩn dành cho học sinh là được mỗi người 13 kg/ tháng với giá rẻ, cộng thêm ít tiền học bỗng giúp ba cha con sống qua ngày, bữa cơm của cha con tôi lúc đó thật đạm bạc, chỉ có cơm độn va dưa leo chấm chao hay nước tương. Tôi thương ba vô cùng lúc đó, những buổi chiều về sớm ngừng chiếc xe đạp trước cửa, thấy ba đang ngồi lựa từng hạt thóc lẫn trong gạo, trời nóng ba ở trần , nhìn người ba ốm nhom trơ cả xương sườn tôi thấy tim nhói đau vì thương ba, nước mắt chực tuôn ra khóe mắt,  tôi muốn ôm ba liền lúc đó mà khóc òa trong lòng ba như hồi còn nhỏ. Tôi không bao giờ tưởng tượng nỗi sự thay đỗi quá khác biệt của ba tôi sau 75, từ một người cha  nghiêm khắc, ít nói, mọi việc lớn nhỏ trong nhà trước đều do một tay mẹ tôi lo toan, ba là một người chủ gia đình đúng nghĩa, ông chỉ biết đi làm thôi. Vậy mà thế đấy! sau ngày mất nước, ba bỗng trở thành người nội trợ bất đắc dĩ: ba đi chợ, đi mua gạo, rồi nấu cơm, tự giặt lấy quần áo của mình, chị em tôi cứ nghĩ đến những điều nầy mà thấy thương ba ngập lòng và cảm thấy mình quả thật thiếu sót nhiều với ba quá, không tròn bổn phận làm con đối với ba..
          Những ngày đám tang ba, tôi xin phép nhà chồng về nhà chịu tang ba. Sau ngày đưa tang, tôi còn ở lại nhà đến ba ngày sau gọi là ngày mở cửa mã. Xế trưa hôm ấy nấu mâm cơm cúng bàn thờ ba, chờ nhang tàn tôi lạy bàn thờ ba rồi về lại bên chồng, tôi vừa đi vừa khóc nức nở, khóc vì thương nhớ ba quá. Ngày mẹ mất tôi cũng khóc nhiều lắm, nhưng ba mất tôi còn có nỗi ân hận là những ngày cuối cùng tôi đã không ở cạnh săn sóc cho những đau đớn về thể xác của ba. Tết năm ấy trưa 30 tôi cũng về nhà cúng cơm đón ông bà cùng các anh chị em, nhưng nhà buồn lắm vì vắng ba mất rồi. Mọi năm ba đốt nhang trước bàn thờ mẹ, còn bây giờ anh hai tôi đốt nhang thay ba và trên bàn thờ lung linh qua làn khói nghi ngút có thêm hình ba bên cạnh hình mẹ; chúng tôi không ai nói với ai nhưng nỗi đau đớn nghẹn ngào đang dâng cao trong lòng từng anh em tôi. Bữa cơm gia đình ngày cuối năm rồi cũng trôi qua trong lặng lẽ bùi ngùi, tôi và đứa em gái út ăn cơm trong nước mắt, hai chị em nhớ ba quá đỗi, vì sau 75 trong gia đình chỉ có hai đứa tôi là sống gần gũi với ba và cùng ba chia xẽ những nỗi đau đớn mất mát người thân trong gia đình nhiều nhất.
          Gần 4 năm sau ngày ba mất, tôi qua Mỹ cùng chồng diện HO. Ra nước ngoài thì đời sống vật chất dù không giàu có, nhưng so với ở Việt Nam thì đầy đủ hơn nhiều. Những lúc nầy tôi lại nhớ đến ba, khi tôi tương đối có khả năng có thể lo cho ba một đời sống về già thoải mái vui sống với các con các cháu thì ba đã đi theo mẹ  mất rồi. Anh hai tôi rồi em gái tôi cũng lần lượt qua Mỹ; anh em tôi ở khác tiểu bang, dù vậy mỗi năm tới ngày giỗ ba chúng tôi cũng nấu mâm cơm tưởng nhớ. Anh hai tôi gìờ đã là ông ngoại, tôi và em gái tôi cũng bận rộn cho gia đình riêng của mình. Mỗi lần giỗ ba, tôi đi làm về ghé tiệm mua mấy món ăn nấu sẵn mà ba tôi lúc còn sinh tiền thích, một mình tôi loay quay bày cúng, lần nào cũng thế đốt xong mấy nén nhang trước ảnh ba rồi tôi ngồi khóc một mình lặng lẽ, nỗi nhớ ba cùng nỗi ân hận đã không trọn phận làm con trong thời gian cuối đời của ba. Tôi và em gái út, hoặc tôi hoặc nó gọi điện thoại cho nhau cả giờ, hai chị em nhắc lại những kỹ niệm lúc chỉ có ba cha con ở nhà bên nhau sau ngày mất nước. Hai đưá tôi nhắc đi nhắc lại mãi, rồi cùng khóc trong diện thoại. Nếu có ai biết chuyện mà trách tôi sao cứ sống hoài với quá khứ đau buồn làm chi, tôi cũng không buồn vì lời trách móc đó, tạo hóa đả ban cho tôi một trí nhớ dai về những chuyện quá khứ dù vui hay buồn, nhưng phần lớn là chuyện buồn nhiều hơn. Với ba tôi có một tâm sự thật sâu kín và có lẽ chĩ có ba biết cho tôi thôi, tôi không bao giờ có thể thố lộ cùng ai được, chắc ba cũng thương đứa con gái nhỏ nầy mà không trách phiền gì con !!!
        Ba ơi, ngày giỗ ba mới vừa qua. Ở Việt Nam, chị ba và thằng sáu cũng làm giỗ ba, con có goị điện thoại về nói chuyện hôm đó. Còn ở bên nầy anh hai, rồi con, rồi con út, tụi con ba anh em ở ba nơi khác nhau cũng có làm giỗ ba. Tụi con hay nói đùa với nhau, mỗi lần giỗ, ba tha hồ đi khắp nơi, ăn cơm Việt Nam rồi qua Mỹ ăn cơm bên Mỹ; lúc sống ba không có dịp đi xa, gìờ ba mất rồi, mỗi năm tới ngày giỗ, ba sống khôn thác thiêng bay qua Mỹ thăm các con ba nhé, rồi ba ăn với con gái ba một bữa cơm gia đình ấm cúng. Ba ơi, con lại tưởng tượng nhiều quá rồi, trước mặt con là bức ảnh cả gia đình mình chụp từ năm 1960, lúc đó con mới lên 6 tuổi.Nhìn hình đúng là một gia đình hạnh phúc; bức ảnh đã lem luốc rách nát vì cơn hỏa hoạn năm xưa nhà mình bị cháy, ba đã cố len vào nhà sau khi ngọn lữa đã được dập tắt, và ba đã tìm thấy bức ảnh với khung kiến bể nát nằm trơ giữa đống gạch ngói tro than ngỗn ngang, ba đã nhặt nó lên và gói ghém cất kỹ bao nhiêu năm trong tủ giấy tờ sổ sách của ba. Sau ngày ba mất con thu dọn lại tủ thì mới thấy bức ảnh kỹ niệm, ba đã gói nhiều lớp giấy và cất cẩn thận trong tủ. Con đã khóc và lặng người thật lâu bên tấm hình, nhìn hình con thấy nhớ và thương ba quá. Con đã mang tấm hình theo qua Mỹ với hy vọng sẽ nhờ kỹ thuật tân tiến bên nầy khôi phục lại được phần nào nguyên bản của nó.
       Sắp tới ngày lễ Cha ở Hoa kỳ con viết những dòng nầy để tưỏng nhớ đến ba, và cũng để cho vơi bớt đi phần nào nỗi ray rức ấp ũ trong lòng con bao lâu nay, con chợt nhớđến hai câu hát cuối trong một bài nhạc mà  con rất thích thật đúng với tâm trạng của con mỗi lần nghĩ về ba. ba kính yêu muôn đời của con:..”Có những niềm riêng trọn đời dấu kín..nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi…!!!”
                                                                                 QUÁCH THÁI-ANH

Mẹ Nấm

Từ BBC tiếng Việt


Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã bình luận về tin blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thả tự do, đặt chân trên đất Mỹ đêm 17/10 (giờ Mỹ), khoảng 12 giờ trưa 18/10 giờ Việt Nam.


Các hãng thông tấn đã chờ đợi tại sân bay Houston từ nhiều giờ trước để ghi hình cảnh đón blogger Mẹ Nấm, thân mẫu Tuyến Lan, cùng hai con Nấm và Gấu, sau chặng bay dài trên chuyến bay EVA 52.


"Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc gặp gia đình nhưng vẫn sốc khi con trai và con gái ôm tôi trên máy bay... Chúng tôi đã chờ đợi hai năm trời rồi... Tôi không cô đơn và những tiếng nói tự do không bao giờ lạc lõng," Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với báo giới khi vừa đặt chân xuống sân bay George Bush tại thành phố Houston, Texas.

Trước đó nhiều bình luận trên mạng xã hội bày tỏ niềm vui khi blogger Mẹ Nấm được thả tự do, lên đường sang Mỹ.

Blogger Hoài Anh viết: "Chúc mừng blogger mẹ Nấm -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được trả tự do, đoàn tụ với mẹ, hai con nhỏ và cùng toàn thể gia đình rời Việt Nam đi Mỹ. Tôi ngắm nụ cười hiền hậu của em trong bức tranh vẽ với con gái đầu lòng mà rơi nước mắt mừng vui."

Nhà hoạt động Võ Hồng Ly chia sẻ trên Facebook: "Cả gia đình 4 người của Mẹ Nấm đã được đoàn tụ và đang trên đường đến đất nước tự do. Chúc mừng chị và gia đình."

Mẹ Nấm sẽ làm gì khi được tự do?



Tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn.

Facebooker Nguyễn Hưng Quốc đặt câu hỏi Mẹ Nấm sẽ làm gì khi đến Mỹ. Ông viết: "Mừng cho chị và gia đình của chị. Sau bao nhiêu năm tranh đấu gay go, và sau đó, tù tội, chị xứng đáng để được hưởng một đời sống yên ả ở nước ngoài. Tuy nhiên, hẳn có nhiều người thắc mắc: Chị sẽ làm gì khi được tự do?""Thật ra, theo tôi, cũng giống bao nhiêu người khác trước chị, chị sẽ không làm được gì cả. Riêng những việc như học tiếng Anh (cũng như bao nhiêu cái học khác) và việc ổn định đời sống cho cả gia đình sẽ vắt kiệt hết thời gian và tâm sức của chị rồi. Bởi vậy, sau một quãng ồn ào ngắn ngủi, tất cả lại sẽ chìm vào im lặng. Và quên lãng."

"Qua đó, chúng ta càng hiểu âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Việt Nam: Cho những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ra nước ngoài là một cách tốt nhất để làm tắt tiếng nói của họ. Để vô hiệu hoá họ."

"Dĩ nhiên, chúng ta không phê phán những người quyết định ra đi. Chúng ta không có cái quyền ấy: Đó là sự lựa chọn của họ. Họ đã chịu quá nhiều sự khốn khổ rồi. Họ cần được yên bình. Cho họ. Và cho con cái họ."

Luật sư Lê Công Định bình luận: "Nhà cầm quyền muốn dùng án nặng để nâng giá thương thảo với các chính phủ nước ngoài đưa chị Quỳnh đi. Nên mức án 8-10 năm theo đề nghị của phía công tố có thể hiểu được. Một lần nữa, ở Việt Nam các vụ án chính trị không đặt ra những vấn đề pháp lý. Vì thế, nếu căn cứ các quy định luật pháp để đánh giá sự việc, chắc chắn câu trả lời sẽ thiếu chính xác. Tuy nhiên, chỉ ở những xứ cộng sản mới như thế, bởi luật pháp chưa từng được thượng tôn bao giờ."

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh: "Té ra kết án thật nặng những nhà hoạt động dân sự đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường... với mức án từ 10 năm trở lên là để được giá khi mang ra trao đổi."

Luật sư Phùng Thanh Sơn: "Nghĩ mà cay đắng! Tù nhân Việt chỉ được tự do trên đất Mỹ, EU. Sao không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của mình?"

Facebooker Đinh Văn Hải thì điểm sơ qua danh sách đã có ít nhất chín công dân Việt Nam bị trục xuất: Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nhà báo tự do Tạ Phong Tần; Luật sư Nguyễn Văn Đài, giáo sư Phạm Minh Hoàng; Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Khải Thanh Thủy, Đặng Xuân Diệu, Lê Thu Hà.

Quốc tế nói gì?

Các tổ chức nhân quyền bày tỏ vui mừng trước tin Mẹ Nấm được trả tự do, nhưng cũng đặt vấn đề về "chiến lược đàn áp chính trị kiểu mới của Việt Nam".

"Tuy chúng tôi hài lòng vì Mẹ Nấm và gia đình đã được tự do, nhưng hành động trả tự do này càng làm rõ thêm chiến lược đàn áp chính trị kiểu mới của Việt Nam: bắt giam các nhà hoạt động theo những tội danh nguỵ tạo và vi phạm nhân quyền, truy tố họ tại những phiên toà bỏ túi, và kết án họ với những mức án dài tới vô lý," ông Phil Robertson: Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phát biểu hôm 17/10/2018.

"Sau đó, khi mà hy vọng đã lụi tàn đi trước viễn cảnh (phải chịu đựng) nhiều năm tháng trong điều kiện kinh khủng sau song sắt, thì trả tự do cho họ, đổi lấy việc trục xuất họ và kể công."

"Hà Nội đang nhằm tới việc cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước. Nhưng dư luận đừng nên quên rằng Việt Nam vẫn là một trong những nhà nước bạo tàn nhất ở Đông Nam Á, với hơn 100 tù chính trị đang bị giam vì đã nói lên quan điểm của mình, vì đã lập ra các hội nhóm không nằm trong tầm quản lý của chính quyền, và vì đã tổ chức tuần hành ôn hoà."

Đại điện tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), ông Nicholas Bequelin, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á thì cho rằng "đây là tin vui, nhưng cũng qua đó nhắc nhở mọi người về tình trạng bỏ tù bất cứ ai chỉ trích chế độ".

Ông Nicholas Bequelin cũng nhắc lại con số gần 100 tù nhân chính trị hiện vẫn đang bị giam tại các nhà tù trên khắp Việt Nam, chỉ vì họ "phát biểu chính kiến của mình một cách ôn hòa: trước công luận hay trên Facebook".

"Cuộc vận động thả tự do cho Mẹ Nấm nên trở thành một cú hích cho sự đổi thay từ phía các lãnh đạo Việt Nam," ông Nicholas Bequelin viết trong thông cáo báo chí hôm 17/10.

'Xuyên tạc và chống phá'

Hồi năm 2017, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khi đó nói hôm 30/3/2017:

"Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước."

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, và nêu ra vấn đề ô nhiễm biển liên quan đến vụ Formosa, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Bản án xử bà 10 năm tù sau đó đã bị các giới vận động nhân quyền quốc tế lên án.

Theo công an tỉnh Khánh Hòa, nơi chuẩn bị hồ sơ xử án, thì bà Như Quỳnh đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."

****

Tác giả phim tài liệu Mẹ Nấm phải sống xa quê để trốn chính quyền trong khi cuốn phim đang được trình chiếu ở nhiều nước.

Mẹ Vắng Nhà là cuốn phim tài liệu duy nhất của tôi và cũng là phim đầu tiên về gia đình một tù nhân lương tâm Việt Nam," Clay Phạm, đạo diễn và sản xuất phim tài liệu Mẹ Nấm, chia sẻ với BBC.

"Cuối năm 2017, sau khi xong phần quay cho phim Mẹ Nấm, tôi có việc phải ra nước ngoài vài hôm. Trong chuyến đi đó tôi đã bị an ninh Việt Nam giam lỏng tại sân bay, tịch thu không biên bản toàn bộ tài sản cá nhân bao gồm hộ chiếu, laptop, các thiết bị chuyên dụng dành cho quay phim, giấy tờ tuỳ thân... Sau đó họ thông báo tôi bị cấm xuất cảnh vô thời hạn."

Gia đình tôi cũng liên tục bị an ninh quấy nhiễu để khai thác thông tin về tình hình hiện tại của tôi."

"Bản thân tôi không được về nhà, phải tạm lánh ở một địa phương khác để tránh sự sách nhiễu và giữ an toàn cho bản thân."

Trên thực tế, không phải đợi đến sau khi phim Mẹ Nấm hoàn thành, Clay Phạm mới gặp rắc rối với chính quyền.

Trong quá trình làm phim, ông luôn phải đối phó sự theo dõi của an ninh địa phương cùng hệ thống camera do chính quyền lắp đặt 'dày đặc' quanh nhà blogger nổi tiếng.

"Tôi đã nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của gia đình bà Lan [thân mẫu của Mẹ Nấm] trong thời gian này. Tôi rất cảm ơn bà Lan về sự bảo bọc này", Clay Phạm nói.

"Bây giờ khi phim được mang đi chiếu ở khắp nơi thì tôi mong tôi và gia đình sẽ không còn bị sách nhiễu, có thể quay trở lại cuộc sống của một công dân bình thường."

Clay Phạm cho hay ông biết đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua một vài người bạn. Thời điểm đó, blogger Mẹ Nấm đã bị bắt giam gần một năm.

Thông tin về hành trình đấu tranh cho dân chủ của Mẹ Nấm gây cảm hứng cho ông. Sau đó, Clay tìm đọc thêm tin tức về Mẹ Nấm trên internet.

Dần dần, ý tưởng làm phim tài liệu về Mẹ Nấm nảy sinh.

"Khi biết đến câu chuyện của Quỳnh, tôi có vài lần đến nhà Quỳnh ở Nha Trang và được bà Lan tiếp đãi rất nhiệt tình, vui vẻ. Tôi đặc biệt có sự quý mến đối với Nấm và Gấu - hai đứa con nhỏ của Quỳnh."

Poster phim tài liệu về Mẹ Nấm

"Lúc đầu tôi chỉ nghĩ rằng sẽ làm một cuốn phim ngắn bỏ túi để sau này khi Quỳnh ra tù, cô sẽ thấy được những đứa con của mình lớn lên như thế nào trong thời gian không có mẹ."

"Tuy nhiên, càng hiểu nhiều về câu chuyện của Quỳnh, tôi càng thấy quý trọng cô ấy hơn. Tôi muốn kể chuyện của cô ấy như một câu chuyện truyền cảm hứng về một tù nhân lương tâm."

"Tôi nhớ mãi hình ảnh bà Tuyết Lan, ở tuổi ngoài 60, vẫn tất bật vừa chăm cháu, dạy cháu, vừa mưu sinh, vừa đi tìm công lý cho con gái..."

"Bà Lan là một mẫu người phụ nữ khi cần nghị lực thì rất can trường, khi cần nhẫn nhịn thì rất cam chịu. Có những hôm áp lực đến nỗi bà giận dữ la mắng hai đứa cháu. Sau đấy tôi lại thấy bà trốn vào một góc nhà ôm mặt khóc nức nở."

"Lúc đó bà mới nghẹn ngào: "Không hiểu tại sao tôi lại trở nên như vậy, vì sao gia đình tôi lại rơi vào thảm cảnh như thế này".

"Tôi tự hỏi: "Với sức lực của một người phụ nữ ngoài 60, liệu bà Lan có thể chịu đựng thêm 10 năm ròng rã? Liệu khi bà gục ngã thì con gái và hai đứa cháu sẽ ra sao?"

"Thời gian đầu tiếp xúc với gia đình Quỳnh, tôi cứ bị ám ảnh một câu hỏi: "Tại sao một người mẹ trẻ lại chấp nhận rời xa hai đứa con mình để đấu tranh dân chủ?"

"Dần dần tôi tự tìm được câu trả lời qua lối sống và cách dạy con cháu của bà Lan. Ở Việt Nam, gia đình là nền tảng. Nhưng mỗi gia đình có thể có cách riêng để nuôi dạy, hay bày tỏ tình yêu với con cái."

"Tôi xin trích dẫn lời Quỳnh như một minh chứng về tình yêu cô dành cho hai con: "Những gì tôi tranh đấu hôm nay, là những gì tôi muốn con cái tôi hưởng trọn vẹn sau này".

Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được trình chiếu khắp thế giới trong khi nhân vật chính của phim, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang tuyệt thực trong tù.

Theo bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, Mẹ Nấm tuyệt thực để phản đối những chính sách tra tấn tinh thần của trại giam.

Mới đây, bà Lan cho biết Mẹ Nấm đã ngừng 16 ngày tuyệt thực sau khi đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào tù thăm chị.

Ông Trịnh Hội cho rằng việc phim tài liệu về Mẹ Nấm được chiếu nhiều nơi sẽ giúp tạo áp lực để tranh đấu cho tự do của bà.

"Chúng tôi có kinh nghiệm rằng khi hồ sơ của tù nhân lương tâm nào được để ý thì chính quyền sẽ giảm bớt đàn áp đối với họ. Do đó, chúng tôi hi vọng rằng sự quan tâm của quốc tế tới phim Mẹ Nấm và bàn thân chị sẽ giúp chị 'dễ thở hơn trong tù," ông Trịnh Hội nói.

Còn theo Clay Phạm, mục đích làm phim của ông chỉ đơn thuần về hoàn cảnh của một gia đình tù nhân lương tâm. Ông không hề có dự định tuyên truyền cho Mẹ Nấm, cũng không áp đặt bất cứ khuynh hướng chính trị nào trong phim.

"Tuy nhiên nếu sau khi xem phim khán giả đồng cảm với câu chuyện tôi kể và thấy những việc Quỳnh làm là đúng thì hãy lên tiếng vì tinh thần của người phụ nữ mạnh mẽ này."

"Mong nhiều cá nhân và tổ chức sẽ cùng cất lên tiếng nói để Quỳnh sớm thoát khỏi vòng lao lý và gia đình họ sớm được đoàn tụ," Clay Phạm chia sẻ.

Những người như Mẹ Nấm, bà Tuyết Lan và con cháu họ, với Clay Phạm, cũng giống bao người Việt Nam "chân phương giản dị", "khác chăng là tình cảm họ dành cho Việt Nam nhiều hơn, tha thiết