Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN NGHỀ.. TẬP 210

... 

BỆNH VÀO LÝ... SAO LẠI ĐÁNH NGOÀI BIỂU... GIẶC TRONG NHÀ SAO ĐEM LẠI ĐEM SÚNG BẮN NGOÀI SÂN... 

1. Mới hơn 3 giờ sáng nhận được tin nhắn của một đàn anh là Ths.Bs ở tuyến đầu ...

"Covid không chuyển nặng 1 tuần sau sẽ hết không cần điều trị gì thầy ạ. Nhưng các bạn trong khu covid nói khi chuyển nặng rất nhanh tử vong làm....
 không kịp luôn. Sáng khoẻ, trưa trở bệnh, chiều vô ICU tối đi luôn!"
...
Khiến bần thần mất ngủ. Tính không viết gì, mà lương tri thôi thúc phải viết vài vấn đề.

2. Tuần trước trên thông tin đại chúng có chuyện thầy thuốc ở miền Tây  nổ trị hết bệnh Covid 19 bị cơ quan chức năng phạt 7,5 triệu và gỡ thông tin. Các bạn có thể tra cứu lại. Vấn đề tế nhị nên nói ra để ... không nên nổ... không nên chủ quan.... với cơn đại dịch toàn cầu này. Phải hiểu đúng vấn đề mang tính học thuật và thực tế diễn biến rất nhanh. Mà phải cần chính xác.
Gấp mà không hoảng loạn.

3. Việc kết hợp Đông Tây y vào điều trị là cần thiết nhưng ở ta thì thường mạnh ai nấy làm, chưa phối  hợp tốt và minh bạch thông tin cụ thể. Nhìn rộng ra thì Đông y của chúng ta có nhiều cái hay nhưng tụt hậu khá xa so với Trung y, Nhật Bản, Hàn quốc... họ đã xây dựng được nền Đông y hiện đại nên độ tương tác cao và nhanh. 

4. Tôi thấy một số thầy  thuốc đưa ra các bài thuốc Đông y để trị Covid19, nhiệt tình thì đáng khen nhưng phải ghi chú thật rõ một số vấn đề... kẻo người đọc làm theo, sai một ly đi một dặm, mất thời cơ thời gian vàng, thành kẻ tội đồ giết người không dao.

A. Bài thuốc này dùng ở giai đoạn nào? 
BÀI THUỐC NÀY DÙNG Ở GIAI ĐOẠN Ủ BỆNH ĐƯỢC KHÔNG?
- Thời kỳ ủ bệnh dù  vi rút đã xâm nhập chưa rõ triệu chứng thì rất khó nhận biết. Cơ thể chỉ thấy mỏi mệt vì   hệ miễn dịch đang phản vệ lại.
- vi rut thì đã có từ ngàn xưa nhưng ngày nay với tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới phát hiện nghiên cứu và định danh vi rut... a,b,c,d..
- Vi rut xâm nhập ban đầu có thể nắm ở  biểu vùng mũi, họng hầu và mau chóng di chuyển vào phổi, dịch, đường huyết lan tỏa nhanh. Tùy từng chủng loại.
Cái khó là  covid 19, biểu hiện ban đầu như cảm cúm thông thường, khi chuyển độ lại nhanh.
Bệnh vừa ở biểu, lại vào nhanh bán biểu bán lý rồi chui nhanh vào lý, độc lực mạnh, lây lan nhanh.
Mà Đông y thì ngàn xưa chỉ dùng tân ôn giải biểu, tân lương giải biểu tùy cảm hàn hay cảm nhiệt... do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là phong tà trừu tượng.
Không thấy  phương  thuốc nào trị cảm mạo ... do vi  trùng A, vi khuẩn B, vi rút C, vi nấm D cả...
Nên rất thận trọng về khi lập pháp trị  để mà  định ra phương.
 Bệnh vào lý mà đi giải biểu thì không hiệu quả, khác nào giặc đã và nhà đem súng ra ngoài sân bắn...

B. Bài thuốc này dùng ở giai đoạn khởi phát được không?
Đây là giai đoạn rất quan trọng mà  bệnh nhân mới đến khám bệnh. Vì triệu chứng thì rất giống như cảm mạo thông thường cũng hơi sốt ho sổ mũi, mất vị giác...
Với Covi 19 thì thường khởi bệnh sau 7..8 ngày,  khi vi rút xâm nhập và cũng tùy thuộc vào sức đề kháng của người đó. 
Mà làm sao biết được đó là  ngày thứ mấy khi bệnh nhân tới thầy thuốc?
 Không hề dễ.
Giai đoạn này nếu không quá nặng thì cũng có thể cho thuốc Đông y  hạ sốt, tăng đề kháng, giải biểu... Nhưng nếu chuyển độ, chuyển nặng sang thời kỳ  toàn phát thì  phải kết hợp với y học hiện đại, cũng có thể giai đoạn này dùng cả Đông Tây kết hợp.
Lúc này cơ thể đã suy yếu.. cấm xông hơi lâu sẽ làm thoát dương, càng suy yếu nhanh hơn.

C. BÀI THUỐC NÀY CÓ DÙNG CHO GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT... PHÁT NẶNG SUY HÔ HẤP, TRỤY TIM MẠCH, BỘI NHIỂM...ĐƯỢC KHÔNG?
- Theo dự báo của các chuyên gia chỉ có khoảng 20 % F0  sẽ trở nặng và biến chứng khi chuyển độ.
- Theo tôi thì Đông y của chúng ta chưa đủ hiện đại để can thiệp vào giai đoạn này.
Trung y, Nhật, Hàn họ đã chiết xuất tinh chất các vị thuốc  Đông y để phối hợp chích, truyền, thủy châm ... vào biệt  huyệt, tĩnh mạch. Ở ta rất ít thầy thuốc Đông y  làm được điều này vì đòi hỏi phải có chuyên môn sâu đạt chuẩn quốc tế. Ở VN số thầy thuốc đạt đẳng  cấp này vốn rất hiếm.   
Các học trò tôi đang làm nghiên cứu sinh bên đó nói... họ  thủy châm biệt dược và vi ta min vào cả các định khu thần kinh cột sống... chích thẳng vào huyệt đại trùy, yêu dương quan. Chích vào phế du, thận du, bách hội, túc tam lý, hợp cốc.. thầy ạ. 
Chích mạch luôn ạ. Họ dùng thuốc cả Đông Tây phối hợp.
Đúng là họ rất sáng tạo.
 Bản lĩnh.
Điều đó cho thấy điểm yếu của khâu đào tạo thầy thuốc Đông y của chúng ta là giáo trình quá lạc hậu. Chưa cập nhật với tri thúc Đông y hiện đại, nhất là phần so sánh đối chiếu với bệnh học hiện đại, giải phẩu sinh lý người, biệt dược...
Tôi cũng cảnh báo nói nhiều rồi mà có  ai nghe đâu.
Ở giai đoạn này tốt nhất là chuyển ngay đến bệnh viện viện tuyến đầu của tỉnh, TW làm chuyên môn sâu.
 Thầy thuốc Đông y không nên đưa bài thuốc...  tỳ vị lúc này hấp thu rất yếu. Phải dùng đường chích truyền, hồi sức tích cực bằng nhiều thiết bị  chuyên dụng hiện đai.
Vì hệ miễn dịch lúc  này đã bị suy yếu nghiêm trọng, các bệnh bệnh nền, các vi loại vi nấm, vi khuẩn, vi trùng, siêu vi rút khác... có dịp bùng lên bộc phát mạnh. 
Khó lường.

D. BÀI THUỐC NÀY  CÓ DÙNG ĐƯỢC Ở ...GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC KHÔNG?
Do sốt cao, mất nước, tỳ vị suy yếu.. nên chỉ ăn cháo... dùng thuốc bổ từ từ... cửu hư hoản bổ... làm ấm tỳ vị, chườm ấm bụng sau ăn, sau uống thuốc.
Phải bổ vị khí trước  vì ... vị khí là hậu thiên chi bản... gốc của vấn đề.
Bổ chính khí, tùy vào âm dương mà bổ dương tiếp âm, bổ âm tiếp dương  theo trường phái cụ Hải Thượng. Sau cùng mới bổ thận, bổ thận dương hay bổ thận dương. Trợ dương làm ấm mệnh môn hỏa để tăng nhiệt cho tỳ... vì tỳ vị là nồi cơm của thận.
Giai đoạn này dùng thuốc Đông y rất tốt, nên phối hợp với Tây dùng thêm đường chích truyền, thêm các vi ta min và  khoáng chất.

THẬN TRỌNG VỚI CÁC BÀI THUỐC TRÀN LAN... KHÔNG NÓI RÕ DÙNG Ở GIAI ĐOẠN  NÀO... VỚI COVI 19...

Khi chuyển độ, bội nhiễm... nhiều loại  vi rút... đã chui vào cả tỉ tế bào với độc lực  cao...thì làm sao xông hơi, bấm huyệt, ngồi thiền , luyện khí công, vỗ đấm, châm cứu ...mà trị được.
Nước gừng sả chanh dấm ....lúc ấy chỉ trào ngược vì nghịch khí.

Hoang đường quá.
Mộng du quá.

Thầy Đạo sĩ núi Đoàn Đình Thuấn  viết lúc 3g sáng đến 7g30.
Mất ngủ.
Lại thêm 1 đêm mất ngủ. Thao thức. Bài viết vội theo trí nhớ nếu sơ sót xin lượng thứ. Ai thích thì đọc.

GHI CHÚ.. cho tiện theo dõi  kiến thức nóng chuyên sâu về cơn đại dịch này.

Xin phép đăng vài ghi chú ý kiến chuyên gia của bs Phạm Ngọc Thắng , viết rất hay về bệnh học covi 19, tâm huyết và nóng hổi, thiết thực. 
Xin tri ân thầy.

E. NGHĨ VỀ TỬ VONG TRONG ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS 

Trong ngày hôm qua, tôi hỏi ông bạn thân: Ông ơi, làm cái Báo cáo về Số liệu tử vong, về Cơ cấu tử vong trong Dịch do Coronavirus đi. Ông Bạn quý trả lời: Tớ nhiều việc quá và chỉ nhìn sự vật, sự việc từ góc nhỏ của mình, sợ không chính xác.

Thồi... Ông trong chiến dịch, tập trung vào chỉ đạo cấp cứu đi, phần này, để tôi chém gió cho.

Câu đầu tiên là học được từ người Anh, họ nói: Làm thế nào để tìm ra tỷ lệ tử vong? Đó là mức khó cấp độ tiến sĩ. Ngay cả việc đếm từng trường hợp đã rất khó khăn. 

Những lý do khó khăn là:

Đến 80-90% người nhiễm covid không có triệu chứng hoặc ho, sốt như cảm mạo thông thường, vì thế họ không biết một cách thụ động hay chủ động không biết, không khai báo, không đi khám bệnh; không  tư vấn bác sỹ.

Sự khác nhau trong định nghĩa, quan niệm về bệnh cực kỳ phổ biến, không thể chỉ ra cụ thể được. Dường như tâm thế của mỗi bác sỹ, mỗi bệnh viện khác nhau, sự đào tạo chuyên ngành truyền nhiễm, chống nhiễm khuẩn bệnh viện chênh lệch nhiều. Nói thêm, tôi cực ghét thuật ngữ Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Một thuật ngữ nặng mùi duy ý chí, láo toét: kiểm soát thế quái nào được, chỉ chống lại nosocomian infections mà thôi. Ý thức và tâm thế khác nhau nên các Báo cáo khác nhau lắm.

Tựu trung, có những tử vong sau đây trong bệnh viện thời covid:

Tử vong do các bệnh lý thường nhật.
Tử vong do các case cấp cứu thường lệ.
Tử vong liên quan đến bệnh do covid 

Tử vong cơ hữu do già hết dầu, giời gọi, do bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư, ô nhiễm... vẫn giữ nguyên.
Tử vong do say rượu tông xe có nhẽ giảm, do đánh chém cũng giảm.

Tử vong liên quan đến covid, có ba loại chính:
- Do tiêm vaccine, rối loạn đông máu, phản vệ với vaccine,
- Do bệnh lý tối cấp tính, tử vong nhanh chưa kịp có biến chứng, thường ở người trẻ dưới 60 tuổi. Số này có nhưng rất ít.
- Tử vong trên những người già, mắc bệnh nền, chủ yếu do biến chứng: Thuyên tắc mạch máu phổi, viêm phổi bội nhiễm, suy đa phủ tạng, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn huyết... Đây là số lượng tử vong chiếm đa số trong các báo cáo bệnh viện.

Ngoái ra, có số tử vong do...hãi quá mà chết, ngumachet, đánh nhau vì covid mà chết xin không bàn ở đây.

Số người chết vì suy kiệt, do đói, do thất nghiệp, do nghèo, do loạn lạc sẽ rất cao, có khi còn cao hơn số chết do covid chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi các thống kê. Nhưng số chết do té ao, nhẩy lầu, đụng xe mà covid dương tính chắc chắn cũng đổ do covid. 

Phân nhóm ra như vậy để cộng đồng có thêm hiểu biết về bệnh, có thể an tâm hơn được chút nào, hay chút ấy. 

May mắn thay, các báo cáo hàng năm của Mỹ, của Ấn Độ, của châu Âu cho thấy, dù cơ cấu tử vong có khác, nhưng tổng số tử vong dao động trong mười năm qua, năm 2020 không chênh lệch đến mức khủng khiếp.  

Lại mang luật Pareto ra vậy. Do 80% không triệu chứng, nên chúng ta, ai cũng buộc phải nghĩ, mình cũng có thể là người mang virus không phát bệnh, phúc nhà to lắm mới được thế. Nên khi đi tiêm vaccine, đi xét nghiệm mà chẳng may thấy Dương tính thì cũng... bình thường, chẳng có gì mà hoắng lên, kêu khóc hay sợ hãi quá mức làm gì. Với 5% số người nhiễm cần điều trị tức 20% số cần điều trị; 1% tử vong cũng chiếm 20% của số 5% kia. Tôi cũng không nghĩ Quy luật Pareto trong truyền nhiễm nó hay đến vậy. Hiện nay, ở Tp HCM, các con số tử vong chưa đến mức như thế vì dịch đang diễn ra rất phức tạp nhưng theo tôi, vẫn trong vòng kiểm soát.

Các trường hợp nhiễm khuẩn sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biết ở bệnh nhân thở máy kéo dài, thông đái kéo dài, đặt các dụng cụ lên người bệnh kéo dài... Tử vong sẽ tăng nhanh, chưa kể do tai biến điều trị.

Nếu chỉ gồm tất cả các trường hợp chưa bộc phát thành bệnh, thì bạn sẽ sẽ thấy tỷ lệ tử vong quá thấp, dễ sai sót, các thống kê còn thiếu các trường hợp sẽ dẫn đến tử vong sau này.

Nếu chỉ tính số tử vong trong bệnh viện trên số cần điều trị tăng cường thì sẽ rất cao, rất sợ. May quá, bạn tôi bảo, mấy ngày qua, số tử vong trên tổng số nguy kịch cũng chỉ xấp xỉ 1%. Nên nhớ, 1% của số người nằm ICU là một tỷ lệ về con số thì cao nhưng về chất lượng điều trị thì là giỏi lắm rồi đấy.

Dù cho các nhà khoa học có đưa ra một phạm vi, khái niệm tính  cũng như ước tính tốt nhất hiện tại thì cũng không nói lên toàn bộ câu chuyện vì không có một tỷ lệ tử vong nào thống nhất cho toàn cục, cho mọi quốc gia, cho từng bệnh viện. 

Một số người có khả năng tử vong cao hơn nếu mắc phải virus corona, đó là: người già, người không khỏe và nam giới có vẻ nhiều hơn nữ giới.

Phân tích số liệu quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong cao gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.

Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm có độ tuổi dưới 30, khi chỉ có tám trường hợp tử vong trên 4.500 trường hợp.

Và tử vong cũng cao hơn ít nhất gấp 5 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp, tự miễn. 

Số ca tử vong ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

Ở Việt Nam, thì sẽ ra sao, ai cũng muốn được trả lời rõ, e là không thể.

Một nhóm người đàn ông 80 tuổi ở ta rủi ro rất khác so với nhóm người đàn ông cùng tuổi ở châu Âu hoặc châu Phi.

Tiên lượng cũng phụ thuộc vào cách thức bạn được điều trị, phụ thuộc vào những gì đã có sẵn và giai đoạn phát triển của dịch.

Nếu dịch bệnh bùng phát, thì các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bị quá tải, với số lượng đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc máy thở có hạn, tùy từng khu vực sẽ đưa lại kết quả điều trị khác nhau. 

Với quan tâm của toàn xã hội, của lãnh đạo, của chính quyền các cấp, của mỗi người dân sẽ là những yếu tố quan trọng nhất để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh.

Trong bài viết, trong tâm thư của mình, tôi coi bệnh do  Coronavirrus là một loại bệnh lý có thể gọi là Cúm Thời vụ có độ nguy hiểm cao, gây bệnh nặng, nhiều tử vong hơn bình thường. 

Nên nhớ, hàng năm dù tiêm vaccine Cúm cực kỳ phổ biến, dù tiêm định kỳ thì số lượng người chết vì Cúm vẫn không giảm, vẫn cực lớn, chỉ có chúng ta coi là thường mà thôi.

Ở Âu, Mỹ Cúm vẫn tiếp tục giết chết người vào mọi mùa đông.

Cuối cùng, trong bức hình đăng kèm theo bài viết, tôi chỉ cmt, Chúa, Thần Phật, Thánh Ala, Ơn trên phù hộ cho trẻ em: Chúng gần như miễn nhiễm với Coronavirus.

Hãy trả trẻ về với bố mẹ chúng, về với gia đình chúng đi. Nếu con cháu tôi nhiễm Virus, hãy để cho tôi ôm chúng vào lòng. Đừng mang danh nhân đạo mà độc ác nữa./.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

G.CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA BỆNH DO COVID-19.

Rất nhiều anh chị hỏi tôi, Thắng ơi, bão cytokin là gì, phổi trắng là gì, sao chết như ngả rạ thế!?

Để trả lời các câu hỏi ấy, tôi phải dùng tri thức Thầy cô dậy, nghĩ mãi vẫn chưa biết viết dư lào cho mọi chuyện đơn giản nhất, dễ hiểu nhất cho cộng đồng mà phải đủ những kiến thức để các bạn tôi, các Giáo sư Tiến sỹ nhiều như quân Nguyên không chê cười. May quá, có bài viết của một cô gái rất đẹp người Hà Nội, hiện định cư ở Ý gửi cho tôi với mong muốn: Anh ơi, quê ta nặng lắm phải không, em không có gì gửi về thì cố dịch mấy bài báo mà em đọc được, ngõ hầu ai hiểu được thì tốt quá. Em văn Tây, anh nói mọi người thông cảm nhé.

Tốt quá, dịch đi em, ủng hộ quê hương đâu phải chỉ là tiền bạc, cần tấm lòng đau đáu vì đồng bào là đủ rồi.

Tôi xin đăng nguyên văn:

TỘI PHẠM CHÍNH LÀ PROTEIN SPIKE

Không biết bao nhiêu người đã nhắn nhủ mình đừng viết về covid nữa vì không phải ai đọc cũng hiểu, rồi bài của mình lại làm mồi ngon cho những kẻ thích xuyên tạc thôi. Nhưng mình cảm thấy không thể im lặng nhìn mọi người hoang mang lo lắng  khi chưa hiểu rõ về covid đến nỗi cứ test dương tính là tưởng mình sắp chết đến nơi. 

Mình sẽ giải thích một cách thật đơn giản để mọi người dễ hiểu. Ai muốn tìm hiểu kỹ thì đọc các link mình đính kèm ở dưới bài.

Coronavirus 

Coronavirus là virus có hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của chúng có một vành tạo bởi các protein bề mặt giống như vương miện, bởi vậy chúng có tên gọi Coronavirus. Nhóm Coronavirus có thể gây bệnh ở người và nhiều loài động vật. Ở người chúng thường gây ra các triệu chứng cảm cúm thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hoặc tử vong.

CẤU TRÚC VIRUS

Như chúng ta đã biết Coronavirus có hình cầu với đường kính khoảng 125nm với các protein gai (spike glycoprotein, còn gọi là S protein) gắn trên vỏ ngoài, rồi đến lớp vỏ lipid, và bên trong là lõi Nucleocapsid.

Đầu tiên, Virus sử dụng gai để gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ và thâm nhập. Bước tiếp theo sau khi xâm nhập tế bào vật chủ là dịch mã gen sao chép từ RNA, Nói một cách nôm na cho dễ hiểu thì Nucleocapsid sinh con đẻ cái. Các con này sẽ trưởng thành có màng có gai và tiếp tục quá trình trên.

NGUYÊN NHÂN TỬ VONG

Nguyên nhân cơ bản là SARS-CoV-2 gây bệnh bệnh về mạch máu thì lại điều trị viêm phổi do hiểu nhầm vì SARS-CoV chủ yếu lây nhiễm các tế bào biểu mô trong phổi. Virus có khả năng xâm nhập vào các đại thực bào và tế bào đuôi gai nhưng chỉ dẫn đến nhiễm trùng tự giới hạn. Nhưng các nhà khoa học lúc đó lại cho rằng quá trình sao chép gen giải phóng nhiều cytokine và chemokine có thể gây các tổn thương phổi.

Thực tế là các biến chứng của covid như đột quỵ và huyết khối, không chỉ do tình trạng viêm do nhiễm trùng, mà là hậu quả trực tiếp của hoạt động của protein gai (S). Đây là kết luận của một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Circulation Research, cho thấy rằng Covid-19 không chỉ là một bệnh về đường hô hấp mà hơn hết, là một bệnh mạch máu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego, Hoa Kỳ và Đại học Jiaotong Xi’An, Trung Quốc, đã chỉ ra rằng protein Spike không chỉ liên kết với các tế bào khỏe mạnh để lây lan nhiễm trùng, mà còn gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào nội mô, mô lót các mạch máu và cần thiết cho sự lưu thông. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng pseudovirus, là loại virus rỗng không có lõi Nucleocapsid và không lây nhiễm, chỉ có protein S (pseudo-spike) trên vỏ, tiêm chúng vào khí quản của chuột lang. Những virus rỗng này đã gây ra tổn thương phổi và động mạch, chứng tỏ rằng protein S một mình gây ra bệnh, bất kể sự lây lan của virus có hay không. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm khác bằng cách cho các tế bào nội mô khỏe mạnh tiếp xúc với protein S: protein này, bằng cách liên kết với ACE2, đã làm hỏng tế bào, khiến ty thể của chúng (được gọi là đơn vị năng lượng tế bào) bị phân mảnh. "Nhiều người - nhận xét của Uri Manor, một trong những tác giả - coi Covid-19 là một bệnh về đường hô hấp, nhưng thực tế nó là một bệnh mạch máu". (Theo Ansa- 14/5/2021)

Các link tham khảo
http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/dai-cuong-ve-coronavirus/920

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3054/dieu-tri-covid-19-bang-cach-nham-vao-protein-gai-cua-virus-sars-cov-2.aspx

https://www.ansa.it/canale_saluteebenessere/notizie/salute_bambini/medicina/2021/05/11/covidspike-danneggia-direttamente-cellule-di-vasi-sanguigni_6ba56a18-2c1a-48c5-9ae5-51a7204054f9.html

Còn đây, là kiến thức của tôi, mời tham khảo.

Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng khư trú ở mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại nguy hiểm  là MERS-CoV và SARS-CoV từng gây ra đại dịch toàn cầu. 

Chủng Corona mới có tên 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” vì được phát hiện đầu tiên và mô tả ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện chủng này là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp tính, khiến hơn 3 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Nguyên nhân do chủng mới này chưa từng có đáp ứng miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. 

Sau hai năm, hiện nay Ấn Độ dự tính 2/3 dân số đã có đáp ứng miễn dịch với Coronavirus; châu Âu cũng đã tính là đã có đáp ứng miễn dich cộng đồng và đó là lý do tại sao họ chuyển dần dần Coronavirus thành một dạng cúm thời vụ Seasonal Flu và đang chuyển bị kịch bản buộc phải chung sống với nó dù tổn thất nó gây ra không nhỏ.

Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó thâm nhập vào tế bào, đầu tiên là tế bào hầu họng, tế bào hô hấp. Một virus Corona hoàn chỉnh gồm bốn protein cấu trúc chính là protein spike (S), màng (M), vỏ (E) và nucleocapsid (N), đều được mã hóa trong đầu 3" của bộ gen virus. Tất cả gọi là một Virion.

Phần Spike là vòi bám vào màng tế bào đầu tiên để tiến vào trong tế bào; dùng mARN để sao chép thông tin, rồi chuyển hệ sản xuất của chính tế bào sản sinh ra các thành phần khác của virus và tạo nên những virion mới, khi tăng lên đủ nhiều, những virion này làm vỡ tế bào hàng loạt, thâm nhập nhân lên ồ ạt, số lượng tế bào bị tổn thương cực lớn, ở nhiều cơ quan của cơ thể gây bệnh lý nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, ác tính.

May thay, hiện nay, ở Việt Nam, đến hơn 95% số người đã bị lây nhiễm Coronavirus không phát bệnh hay chỉ có các triệu chứng bệnh thoáng qua. Chỉ 5% gây bệnh đường hô hấp do virus và số tử vong rất thấp. 

Các triệu chứng cấp tính thông thường là: ho, sốt, khó thở, đau đầu, tịt mũi mất khứu giác, đau người, mỏi cơ gân khớp...

Biến chứng là viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển ARDS... Tử vong cấp do suy hô hấp nặng không hồi phục, rất nhiều case bệnh tử vong do thất bại điều trị bệnh lý do bội nhiễm, nhiễm trùng toàn thân do nấm, do vi khuẩn... là những hậu quả của Nhiễm trùng thứ phát trong bệnh viện. Cho nên, chỉ đơn thuần đổ lỗi tử vong cao do virus cũng chưa thực sự đủ mà phải gọi là: Trong bệnh viện, bệnh nhân nhiễm Coronavirus chủ yếu chết do Suy kiệt, vì nhiễm trùng phổi do virus tàn phá nhu mô phổi và tử vong do nhiễm trùng bệnh viện.

Đây là khó khăn rất lớn cho hệ thống y tế: 

- Theo dõi, đề phòng không tốt thì số lây lan không ngừng cho đến khi có miễn dịch cộng đồng để dịch chậm lại. Một việc mà nhờ...giời là chính.

- Áp lực cực lớn từ số lượng người hoảng sợ, sốt ho thông thường tăng cao đột ngột, nếu chứa hết trong bệnh viện thì không đủ nhân lực, vật lực, không chứa thì đồng bào bất an dẫn tới hoảng loạn xã hội.

- Lượng máy thở, ECMO, nhân viên thuần thục không thể ngay một lúc đáp ứng cho hàng trăm, hàng ngàn người một lúc...

- Chống nhiễm khuẩn bệnh viện là một vấn đề cực kỳ khó giải quyết ở trên thế giới. Ở Việt Nam, càng tệ... Làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị, mang lại sự sống cho nhiều người bệnh và niềm vui cho nhiều gia đình.

Chính vì lẽ đó, tôi luôn kêu gọi: Hãy để F1 ở nhà, F0 không có triệu chứng nếu có thể để ở nhà, ở khu cách ly cục bộ, ở khu vực theo dõi riêng mà không gọi họ là bệnh nhân, không giam nhốt họ trong bệnh viện. Trong bệnh viện họ sẽ phá phách, sẽ bị lây nhiễm bệnh do virus và bệnh khác, chính họ cũng lại vô tình là nguồn lây những virus, vi khuẩn lạ cho bệnh nhân trong bệnh viện.

Hãy dành số giường bệnh , số giường ICU, số máy thở, cơ số ECMO, số lượng nhân viên y tế chung và chuyên khoa sâu cho những người thực sự cần thiết.

Có thế, mới giảm tải bệnh viện, giảm tải cho nhân viên y tế và đủ năng lực cứu chữa cho cộng đồng cũng như những case bệnh nặng.

Giam nhốt F0 không triệu chứng làm quá tải bệnh viện, kiệt sức nhân viên y tế, hại chính F0... Một quyết định thiệt đơn, thiệt kép vô cùng tốn kém từ việc gọi F0, F1 không triệu chứng lâm sàng là Bệnh nhân.

Bão cytokin, phổi trắng là gì. Xin để bài sau.

Xin tạm dừng, dài quá rồi./.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

Không có nhận xét nào: