Giao thông đường bộ từ Hoà Bình đi các tỉnh vùng Tây Bắc đã hoàn toàn bị ách tắc. Tuyến đường 433 từ thành phố Hoà Bình đi huyện vùng cao Đà Bắc cũng bị sạt lở, nhiều đoạn bị ngập sâu trong nước lũ, khiến cho giao thông bị chia cắt. Lũ quét đã làm 1 người dân ở xã Quy Mĩ huyện Tân Lạc bị trôi mất tích. Hàng trăm ha lúa và hoa màu ở tỉnh Hoà Bình có nguy cơ mất trắng.
Ngay trong ngày 5/10, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hoà Bình đã quyết định đình chỉ mọi cuộc họp chưa cần thiết để tập trung giải quyết hậu quả do bão lũ gây ra. Trong đó có việc khẩn trương huy động nhân công, thiết bị và kỹ thuật đảm bảo giải toả những điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông trọng điểm nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất.
Mời Quý độc giả theo dõi Video phản ánh tình hình bão lũ tại các địa phương:
Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ vỡ đê biển
Hà Tĩnh có tuyến đê ven biển dài hơn 310 km, phần lớn đều là đê có nền đất, cát yếu rất nguy hiểm khi lũ bão xảy ra trên toàn tuyến. Cơn bão số 5 đổ bộ vào Hà Tĩnh gây sạt lở gần 20 điểm trên nhiều đoạn đê xung yếu, tuy chưa gây vỡ đê trong bão nhưng nguy cơ vỡ đê biển do mưa lũ sau bão đang trực tiếp đe doạ đến hàng vạn người dân các xã ven biển.
Ngay sau khi bão số 5 vừa tan, gần 300 người dân thôn 8 xã Cẩm Trung dù chưa kịp sửa sang nhà cửa, thu dọn cây cối gãy đổ đã phải có mặt trên tuyến đê Trung Hà Lộc để đóng cọc, đắp bao cát củng cố lại con đê bị sạt lở trong bão. Đây là tuyến đê xung yếu nằm ngay sát cửa sông, cửa biển nhưng lại thường xuyên có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân 3 xã ven biển thuộc huyện Cẩm Xuyên.
Blogged with Flock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét