Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2007

Vụ sập cầu: Quá lỏng lẻo trong quản lý người lao động


Hai công nhân tử nạn, có 2 thẻ nhận dạng giống hệt nhau. Người chết tại hiện trường mang tên người đang đi tìm thi thể đeo tên mình.

Sau vụ tai nạn, con số chính xác cuối cùng về người có mặt tại hiện trường lúc thảm họa giáng xuống đầu trên trăm người vẫn là dấu chấm hỏi to tướng, đặt vào trách nhiệm quản lý người lao động của nhà thầu công trình.

 

Vì sao những hoài nghi về con số thương vong do thảm họa sập cầu Cần Thơ vẫn day dứt những người có lương tâm?

 

Không hợp đồng lao động

 

Anh Trương Văn Lợi, ngụ ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, Vĩnh Long, thoát chết nhờ không có mặt tại khu vực xảy ra thảm họa. Anh Lợi là người lao động của Công ty Vĩnh Thịnh hơn một năm nay, anh làm việc tại khu trụ tháp chính của cầu Cần Thơ. Công việc chủ yếu là bo sắt, hàn sắt, dựng giàn giáo...

 

Dù làm việc cho Công ty Vĩnh Thịnh hơn một năm, nhưng chưa được ký bất cứ một loại giấy tờ gì, ngoài việc ký tên vào danh sách nhận lương hàng tháng.

 

“Khi vào làm, họ yêu cầu tôi nộp đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy CMND và hai tấm ảnh. Sau đó tôi được cấp áo quần, mũ, ủng và một cái thẻ, thế là trở thành công nhân của họ”, anh Lợi nói.

 

Mỗi ngày làm việc, anh được 55.000 đồng. Cuối tháng, đến gặp người quản lý, ký tên nhận tiền. Anh chưa hề biết bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế là gì cả khi ở công ty này.

 

Sau 6 tháng làm việc, công ty báo anh Lợi nộp một bộ hồ sơ mới như ban đầu.

 

Cùng với anh Lợi, còn có hai người em tên Trương Văn Kiệt và Trương Văn Thông đều làm cho Công ty Vĩnh Thịnh. Họ được “bình đẳng” theo thủ tục và chế độ như trên.


VietNamNet - Vụ sập cầu: Quá lỏng lẻo trong quản lý người lao động

Blogged with Flock

Không có nhận xét nào: