Có thử tải hay không?
Từ đáy lòng mình, tôi xin thành thật bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc đến toàn thể nhân dân VN, Chính phủ VN (chủ tịch Tập đoàn Taisei Hayama Kanji) |
Ông đồng tình với nội dung bức thư nói trên của Hiroshi Kudo và nói: nguyên tắc trong ngành cầu đường là đà giáo phải được thử tải và đó là trách nhiệm của nhà thầu.
Ba trụ P13, P14, P15 (ba trụ nơi xảy ra sập hai nhịp cầu) mỗi trụ cách nhau 40m. Giữa các trụ này có một trụ tạm. Dưới các trụ tạm này nguyên tắc là phải đóng cọc. Và các khu vực xung quanh cũng phải xử lý bằng cách đóng cọc bêtông hoặc tràm. Sau đó đổ bêtông lót thành một tấm sàn. Toàn bộ đà giáo được đặt trên tấm sàn này.
Khi sàn hoàn thành, trước khi đổ bêtông phải chất lên sàn một trọng lượng tương đương nhịp cầu thiết kế. Ở đây, mỗi nhịp được tính toán tương đương 3.000 tấn, hai nhịp là 6.000 tấn. Nếu theo tiêu chuẩn của Mỹ thì chất lên 1,25 lần. Một nhịp 3.000 tấn x 1,25 ra khoảng 3.600 tấn. Hai nhịp là 7.200 tấn. Nhân với 1,25 là hệ số vượt tải. Còn tiêu chuẩn của Nhật là 1,35 lần. Trong công trình này, ít ra cũng phải thử tải theo một trong hai tiêu chuẩn đó. Công đoạn được gọi là load test này trong thi công rất tốn kém nhưng là khâu bắt buộc. Trong gói thầu đã có công đoạn thử tải.
Công trình này có được thử tải đúng qui định hay không? Nếu không thử tải cũng có nghĩa chẳng có chuyện nhân hệ số vượt tải!
Vì sao phải thử tải?
Sau khi xác định trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu, lúc đó tôi sẽ xem xét đến việc có từ chức hay không (Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng) |
Khi thử tải sẽ khử được hai trường hợp:
Thứ nhất, nếu trụ tạm bị lún xuống thì biết liền. Việc thử tải được quan trắc liên tục trong 7-10 ngày. Tất cả vị trí trên mặt sàn đều được đo, nếu có biến dạng sẽ được nhận diện ngay. Nếu thử tải thấy lún nhiều quá phải gia cố cọc lại. Đặc biệt, nền đất yếu của miền Tây thì việc thử tải càng cần thiết.
Thứ hai, là khử được những sự cố ở hệ đà giáo. Chẳng hạn, nếu thiết kế kỹ thuật đã rất tốt nhưng gặp phải công nhân hàn "non" tay nghề (thay vì hàn 10 li thì anh ấy chỉ hàn có 3 li chẳng hạn), khi chất tải lên thử thì các đường hàn này sẽ bung. Lúc đó sự cố sẽ được khắc phục. Thử tải cũng giống như may áo vest: may đường chỉ sơ rồi mới thử vô, sau đó mới may chắc chắn.
Thử tải cũng khử được trường hợp lún của đất mặt, của đà giáo. Nếu không, khi sàn bị lún sẽ làm hệ đà giáo hổng chân. Lúc này chỉ có trụ tạm "gánh". Tải trọng dồn hết vào trụ tạm thì kết cấu này bị gãy là điều phải xảy ra.
Kịch bản xấu
Từ trong đất liền ra lần lượt là trụ P13, P14, P15. Khoảng cách từ trụ P13 đến trụ P15 có 12 đốt, đã đổ được đốt thứ 10. Hai đốt còn lại công nhân đang tiến hành thực hiện thì bị sập. Hệ thống đà giáo nằm giữa khu vực trụ P13 và P14 có thể bị "hổng chân". Chính vì bị "hổng chân" nên hệ đà giáo không còn chịu được lực nữa khiến toàn bộ lực dồn vào trụ tạm và kết cấu này bị gãy. Và đổ sập...
Kỹ sư Hiroshi Kudo đã phát hiện sai phạm từ bảng tính trước khi tiến hành thi công. Hệ số lực gió (lực Pascal) chỉ có 0,5kPa là rất thấp. Khi tính toán, nếu đưa hệ số lực gió thấp thì lượng sắt thép ở hệ đà giáo sẽ ít đi. Hệ số từ 0,5 lên 2,5 là gấp năm lần. Hệ số này mới là hệ số an toàn.
Chính vì thế kỹ sư giám sát Hiroshi Kudo kết luận: hệ số an toàn của hạng mục này chỉ đạt 15%!
Cảnh báo của kỹ sư Hiroshi Kudo được đưa ra trước thảm họa ba tháng. Những lời cảnh báo đó đã được tiếp nhận ra sao? Ai đã làm ngơ để cảnh báo trở thành thảm họa thật?
Những câu hỏi này xin dành cho Bộ GTVT - chủ đầu tư - và nhà thầu chính Taisei - Kazima - Nippon Steel của Nhật Bản.
"Thảm họa cầu Cần Thơ” đã được cảnh báo từ trước đó ba tháng bởi một kỹ sư người Nhật tên Hiroshi Kudo.
Lá thư viết bằng tiếng Anh, đề ngày 27-6-2007 được kỹ sư Hiroshi Kudo (làm tư vấn giám sát cho Nippon Koei) gửi cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng cầu Cần Thơ.
Trong thư, kỹ sư Hiroshi Kudo phân tích và đưa ra những đề nghị, cảnh báo. Tóm tắt như sau:
- Thiết kế lại trụ tạm cho nhịp dầm chính (tức nhịp đã sụp đổ - PV).
- Sau khi kiểm tra, xác định rằng: bảng tính kết cấu tạm cần phải được kiểm tra lại (điều chỉnh lại) bởi hệ số an toàn rất thấp. Cần phải gia truyền thêm hệ số an toàn.
- Hệ số thử tải của kết cấu này không được nhỏ hơn 1,25 lần (so với trọng lượng thật của công trình). Trong khi đó hệ số thử tải (bảng tính) của nhà thầu đệ trình lên chỉ có 1,15, không tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng (của Mỹ là 1,25, của Nhật là 1,35 - PV). Hệ số này quá thấp (tính cho việc thử tải trên hệ đà giáo - PV).
* Về gió:
- Hệ số lực gió rất thấp. Kỹ sư yêu cầu thông số từ 1,5-2,5 khi đưa vào tính toán (bảng tính đệ trình lên chỉ có hệ số 0,5).
Từ những vấn đề nêu trên, hệ thống đà giáo này chỉ đạt 15% của hệ số an toàn. Điều kiện làm việc này rất nguy hiểm. Nhà thầu cần thiết phải thiết kế lại.
Hiroshi Kudo
|
Nhà thầu có "lướt qua"? Thử tải phải đúc những khối bêtông 50-100 tấn rồi dùng cần cẩu chất lên đà giáo. Có thể chính vì sợ tốn kém nên nhà thầu lướt qua công đoạn này (1 tấn tải thường 1 triệu đồng). Phải thử tải y như mô hình làm việc tại công trường, như kết cấu thật. Thử tải là qui định kỹ thuật bắt buộc (không có phương pháp khác). Nếu muốn biết nhà thầu có thử tải hay không phải xem hồ sơ nghiệm thu, hình ảnh... và cả núi bêtông thử tải còn hiện diện tại hiện trường. |
PHƯƠNG NGUYÊN ghi
Gửi bạn Hà Thành , căn cứ một vài tin tức trên báo tuổi trẻ tôi ghi được ở đây thì sự nghi ngờ của tôi và phân tích là đúng . Bạn còn ý kiến nào khác nữa không ?
Bây giờ thì trách nhiệm của mấy ngài quan chức phụ trách xây dựng để ở đâu?
Trích holanhuong's Blog ( Yahoo 360)
Blogged with Flock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét