Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng tháng 9/2004 gây nhiều xáo trộn trong đời sống người dân hai bên bờ sông Hậu. Nhiều thanh niên, đàn ông nông thôn hàng ngày chỉ biết mảnh vườn trồng bưởi, làm cỏ thuê, gặt lúa mướn nay được “nâng cấp” thành công nhân cầu đường.
Theo “chính sách” của chủ đầu tư, nhà thầu thì những người dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án được tuyển vào làm việc với mức lương phổ biến từ 1-,5 triệu đồng/tháng. Phần lớn là công việc thủ công như trộn bê tông, quấn cốp pha, hàn giàn giáo...
Hầu hết công nhân làm cầu Cần Thơ thuộc diện nghèo, có gia đình 5 - 6 người đi làm chung một tổ, cùng một hạng mục; có ấp, hàng chục người làm cùng ca.
Tai nạn giáng xuống, các gia đình người lao động bị nạn mới
bàng hoàng vỡ lẽ, người thân của mình không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội cũng không.
Anh Lưu Quốc Vượng (sinh năm 1984) là một trong số đó. Anh Vượng cho biết, anh nộp hồ sơ vào làm công nhân thi công cầu Cần Thơ vào đầu năm 2005. Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần trình chứng minh nhân dân và hai tấm hình 3x4, anh được chủ thầu cấp cho tấm thẻ công nhân công trình. Tuy nhiên, trong 2 năm làm việc, anh Vượng chưa bao giờ biết đến hợp đồng lao động cũng như thẻ bảo hiểm xã hội. “Đến tháng thì họ trả lương, công nhân bị thương thì có người của công ty đem vào bệnh viện chữa trị rồi trở lại làm tiếp”- anh Vượng nói. Vào thời điểm xảy ra vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ, anh Vượng chỉ biết rằng mình đang làm thuê cho Công ty TNHH cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh.
Tương tự, trường hợp của hai người em ruột của Vượng là Lưu Tấn Mãi (19 tuổi), Lưu Thanh Điền (17 tuổi) đã chết trong đống đổ nát cầu Cần Thơ vào ngày 26/9 cũng không hề có hợp đồng lao động. Thấy làm công nhân có thể kiếm được thu nhập khoảng 50.000 đồng/ngày, Vượng rủ thêm hai người em cùng làm. Riêng Điền mới chỉ làm được 3 tháng thì xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm. Anh Lưu Quốc Vượng (bìa trái) làm cầu Cần Thơ 2 năm nay chưa hề biết đến hợp đồng lao động hay thẻ bảo hiểm.
Công việc thi công cầu Cần Thơ làm theo kiểu cuốn chiếu nên khi gói thầu này hoàn thành, công nhân nhảy sang gói thầu khác; cứ như vậy.
Bà Lưu Thị Xuyến, vợ ông Nguyễn Văn Bé (56 tuổi) cũng cho biết do chồng bà giỏi nghề thợ mộc nên khi xin vào làm việc ở gói thầu thi công đường
dẫn, ông Bé được bố trí ở bộ phận đóng cốp pha. “Tôi chưa bao giờ nghe ổng nói về hợp đồng hay bảo hiểm. Từ khi xảy ra vụ tai nạn, cũng không thấy người của công ty thuê ông Bé làm đến thăm hỏi, động viên”- bà Xuyến khẳng định.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Đặng Hữu Vị, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh cho biết ông, công ty chỉ là người đứng ra thuê nhân công cho nhà thầu VSL và có ký hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế đối với những trường hợp thuê dài hạn.
Đối với những trường hợp hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, bảo hiểm y tế được cộng vào tiền lương.
Tuy nhiên, khi PV VietNamNet
chỉ rõ những công nhân khẳng định họ làm cho Vĩnh Thịnh nhưng không có hợp đồng lao động, ông Vị nói: “Để tôi kiểm tra lại. Vì cái này bộ phận hành chính họ làm”.
Bà Nguyễn Thị
Huệ, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Bình Minh, Vĩnh Long thì cho biết: “Cho
đến trước khi sự cố sập cầu xảy ra, Phòng LĐTBXH huyện gần như không có
thông tin gì về công nhân, hợp đồng lao động cũng như người sử dụng lao
động có thực hiện nhiệm vụ của mình đối với người lao động hay không!”.
Blogged with Flock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét