Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền (giữa) tại buổi họp báo. |
Trong buổi họp báo này, các phóng viên đã đưa ra nhiều câu hỏi xung quanh việc giám sát, kiểm tra và thanh tra các dự án ODA, trong đó có cầu Cần Thơ. Việc kiểm điểm tại Ngân hàng nhà nước chưa đạt yêu cầu Theo ông Trần Văn Truyền, hiện Thanh tra Chính phủ chuẩn bị kết luận 4 vụ thanh tra tại Hải quan Hà Nội, Hải quan TPHCM, Đông Nam dược Hà Nội, Nhà máy lắp ráp ô tô Thanh Hoá. Qua thanh tra tại hải quan Hà Nội và hải quan TPHCM cho thấy, cả ba mảng quản lí nợ thuế, áp mã thuế, không thu thuế hoặc hoàn thuế đều có sai phạm. Trong đó sai phạm ở hải quan Hà Nội đã kéo dài, có liên quan đến trách nhiệm của hải quan Hà Nội và cả trách nhiệm của Tổng cục Hải quan. Hiện tại Thanh tra Chính phủ đang tiếp tục thanh tra tại Tổng cục Hải Quan. Cả Hải quan Hà Nội và Hải quan TPHCM đều xin chậm thời gian lại để giải trình. Về dự án lắp ráp ô tô Thanh Hoá, lúc đầu dự án dự kiến 350 tỉ đồng để xây dựng nhà máy, sau đó đã điều chỉnh lại là mua nguyên một nhà máy của Hàn Quốc, khiến cho tổng đầu tư lên tới trên 600 tỉ đồng. Khi mua nhà máy này đã không đánh giá đúng khối lượng tháo dỡ làm phát sinh thêm chi phí. Việc xử lí phát sinh tiếp đó lại không đúng qui định của pháp luật. Cụ thể, các khoản phát sinh từ khối lượng tháo dỡ, vận chuyển và xử lí phát sinh trái pháp luật là trên 20 tỉ đồng. Nhưng “nặng” hơn cả là mục đích mua nhà máy là để chuyển giao công nghệ nhưng đến nay chưa làm được điều này. “Tóm lại, mục tiêu của nhà máy là không đáp ứng được”, ông Truyền nhấn mạnh. Về việc thanh tra tại Ngân hàng nhà nước, Ông Truyền cho biết Thanh tra Chính phủ đã báo cáo lên Thủ tướng và Thủ tướng đã có hướng chỉ đạo là chờ kết quả điều tra của cơ quan điều tra sẽ tiếp tục kiểm điểm trách nhiệm. Về kiểm điểm tại Thanh tra khó tiếp cận dự án ODA Vụ sập cầu Cần Thơ đã khiến các phóng viên đặt ra nhiều vấn đề xung quanh các dự án sử dụng vốn ODA và vấn đề này đã được ông Trần Văn Truyền rất… chia sẻ. Theo ông Truyền, với các dự án này bên đầu tư vốn thường nhận luôn việc thi công, thiết kế, quyết toán… Ban quản lí dự án chí có trên danh nghĩa, chịu trách nhiệm chung chung. Cơ quan chủ quản thì không thực hiện việc kiểm tra giám sát. Khi họ làm xong chúng ta kiểm tra, đánh giá, lập biên bản nghiệm thu thì cũng thể hiện được một phần vai trò quản lí và giám sát. Tuy nhiên, cơ chế này dẫn đến một luật bất thành văn: “anh làm, anh chịu trách nhiệm, tôi không phải biết hoặc không được biết”. Sau khi dự án hoàn thành, hồ sơ thường được mang về nước bạn. Trên danh nghĩa, phía ta cũng có hồ sơ nhưng hồ sơ thường không đầy đủ nên thanh tra không có đủ cơ sở pháp lí. Theo ông Truyền, cách làm khép kín trên đã làm bó tay các cơ quan chức năng. Ông Truyền cũng cho biết, qua thanh tra một số đơn vị đã cho các đơn vị quản lí và cơ quan chức năng như Thanh tra Chính phủ “hiểu biết” thêm là không chỉ qui trách nhiệm cho các đơn vị trong nước mà có nhiều vấn đề có thể qui cho các đơn vị nước ngoài. Thậm chí, theo ông Truyền có vấn đề khá “ức” là nếu phía ta có vấn đề là họ phạt nhưng họ có vấn đề mình lại không làm gì. Chẳng hạn, như ta làm chậm giải phóng mặt bằng thì bị phạt trong khi họ làm chậm ta lại không phạt. Ông Truyền nêu vấn đề, tới đây, các dự án lớn sẽ thực hiện thanh tra ngay khi vừa lập dự toán ngân sách và thiết kế xong, không thể để sự việc đã rồi và khi xảy ra sự cố, ta là người giơ đầu chịu báng. Cùng đó, phải có chấn chỉnh theo hướng, cho dù bên nào chịu trách nhiệm thì cũng phải có qui định rõ ràng về tính công khai, minh bạch. Nếu không có điều này, sẽ không giám sát, kiểm tra, thanh tra được. Ông Truyền cũng cho rằng, tới đây Chính phủ cần có những qui định chặt chẽ hơn về trách nhiệm phía đối tác, chủ đầu tư và giữa hai bên trong quá trình phối hợp cũng như nghiệm thu. Cấn Cường
Blogged with Flock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét