Thứ Năm, 24 tháng 4, 2008

GĐ Trung tâm Thúy Nga vào VN "quay phim lén"



Hải quan tạm giữ hơn 30 băng đĩa với những cảnh quay tại Việt Nam để chuẩn bị cho DVD Paris By Night 90 có chủ đề "Chân dung phụ nữ Việt Nam".

thuynga.jpg
Bìa DVD “30 năm viễn xứ” của Trung tâm Thúy Nga

Lúc 16h30' ngày 12/11, Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất - TP.HCM phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra hành lý xuất cảnh của hai Việt kiều Mỹ: To Lai Peter (SN 1937), mang thị thực số C0601513 và Nguyen Tuyet Thi (SN 1952) được cấp thị thực số C0601514.

Lực lượng kiểm tra đã phát hiện hơn 30 băng, đĩa hình chưa được dán tem kiểm duyệt văn hóa. Số băng, đĩa này được tạm giữ, hai Việt kiều nói trên tiếp tục được xuất cảnh.

Qua kiểm tra, được biết các băng đĩa này là phần quay tại Việt Nam để chuẩn bị cho DVD Paris By Night 90 có chủ đề “chân dung phụ nữ Việt Nam”. Đây là phim ca nhạc do Trung tâm Thúy Nga ở hải ngoại thực hiện (ông To Lai Peter tức Tô Văn Lai là giám đốc sản xuất).

Theo kịch bản, đây sẽ là một DVD mang nội dung thiếu thiện chí về xã hội VN thời mở cửa, xuyên tạc về vấn đề phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc...

Hơn 20 năm qua, Trung tâm Thúy Nga đã sản xuất, lén lút tuồn vào VN nhiều VCD, DVD ca nhạc tuyên truyền tư tưởng chống phá đất nước, kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc như: Ba mươi năm viễn xứ (Paris by night 77), Âm nhạc không biên giới (Paris by night 81), Song ca (Paris by night 73)...

Ngoài vụ việc lần này, vào tháng 4/2006, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, xử lý một số ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga như: Bảo Hân, Ninh Cát Loan Châu, Như Loan... từ nước ngoài về thực hiện một số cảnh quay trái phép tại Đà Lạt, Đồng Nai, Đà Nẵng, Mũi Né...

Các đoạn phim quay lén này sẽ được chuyển về Mỹ làm hậu kỳ, sau đó thành các phim ca nhạc phát hành ở hải ngoại và nhập lậu về VN.

Đối với vụ việc vừa phát hiện ngày 12/11, cơ quan chức năng đang làm rõ để xử lý những ca sĩ, đạo diễn, quay phim trong nước đã giúp sức cho Tô Văn Lai thực hiện các cảnh quay trái phép trên.

Theo conganthanhpho.gif

Blogged with the Flock Browser

Đề nghị thu hồi bộ đĩa "Thúy Nga Paris 91"

T

Thanh tra Bộ VH-TT&DL vừa có công văn 114/TTr đề nghị thanh tra Sở VHTT các địa phương kiểm tra, xử lý và thu hồi bộ đĩa Thúy Nga Paris 91 đang lưu hành lậu trên thị trường băng đĩa trong nước.

>> GĐ Trung tâm Thúy Nga vào VN "quay phim lén"
>>
TT băng nhạc Thúy Nga Paris “chơi xấu”

Công văn có đoạn viết: "Hiện nay trên thị trường đang lưu hành bộ đĩa Thúy Nga Paris by night 91 có tựa đề Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Đây là bộ đĩa có nội dung phản động, thể hiện sự nuối tiếc về một Sài Gòn dưới chế độ cũ, gợi lại vết thương chiến tranh...".

thuynga91.jpg
Bìa đĩa Thúy Nga Paris 91

Với chủ đề "Huế - Sài Gòn - Hà Nội", chương trình ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga đã sử dụng những ca khúc nổi tiếng của VN theo hành trình từ Bắc vào Nam. Sự đầu tư kỹ lưỡng và quy mô nhất của chương trình nằm ở nhạc cảnh Những con đường trắng do ca sĩ Quang Lê thể hiện.

Trên màn hình sân khấu, những đoạn phim tài liệu ghi lại sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế được trình chiếu. Hàng chục diễn viên ở đủ các lứa tuổi trong trang phục trắng, khi mô hình chiếc cầu Tràng Tiền bị đánh sập, áo trắng trở thành khăn tang.

Ngay sau đó, ca sĩ Khánh Ly trình bày nhạc phẩm Bài ca dành cho những xác người. Điều đáng nói là ở phần bonus (tặng thêm) của bộ đĩa này, Trung tâm Thúy Nga lại một lần nữa phổ biến những đoạn phim tài liệu ghi hình cảnh chết chóc do các nhà làm phim Pháp ghi lại.

Với mục đích gợi lại những vết thương chiến tranh, bộ đĩa của Trung tâm băng đĩa Thúy Nga lại một lẫn nữa tỏ rõ dụng ý muốn "khuấy đảo" tình hình trong nước, điều đã trở thành "truyền thống" của Trung tâm này.

Theo nongthonngaynay.gif

Blogged with the Flock Browser

Tôi đã báo cáo trung ương danh tính người chạy chức"



Trao đổi với PV sáng nay, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình cho biết, ông đã báo cáo với Ủy ban Kiểm tra trung ương danh tính cán bộ đưa 100 triệu đồng cho gia đình ông để "chạy chức".

>>Bộ trưởng Nội vụ: ''Sẽ làm rõ vụ 100 triệu đồng chạy chức''

>>Bí thư Tỉnh ủy nộp 100 triệu tiền chạy chức

"Nếu định bao che cán bộ "chạy chức chạy quyền" tôi đã không nộp lại tiền tại cuộc họp Tỉnh ủy. Người ta không đưa tiền trực tiếp mà gửi đến gia đình tôi. Hiện, danh tính cán bộ này tôi đã báo cáo trung ương, để thẩm tra làm rõ", ông Bình nói.

Với giọng khá mệt mỏi, Bí thư Võ Thanh Bình cho biết, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau vừa qua là hoạt động bình thường, nhằm xác minh thông tin "100 triệu đồng chạy chức".

Xung quanh thông tin một số nhân sự được Tỉnh ủy thông qua phải "hoãn" bổ nhiệm vì có dấu hiệu tiêu cực, ông Bình khẳng định: "Không có chuyện việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh Cà Mau bị đình lại chờ ý kiến trung ương. Điều động các cán bộ này thuộc thẩm quyền của cấp ủy địa phương".

Bên lề Quốc hội ngày 23/4, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, sẽ kiểm tra, làm rõ việc Bí thư tỉnh nộp lại tiền chạy chức và công tác bổ nhiệm cán bộ tại Cà Mau. Kết quả thẩm tra sẽ được báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương.

"Hiện, có thể thông tin chúng ta tiếp nhận chưa đầy đủ nên tôi chưa thể nói cụ thể việc anh Bình chưa công khai danh tính người chạy chức. Với trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy, tôi tin anh Bình sẽ làm rõ những vấn đề mà dư luận quan tâm", ông Tuấn nói.

Trong hai ngày 8 và 9/4, Ban thường vụ tỉnh Cà Mau đã họp sắp xếp tổ chức và bố trí nhân sự lãnh đạo các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và phân công cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc VN tỉnh Cà Mau, tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thanh Bình đã cho tài xế mang vào phòng họp 100 triệu đồng và cho biết đây là khoản "chạy chức" của cấp dưới, tuy nhiên, không tiết lộ danh tính người đưa tiền.

Một số cán bộ tham gia cuộc họp yêu cầu bí thư nêu rõ ai "chạy chức, chạy quyền" hoặc phải loại những người đó ra khỏi danh sách bố trí cán bộ đợt này. Tuy nhiên, ông Võ Thanh Bình không chấp nhận, vẫn bố trí cán bộ như dự kiến và không công khai danh tính các cán bộ đưa tiền. Sau đó, số tiền 100 triệu đồng được Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau tạm giữ.


Theo VNE
Blogged with the Flock Browser

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2008

3 lần chất vấn 2 đời bộ trưởng về nạn chạy chức

Đại biểu Lê Văn Cuông. Ảnh: H.K.

Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, người 3 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về vấn nạn chạy chức, chạy quyền sáng nay đã bày tỏ với VnExpress sự khó hiểu trước hành động không công khai danh tính những người chạy chức của Bí thư tỉnh ủy Cà Mau.  
>Bí thư Tỉnh ủy nộp 100 triệu đồng tiền 'chạy chức'/Bộ trưởng Nội vụ: 'Cho tôi biết ai chạy chọt để thăng chức

- Ông đánh giá thế nào về hành động nộp lại tiền và không công khai danh tính người đưa tiền của Bí thư tỉnh ủy Võ Thanh Bình?

- Tôi đã theo dõi vụ việc qua báo chí. Thực sự tôi thấy hành động đó rất khó hiểu, không bình thường. Anh Bình đã phát hiện cán bộ chạy chức, đã báo cáo Thường vụ, nhưng không công khai danh tính, không quyết tâm xử lý, để tình trạng "lờ lờ nước hến" như hiện nay sẽ khiến dư luận bức xúc. Người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao thẩm quyền trong tay, nhưng Bí thư lại không xử lý đến cùng?

Để ngăn chặn tiêu cực thì cần phải xử lý ngay những trường hợp chạy chức chạy quyền. Nếu những người này mà được bầu vào vị trí lãnh đạo thì rất nguy hiểm.

( Bầu hay chỉ định ? ??? )

- Xung quanh việc bố trí cán bộ của Cà Mau, ngay cả cán bộ Thường vụ cũng lo ngại người chạy chức lại được bổ nhiệm, gây nguy hại cho bộ máy. Vậy theo ông, trong trường hợp này phải giải quyết thế nào?

- Bí thư Bình phải dũng cảm nêu ra danh tính của người chạy chức để Thường vụ tỉnh ủy xem xét. Nếu người chạy chức lại được bầu thì phải phế truất, loại bỏ họ ra khỏi bộ máy. Việc này không khó, bởi bổ nhiệm hay kỷ luật cũng là do tập thể Thường vụ tỉnh ủy quyết định. Nếu anh Bình không làm thì tổ chức quản lý anh Bình phải chỉ đạo, phải làm thế nào ngăn chặn hành động chạy chức chạy quyền.

( Cũng khó cho bác Bình vì chỉ có 100 triệu Bác đưa ra mà không có chứng cứ cụ thể, nếu đưa ra danh tính mà không có quả tang coi chừng bị khép tội vu khống và không khéo thì Bác Bình dám bị kỷ luật vì tội vu khống và bôi nhọ cán bộ ??? )

Thực tế thì chỉ những người yếu kém, tư lợi, tham chức tham quyền mới chạy chọt. Họ bỏ ra một số vốn đầu tư cho việc chạy chức thì sau này rất có thể họ sẽ yêu cầu cấp dưới phải chạy chọt, phải bổng lộc để thu lại khoản tiền đã bỏ ra. Điều này sẽ làm cho bộ máy không còn trong sạch và rất hại cho dân.

- Tại kỳ họp cuối năm 2007, ông đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn về nạn chạy chức chạy quyền và Bộ trưởng đề nghị được thông báo những trường hợp chạy chức để xử lý. Vậy cá nhân ông đã chuyển cho Bộ trưởng thông báo nào? 

- Tôi đã chuyển cho Bộ trưởng hai đơn của công dân tố cáo việc chạy chức chạy quyền ở Gia Lai và Thanh Hóa. Người dân phản ánh cán bộ cấp xã chạy chức và cấp huyện bao che. Nhưng Bộ lại yêu cầu địa phương báo cáo, sau đó trả lời. Câu trả lời đó không thỏa mãn cả tôi và công dân vì cuối cùng vấn đề không được giải quyết.

( Không thể thỏa mãn được vì cũng giống như trên là thiếu chứng cứ - Tòa án xử mấy vụ lớn nỗi cộm về tham nhũng cũng còn bị vướng ở khâu này nên nhiều vụ án kéo dài hòai ??)

- Từ trường hợp của Cà Mau và những ghi nhận thực tế của cá nhân, ông nhìn nhận thế nào về nạn chạy chức chạy quyền hiện nay?

Chạy chức chạy quyền hiện diễn ra ở nhiều nơi. Nó hoạt động ngầm, rất tinh vi, khó xác định và đòi hỏi người chịu trách nhiệm giải quyết phải có bản lĩnh, phải đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Sở dĩ có tình trạng này là quy trình đề bạt, sắp xếp, bố trí cán bộ của ta đang có vấn đề. Danh nghĩa là tập thể quyết định, nhưng thực tế chưa hẳn như vậy. Chính điều này là kẽ hở để nảy sinh hiện tượng tìm đến một vài ba người có quyền quyết định, chủ yếu là thường trực cấp ủy, để chạy chọt.

Nhằm xóa bỏ vấn nạn này cần đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, cần có thi tuyển, bổ nhiệm một cách công khai, minh bạch. Cụ thể phải có nhiều ứng cử viên trình độ tương đương nhau, chứ không phải như hiện nay đưa ra nhiều ứng cử viên chỉ mang tính đối phó, không có tính cạnh tranh. Phải có một hội đồng thi tuyển chọn, có thể đặt câu hỏi, chất vấn ứng cử viên để làm rõ năng lực thực sự.

( Ý Bác Cuông rất hay nhưng nếu người trúng tuyển không phải người của ta thì làm sao ? )

- Với 2 đơn thư không được trả lời thấu đáo, nay thêm trường hợp của Cà Mau rất khó hiểu, vậy tại kỳ họp thứ 3 tới, ông có đưa vấn đề này ra để chất vấn tiếp Bộ trưởng Nội vụ?

- Về tệ nạn chạy chức chạy quyền, tôi đã 3 lần chất vấn tại Quốc hội khóa 11, gồm 2 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung và một lần Bộ trưởng Trần Văn Tuấn. Sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 12 vừa rồi, tôi cũng đã chất vấn Bộ trưởng Tuấn về 2 trường hợp chạy chức ở Gia Lai và Thanh Hóa, nhưng Bộ trưởng trả lời rất đơn giản, không làm thay đổi tình hình. Tôi thấy mình đã có trách nhiệm và đã cố gắng, nhưng nếu không có sự chỉ đạo từ trên xuống thì các ý kiến của mình sẽ vẫn mờ nhạt, không được ai quan tâm. Thêm nữa, cứ nói đi nói lại mãi vấn đề này sẽ trở thành phản cảm.

Tuy nhiên, tôi sẽ không bỏ qua mà tiếp tục theo dõi. Kỳ họp tới, tôi muốn đưa vấn đề thay đổi quy trình bổ nhiệm cán bộ khi góp ý cho dự Luật công vụ. Ngăn chặn chạy chức chạy quyền phải bằng pháp luật là tốt nhất, triệt để nhất.

Hồng Khánh
Blogged with the Flock Browser