Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2007

Một bài nghị luận quá hay

NHÂN TỐ CON NGƯỜI.
333 magnify

Hình ảnh này chụp trên đường Trường Chinh ,kế cận khu công nghiệp Tân Bình với

nửa triệu công nhân nên khi đường mở rộng gấp 10 đường cũ, vẫn tắc.

CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

NGUYÊN NHÂN LỚN

GÂY ÁCH TẮC, TAI NẠN GIAO THÔNG

Ở ĐÔ THỊ HIỆN NAY.

Lời dẫn:

Năm 2002, Báo Tuổi trẻ tp HCM có cuộc “trưng cầu” ý kiến bạn đọc, hiến kế để chống ách tắc (từ nay viết tắc là ATGT) và tai nạn (TNGT).

Tôi đã hoàn thành một văn bản như là kiến nghị gửi Sở Giao thông công chánh tp HCM .Cùng lúc đó tôi nhờ báo T.Trẻ giữ giùm một bản làm đối chứng.

Văn bản này hơi dài, khá xa lạ với “ văn” Blog nên hôm nay xin RÚT RA MỘT PHẦN ,phần viết về “chính sách cán bộ” và sự liên quan của nó đến tình hình ATGT hiện nay.

Làm việc này hy vọng, entry này sẽ đến tay được ít nhiều người có trách nhiệm và hy vọng nó giúp được ít nhiều cho việc vãn hồi trật tự giao thông, hạn chế những điều ta không muốn có.

Bạn đọc nào muốn đọc toàn văn văn bản trên (dài 9 trang A 4) xin gửi thư điện tử đến hộp mail :cuongnbtd@yahoo.com. Sẽ được đáp ứng. Viết entry này sau nhiều bài viết trên báo chí đề cập vấn đề này, biết rằng đã có nhiều ý kiến xác đáng nhưng một là chưa có một bức tranh tổng thể, một toàn cảnh cho đại bi kịch này. Hai là cho đến nay, tôi quan sát thấy hình như chưa mấy ý kiến tâm huyết, đúng đắn kia biến thành hiện thực nên đành kỳ công dựng lại một phần phác thảo này, vừa để dư luận kiểm chứng, vừa để góp chút gì cho cuộc đời này bằng ý kiến độc lập của mình.

Xin đón nhận mọi sự phê bình, góp ý của bạn hữu.

Xin cảm ơn.

NỘI DUNG CHÍNH.

Sau chiến tranh biên giới phía bắc, đất nước ta tiến vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển mạnh về KHỐI LƯỢNG vào khoảng cuối những năm 90.

Để không bị quýnh quáng khi tiếp cận tình hình mới, trước hết phải có một chính sách về CÁN BỘ thật tốt, đáp ứng được nhiều nhu cầu về quản lý xã hội đang tịnh tiến này.

Ta không có điều đó.

Hãy nhìn sơ lược tiểu sử các vị cán bộ cao cấp của một số nước châu Âu sang thăm ta.Cán bộ nhà nước của họ đa phần xuất thân từ tầng lớp trí thức thứ thiệt, là những nhà khoa học, luật sư, bác sỹ v.v…

Ở ta, thời kỳ 1980-1995 những gương mặt lớn trên chính trường phần lớn trưởng thành trong chiến tranh và “đạt” những tiêu chuẩn nào đấy về phẩm chất , đạo đức cách mạng nhưng phẩm chất lớn nhất của người lãnh đạo là kiến thức khoa học và tư duy hệ thống thì không có hoặc chưa có.

Chính vì vậy, nên trong toàn bộ hành trang của giới VIP, không có hai chữ quý giá:DỰ ĐOÁN.

Vì không có năng lực này, nên hiện tượng nước đến gót, chân mới nhảy, nhảy quáng nhảy quàng ,nhảy văng mạng thường xảy ra.

Có những vấn nạn được báo trước, có vấn nạn đã xảy ra, có vấn nạn lặp đi lặp lại nhiều lần trong khung thời gian dài hang chục năm nhưng không thấty tín hiệu THẬT nào chứng tỏ sự can thiệp có lí, đúng mức là minh chứng rõ nhất cho điều này.

Xin nêu một ví dụ sống động nhất: Đoạn đường Điện Biên Phủ ở Sài Gòn có kế hoạch mở rộng từ rất sớm (khoảng 1992) , đến khoảng gần đến năm 2000 mới làm thật thế mà vẫn để dân xây dựng tràn lan nên khi làm, việc giải toả, đền bù khó và tốn kém vô cùng.Ví dụ thứ hai là toàn bộ tuyến giao thông nối 60% lãnh thổ phía bắc với tp HCM qua con sông Đồng Nai suốt thời gian đằng đẵng từ chế độ cũ đến nay, khoảng thời gian một con người ra đời và có thể thành đại biểu quốc hội, thành Bộ trưởng nhưng vẫn chỉ có 02 cây cầu cũ. Trong khi, năng lực vận tải qua 2 ngả này có thể đã tăng 50 lần so với 1975. Nói dại, nếu bây giờ một công trình sư tài giỏi nào báo trước cho ta biết một tháng nữa, một cây cầu sẽ sập thì cũng bó tay ngồi chờ.Một tháng ấy chưa đủ cho hai chục mũi khoan thăm dò địa chất và “lên” xong bản thiết kế!. Thiệt hai không thể tính bằng tiền Việt, mà phải là hàng chục tỉ USD đến vận tải nam - bắc bị gián đoạn tại đây cỡ ba năm chờ xây cầu mới.

Cũng chính bởi sự yếu kém này nên quan sát cách hành xử sau mỗi sự cố đều thụ động, manh mún, đối phó.

Ví dụ, khi thấy báo chí la rầm lên về một vài chiếc xe tải cũ gây tai nạn thì lập tức chạy theo dư luận, ra ngay một chỉ thị cấm cách, loại bỏ loại xe này.Họ định ra tuổi xe như tuổi trâu, tuổi bò mà không hề nhìn nhận ba điểm cốt lõi: một là cái xe 10 tuổi dùng ít còn khá hơn cái xe 5 tuổi bị khai thác cạn kiệt. Hai là, khi còn 60% dân số còn phải dùng đôi quang, đòn gánh để vận chuyển hàng hoá thì việc loại bỏ hàng chục ngàn xe tải quá tuổi (ấy là “quá” theo quy định kianhưng có chiếc còn chạy được 10 năm có lẻ nữa), loạt xe cũ ấy có giá trị hàng ngàn tỷ đồng là một tội ác. Ba là, với trình độ của thợ cơ khí ô tô của ta hiện nay, với bất kỳ loại xe nào, đời nào nếu cần phải kiện toàn hệ thống an toàn như còi, đèn, phanh thì không phải việc khó và tổng đầu tư không quá chục triệu bạc.Còn khung sườn xe thì xin nói, ví như cái xe “Zil 130” của Nga hay “Reo” của Mỹ sản xuất và sử dụng 30 năm nay còn cứng hơn xe của Trung Quốc, Hàn Quốc sản xuất cách nay 2 năm nhiều!.

Nhưng, từ tâm thế “yếu bóng vía ” nói trên, sau một vài vụ tai nạn, lẽ ra phải bình tĩnh phân tích, ví như tổng hợp sơ bộ số vụ tai nạn rồi cân bằng tỷ lệ xe cũ, xe mới, thậm chí rất mới cũng gây tai nạn, để biết phải giải thích gì, làm gì, thì không. Điều dễ nhất được họ chọn lựa: CẤM!.

Một ví dụ khác là cây cầu Rạch chiếc.

Thông thường, tuổi thọ của một cây cầu lớn, đặt trên con đường huyết mạch như vậy phải có tuổi thọ hàng trăm năm, có cây đạt đến thời gian sử dụng dài hơn nên có nơi, người ta gọi loại cầu này là “Cầu vĩnh cửu”.

Nhưng, chỉ vì thiếu tầm nhìn nên giờ đây đã phải đầu tư hàng trăm tỉ đồng để làm lại, lí do lớn nhất là dạ cầu quá thấp, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy bên dưới.

Từ những ví dụ này, có thể thấy, từ cấp cao nhất đến các viên chức ngành GTVT, từ các trường Đại học chuyên ngành đến các vụ, viện nghiên cứu KHKT GTVT đều tồn tại theo kiểu “có để mà có” ,rất ít động thủ ,hờ hững ,thiếu trách nhiệm, thiếu tầm nhìn ,thiếu tư duy khoa học nên mới ra nông nỗi này. Đương nhiên, mọi sự này đều trực tiếp, gian tiếp gây nên ATGT, TNGT cả.

Một hình ảnh khác cũng minh chứng cho tình hình này, nơi có thể thấy rõ hơn nền “quan trí” của xứ ta.

Đó là một cái gì giống như “Bệnh thành tích” bên ngành Giáo dục.

Đó là: nhiều năm nay do buông lỏng việc kiểm soát, điều tiết, hạn chế đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp ngay trong nội thành nên thành phố trở thành sức hút tự nhiên một nhu cầu nhân lực lớn vào nội ô.Xin nêu 2 ví dụ: Khu công nghiệp Tân Bình ,mới xây dựng cách nay chưa tới chục năm, nằm ngay trong một vùng dân cư lớn , thu hút người từ phía ngoại ô về nó rất lớn nên mặc dù đường Trường Chinh mở rộng gấp 10 lần cũ mà vẫn tắc. Đoạn từ mũi tàu Cộng Hòa –Trường Chinh trở lên đến An Sương không thể coi là “ngoại thành” được với mật độ cư dân hiện nay. Đoạn này tắc dẫn đến hàng loạt đường xương cá như Nguyễn Văn Quá, Thuận Kiều, Phạm Văn Chiêu.v.v…tắc theo.Thứ hai là: Riêng đường Phạm văn Chiêu cho thấy một “lỗ hổng” cực lớn trong kiến thức quản lý kinh tế, quản lý giao thông ở ta, là thủ phạm chính gây ách tắc: Trên con đường dài hai ngàn mét, rộng 07 mét này có hơn hai chục nhà máy, xí nghiệp ,doanh nghiệp lớn nhỏ với con số công nhân hàng trăm ngàn người. Mỗi ngày hai lần đến và đi khỏi nhà máy là khúc đường này tắc ngay,không thể không tắc được. Hiện tượng “Phạm Văn Chiêu” này cần được mổ xẻ để thấy tầm nhìn, kiến thức quản lý của những ngành liên quan như giao thông, môi trường, kế hoạch đầu tư xem tác hại của nó tới đâu. Không thể cứ cắm đầu chạy theo những chỉ tiêu, để đạt những cái “nhất” này nọ về thu hút đầu tư, về thu ngân sách, về tốc độ tăng trưởng mà chấp nhận trong một thành phố 6 triệu dân này hàng ngàn nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp với hàng triệu công nhân tồn tại, đi về mỗi ngày (Công nhân thường ở ngoại thành ).

Xin nêu tiếp một ví dụ để chứng minh thêm các vấn đề phát sinh từ “quan trí” nêu trên:

Trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông nội ô có một nguyên nhân là ngập lụt.

Khoảng 10 năm nay, vấn nạn ngập lụt ở đô thị đã trở nên trầm trọng. Ngập lụt gây nhiều hậu quả xấu về môi sinh nhưng trước hết, nó gây tắc xe.

Thử quan sát, đoạn đường Quang Trung qua cầu Chợ Cầu quận Gò Vấp. Đò là khúc đường rộng, khang trang, đèn sáng trưng, cây cầu và đường vừa xây dựng cách nay 10 tháng mới, rộng đẹp gấp 10 đường cũ nhưng nhiều khi chỉ một cơn mưa nhỏ là con đường huyết mạch , nguồn cung cấp một lượng nhân lực lớn cho thành phố tắc ngay. Điểm ngập mới mẻ này sâu tới 0,70 m ngay cả khi trời hết mưa hàng giờ sau.

Nguyên nhân dẫn đến việc này cũng lại từ hướng cán bộ kỹ thuật: thật rõ là, kiến thức, trình độ của các kỹ sư chuyên ngành kể cả khâu thiết kế, giám sát, nghiệm thu đều làm lấy lệ, không lường trước, không tính trước được điểm này nên , mặc dù vừa đổ xuống 2 km đường này vài trăm tỉ đồng nhưng ngập vẫn hoàn ngập, tắc vẫn hoàn tắc!.Đáng kể nhất là, trong 7 tháng có mưa, ít ra cũng có hàng trăm lần các VIP vi hành qua và chứng kiến cảnh này.Để khắc phục nó chỉ cần 20 xe đá, 3 tần nhựa và 100 công lao động kỹ thuật thi công trong 4 đêm là 20 mét này hết ngập, hết ngập là hết tắc, riêng đoạn này nhưng không ai động não cả!

Đó là góc nhìn cận cảnh.Xa hơn thì bi kịch lớn hơn.Vào thời điểm 2003 khi nghiên cứu kỹ vấn đề này thì tôi còn bàng hoàng khi thấy một nét rằng: Vào khung thời gian 1975-2002 người ta đã xây dựng một khối lượng khổng lồ các công trình, một diện tích lớn gấp nhiều lần thành phố năm 1975 nhưng không ai có thể ngờ rằng ,vào cuối năm 2002 người ta mới triển khai công tác ĐO DẪN độ cao cấp nhà nước, hệ “Hòn Dấu -Hải Phòng” là hệ quy chuẩn Quốc gia ( phía nam,ở điểm Mũi Nai-Hà Tiên, có chênh lệch khoảng + 0,167 m ). Đến giữa năm 2003 người ta mới cấp nổi chuẩn về cao độ này cho vài công trình trọng điểm trên bản đồ địa chính (diện này cũng chỉ vài trăm ha) và đó cũng mới là một bước trên giấy tờ, trên nguyên tắc chứ việc áp dụng nó còn chậm hơn.

Thật đáng rùng mình là, đằng đẵng bao nhiêu năm trước lúc này, người ta cứ hồn nhiên xây dựng bao nhiêu công trình trên một độ cao KHÔNG CHUẨN, nhiều nơi thấp hơn chuẩn, kết hợp với đặc thù là địa phương ảnh hưởng triều cường nên vấn đề ngập lụt trở thành Vĩnh cửu. Việc chống đỡ, loay hoay vét cống nạo kênh chỉ là trỏ trẻ con, gây hao tốn tiền bạc.

Nhân bài viết này tôi nêu một nhận định, nhờ bạn đọc chứng giám: 10 năm nữa tình hình ngập lụt ở TP này vẫn trầm trọng, dù có đổ vào đây 5000 tỉ đồng và bao nhiêu phương án.Muộn lắm rổi.

Gần đây, khi ATGT lên cao độ, người ta nghĩ ra nhiều cách để ứng phó nhưng ngay chuyện ấy cũng đã phô diễn một cách nực cười. Có ai đời một bệnh viện nêu lên báo trưng cầu ý bạn đọc cách mổ tim, cấp cứu khi con bệnh đang thoi thóp!.Nhưng, nghịch lí ấy, mô tả rõ ý của tác giả trong bài này: Trình độ ,phong cách, phương thức làm ăn, tư duy, quản lý, xử lí của viên chức ngành huyết mạch này đã ở mức báo động đỏ từ lâu rồi.

Nên, từ “mặt bằng” rất trũng của nhân tố con người ấy đã diễn ra một đại bi kịch mà tôi đã dùng làm nhan đề cho bài phóng sự “Quốc nạn thật-chống giả” trên báo Văn nghệ -Hội nhà văn VN.

Kết thúc bài viết này, để chứng minh cho luận điểm về Cán bộ trên đây của mình, xin một lần “điểm danh” tất cả các miếng “võ” được “vận công” để “trị” quốc nạn có thật, ngày càng trầm trọng này.

Một là trò “phân luồng” cả những con đường hẹp, những vòng xoay bị cắt vụn coi rất “mèo” , vừa quanh quẩn, tốn kém và phản tác dụng như báo chí đã nêu.

Hai là việc tổ chức và bắt buộc người chạy xe gắn máy thi lấy bằng.Việc học và thi rất vờ vịt gói trong một ngày và lượng tiền vài trăm tỉ đồng để làm việc này thể hiện rằng: nó chẳng đóng góp gì cho ATGT, TNGT. Để tránh tranh cãi, xin nêu gọn một con số: 88% số vụ vi phạm là từ người CÓ BẰNG lái xe hẳn hoi.Cần nói thêm là tôi không phản đối việc người đi xe phải có bằng nhưng tôi nghiêm khắc chỉ ra rằng: Lối học, cấp bằng như nêu trên là một trò hình thức, dối trá thô thiển, không thể góp sức gì cho việc hạn chế ATGT, TNGT.

Ba là: hạn chế đăng ký xe ở Nội thành

Bốn là quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe

Năm là cấm đoán rất nhiều khúc đường trong nội ô.

Sáu là cấm xe tải lớn.Tôi đã có một entry “mười giải pháp nóng” nói rõ chuyện này.Xin nhắc lại một nét nhỏ: Để thay thế một cái xe 10 tấn phải dùng 5 cái xe 2 tấn.Diện tích chiếm đường cao vọt lên 4 lần.Lượng khí thải tăng lên 3 lần. Hãy hình dung trên một đoạn đường 1 km, nếu có 5 cái xe lớn mà không phải là 25 cái xe vừa và nhỏ vận hành cùng với 20 xe khác thì đường sẽ thoáng hơn nhiều.

Bảy là mở những đợt “tháng an toàn”, “tuần an toàn giao thông”. Đây là một loại hình sinh hoạt đánh dấu rất rõ thái độ của cơ quan quản lí ở mức nào.Vấn đề ATGT ở ta là vấn đề THƯỜNG TRỰC, lúc nào cũng cao điểm, lúc nào cũng gay gắt nên nếu có tháng, có tuần như trên, ắt có những lúc “thả lỏng” khi hết thời hiệu đó, thật khó nói!.

Tám là :Đội mũ bảo hiểm.

Bản thân việc đội mũ bảo hiểm là tốt nhưng coi nó như một cứu cánh, một “sáng kiến “ một “hướng giải quyết” cho ATGT thì thật hết chỗ nói. Về điểm này, nhiều báo chí đã lên tiếng, nay chỉ thêm một dòng là: Hiện người ta khó mà di chuyển hơn 30 đến 35 km /h trong nội ô HN-SG. có thể đánh giá đại thể, có tới 70% chiều dài những con đường trong đô thị chỉ cho phép đi từ 5 km/h đến 20 km /h mà thôi .Trong trường hợp đó, quy định buộc đội mũ bảo hiểm và tất cả những quan điểm cổ suý cho nó đều phải xem xét.Nếu không là một phản ứng tình thế (hết trò rồi, không còn gì để “lên” nữa thì giở món này ra cho có chuyện ), thì là một hệ thống ăn theo nói leo, thiếu suy xét.

Chín là: Tăng lệ phí đăng ký xe. Đây là một ảo tưởng.Khi người ta dám bỏ ra ba trăm triệu mua cái ô tô, nay tăng thêm 20 triệu nữa chỉ là con muỗi.Cách làm này phảng phát chất lưu manh vì , khi bán xe (bình thường) anh đã thu của tôi vài khoản có tổng số tiền còn cao hơn cả giá trị cái xe. Như vậy, bổn phận , nghĩa vụ đến đâu, quyền lợi phải thể hiện đến đó chứ không thể có cái cung cách quái gở là cứ đè vào người tiêu dùng thu tiền, xong đường tắc vẫn tắc và người mua vẫn phải chịu. Rồi anh tự cho anh cái quyền vô song là: tiền thu cứ thu nhưng cấm cách, hạn chế đủ điều. Nếu ở một cơ chế sòng phẳng, người dân có thể kiện để đòi lại khoản lệ phí đã tăng cách đây vài năm chứ chưa nói đến khoản nay thập thò muốn thu thêm nữa!.

Tóm lại, ATGT, TNGT đã được coi là một Quốc nạn.Quốc nạn thật mà mười năm nay cứ chống vờ vịt, chống hình thức, chống thụ động, chống để biết là có chống, chống bằng các biện pháp kích thích cho tăng số vụ TNGT, ATGT lên thì không thể bác bỏ đại ý của bài viết này: Trình độ, năng lực, phương thức quản lí, điều hành của cán bộ ngành GTCC nói riêng và những cấp, những ngành nói chung RẤT YẾU.

Hai bài kế đây, viết về “Chính sách xe buýt và cấm học sinh dưới 18 tuổi đi xe gắn máy trên 50 phân khối “ cũng là khúc dạo đầu của bè trầm trong bản đại bi ca có tên “ách tắc giao thông” ở ta.

Nốt nhạc đầu tiên là :……..quan trí xứ ta…là la la…

Vâng, hình như chỉ được một việc là…la!,la to lên vài món, dù mới, dù cũ cho thiên hạ thấy ta có làm cáio gì đấy!

Copy từ CuongNhabaotudo;s blog

Blogged with Flock

Không có nhận xét nào: