Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Mẹ Nấm

Từ BBC tiếng Việt


Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã bình luận về tin blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thả tự do, đặt chân trên đất Mỹ đêm 17/10 (giờ Mỹ), khoảng 12 giờ trưa 18/10 giờ Việt Nam.


Các hãng thông tấn đã chờ đợi tại sân bay Houston từ nhiều giờ trước để ghi hình cảnh đón blogger Mẹ Nấm, thân mẫu Tuyến Lan, cùng hai con Nấm và Gấu, sau chặng bay dài trên chuyến bay EVA 52.


"Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc gặp gia đình nhưng vẫn sốc khi con trai và con gái ôm tôi trên máy bay... Chúng tôi đã chờ đợi hai năm trời rồi... Tôi không cô đơn và những tiếng nói tự do không bao giờ lạc lõng," Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với báo giới khi vừa đặt chân xuống sân bay George Bush tại thành phố Houston, Texas.

Trước đó nhiều bình luận trên mạng xã hội bày tỏ niềm vui khi blogger Mẹ Nấm được thả tự do, lên đường sang Mỹ.

Blogger Hoài Anh viết: "Chúc mừng blogger mẹ Nấm -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được trả tự do, đoàn tụ với mẹ, hai con nhỏ và cùng toàn thể gia đình rời Việt Nam đi Mỹ. Tôi ngắm nụ cười hiền hậu của em trong bức tranh vẽ với con gái đầu lòng mà rơi nước mắt mừng vui."

Nhà hoạt động Võ Hồng Ly chia sẻ trên Facebook: "Cả gia đình 4 người của Mẹ Nấm đã được đoàn tụ và đang trên đường đến đất nước tự do. Chúc mừng chị và gia đình."

Mẹ Nấm sẽ làm gì khi được tự do?



Tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn.

Facebooker Nguyễn Hưng Quốc đặt câu hỏi Mẹ Nấm sẽ làm gì khi đến Mỹ. Ông viết: "Mừng cho chị và gia đình của chị. Sau bao nhiêu năm tranh đấu gay go, và sau đó, tù tội, chị xứng đáng để được hưởng một đời sống yên ả ở nước ngoài. Tuy nhiên, hẳn có nhiều người thắc mắc: Chị sẽ làm gì khi được tự do?""Thật ra, theo tôi, cũng giống bao nhiêu người khác trước chị, chị sẽ không làm được gì cả. Riêng những việc như học tiếng Anh (cũng như bao nhiêu cái học khác) và việc ổn định đời sống cho cả gia đình sẽ vắt kiệt hết thời gian và tâm sức của chị rồi. Bởi vậy, sau một quãng ồn ào ngắn ngủi, tất cả lại sẽ chìm vào im lặng. Và quên lãng."

"Qua đó, chúng ta càng hiểu âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Việt Nam: Cho những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ra nước ngoài là một cách tốt nhất để làm tắt tiếng nói của họ. Để vô hiệu hoá họ."

"Dĩ nhiên, chúng ta không phê phán những người quyết định ra đi. Chúng ta không có cái quyền ấy: Đó là sự lựa chọn của họ. Họ đã chịu quá nhiều sự khốn khổ rồi. Họ cần được yên bình. Cho họ. Và cho con cái họ."

Luật sư Lê Công Định bình luận: "Nhà cầm quyền muốn dùng án nặng để nâng giá thương thảo với các chính phủ nước ngoài đưa chị Quỳnh đi. Nên mức án 8-10 năm theo đề nghị của phía công tố có thể hiểu được. Một lần nữa, ở Việt Nam các vụ án chính trị không đặt ra những vấn đề pháp lý. Vì thế, nếu căn cứ các quy định luật pháp để đánh giá sự việc, chắc chắn câu trả lời sẽ thiếu chính xác. Tuy nhiên, chỉ ở những xứ cộng sản mới như thế, bởi luật pháp chưa từng được thượng tôn bao giờ."

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh: "Té ra kết án thật nặng những nhà hoạt động dân sự đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, bảo vệ môi trường... với mức án từ 10 năm trở lên là để được giá khi mang ra trao đổi."

Luật sư Phùng Thanh Sơn: "Nghĩ mà cay đắng! Tù nhân Việt chỉ được tự do trên đất Mỹ, EU. Sao không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của mình?"

Facebooker Đinh Văn Hải thì điểm sơ qua danh sách đã có ít nhất chín công dân Việt Nam bị trục xuất: Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nhà báo tự do Tạ Phong Tần; Luật sư Nguyễn Văn Đài, giáo sư Phạm Minh Hoàng; Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Khải Thanh Thủy, Đặng Xuân Diệu, Lê Thu Hà.

Quốc tế nói gì?

Các tổ chức nhân quyền bày tỏ vui mừng trước tin Mẹ Nấm được trả tự do, nhưng cũng đặt vấn đề về "chiến lược đàn áp chính trị kiểu mới của Việt Nam".

"Tuy chúng tôi hài lòng vì Mẹ Nấm và gia đình đã được tự do, nhưng hành động trả tự do này càng làm rõ thêm chiến lược đàn áp chính trị kiểu mới của Việt Nam: bắt giam các nhà hoạt động theo những tội danh nguỵ tạo và vi phạm nhân quyền, truy tố họ tại những phiên toà bỏ túi, và kết án họ với những mức án dài tới vô lý," ông Phil Robertson: Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phát biểu hôm 17/10/2018.

"Sau đó, khi mà hy vọng đã lụi tàn đi trước viễn cảnh (phải chịu đựng) nhiều năm tháng trong điều kiện kinh khủng sau song sắt, thì trả tự do cho họ, đổi lấy việc trục xuất họ và kể công."

"Hà Nội đang nhằm tới việc cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước. Nhưng dư luận đừng nên quên rằng Việt Nam vẫn là một trong những nhà nước bạo tàn nhất ở Đông Nam Á, với hơn 100 tù chính trị đang bị giam vì đã nói lên quan điểm của mình, vì đã lập ra các hội nhóm không nằm trong tầm quản lý của chính quyền, và vì đã tổ chức tuần hành ôn hoà."

Đại điện tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), ông Nicholas Bequelin, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á thì cho rằng "đây là tin vui, nhưng cũng qua đó nhắc nhở mọi người về tình trạng bỏ tù bất cứ ai chỉ trích chế độ".

Ông Nicholas Bequelin cũng nhắc lại con số gần 100 tù nhân chính trị hiện vẫn đang bị giam tại các nhà tù trên khắp Việt Nam, chỉ vì họ "phát biểu chính kiến của mình một cách ôn hòa: trước công luận hay trên Facebook".

"Cuộc vận động thả tự do cho Mẹ Nấm nên trở thành một cú hích cho sự đổi thay từ phía các lãnh đạo Việt Nam," ông Nicholas Bequelin viết trong thông cáo báo chí hôm 17/10.

'Xuyên tạc và chống phá'

Hồi năm 2017, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khi đó nói hôm 30/3/2017:

"Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước."

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, và nêu ra vấn đề ô nhiễm biển liên quan đến vụ Formosa, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Bản án xử bà 10 năm tù sau đó đã bị các giới vận động nhân quyền quốc tế lên án.

Theo công an tỉnh Khánh Hòa, nơi chuẩn bị hồ sơ xử án, thì bà Như Quỳnh đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."

****

Tác giả phim tài liệu Mẹ Nấm phải sống xa quê để trốn chính quyền trong khi cuốn phim đang được trình chiếu ở nhiều nước.

Mẹ Vắng Nhà là cuốn phim tài liệu duy nhất của tôi và cũng là phim đầu tiên về gia đình một tù nhân lương tâm Việt Nam," Clay Phạm, đạo diễn và sản xuất phim tài liệu Mẹ Nấm, chia sẻ với BBC.

"Cuối năm 2017, sau khi xong phần quay cho phim Mẹ Nấm, tôi có việc phải ra nước ngoài vài hôm. Trong chuyến đi đó tôi đã bị an ninh Việt Nam giam lỏng tại sân bay, tịch thu không biên bản toàn bộ tài sản cá nhân bao gồm hộ chiếu, laptop, các thiết bị chuyên dụng dành cho quay phim, giấy tờ tuỳ thân... Sau đó họ thông báo tôi bị cấm xuất cảnh vô thời hạn."

Gia đình tôi cũng liên tục bị an ninh quấy nhiễu để khai thác thông tin về tình hình hiện tại của tôi."

"Bản thân tôi không được về nhà, phải tạm lánh ở một địa phương khác để tránh sự sách nhiễu và giữ an toàn cho bản thân."

Trên thực tế, không phải đợi đến sau khi phim Mẹ Nấm hoàn thành, Clay Phạm mới gặp rắc rối với chính quyền.

Trong quá trình làm phim, ông luôn phải đối phó sự theo dõi của an ninh địa phương cùng hệ thống camera do chính quyền lắp đặt 'dày đặc' quanh nhà blogger nổi tiếng.

"Tôi đã nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của gia đình bà Lan [thân mẫu của Mẹ Nấm] trong thời gian này. Tôi rất cảm ơn bà Lan về sự bảo bọc này", Clay Phạm nói.

"Bây giờ khi phim được mang đi chiếu ở khắp nơi thì tôi mong tôi và gia đình sẽ không còn bị sách nhiễu, có thể quay trở lại cuộc sống của một công dân bình thường."

Clay Phạm cho hay ông biết đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua một vài người bạn. Thời điểm đó, blogger Mẹ Nấm đã bị bắt giam gần một năm.

Thông tin về hành trình đấu tranh cho dân chủ của Mẹ Nấm gây cảm hứng cho ông. Sau đó, Clay tìm đọc thêm tin tức về Mẹ Nấm trên internet.

Dần dần, ý tưởng làm phim tài liệu về Mẹ Nấm nảy sinh.

"Khi biết đến câu chuyện của Quỳnh, tôi có vài lần đến nhà Quỳnh ở Nha Trang và được bà Lan tiếp đãi rất nhiệt tình, vui vẻ. Tôi đặc biệt có sự quý mến đối với Nấm và Gấu - hai đứa con nhỏ của Quỳnh."

Poster phim tài liệu về Mẹ Nấm

"Lúc đầu tôi chỉ nghĩ rằng sẽ làm một cuốn phim ngắn bỏ túi để sau này khi Quỳnh ra tù, cô sẽ thấy được những đứa con của mình lớn lên như thế nào trong thời gian không có mẹ."

"Tuy nhiên, càng hiểu nhiều về câu chuyện của Quỳnh, tôi càng thấy quý trọng cô ấy hơn. Tôi muốn kể chuyện của cô ấy như một câu chuyện truyền cảm hứng về một tù nhân lương tâm."

"Tôi nhớ mãi hình ảnh bà Tuyết Lan, ở tuổi ngoài 60, vẫn tất bật vừa chăm cháu, dạy cháu, vừa mưu sinh, vừa đi tìm công lý cho con gái..."

"Bà Lan là một mẫu người phụ nữ khi cần nghị lực thì rất can trường, khi cần nhẫn nhịn thì rất cam chịu. Có những hôm áp lực đến nỗi bà giận dữ la mắng hai đứa cháu. Sau đấy tôi lại thấy bà trốn vào một góc nhà ôm mặt khóc nức nở."

"Lúc đó bà mới nghẹn ngào: "Không hiểu tại sao tôi lại trở nên như vậy, vì sao gia đình tôi lại rơi vào thảm cảnh như thế này".

"Tôi tự hỏi: "Với sức lực của một người phụ nữ ngoài 60, liệu bà Lan có thể chịu đựng thêm 10 năm ròng rã? Liệu khi bà gục ngã thì con gái và hai đứa cháu sẽ ra sao?"

"Thời gian đầu tiếp xúc với gia đình Quỳnh, tôi cứ bị ám ảnh một câu hỏi: "Tại sao một người mẹ trẻ lại chấp nhận rời xa hai đứa con mình để đấu tranh dân chủ?"

"Dần dần tôi tự tìm được câu trả lời qua lối sống và cách dạy con cháu của bà Lan. Ở Việt Nam, gia đình là nền tảng. Nhưng mỗi gia đình có thể có cách riêng để nuôi dạy, hay bày tỏ tình yêu với con cái."

"Tôi xin trích dẫn lời Quỳnh như một minh chứng về tình yêu cô dành cho hai con: "Những gì tôi tranh đấu hôm nay, là những gì tôi muốn con cái tôi hưởng trọn vẹn sau này".

Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được trình chiếu khắp thế giới trong khi nhân vật chính của phim, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang tuyệt thực trong tù.

Theo bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, Mẹ Nấm tuyệt thực để phản đối những chính sách tra tấn tinh thần của trại giam.

Mới đây, bà Lan cho biết Mẹ Nấm đã ngừng 16 ngày tuyệt thực sau khi đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào tù thăm chị.

Ông Trịnh Hội cho rằng việc phim tài liệu về Mẹ Nấm được chiếu nhiều nơi sẽ giúp tạo áp lực để tranh đấu cho tự do của bà.

"Chúng tôi có kinh nghiệm rằng khi hồ sơ của tù nhân lương tâm nào được để ý thì chính quyền sẽ giảm bớt đàn áp đối với họ. Do đó, chúng tôi hi vọng rằng sự quan tâm của quốc tế tới phim Mẹ Nấm và bàn thân chị sẽ giúp chị 'dễ thở hơn trong tù," ông Trịnh Hội nói.

Còn theo Clay Phạm, mục đích làm phim của ông chỉ đơn thuần về hoàn cảnh của một gia đình tù nhân lương tâm. Ông không hề có dự định tuyên truyền cho Mẹ Nấm, cũng không áp đặt bất cứ khuynh hướng chính trị nào trong phim.

"Tuy nhiên nếu sau khi xem phim khán giả đồng cảm với câu chuyện tôi kể và thấy những việc Quỳnh làm là đúng thì hãy lên tiếng vì tinh thần của người phụ nữ mạnh mẽ này."

"Mong nhiều cá nhân và tổ chức sẽ cùng cất lên tiếng nói để Quỳnh sớm thoát khỏi vòng lao lý và gia đình họ sớm được đoàn tụ," Clay Phạm chia sẻ.

Những người như Mẹ Nấm, bà Tuyết Lan và con cháu họ, với Clay Phạm, cũng giống bao người Việt Nam "chân phương giản dị", "khác chăng là tình cảm họ dành cho Việt Nam nhiều hơn, tha thiết 





Không có nhận xét nào: