Người gửi: ANH TUAN
Với tư cách là người trong nghề và am hiểu chuyên môn xây dựng với hơn 14 năm kinh nghiệm và cũng có một đôi lần trực tiếp đến công trình cầu Cần Thơ, tôi xin được bày tỏ một số nhận định tóm tắt về nguyên nhân thảm họa trên như sau:Biện pháp thi công:
Trong biện pháp thi công của nhà thầu phải đề cập đến việc thiết kế hệ giàn giáo chống đỡ, quy trình đổ bê tông, quy trình nghiệm thu bảo dưỡng, biện pháp tháo dỡ cốt pha giàn giáo, biện pháp gia cố nền đất dưới chân giàn giáo, và công tác đánh giá mức đọ rủi ro về an toàn, các quy định về an toàn...
Một số nhận định cho rằng hệ giàn giáo yếu, chúng ta phải kiểm tra lại biện pháp thi công của nhà thầu TKN để xác định nhà thầu chính đã tính toán về khả năng chịu lực của hệ giàn giáo chưa, kiểm tra các mối hàn liên kết chưa, có kiểm tra tải trọng tĩnh và động không, có tính toán về độ ổn định của hệ giàn giáo không. Ngoài ra phải xem xét hệ giàn giáo có được kê lên trên các tấm đan bê tông chịu lực hay không, có được neo giằng thích hợp hay không.
Khi thi công các mố trụ của cầu dẫn, nhà thầu chính chắc chắn có đủ các thông tin về điều kiện địa chất của công trình trên suốt tuyến thi công. Nếu họ phát hiện ra đất nền yếu, họ phải có các biện pháp gia cố đất nền như gia cố bằng cọc cát, gia cố bằng cọc bê tông cốt thép, gia cố bằng lớp đá cấp phối... Do đó không thể đổ lỗi cho việc mưa to làm sụt lún nền đất được.
Mặt khác, do công trình ngay sát sông, có thể do nguyên nhân hạng mục công trình trên nằm trên cung trượt của nền đất. Việc thiếu kiểm tra và tính toán, thiếu quan trắc lún và chuyển vị nên nhà thầu chính đã không phát hiện ra sai sót để khắc phục sửa chữa kịp thời. Việc mố cầu bị lún (nhanh và nhiều) chứng tỏ việc khảo sát nền đất không làm, hoặc không đủ, hoặc cho kết quả sai. Nếu không có thảm họa này, trong tương lai chắc chắn cầu vẫn bị sập vì mố cầu lún, và thảm họa sẽ còn thảm khốc hơn rất nhiều lần.
VnExpress 29/9
Blogged with Flock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét