Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007

Một nạn nhân vụ sập cầu vừa tử vong tại bệnh viện

Tin từ Bệnh viện Quận đội 121, khoảng 7h30 sáng nay, công nhân Mạnh Hồng Thái, 24 tuổi, đa chấn thương từ vụ sập dầm cầu Cần Thơ đã tử vong. Đây là 1 trong 3 nạn nhân nặng nhất điều trị tại bệnh viện này.
> Truy điệu các nạn nhân /Thảm họa được cảnh báo trước /Nhà thầu Nhật xin lỗi dân Việt Nam /Toàn cảnh vụ sập cầu 

Anh Thái quê ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, bị đa chấn thương, dập não , vỡ gan... Theo ông Nguyễn Văn Xem, trưởng ban hành chính bệnh viện 121, hai bệnh nhân đa chấn thương còn lại dự đoán cũng có thể tử vong.

Những công nhân bị thương khác hiện điều trị tại các bệnh viện Cần Thơ nhìn chung sức khỏe đang bình phục.

Người cha vĩnh viễn ra đi, khiến đứa trẻ này khóc gọi mãi. Ảnh: Kiên Cường.

Mòn mỏi tìm kiếm 3 nạn nhân còn lại

Theo thống kê của Ban chỉ đạo giải quyết sự cố sập cầu Cần Thơ, hiện còn khoảng 3 nạn nhân bị kẹt dưới đống bê tông đổ. Tuy nhiên, những nỗ lực tìm kiếm họ từ ngày 29/9 đến nay vẫn chưa mang lại kết quả.

Đến 10h hôm nay, đã có 50 thi thể người lao động được tìm thấy từ hiện trường vụ tai nạn, 1 người tử vong tại bệnh viện. Tin từ phòng tổng hợp Sở Y tế thành phố Cần Thơ, hiện còn 79 người bị thương đang điều trị tại các bệnh viện.

Máy cắt bê tông, máy ủi được huy động thêm để cật lực tìm kiếm. Tuy nhiên, một nhân viên của đội cứu nạn cho biết, việc tìm kiếm chỉ phụ thuộc vào khứu giác và miêu tả của những người thoát nạn. "Diện tích tiếp đất của hai khối bê tông quá lớn, lại vùi sâu hơn 4 m dưới lòng đất, nên nơi nào có mùi thối là tụi em moi móc, tìm kiếm chứ không còn cách nào khác", anh này nói.

Trong bế tắc, nhiều người đã nghĩ đến việc phải mời những nhà ngoại cảm, hoặc thắp hương cầu nguyện người chết về báo mộng... Nhưng những biện pháp tâm linh này xem ra không hiệu quả.

Cạnh đống đổ nát, vẫn còn hơn chục thân nhân khắc khoải đợi chờ cả ngày lẫn đêm. Nhiều người đã nhịn đói mấy ngày nay...

"Tặng quà làm chi, tôi đâu cần tiền, tôi chỉ cần tìm thấy xác anh ấy", em gái của một trong 3 nạn nhân còn mắc kẹt nói trong nước mắt.

Còn vợ người xấu số tên Hai bỏ ăn đã mấy bữa nay dù đang có thai. Tối 26/9, chị xem truyền hình đưa tin cầu gặp nạn, hoảng hốt đòi ra ngay hiện trường. Em gái Hai không dám cho chị dâu đi vì sợ ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Nhưng đến ngày 30/9, chị quyết đến tận nơi chờ tin chồng. Chị cho biết họ cưới nhau đã 9 năm, nhưng bây giờ mới có thai. Nhưng có lẽ anh ấy đã vĩnh viễn không thấy mặt con...

Nhóm phóng viên

Blogged with Flock

VietNamNet - Sập cầu Cần Thơ là do trụ tạm không được thử tải

                                Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Tiền Phong

Sáng 30/9, tại một khách sạn nhỏ ở TP Cần Thơ, phóng viên Tiền phong đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thịnh - Phó Giám đốc Cty TNHH Cơ khí và Xây dựng Vĩnh Thịnh để làm rõ về vai trò và trách nhiệm của Cty này trong vụ sập cầu Cần Thơ.

Cuộc trao đổi đã hé mở nhiều điều xung quanh việc triển khai dự án dẫn đến thảm họa đau thương này.

Cty Vĩnh Thịnh đóng vai trò như thế nào?

Trong những ngày qua, nhân thân của Cty Vĩnh Thịnh luôn là “ẩn số” đối với dư luận trong khi Cty có liên quan trực tiếp đến sự cố thảm khốc vừa qua. Thực chất, Cty này là “của ai”?

Suốt từ hôm xảy ra sự cố, tôi muốn nói hết tất cả sự thật để dư luận có cách đánh giá chính xác, khách quan.

Cty Vĩnh Thịnh gồm 4 thành viên thành lập vào đầu năm 2006, trụ sở đặt tại nhà anh Đặng Hữu Vị  - Giám đốc Cty trên đường Đặng Văn Bi và sau này thuê văn phòng giao dịch đặt tại số 5A Phan Chu Trinh (quận Bình Thạnh, TPHCM). Cty có nhiều chức năng nhưng chủ yếu là thi công các công trình.

Trong dự án cầu Cần Thơ, Cty tham gia với vai trò  nào, thưa ông ?

Chúng tôi cung cấp nhân công và vật tư phụ (gió, gas, kẽm buộc, que hàn, nhiên liệu và những thiết bị cầm tay, máy cắt gạch...).

Cty Vĩnh Thịnh bắt đầu tham gia dự án cầu Cần Thơ từ cuối năm 2006 trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà thầu VSL về cung cấp nhân công và vật tư phụ.

Tôi là Phó Giám đốc Cty trực tiếp chỉ đạo tại công trường nên được tham gia ngay từ giai đoạn đầu.

Ban đầu Cty thi công cầu dẫn ở trụ tháp (phía bên bờ Vĩnh Long) sau đó chuyển sang làm cầu dẫn đúc trên giàn giáo ở trụ 13, 14 và 15 cho đến lúc bị sập.

Trên cơ sở hợp đồng thì Cty chịu trách nhiệm cung cấp nhân công, không ký bất kỳ văn bản kỹ thuật nào. Các văn bản nghiệm thu khối lượng công trình hầu hết do được nhà thầu TKN và đơn vị tư vấn giám sát ký với nhau.

Cty chỉ nghiệm thu khối lượng công việc để lãnh tiền hàng tháng. Chẳng hạn chúng tôi đúc được 3 đốt, mỗi đốt giá bao nhiêu, lắp ráp giàn giáo đó lấy bao nhiêu tiền, chi phí gia công cốt thép giá bao nhiêu trên mỗi ki lô gam (kg),... thì cứ thế quy ra tiền.

Tóm lại, nhà thầu VSL (nhà thầu phụ) chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, Cty Vĩnh Thịnh lo nhân công và trực tiếp thi công. Tại công trường thường có khoảng 170 - 180 công nhân của Cty Vĩnh Thịnh làm việc.

Công nhân Cty Vĩnh Thịnh có được ký hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định hay không?

Công nhân Cty Vĩnh Thịnh thực hiện lắp ráp sàn, giàn giáo, cốt thép, sau khi được nghiệm thu thì tiếp tục tiến hành đổ bê tông. Cty ký hợp đồng lao động với toàn bộ công nhân. Tuy nhiên, có một số người mới vào làm chưa được bao lâu thì bị nạn, Cty không làm kịp.

Vừa qua có 2 trường hợp xin vào làm được khoảng 1 giờ thì trở thành nạn nhân, trong đó 1 người đã chết, 1 người bị thương rất nặng. Sáng 26/9, họ xin việc và được tổ trưởng thi công nhận vào làm ngay nên tôi còn chưa biết mặt.

Cty Vĩnh Thịnh mua bảo hiểm xã hội cho hơn 100 công nhân và chưa kịp mua cho những trường hợp vừa xin việc. Mà, cũng xui cho chúng tôi là số lao động không được mua bảo hiểm lại tập trung thi công ở vị trí cầu bị sập.

Có nghĩa là trên thực tế Cty Vĩnh Thịnh thực hiện việc thi công khoán cho nhà thầu chứ không đơn thuần cung cấp nhân công?

Vâng. Chúng tôi thi công theo chỉ định, hướng dẫn về mặt kỹ thuật của VSL và giám sát của 2 nhà thầu TKN và VSL.

Nhà thầu chính TKN có biết bản hợp đồng giữa Cty Vĩnh Thịnh và VSL?

Tôi không rõ nhưng chắc chắn là Ban quản lý Mỹ Thuận (PMU Mỹ Thuận thuộc Bộ GTVT - chủ đầu tư) có biết vì trước đây chúng tôi thi công rất nhiều hạng mục, sau đó PMU Mỹ Thuận có ý kiến giao bớt một số việc cho Cty MCC1 (Cty Thi công cơ giới thuộc Tổng Cty số 1 thuộc Bộ GTVT).

Hầu hết công nhân của Cty Vĩnh Thịnh đều là nông dân ở địa phương và không có tay nghề, trình độ. Vậy họ có đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về biện pháp thi công, nhất là công trình đó lại là cầu Cần Thơ - cây cầu dài nhất Đông Nam Á được xây dựng theo công nghệ dây văng còn rất mới mẻ tại Việt Nam?

Đúng là tuyển dụng công nhân hầu hết là lao động tại chỗ, ký hợp đồng thời vụ nhưng Cty có bộ phận kỹ thuật bao gồm 10 kỹ sư (gồm cả giám đốc, phó giám đốc) và hàng chục công nhân có tay nghề cao rải khắp công trường chịu trách nhiệm hướng dẫn giám sát thi công liên tục, thường xuyên.

Tất cả các bước kỹ thuật về thi công đều được chuyên gia của VSL hỗ trợ. Do thường xuyên bám công trường nên có 2 kỹ sư của Cty bị thiệt mạng trong vụ tai nạn này là anh Trần Quang Bình và anh Lê Hiến Chương.

Một kỹ sư khác là anh Dương Quốc Hùng bị thương rất nặng, hiện chưa thể chuyển viện về TPHCM. Cả ba người đều mới 25 tuổi. Bình và Hùng mới ra trường, đi làm gần 1 năm thì gặp nạn.

Còn Lê Hiến Chương là em họ tôi. Hôm xảy ra thảm họa, lẽ ra tôi đã làm việc tại công trường và có thể bây giờ đã nằm trong danh sách các nạn nhân nhưng vì trùng dịp Trung thu, tôi nhớ con và về quê nên thoát nạn.

Có bao nhiêu “lính đánh thuê” tại dự án cầu Cần Thơ?

Ngoài Cty Vĩnh Thịnh và Cty Thăng Long, có trường hợp nào khác cũng tham gia “đánh thuê” trong dự án cầu Cần Thơ?

Tôi chỉ biết có một đơn vị nữa là Cty Chiến Thắng ở ngoài Bắc, trước kia có tham gia thi công trụ tháp. Cty này cũng cung cấp nhân công, vật tư phụ còn toàn bộ thiết bị vật tư chính (sắt, thép, bê tông) là của nhà thầu TKN.

Mức độ tham gia của Cty Chiến Thắng còn nguy hiểm hơn Cty Vĩnh Thịnh vì hầu hết phần việc đều thực hiện ở trên cao.

Tôi không rõ nhà thầu TKN thuê Cty Thăng Long theo kiểu gì nhưng có nhiều biểu hiện cho thấy Cty Thăng Long chính là “con ruột” của nhà thầu TKN.

Tại vị trí nhịp cầu dẫn bị sập, Cty Thăng Long được giao thi công đúc một đoạn cầu dẫn dài khoảng 8m sát trụ 14 mặc dù việc này nhà thầu VSL trước đó không đồng ý và không ký hợp đồng vì sợ hai Cty Thăng Long và Vĩnh Thịnh thông đồng với nhau.

Cty Thăng Long đã hoàn tất phần việc của mình, nhảy vào làm cùng Cty Vĩnh Thịnh và chỉ đúc khoảng 100 m3 bê tông thì chả giống ai. Tuy nhiên, sau đó dưới áp lực của TKN, Cty Thăng Long vẫn được VSL bố trí thi công. Mới làm hôm trước thì hôm sau sự cố xảy ra.     

Tham gia vào một công trình quan trọng như cầu Cần Thơ không hề dễ dàng. Ông cho là Cty Thăng Long  là “con ruột” của TKN còn Cty Vĩnh Thịnh có phải là sân sau của Tổng Cty Công trình giao thông 6 như dư luận đặt ra?

Giám đốc Cty và tôi xuất thân từ Cienco 6 nhưng Cty Vĩnh Thịnh tham gia dự án cầu Cần Thơ nhờ một đơn vị trước đây cùng làm đường dẫn sân bay Tân Sơn Nhất giới thiệu.

Trước đây, Cty Vĩnh Thịnh cũng có tham gia vào một số dự án ở TP Cần Thơ nên tạo được uy tín. Nói thật, việc Cty Vĩnh Thịnh “lâm nạn” nhiều người rất hả hê, kể cả một số cán bộ thuộc Cienco 6.

Biết rõ sàn cầu dẫn bị lún nhưng TKN vẫn yêu cầu thi công

Giàn giáo Cty của ông lắp đặt sau đó bị sập khiến hai nhịp cầu sập theo, phải chăng nguyên nhân của thảm hoạ là do Cty Vĩnh Thịnh thi công cẩu thả, kém chất lượng?

Việc sập giàn giáo không phải do lắp đặt không đúng. Giàn giáo chúng tôi sử dụng gồm 2 cột (trụ đỡ) có 3 đốt trước kia đã dùng để thi công trụ tháp.

Phía trên trụ đỡ lại có tress (giá đỡ) do Nhật thiết kế bằng sắt H, I được đưa từ Thái Lan về. Toàn bộ số vật tư  đều là của nhà thầu TKN và VSL. Cty Vĩnh Thịnh thay mặt VSL để thi công.

Do khối lượng bê tông quá lớn, không thể đúc trong 1 lần nên Cty phải chia mặt cầu dẫn giữa 3 trụ 13, 14, 15 làm 5 phần và đúc lần lượt từng phần một.

v
Ông Bùi Văn Thịnh (áo xanh) trả lời phỏng vấn.
Nhịp cầu dẫn bị sập khi Cty Vĩnh Thịnh đã đổ được khoảng 1.700 m3 bê tông mặt cầu, chỉ còn 3 đoạn ngắn chưa làm kịp.

Sở dĩ giàn giáo bị sập là do trụ tạm phía dưới bị lún. Hai trụ tạm này kích thước 35 x 35cm được đóng giữa hai nhịp cầu dẫn và được nhà thầu TKN giao cho Cty Thăng Long  (trụ sở tại TP Cần Thơ) thi công.

Nhưng, việc sử dụng lại giàn giáo đã dùng để đúc trụ tháp cầu Cần Thơ thì liệu có đảm bảo các thông số kỹ thuật?

Không hề gì. Vấn đề nằm ở chỗ các trụ tạm bị lún và một trong những sai lầm nghiêm trọng của nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát là đã không cho thử tải trụ tạm trước khi lắp giàn giáo và đúc sàn 2 nhịp cầu dẫn.

Điều đáng trách sau khi phát hiện lún, nhà thầu càng muốn đẩy nhanh tiến độ thi công đúc mặt cầu. Theo kế hoạch trước đây, tiến độ thi công không gấp gáp đến như vậy.

Ông khẳng định việc lún trụ tạm đã được các bên phát hiện  trước khi sự cố xảy ra?

Đúng vậy. Chính xác là lúc chúng tôi đổ bê tông sàn cầu. Qua quan trắc, đo đạc, chúng tôi phát hiện sàn cầu dẫn bị lún có nơi lên tới gần 7cm. Độ lún bình quân theo tính toán là 3,5 cm.

Còn chính xác lún bao nhiêu ngay tại thời điểm cầu s ập thì chúng tôi không nắm được.

"Tôi cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của nhà thầu vì đã biết rất rõ tình trạng lún rất nguy hiểm và được chính chuyên gia của nhà thầu này khuyến cáo nhưng vẫn phớt lờ những cảnh báo trên."

Ông Bùi Văn Thịnh – Phó Giám đốc Cty TNHH Cơ khí và xây dựng Vĩnh Thịnh

Ông có cảnh báo việc này với nhà thầu VSL?

 

Nhà thầu đều biết rất rõ việc này bởi có bộ phận theo dõi, lấy số liệu quan trắc mỗi ngày; lúc kiểm tra có rất nhiều chuyên gia, kỹ sư của các bên nên không cần phải báo họ cũng biết bởi hàng ngày, các kỹ sư của họ đều có mặt.

Nếu sự cố xảy ra chậm khoảng 30 phút thôi  - khi các kỹ sư, chuyên gia họp giao ban xong và có mặt trên cầu để kiểm tra giám sát thì con số thiệt hại về nhân mạng có thể sẽ còn khủng khiếp hơn.

Và khi phát hiện tình trạng nguy hiểm nói trên, Cty Vĩnh Thịnh vẫn cho công nhân thi công?

Vì không ai báo mình ngưng. Hơn nữa, chúng tôi cũng không rõ độ lún có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu biết, chúng tôi đã cương quyết ngừng thi công.

Ngoài ra, tôi rất ngạc nhiên khi nhà thầu bắt buộc chúng tôi thi công ào ạt trong trong tình hình đó mặc dù Cty Vĩnh Thịnh đảm bảo, thậm chí đã thi công vượt tiến độ.

Theo kế hoạch, phần việc của Cty Vĩnh Thịnh phải hoàn tất phần việc vào tháng 8/2008, trong khi nếu giữ vững tiến độ, chúng tôi có thể hoàn thành vào cuối tháng 5/2008.

Có lẽ nhà thầu muốn hoàn tất sớm việc đúc sàn cầu dẫn để căng cáp, cố định và ngăn cầu dẫn không tiếp tục bị lún. Việc căng cáp sẽ do nhà thầu VSL đảm trách.

Ông muốn nói vì thi công ồ ạt trong khi trụ tạm bị lún đã dẫn đến thảm họa?

Chắc chắn một trong những nguyên nhân gây ra sự cố sập cầu là bởi trụ tạm không được thử tải, không chịu nổi tải trọng của hàng nghìn mét khối bê tông phía trên nên bị lún và kéo đổ giàn giáo.

Tôi cho rằng nguyên nhân gây ra sự cố là lỗi kỹ thuật và biện pháp thi công chứ không phải do vật tư nhà thầu cung cấp kém chất lượng.

Sau khi giải quyết sự cố, Cty Vĩnh Thịnh sẽ tiếp tục thực hiện công việc còn dở dang tại công trình cầu Cần Thơ ?

Trước những thiệt hại quá lớn về nhân mạng và tài sản, có lẽ sắp tới chúng tôi sẽ bàn đến việc giải thể Cty. Của cải có thể tạo ra chứ còn bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiều đứa con mất cha,... làm sao chúng tôi có thể bù đắp nổi.

Nói thật, từ cán bộ đến nhân viên, công nhân của Cty không ai còn tinh thần để làm việc ngoài chuyện khắc phục hậu quả. Chính bản thân tôi hiện còn không dám đến khu vực xảy ra tai nạn để làm việc.

Theo Huy Thịnh - Hồng Lĩnh (Tiền Phong)



Blogged with Flock

Không thể và có thể

Ba nhịp cầu sập. 46 người hy sinh. Bao nhiêu người đang bị thương, nặng nhẹ khác nhau? Bao nhiêu người sẽ còn bị chấn động tâm lý về sau?


    Ảnh: Blogger Duc_sniper


    Ảnh: Blogger Duc_sniper


    Hoa hậu với một nạn nhân đang hôn mê. Ảnh: Sáu Nghệ (Tiền Phong Online)


    Hoa hậu với một nạn nhân đang phải thở bằng máy. Ảnh: Sáu Nghệ (Tiền Phong Online)

Thật buồn cười khi chiếm gần hết một trang báo Thanh Niên sáng nay (28/09/2007) là một bài phỏng vấn "cù nhầy" và "củ chuối" khi PV cố bẫy Bộ trưởng Bộ GTVT bằng cách vặn vẹo: Vào giờ G, ngày N, ông đang làm gì, ở đâu, tại sao lại làm thế ấy, sao không làm thế kia? Ông Bộ trưởng tội nghiệp, vô thế bí, cũng "chuối" theo khi phân bua: Lúc đầu, tui nghe nói có 10 người hà... Ừ, tui họp, nhưng vẫn chỉ đạo... Nói vậy mà không phải vậy...

Nhớ lại lúc mấy chiếc máy bay đâm thẳng vào tòa tháp đôi ở New York và vào mấy điểm khác xung quanh nước Mỹ, TT. Bush vẫn đang "bận họp" ở Louisiana.

Sau đấy, chẳng thấy báo chí Mỹ truy hỏi TT. Bush đang làm gì, ở đâu khi ấy. Xem ra, người Mỹ hiểu và chấp nhận rằng mỗi người có một công việc và một trách nhiệm riêng.

Trở lại chuyện bài PV trên báo Thanh Niên. Nói nôm na theo kiểu mấy anh công nhân hay nói thì: Tao làm gì dek phải việc mày. Miễn là tao thực hiện tốt công việc và hoàn thành trách nhiệm. Nói thêm ra, trách nhiệm là "Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình". Nếu vậy thì ông Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm về việc gì? Àha, tìm cái định nghĩa này khó à nha.

Theo trang thông tin điện tử chính thức của Bộ GTVT thì một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ này là:

    5. Về kết cấu hạ tầng giao thông :

    a) Quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền của Bộ;

    b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám sát, đánh giá đầu tư; giám định chất lượng công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;

    c) Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các dự án đầu tư, các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp;

    d) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu thầu, tư vấn và xây lắp các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;

    đ) Quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; công bố đóng, mở các cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, ga đường sắt và hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải, hàng không theo quy định của pháp luật.
    Vậy đấy, khi có sự cố với "kết cấu hạ tầng giao thông" thì rõ ràng là Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm. Thế thôi.

Xin mọi người đừng chạy đua chữ nghĩa hay lý luận nữa, hãy nhìn vào những con số, những bức hình và hãy làm những việc thiết thực nhất để giúp đỡ các nạn nhân Ngày 26/09 và gia đình. Xin hãy biến những điều không thể thành có thể. Còn đâu, hạ hồi phân giải.

Cafe Coc's Blog         Theo TinnhanhBlog

Blogged with Flock

Đâu là sự thật

             Viếng hương hồn anh Phạm Thanh Hùng ở xã Mỹ Hòa.

23 giờ 26 tháng 9 rời tiệm Net bên Vĩnh Long tìm một tiệm ăn nhưng tất cả các cửa hàng nơi này đã nghỉ. Sau 5 km lượn lên lượn xuống đành dừng ở một quán vỉa hè đang dọn nhưng hóa ra gặp may.

    Nơi đây đang tồn tại 2 nhóm cán bộ, công nhân viên đội cầu sở tại vẫn ngồi lai rai, hình như họ khó mà về ngủ sớm như mọi ngày.Tâm trạng nặng nề khi họ trực tiếp tiếp cận hình ảnh tang thương chiều nay của các đồng nghiệp.

    Trước máy ghi âm, một vị cán bộ kỹ thuật, tuổi cuối ngũ tuần và một chuyên viên trẻ hơn tí chút tên Hùng (Đội cầu 06, đang thi công mố trụ cắt ngang QL 1A hiện hữu) họp đều có thâm niên từ 10 đến 22 năm làm cầu đều khẳng định có 3 nguyên nhân dẫn đến sập cầu.Họ lọai bỏ một lý do báo chí nêu là “Lún” ra vì đơn giản là mặt bằng dưới gầm cầu này  đã đổ bê tông kỹ thuật cao.

    Ba nguyên nhân gây nên sập cầu này là :

    Một: Sử dụng dàn giáo xây dựng dân dụng, lọai để xây nhà cửa, cấu tạo bằng những khung ống tròn, đường kính cỡ 200ml mét như ta vẫn thấy ở các công trình tư nhân, sơn vàng để đỡ khối bê tông hai ngàn tấn nên nó sụp,làm điều này vì nó rẻ hơn dàn giáo quy cách nhiều.

    Hai là: Sau khi giao gói thầu nhỏ, đơn vị chủ quản thiếu giám sát để bên dưới làm liều.

    Ba là: do phải “Phục vụ” cái gọi là “Tiến độ” thi công nên họ tháo dàn giáo nơi bị sập chỉ hai ngày sau khi đổ bê tông

    Chia tay tốp thợ trở về gian nhà trọ không thể hẹp hơn 2,4 mét x 3 mét (kể cả toa lét).Trên đường về, sau khi tính tóan cả nhóm quyết định gõ cửa quán Net.

    Ông Bà chủ dù đã mặc đồ ngủ nhưng vui vẻ nhận lời, thế là anh em lại lao vào chiến đấu.Việc chính là sao lưu và gửi vào mail những hình ảnh cầu để xóa ngay khỏi thẻ. Đề phòng những rủi ro sớm hôm sau.

    Trở về nhà trọ, tưởng được một giác ngủ bình an nhưng bật cái ti vi lên thì một vấn đề nhức nhối lại hành lũ này:

    Các thông tin về thiệt hại trên các PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CHÍNH THỐNG cãi nhau văng mạng.

    Để tránh “đụng chạm “ xin đưa ra một lọat dữ kiện.Tùy bạn đọc suy ngẫm và ghi nhận cái nào đúng, cái nào sai:

    1- Thông tín chính thống do Bộ trưởng Hòang Trung Hải nêu có 37 người chết (tính đến 21 giờ hôm qua,26 /9)

    2- Thông tìn từ các báo điện tử mà chúng tôi đã lưu được từ chiều qua (khỏang 17 giờ, cả Đài truyền hình TW ) là từ 52 đến 57 người)

    3- Một bệnh viện ở Cần thơ đã “xuất " 37 xác chết- Có nhiều bệnh viện cùng tiếp nhận BN)

    4- Băng ghi âm của chúng tôi thu tại chân cầu của một số CN có mặt tại đây giờ phút xảy ra vụ này là gần 60 người.Một cán bộ huyện Bình Minh cho biết (có ghi ânm)là vào lúc 4 giờ chiều 26/9 công trường báo về huyện ủy đã là 42 người.

    6- - ghi âm tại đám ma anh Phạm Thanh Hùng ở xã Mỹ Hòa thì riêng địa phương này số người chết là gần 50 người.

    Sau khi phúng viếng đám tang chúng tôi trở về Cần Thơ thì thu thập thêm một tin tức là những người chết diện như anh Hùng dù đã làm gần 4 năm nay nhưng chưa được cơ quan thuê mướn đóng bảo hiểm.

    Hiện anh em đang tiếp tục thu thập tin tức khẳng định thiệt hại về người qua các tuyến giúp đỡ của các bạn hữu ở ngành y tế Cần Thơ.

Nhabaotudo's Blog                 Theo TinnhanhBlog  

Blogged with Flock

Đi tìm công ty Vĩnh Thịnh

        Mặt tiền Cty TNHH cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh  Ảnh: Trọng Thịnh

Theo những tư liệu ban đầu thì Cty TNHH Cơ khí Xây dựng Vĩnh Thịnh có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT TP.HCM và đặt văn phòng giao dịch tại phường Trường Thọ (Thủ Đức, TPHCM).

Tuy nhiên, khi chúng tôi đến phường Trường Thọ hỏi thì hầu như không có người dân nào ở đây biết đến Cty Vĩnh Thịnh. Ngay cả người ở một số Cty xây dựng, cơ khí trên địa bàn phường cũng lắc đầu khi hỏi về Cty này. Thậm chí, một số cán bộ phường cũng không hề biết gì.

Hơn 2 tiếng đồng hồ lang thang, chúng tôi đã tình cờ hỏi chuyện một anh xe ôm ở cổng chùa Một Cột. Anh ta cho biết trong hẻm nhà mình có một căn nhà có biển đề là Cty Vĩnh Thịnh và nhận lời chở chúng tôi đi. 

Đứng trước căn nhà 2 tầng trong một con hẻm cụt thuộc tổ 5, chúng tôi không thể tin được đây chính là văn phòng giao dịch của một Cty đang tham gia xây dựng một trong những công trình thế kỷ của Việt Nam.

Căn nhà xây dựng trên khu đất ruộng mới giải tỏa được vài năm với cánh cổng đóng im ỉm. Duy nhất một tấm bảng đồng nhỏ treo ở cổng đề tên “Cty cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh” thì chúng tôi mới tin mình đã đến đúng địa chỉ.

Gọi cửa mãi, chúng tôi mới thấy có một phụ nữ trẻ chạy ra. “Đây là nhà riêng của anh Đặng Hữu Vị - Giám đốc Cty Vĩnh Thịnh. Nhưng anh Vị không có nhà đâu, các anh muốn tìm thì phải xuống Cần Thơ mới gặp”-Người phụ nữ nói. Gặng hỏi mãi, người phụ nữ mới nhận mình là vợ của anh Vị, nhưng chị ta cho mọi việc kinh doanh là của chồng, chị ta không biết gì hết.

Phải thuyết phục mãi, chị ta mới chịu gọi người ra tiếp chúng tôi. Ông Đặng Ngọc Hữu - Bố đẻ của anh Đặng Hữu Vị cho biết: “Con tôi cùng với mấy người bạn thành lập Cty Vĩnh Thịnh từ năm 2006 và đăng ký địa chỉ tại nhà. Nhưng Cty Vĩnh Thịnh cũng có văn phòng trong Sài Gòn nên thực chất căn nhà này chỉ để ở”.

Bà Dương Thị Dung - Mẹ của Giám đốc Đặng Hữu Vị cũng cho biết thêm: Vị sinh năm 1974, và là con út trong gia đình 4 người con. Tốt nghiệp kỹ sư cầu đường tại Đại học Bách khoa TPHCM, Vị về làm việc tại Cty Cienco 6 và đã tham gia xây dựng một số công trình như các cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), Câu Lâu (Quảng Nam), Thuận Phước (Đà Nẵng)…

Năm 2006, do Cienco 6 chuyển đổi cổ phần hoá và cũng do muốn làm kinh tế độc lập nên Vị xin nghỉ việc, ra làm ăn riêng. Từ ngày tham gia làm cầu Cần Thơ, Vị chỉ về nhà vào cuối tuần. Trước hôm xảy ra vụ tai nạn sập cầu Cần Thơ, Vị có tranh thủ về nhà chơi Trung thu với con.

Bà Dung nghẹn ngào: “Hơn 8 giờ sáng ngày 26/9, nó đột ngột bảo xuống Cần Thơ gấp. Đến xế trưa thì tôi nghe có người bảo sập cầu Cần Thơ, chết người nhiều lắm. Tôi mới tìm hiểu thì biết đó là công nhân của Cty con mình. Từ hôm đó tới giờ, tôi không ăn không uống gì được. Đau buồn lắm!”.

Ông Hữu cho biết thêm: “Vị có gọi về nhà, tâm thần bất loạn. Chúng tôi chỉ biết khuyên con hãy gắng làm tốt vai trò giám đốc, gắng lo hết sức cho công nhân của mình. Họ mất mát quá lớn, không thể gì bù đắp”.  

Theo Trọng Thịnh

Tiền phong online

Blogged with Flock

Dàn giáo tại thực địa sai khác với thiết kế

(TNO) Trưa 27.9, ông T.D. một chuyên gia xây dựng có trách nhiệm từ một cơ quan nhà nước sau khi vào hiện trường cầu Cần Thơ đã dành cho Thanh Niên online cuộc trao đổi ngắn, Thanh Niên online xin đăng tải để bạn đọc coi như một nguồn thông tin tham khảo, kết luận cuối cùng sẽ do cơ quan chức năng đưa ra trong thời gian tới.

Với tư cách cá nhân, là một người có chuyên môn trong ngành xây dựng, theo những gì tôi được báo cáo và qua quan sát thực tế, tôi cho rằng có thể thấy nguyên nhân xảy ra tai nạn là do cột chống dàn giáo có vấn đề. Số người chết chủ yếu ở trục 14 và 15, là trục mà còn 1/3 mặt dầm chưa được thi công, chưa được rải cốt thép.

Sáng hôm 26.9, công nhân đang tập trung ghép cốt pha, rải cốt thép để đổ bê tông. Trục 13 bị sập trước, trục đó đã hoàn thiện xong rồi và công nhân ở mặt trên và hai bên mép để luồn thép căng dự ứng lực, sau khi trục 13 sập thì kéo theo trục 14, 15. Công nhân thiệt mạng nhiều là ở trục 14, 15.

Việc kê chống đế dàn giáo làm khá cẩn thận, để xảy ra sự cố có thể do việc tính toán, chọn cột chống dàn giáo không đúng chủng loại nên cột không chịu được trọng lượng của khối bê tông, dẫn đến gãy, đổ. Có thể nhà thầu phụ chọn thép hình, thép kết cấu có thiết diện không đủ.

Qua quan sát tại hiện trường, cột chống ở hiện trường không giống với cột chống trong bản vẽ. Tôi được biết, cơ quan chức năng đang gấp rút chỉ đạo chọn một đơn vị tư vấn độc lập để tìm ra nguyên nhân của tai nạn, thẩm tra đánh giá tình hình.

Theo như đánh giá tại hiện trường, ở đây không có bất khả kháng, sẽ là nguyên nhân chủ quan, của một đơn vị nào đó.

Toàn bộ hệ thống giàn giáo, cột chống được đặt trên một bề mặt bê tông dày vài chục cm. Và người ta đã đóng 14 cọc bê tông cót thép, thiết diện 30x30cm, sâu 37 m, sau đó có thử tải trọng cọc, đổ bê tông cốt thép lên trên tạo bề mặt rồi mới đặt cột chống lên để đỡ giáo cho cầu. Với cách làm như vậy, mưa to bão gió cũng không ảnh hưởng gì.

Như vậy, nhiều khả năng giáo sập là do cột chống (từ bề mặt bê tông đến giáo đỡ dưới cầu) yếu nên gãy. Theo tôi biết, đơn vị thi công đã sử dụng thép hình chữ Y tổ hợp thành cột hình vuông. Có thể thép Y này có độ dày không đủ hoặc chất lượng không tốt nên có thể nó đã bị gãy.

Một cái khó với công tác cứu nạn là lực lượng công nhân thời vụ do hai nhà thầu phụ của Việt Nam thuê, nên khó thống kê chính xác là có bao nhiêu người ở trên hiện trường trước khi xảy ra tai nạn.

Đến thời điểm này chủ đầu tư đã làm báo cáo về sự cố đúng quy định.

Hiện công an đang vào khá đông để đảm bảo trật tự, vì một số gia đình có người thân mất tích đã bức xúc, vào thẳng hiện trường tìm kiếm, gây mất ổn định.

Káp Thành Long
(Thực hiện)

Thanh niên on line

Blogged with Flock

Phải thay đổi nguyên tắc đàm phán ODA

Đại diện Đảng, Nhà nước và đông đảo nhân dân đã thắp nhang truy điệu - ảnh: T.C.K

Có một luật bất thành văn là hễ vay được vốn ODA của nước nào thì thường sau đó ta sẽ giao công trình cho đơn vị thi công và đơn vị giám sát thi công đến từ nước ấy. Và tập quán này tiềm tàng trong nó một nguy cơ mất an toàn, như mọi người trong nghề đều biết rõ. Cầu Cần Thơ sử dụng vốn ODA Nhật Bản thì các nhà thầu là Taisei - Kajima - Nippon Steel còn tư vấn giám sát là Nippon Koei - Chodai, toàn là những cái tên Nhật Bản cả. Những đơn vị liên danh thi công và giám sát thi công này đều rất quen thuộc nhau, mà trong cặp công việc thi công - giám sát thi công, hai chủ thể càng ít hữu hảo với nhau công việc sẽ càng hoàn hảo. Một yêu cầu cần đặt ra là từ nay khi đàm phán vay vốn ODA, dù có nhân nhượng đến đâu, chúng ta cũng cần giành cho được quyền chủ động chọn tư vấn giám sát, và không bao giờ nên chọn tư vấn giám sát từ nước cho vay vốn. Cũng như một người học viên dù có nổi tiếng giỏi giang và đức hạnh đến đâu, khi anh ta đi thi cũng vẫn cần phải nhờ những giáo viên lạ từ trường khác tới làm giám khảo để tránh cho anh khỏi những phút ngã lòng vậy.  

Chúng ta biết Nhật Bản là một cường quốc về công nghệ, không riêng gì công nghệ xây cầu. Nếu những nhà thầu Nhật Bản đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công và quy trình giám sát thi công thì việc xây dựng an toàn một công trình cỡ cầu Cần Thơ đối với họ chỉ là chuyện nhỏ. Song tuân thủ nghiêm ngặt quy trình không phải là chuyện bao giờ cũng diễn ra, nếu những nguyên tắc giám sát không được bảo đảm chặt chẽ.

Trong việc xây cầu Cần Thơ ví thử chúng ta chọn tư vấn giám sát từ một nước Bắc Mỹ hay Tây Âu chẳng hạn, thì khả năng xuê xoa trong công tác kiểm tra do quen biết hay do hữu hảo với nhau, hẳn sẽ thấp hơn nhiều. Mà trong thi công, đôi khi đơn vị giám sát chỉ cương quyết một chuyện nhỏ cũng có thể tránh được thảm họa cho cả một công trình lớn.   Lâu nay ở ta công trình sử dụng vốn ODA nước nào thì khi đấu thầu thi công những đơn vị tham dự cũng chủ yếu chỉ gồm những tên tuổi đến từ nước ấy mà thôi. Vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có những nhà thầu ở quốc gia cho vay mới có khả năng trúng thầu. Ta khó có thể thay đổi cái tập quán mạnh như một thứ luật quốc tế này trong một sớm một chiều. Tức là trước mắt vẫn phải chấp nhận đơn vị thi công sẽ được chọn trong số những nhà thầu từ quốc gia cho vay tới. Song điều hoàn toàn có thể thay đổi được, nhất là kể từ sự kiện cầu Cần Thơ, là ta phải thỏa thuận với bên cho vay rằng dứt khoát phía Việt Nam sẽ toàn quyền chọn đơn vị tư vấn giám sát, và nhất định sẽ chọn tư vấn giám sát từ một quốc gia khác chứ không dùng giám sát của quốc gia cho vay.

Chi phí tư vấn giám sát theo các chuyên gia chỉ chiếm một vài phần trăm tổng chi phí công trình. Bên cho vay không thể nào vì mất một vài phần trăm doanh số vào tay doanh nghiệp nước khác mà lại đàm phán căng thẳng với bên đi vay được, và nếu họ có căng thẳng chuyện này ta hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi liệu bên cho vay đòi thế có phải để giúp cho thi công và giám sát sau này dễ bề nương nhẹ nhau chăng.

Mấy ngày nay một số người bạn Nhật Bản ngoài ngành xây dựng đang sống ở Việt Nam tâm sự rằng thảm họa cầu Cần Thơ làm cho họ rất xấu hổ, rằng nhân dân Nhật cũng cảm thấy uy tín công nghệ của đất nước mình trước thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự kiện này. Hôm 29.9 khi họp báo cùng Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Kanji Hayama Chủ tịch Taisei, đại diện liên doanh nhà thầu cũng tỏ ra xấu hổ và vô cùng ân hận khi rập đầu tạ lỗi theo đúng truyền thống Nhật Bản.

Còn các nhà đàm phán ODA Việt Nam thì nhân dân mong đợi sẽ mở ra được một bước ngoặt mới trong đàm phán vay vốn ODA, kể từ nay. Và cần nhớ, vốn ODA cho đầu tư phát triển, dù có ưu đãi và có ân hạn, nhưng là vốn vay, chúng ta và con cháu chúng ta vẫn phải trả nợ đàng hoàng. 

Hải Văn


Nếu bỏ qua lời cảnh báo, chủ đầu tư phạm tội gì ?

Một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, trước khi thảm họa cầu Cần Thơ xảy ra, kỹ sư Hiroshi Kudo, người Nhật Bản (làm tư vấn giám sát cho Nippon Koei) đã gửi thư cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng cầu Cần Thơ, cảnh báo hệ thống đà giáo chỉ đạt 15% của hệ số an toàn, yêu cầu thiết kế lại trụ tạm cho dầm nhịp chính, tuy nhiên lời cảnh báo trên đã bị bỏ qua. Chưa có xác nhận về bức thư này. Tuy nhiên, nếu bức thư đã được gửi và người nhận đã nhận được bức thư, thì trách nhiệm của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là đại diện) về việc này như thế nào? Thanh Niên có cuộc trao đổi với ông Đào Xuân Lâm, Phó chủ tịch (phụ trách khoa học công nghệ) Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường  Việt Nam.

* Trong trường hợp kỹ sư làm tư vấn phát hiện thấy sai sót trong thiết kế, thi công và phản ánh với chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải làm gì?

- Khi người ta phản ánh bằng văn bản thì phải xem xét. Nếu đúng thì phải chấp nhận, còn thấy không đúng thì phải có văn bản trả lời, trong đó phải nói rõ lý do vì sao tôi không chấp nhận. Người chịu trách nhiệm cuối cùng là chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải xem xét ý kiến của tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và cả ý kiến của nhà thầu để ký duyệt. Nếu đã báo cáo mà anh không xem xét, giải quyết thì sau này có chuyện gì xảy ra, anh phải chịu trách nhiệm.

* Kỹ sư làm tư vấn đưa ra hệ số an toàn của hệ thống đà giáo chỉ đạt 15%, như vậy là quá thấp?

- Hệ số an toàn chưa đến 1 (15% là 0,15) là quá thấp. Trước kia, khi thiết kế cầu chính, hệ số an toàn phải là 2,5; gần đây theo thông lệ quốc tế thì hệ số này là 3,5. Cầu tạm, hệ số an toàn ít nhất phải là 1,5 hoặc 2.

* Trường hợp nếu đã cảnh báo nhưng BQL dự án Mỹ Thuận bỏ qua thì sao?

- Thì đi tù chứ còn gì nữa, cái đó thì rõ rồi. Tùy theo mức độ thiệt hại thì xử lý như thế nào, và chết người thì càng khác. Tất cả đã quy định trong luật.

* Hệ số an toàn quá thấp như thế, với đội ngũ kỹ sư của mình, trong trường hợp kỹ sư Nhật Bản không phản ánh, liệu BQL dự án Mỹ Thuận có biết được điều này ?

- Nếu chủ đầu tư giỏi thì tư vấn không báo cáo, người ta cũng biết. Nhưng chủ đầu tư của ta bây giờ, nhiều người nếu không báo cáo thì chẳng biết được.

* Có ý kiến cho rằng sự cố sập cầu có nguyên nhân từ việc bỏ qua khâu thử tải. Thử tải có tốn kém?

- Mình tính là một chuyện, còn dưới đất nó là mênh mông lắm. Hai cọc cạnh nhau, một cái chịu rất tốt, một cái lại không chịu được. Vì thế nên phải thử tải. Thử tải thì có quy định chuẩn rồi. Thử tải bao giờ cũng tốn kém nhưng khi anh đưa lên thì chủ đầu tư phải duyệt. Còn nếu anh nào quyết định không thử tải thì anh đó chịu trách nhiệm.

Xuân Toàn (thực hiện)

Blogged with Flock

Nguyên nhân cầu sập ( tiếp theo)


Có thử tải hay không?

Từ đáy lòng mình, tôi xin thành thật bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc đến toàn thể nhân dân VN, Chính phủ VN

(chủ tịch Tập đoàn Taisei Hayama Kanji)

Ông đồng tình với nội dung bức thư nói trên của Hiroshi Kudo và nói: nguyên tắc trong ngành cầu đường là đà giáo phải được thử tải và đó là trách nhiệm của nhà thầu.

Ba trụ P13, P14, P15 (ba trụ nơi xảy ra sập hai nhịp cầu) mỗi trụ cách nhau 40m. Giữa các trụ này có một trụ tạm. Dưới các trụ tạm này nguyên tắc là phải đóng cọc. Và các khu vực xung quanh cũng phải xử lý bằng cách đóng cọc bêtông hoặc tràm. Sau đó đổ bêtông lót thành một tấm sàn. Toàn bộ đà giáo được đặt trên tấm sàn này.

Khi sàn hoàn thành, trước khi đổ bêtông phải chất lên sàn một trọng lượng tương đương nhịp cầu thiết kế. Ở đây, mỗi nhịp được tính toán tương đương 3.000 tấn, hai nhịp là 6.000 tấn. Nếu theo tiêu chuẩn của Mỹ thì chất lên 1,25 lần. Một nhịp 3.000 tấn x 1,25 ra khoảng 3.600 tấn. Hai nhịp là 7.200 tấn. Nhân với 1,25 là hệ số vượt tải. Còn tiêu chuẩn của Nhật là 1,35 lần. Trong công trình này, ít ra cũng phải thử tải theo một trong hai tiêu chuẩn đó. Công đoạn được gọi là load test này trong thi công rất tốn kém nhưng là khâu bắt buộc. Trong gói thầu đã có công đoạn thử tải.

Công trình này có được thử tải đúng qui định hay không? Nếu không thử tải cũng có nghĩa chẳng có chuyện nhân hệ số vượt tải!

Vì sao phải thử tải?

Sau khi xác định trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu, lúc đó tôi sẽ xem xét đến việc có từ chức hay không

(Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng)

Khi thử tải sẽ khử được hai trường hợp:

Thứ nhất, nếu trụ tạm bị lún xuống thì biết liền. Việc thử tải được quan trắc liên tục trong 7-10 ngày. Tất cả vị trí trên mặt sàn đều được đo, nếu có biến dạng sẽ được nhận diện ngay. Nếu thử tải thấy lún nhiều quá phải gia cố cọc lại. Đặc biệt, nền đất yếu của miền Tây thì việc thử tải càng cần thiết.

Thứ hai, là khử được những sự cố ở hệ đà giáo. Chẳng hạn, nếu thiết kế kỹ thuật đã rất tốt nhưng gặp phải công nhân hàn "non" tay nghề (thay vì hàn 10 li thì anh ấy chỉ hàn có 3 li chẳng hạn), khi chất tải lên thử thì các đường hàn này sẽ bung. Lúc đó sự cố sẽ được khắc phục. Thử tải cũng giống như may áo vest: may đường chỉ sơ rồi mới thử vô, sau đó mới may chắc chắn.

Thử tải cũng khử được trường hợp lún của đất mặt, của đà giáo. Nếu không, khi sàn bị lún sẽ làm hệ đà giáo hổng chân. Lúc này chỉ có trụ tạm "gánh". Tải trọng dồn hết vào trụ tạm thì kết cấu này bị gãy là điều phải xảy ra.

Kịch bản xấu

Từ trong đất liền ra lần lượt là trụ P13, P14, P15. Khoảng cách từ trụ P13 đến trụ P15 có 12 đốt, đã đổ được đốt thứ 10. Hai đốt còn lại công nhân đang tiến hành thực hiện thì bị sập. Hệ thống đà giáo nằm giữa khu vực trụ P13 và P14 có thể bị "hổng chân". Chính vì bị "hổng chân" nên hệ đà giáo không còn chịu được lực nữa khiến toàn bộ lực dồn vào trụ tạm và kết cấu này bị gãy. Và đổ sập...

Kỹ sư Hiroshi Kudo đã phát hiện sai phạm từ bảng tính trước khi tiến hành thi công. Hệ số lực gió (lực Pascal) chỉ có 0,5kPa là rất thấp. Khi tính toán, nếu đưa hệ số lực gió thấp thì lượng sắt thép ở hệ đà giáo sẽ ít đi. Hệ số từ 0,5 lên 2,5 là gấp năm lần. Hệ số này mới là hệ số an toàn.

Chính vì thế kỹ sư giám sát Hiroshi Kudo kết luận: hệ số an toàn của hạng mục này chỉ đạt 15%!

Cảnh báo của kỹ sư Hiroshi Kudo được đưa ra trước thảm họa ba tháng. Những lời cảnh báo đó đã được tiếp nhận ra sao? Ai đã làm ngơ để cảnh báo trở thành thảm họa thật?

Những câu hỏi này xin dành cho Bộ GTVT - chủ đầu tư - và nhà thầu chính Taisei - Kazima - Nippon Steel của Nhật Bản.

"Thảm họa cầu Cần Thơ” đã được cảnh báo từ trước đó ba tháng bởi một kỹ sư người Nhật tên Hiroshi Kudo.

Lá thư viết bằng tiếng Anh, đề ngày 27-6-2007 được kỹ sư Hiroshi Kudo (làm tư vấn giám sát cho Nippon Koei) gửi cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng cầu Cần Thơ.

Trong thư, kỹ sư Hiroshi Kudo phân tích và đưa ra những đề nghị, cảnh báo. Tóm tắt như sau:

- Thiết kế lại trụ tạm cho nhịp dầm chính (tức nhịp đã sụp đổ - PV).

- Sau khi kiểm tra, xác định rằng: bảng tính kết cấu tạm cần phải được kiểm tra lại (điều chỉnh lại) bởi hệ số an toàn rất thấp. Cần phải gia truyền thêm hệ số an toàn.

- Hệ số thử tải của kết cấu này không được nhỏ hơn 1,25 lần (so với trọng lượng thật của công trình). Trong khi đó hệ số thử tải (bảng tính) của nhà thầu đệ trình lên chỉ có 1,15, không tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng (của Mỹ là 1,25, của Nhật là 1,35 - PV). Hệ số này quá thấp (tính cho việc thử tải trên hệ đà giáo - PV).

* Về gió:

- Hệ số lực gió rất thấp. Kỹ sư yêu cầu thông số từ 1,5-2,5 khi đưa vào tính toán (bảng tính đệ trình lên chỉ có hệ số 0,5).

Từ những vấn đề nêu trên, hệ thống đà giáo này chỉ đạt 15% của hệ số an toàn. Điều kiện làm việc này rất nguy hiểm. Nhà thầu cần thiết phải thiết kế lại.

Hiroshi Kudo


Nhà thầu có "lướt qua"?

Thử tải phải đúc những khối bêtông 50-100 tấn rồi dùng cần cẩu chất lên đà giáo. Có thể chính vì sợ tốn kém nên nhà thầu lướt qua công đoạn này (1 tấn tải thường 1 triệu đồng). Phải thử tải y như mô hình làm việc tại công trường, như kết cấu thật. Thử tải là qui định kỹ thuật bắt buộc (không có phương pháp khác).

Nếu muốn biết nhà thầu có thử tải hay không phải xem hồ sơ nghiệm thu, hình ảnh... và cả núi bêtông thử tải còn hiện diện tại hiện trường.

PHƯƠNG NGUYÊN ghi

Gửi bạn Hà Thành , căn cứ một vài tin tức trên báo tuổi trẻ tôi ghi được ở đây thì sự nghi ngờ của tôi và phân tích là đúng . Bạn còn ý kiến nào khác nữa không ?

Bây giờ thì trách nhiệm của mấy ngài quan chức phụ trách xây dựng để ở đâu?

Hệ số an toàn khi tính toán kết cấu các công trình dân dụng có tính cách công cộng thường tôi tính khoảng 1,4- 1,5 nhưng các chủ đầu tư thường cười khẩy tôi là kẻ chết nhát, phung phí tiền bạc. Nhưng qua thảm hoạ này tôi đề nghị các kỹ sư đừng bao giờ nghe những kẻ chả biết gì chỉ biết lấy tiền mà bỏ qua bài học xương máu này. Chúng ta phải bảo vệ cho chúng ta trước rồi mới có lực mà bảo vệ cho người khác.Một lần tôi đã nghỉ việc và bị đuổi việc vì tôi dám bảo vệ cho hệ số an toàn kỹ thuật chứ không a dua theo đám bất tài mà chỉ muốn kiếm chác tại CTY CS-VH-TN .

Trích holanhuong's Blog ( Yahoo 360)

Blogged with Flock

Nguyên nhân cầu sập

Nhìn chung theo một góc nhìn lệch với chân cầu khoảng 30độ , nên nhìn thấy như tấm bê tông đổ sập theo một chiều , nhưng thực tế , tấm bê tông đổ theo hình chữ V

Hãy chú ý mối tiếp giáp giữa mố cầu và tấm , sau khi sụp xuống thì tấm bê tông bị vặn phồng như vỏ đỗ , và cốt thép chĩa thẳng ra , như chưa hể được gắn kết theo quy chuẩn hàn hoặc buộc .

DSC_0220

hinh 2


Ghi chuDSC_0208

Hình 2b có đánh dấu

Hình 3 : tấm bê tông ở nhịp kế tiếp cũng giống như thế , nhưng vết xé rõ ràng hơn nhiều.

ghi chuDSC_0213

Hình 3

Hình 4: chụp ở góc cắt ngang của tấm bị xé nhiều tôi nhìn thấy rõ vết xé đầu cột .Và mố cầu chữ T đã bị xé mất còn trơ đầu trụ .

DSC_0218
Hình 4
Hình 5 : Bu lông nối giữa dàn thép và bê tông bị tuột ra , đường kính bulông không dưới 45 mm . DSC_0223
Hình 5

Hình 6 : Chụp phần đáy bản dầm đã hoàn thành , nhịp gần đấy . DSC_0250
Hình 6
Mùi thối rữa bắt đầu xông lên theo từng cơn gió lùa đến ! Không khí lạnh đến phát hoảng sợ , vong linh của bao nhiêu người nữa chưa siêu thoát ???

Ra đến bên ngoài tôi bất chợt nhìn thấy khẩu hiệu này , nhín vào trong rồi nhìn nó , nực cười và chua xót .
Hình cuối cho entry này .
DSC_0254

Rất tiếc là góc nhìn bị hạn chế tối đa và thời gian chụp hình cũng rất ngắn do bị những người làm chủ hiện trường xua đuổi và xô đẩy dữ dằn nên tôi chỉ chụp được một số ảnh , tôi không biết vì lý do gì nhưng họ không cho dân đến gần bờ rào , kể cả tác nghiệp tại vườn của dân ở ngoài mà tôi cũng bị mấy người ấy chạy ra hất rơi máy ảnh , may mắn là chưa vỡ ống Têlê quý giá của tôi .

Trích từ Blog Yahoo 360 holanhuong'sblog

Blogged with Flock

Mọi việc hoàn hảo, trừ... thảm họa(!)


Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc đà giáo có được thử tải không, chủ tịch Tập đoàn Taisei Hayama Kanji (tóc bạc) phải hội ý với người đại diện Taisei tại VN. Cả hai đều tỏ ra bối rối Ảnh: M.Đức

* Tuổi Trẻ: Sau khi xây dựng đà giáo xong, các nhà thầu có cho thử tải trước khi đổ bêtông không? Phương pháp thử tải được thực hiện như thế nào?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Chúng tôi đã xây dựng đà giáo theo đúng thiết kế, đúng khả năng chịu tải. Trong quá trình thi công chúng tôi đã thử tải khu vực này rồi, mà theo qui định, trước khi đổ bêtông chúng tôi không cần phải thử tải lại.

Tuổi Trẻ: Nếu việc thử tải có thực hiện trước khi đổ bêtông, đề nghị cho biết cơ quan nào duyệt hồ sơ thử tải?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Việc thử tải đối với trụ tạm đã được liên danh ba nhà thầu TKN chúng tôi thực hiện trực tiếp tại đây. Thật ra đối với qui trình thử tải giàn giáo ở bờ bắc này đã được TKN thử tải hai lần và khi đạt yêu cầu rồi chúng tôi mới sử dụng.

* Đại Đoàn Kết: Có thông tin rằng việc xử lý trụ tạm không đúng chuẩn nên dẫn đến sự cố và trụ tạm này cũng không có hồ sơ lưu?

- Chủ tịch Tập đoàn Taisei: Chúng ta thấy có hiện tượng trụ tạm lún và nghi ngờ đó là nguyên nhân dẫn đến sập sàn đạo, nhưng hiện nay tất cả đều mới chỉ là giả thiết. Chúng tôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên chưa thể kết luận nguyên nhân chính có phải từ trụ tạm này không. Ở đây chúng tôi có giám sát nên mọi hồ sơ đều trình qua đơn vị giám sát duyệt và đều có hồ sơ lưu.

* Tuổi Trẻ: Theo thông tin chúng tôi có được, ngày 27-6, một kỹ sư tư vấn giám sát người Nhật đã viết thư gửi cho người phụ trách chính của dự án cầu Cần Thơ, trong đó lên tiếng cảnh báo về hệ số an toàn của hệ thống đà giáo chỉ đạt 15%. Các ông có nhận được thông tin này?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Chúng tôi không hề nhận được thông tin này.

Thật khó trả lời chính xác

Không có ximăng Trung Quốc

* Reuters: Có tin nói rằng công trình cầu Cần Thơ sử dụng ximăng Trung Quốc?

- Chủ tịch Tập đoàn Taisei Hayama Kanji: Đây là dự án vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA Nhật Bản nên hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đều được nhập từ Nhật Bản. Riêng về ximăng thì chúng tôi sử dụng ximăng Nghi Sơn, không có xi măng nào của Trung Quốc.

* Tuổi Trẻ: Theo thông lệ quốc tế và các qui định của pháp luật VN về đấu thầu, trong hồ sơ dự thầu nhà thầu chính phải ghi tên nhà thầu phụ để chủ dự án thẩm định năng lực. Vậy hồ sơ thi công của TKN có ghi tên thầu phụ VSL hay không?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Trong hồ sơ lúc dự thầu chúng tôi không ghi tên thầu phụ VSL, nhưng trong quá trình thi công chúng tôi có đề xuất với chủ đầu tư dự án chọn VSL làm thầu phụ và đã được chủ đầu tư đồng ý.

* VietNamNet: Khi chọn nhà thầu phụ các ông có kiểm tra năng lực nhà thầu phụ hay không? Công nhân Công ty Vĩnh Thịnh có mặt với tư cách công nhân của nhà thầu phụ hay là nhân công làm thuê được Vĩnh Thịnh chuyển giao?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Công ty VSL là một công ty quốc tế và có uy tín nên chúng tôi chọn làm thầu phụ. Giữa Công ty Vĩnh Thịnh và VSL có ký hợp đồng cung cấp công nhân, những công nhân này do Vĩnh Thịnh cung cấp cho VSL.

* Tiền Phong: Có bao nhiêu công nhân Vĩnh Thịnh làm việc hôm xảy ra sự cố mà các ông nói đều có hợp đồng hết?

- Đại diện Tập đoàn Taisei: Toàn bộ công trường có 140 người, trong đó công nhân của Công ty Vĩnh Thịnh là 75 người.

* Báo QĐND: Theo các ông, việc khắc phục sự cố sẽ mất thời gian bao lâu? Chủ đầu tư và các nhà thầu còn tiếp tục cam kết thời điểm tháng 12-2008 sẽ hoàn thành tiến độ công trình?

- Chủ tịch Tập đoàn Taisei: Thật khó trả lời chính xác câu hỏi này trong thời điểm hiện nay. Ưu tiên số 1 của chúng tôi hiện vẫn là công tác cứu hộ, cứu nạn, sau đó sẽ tiến hành khôi phục công trường đang bị đổ nát, từ đó mới có thể thi công trở lại.

Từ chức hay không phải... đợi!

* VietNamNet: Thưa bộ trưởng, xin ông xác nhận trong sự cố vừa qua, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chính?

- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm chính, chủ đầu tư là Bộ GTVT cũng có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước.

* Đại Đoàn Kết: Ngày 27-9, bộ trưởng nói trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư dự án. Ở các nước khác, khi xảy ra sự cố bộ trưởng thường từ chức. Vậy sau khi kiểm điểm trách nhiệm ông có dự định từ chức hay không?

- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Tôi không có trả lời là chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính. Tôi chỉ nói về mặt quản lý nhà nước Bộ GTVT cũng chịu trách nhiệm nhưng trách nhiệm chính vẫn là nhà thầu chính. Còn việc có từ chức hay không thì phải đợi đến sau khi điều tra, xác định nguyên nhân từ đâu và trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu, từ đó chiếu theo qui định của pháp luật tôi sẽ xem xét đến việc có từ chức hay không.

* Thanh Niên: Trách nhiệm của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các cá nhân trực tiếp điều hành dự án này đến đâu?

- Đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận: Ban quản lý dự án được Bộ GTVT giao làm đại diện chủ đầu tư. Quan hệ giữa chúng tôi với nhà thầu TKN là quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về phần của bên A ký trong hợp đồng kinh tế và những điều khoản qui định trong hợp đồng kinh tế này. Sau khi các nguyên nhân xảy ra tai nạn được xác định, căn cứ vào đó để xác định trách nhiệm.

X.TOÀN - H.T.DŨNG - M.LUẬN

Trích Báo Tuổi trẻ

Blogged with Flock

.: Tuoi Tre Online :.

.: Tuoi Tre Online :.

Blogged with Flock

Ảo vọng nâng đời

Thẻ có tên Trương Văn Toàn, nhưng hình ảnh và nguời sử dụng thẻ lại là Huỳnh Văn Ngọc.

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng tháng 9/2004 gây nhiều xáo trộn trong đời sống người dân hai bên bờ sông Hậu. Nhiều thanh niên, đàn ông nông thôn hàng ngày chỉ biết mảnh vườn trồng bưởi, làm cỏ thuê, gặt lúa mướn nay được “nâng cấp” thành công nhân cầu đường.


Theo “chính sách” của chủ đầu tư, nhà thầu thì những người dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án được tuyển vào làm việc với mức lương phổ biến từ 1-,5 triệu đồng/tháng. Phần lớn là công việc thủ công như trộn bê tông, quấn cốp pha, hàn giàn giáo...


Hầu hết công nhân làm cầu Cần Thơ thuộc diện nghèo, có gia đình 5 - 6 người đi làm chung một tổ, cùng một hạng mục; có ấp, hàng chục người làm cùng ca.

Tai nạn giáng xuống, các gia đình người lao động bị nạn mới
bàng hoàng vỡ lẽ, người thân của mình không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội cũng không.


Anh Lưu Quốc Vượng (sinh năm 1984) là một trong số đó. Anh Vượng cho biết, anh nộp hồ sơ vào làm công nhân thi công cầu Cần Thơ vào đầu năm 2005. Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần trình chứng minh nhân dân và hai tấm hình 3x4, anh được chủ thầu cấp cho tấm thẻ công nhân công trình. Tuy nhiên, trong 2 năm làm việc, anh Vượng chưa bao giờ biết đến hợp đồng lao động cũng như thẻ bảo hiểm xã hội. “Đến tháng thì họ trả lương, công nhân bị thương thì có người của công ty đem vào bệnh viện chữa trị rồi trở lại làm tiếp”- anh Vượng nói. Vào thời điểm xảy ra vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ, anh Vượng chỉ biết rằng mình đang làm thuê cho Công ty TNHH cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh.








c
Anh Lưu Quốc Vượng (bìa trái) làm cầu Cần Thơ 2 năm nay chưa hề biết đến hợp đồng lao động hay thẻ bảo hiểm.
Tương tự, trường hợp của hai người em ruột của Vượng là Lưu Tấn Mãi (19 tuổi), Lưu Thanh Điền (17 tuổi) đã chết trong đống đổ nát cầu Cần Thơ vào ngày 26/9 cũng không hề có hợp đồng lao động. Thấy làm công nhân có thể kiếm được thu nhập khoảng 50.000 đồng/ngày, Vượng rủ thêm hai người em cùng làm. Riêng Điền mới chỉ làm được 3 tháng thì xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm.


Công việc thi công cầu Cần Thơ làm theo kiểu cuốn chiếu nên khi gói thầu này hoàn thành, công nhân nhảy sang gói thầu khác; cứ như vậy.


Bà Lưu Thị Xuyến, vợ ông Nguyễn Văn Bé (56 tuổi) cũng cho biết do chồng bà giỏi nghề thợ mộc nên khi xin vào làm việc ở gói thầu thi công đường
dẫn, ông Bé được bố trí ở bộ phận đóng cốp pha. “Tôi chưa bao giờ nghe ổng nói về hợp đồng hay bảo hiểm. Từ khi xảy ra vụ tai nạn, cũng không thấy người của công ty thuê ông Bé làm đến thăm hỏi, động viên”- bà Xuyến khẳng định.


Trao đổi với PV VietNamNet, ông Đặng Hữu Vị, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí xây dựng Vĩnh Thịnh cho biết ông, công ty chỉ là người đứng ra thuê nhân công cho nhà thầu VSL và có ký hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế đối với những trường hợp thuê dài hạn.
Đối với những trường hợp hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, bảo hiểm y tế được cộng vào tiền lương.

Tuy nhiên, khi PV VietNamNet
chỉ rõ những công nhân khẳng định họ làm cho Vĩnh Thịnh nhưng không có hợp đồng lao động, ông Vị nói: “Để tôi kiểm tra lại. Vì cái này bộ phận hành chính họ làm”.

Bà Nguyễn Thị
Huệ, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Bình Minh, Vĩnh Long thì cho biết: “Cho
đến trước khi sự cố sập cầu xảy ra, Phòng LĐTBXH huyện gần như không có
thông tin gì về công nhân, hợp đồng lao động cũng như người sử dụng lao
động có thực hiện nhiệm vụ của mình đối với người lao động hay không!”.

Blogged with Flock

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2007

Vụ sập cầu: Quá lỏng lẻo trong quản lý người lao động


Hai công nhân tử nạn, có 2 thẻ nhận dạng giống hệt nhau. Người chết tại hiện trường mang tên người đang đi tìm thi thể đeo tên mình.

Sau vụ tai nạn, con số chính xác cuối cùng về người có mặt tại hiện trường lúc thảm họa giáng xuống đầu trên trăm người vẫn là dấu chấm hỏi to tướng, đặt vào trách nhiệm quản lý người lao động của nhà thầu công trình.

 

Vì sao những hoài nghi về con số thương vong do thảm họa sập cầu Cần Thơ vẫn day dứt những người có lương tâm?

 

Không hợp đồng lao động

 

Anh Trương Văn Lợi, ngụ ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, Vĩnh Long, thoát chết nhờ không có mặt tại khu vực xảy ra thảm họa. Anh Lợi là người lao động của Công ty Vĩnh Thịnh hơn một năm nay, anh làm việc tại khu trụ tháp chính của cầu Cần Thơ. Công việc chủ yếu là bo sắt, hàn sắt, dựng giàn giáo...

 

Dù làm việc cho Công ty Vĩnh Thịnh hơn một năm, nhưng chưa được ký bất cứ một loại giấy tờ gì, ngoài việc ký tên vào danh sách nhận lương hàng tháng.

 

“Khi vào làm, họ yêu cầu tôi nộp đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy CMND và hai tấm ảnh. Sau đó tôi được cấp áo quần, mũ, ủng và một cái thẻ, thế là trở thành công nhân của họ”, anh Lợi nói.

 

Mỗi ngày làm việc, anh được 55.000 đồng. Cuối tháng, đến gặp người quản lý, ký tên nhận tiền. Anh chưa hề biết bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế là gì cả khi ở công ty này.

 

Sau 6 tháng làm việc, công ty báo anh Lợi nộp một bộ hồ sơ mới như ban đầu.

 

Cùng với anh Lợi, còn có hai người em tên Trương Văn Kiệt và Trương Văn Thông đều làm cho Công ty Vĩnh Thịnh. Họ được “bình đẳng” theo thủ tục và chế độ như trên.


VietNamNet - Vụ sập cầu: Quá lỏng lẻo trong quản lý người lao động

Blogged with Flock

Thi thể thứ 50 của thảm họa đã được tìm thấy

1h30 chiều nay, thi thể anh Đỗ Văn Sáu, thêm một công dân của xã Mỹ Hòa, đã được đội cứu hộ đưa ra khỏi đống đổ nát. Tuy nhiên, thi thể anh Sáu không còn nguyên vẹn, một cánh tay đã bị mất và lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.

Đêm qua, phần chân của anh Sáu đã được nhìn thấy nhưng do khối bê tông to nặng cả ngàn tấn khiến việc đưa thi thể anh ra ngoàn không thể thực hiện ngay được. Từ sau ngày xảy ra tai nạn thảm khốc, cả gia đình anh ôm nhau sụp lạy, than khóc ngay ngoài hàng rào của khu vực. Mẹ anh có biết bao lần ngất lịm khi nhiều người trong xóm đã nhận được xác người thân, còn tung tích anh vẫn vô vọng. Chị Tâm, vợ anh lúc nào đau đáu nhìn vào phía trong và chỉ đợi cho đến khi chiếc băng ca cáng xác người bịt kín được đưa ra, người liệm xác đọc tên anh là Đỗ Văn Sáu thì chị đã không còn sức lực, gục ngay tại chỗ.

Trước đó, 10h sáng, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm thi thể của anh Đùng và anh Tiếp, ngụ tại xã Mỹ Hoà, vốn thi công ở vị trí giữa trụ cầu 13 và 14. Đây là 2 trong 5 người mất tích được xác định là của xã này tính đến nay.

Anh Nguyễn Văn Chờ, em ruột của Đùng, người may mắn thoát nạn từ thảm họa, cho biết, hai anh em họ làm cùng chỗ với 2 công nhân khác, là Tiếp và Hai. Như vậy, dự đoán còn ít nhất một tử thi nữa vẫn kẹt ở vị trí này. Lúc ấy 4 người đang làm việc, nghe dầm chuyển động, anh Chờ nhảy nhanh xuống dưới và bị thương. Những người còn lại mắc kẹt hết.

Những khu vực có mùi hôi tại hiện trường tiếp tục được phun xịt khử trùng. Thông tin từ đội cứu nạn, hôm nay sẽ có một đội khoảng 40 người được điều đến hỗ trợ nhằm tiếp tục tìm kiếm các tử thi còn lại.

Như vậy, tổng số người thiệt mạng được tìm thấy từ hiện trường hiện là 50. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng, sáng nay, số lượng tử vong có sự chênh nhau giữa nguồn tin của cơ quan chức năng và báo chí, vì việc xác định số lao động của nhà thầu có những thời điểm không thống nhất. Tin từ Ban chỉ đạo giải quyết sự cố, đến 8h sáng nay, có 48 nạn nhân tử vong, 87 người bị thương và 4 người còn mất tích.

Bộ trưởng Giao thông: Có thể dàn giáo không ổn định

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng hôm nay cũng nhận định, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn có thể do sự không ổn định của dàn giáo. Bởi sự không ổn định này nên dàn giáo dễ bị dịch chuyển, không đỡ được khuôn bê tông, khiến bê tông sụt và đứt dàn.

Cũng theo ông Dũng, người chịu trách nhiệm chính về việc để xảy ra sự cố này sẽ là chủ đầu tư và nhà thầu chính. Vì nhà thầu chính phải đảm bảo chất lượng nhà thầu phụ, và nhà đầu tư sẽ là người quyết định về danh sách nhà thầu. Tới đây, nhà thầu chính sẽ phải xem lại thiết kế kỹ thuật, quá trình thi công và giám sát thi công, tư vấn giám sát...

Vị đứng đầu ngành giao thông Việt Nam còn khẳng định, nhà thầu chính có quyền thuê thêm các nhà thầu phụ và chắc chắn không có việc bán thầu. Các nhà thầu phải nằm trong danh sách nhà đầu tư phê duyệt. Trong xây dựng, nhà thầu có thể huy động người lao động là nông dân, lao động thủ công vào một số công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao. Việc tuyển dụng lao động nói chung phải đảm bảo về chế độ bảo hiểm, an toàn, có huấn luyện chuyên môn.

"Bộ Giao thông Vận tải sẽ nhờ một công ty ngoài Bộ tìm hiểu nguyên nhân sự cố. Việc xây dựng cầu sẽ được triển khai tiếp, sau khi giải tán mặt bằng, nhưng Bộ sẽ yêu cầu nhà thầu phải tăng cường lực lượng công nhân kỹ thuật và chuyên gia trình độ cao", Bộ trưởng cho biết.

Tin của VnExpress

Blogged with Flock

Hạnh phúc quá nhỉ

Nhìn cặp vợ chồng trong ảnh cưới này. Chắc là ngưởi TQ hay Hàn quốc gì đấy. Sướng thật. Hè vửa rồi mình hớ mất một chuyến đi TQ, nếu không thể nào cũng có mấy tấm ảnh ơ Vạn Lý Trường Thành rồi

Lại một ngày vô tích sự trôi qua..

Blogged with Flock

Thử nghiệm với BlogPost

Pure Innocence..

Thế nào thử kéo thả xem sao. À hay quá trong cửa sổ mini bar media chọn đại một hình kéo vào cửa sổ soạn thảo để thả thì không được nhưng bấm chuột phải chọn Blog this thì mở cửa sổ post mới/ Nhưng mà cái thích là khi bấm Publish thì nó đưa vào luôn Blog Tản mạn bài văn này

Blogged with Flock

Chuyện nước Mỹ

Câu chuyện xảy ra ở nước Mỹ
Một giáo viên dạy Anh văn nói với một giáo viên khác:

- Tôi không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò như thế này. Chuyện là tôi có ra một bài làm kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa.

Giáo viên kia thắc mắc:

- Vậy có gì không ổn?

Giáo viên Anh văn đáp:

- Không ổn là bài làm nó như thế này: Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi: "Can you speak Vietnamese?". Công chúa trả lời: "Sure". Thế là sau đó nó toàn viết bằng tiếng Việt hết.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

Lại tạm ngưng đăng ký xe máy ở Hà Nội ư?

Hải Văn

Cuối tuần qua, tại cuộc họp của lãnh đạo UBND TP Hà Nội bàn về giải pháp giảm tai nạn và kiềm chế ùn tắc giao thông, đại diện Công an Hà Nội kiến nghị: thành phố sẽ tạm ngưng đăng ký xe máy trong ít nhất 2-3 năm trước mắt. Công luận không thể hiểu những phân tích khoa học, kinh tế, xã hội, và pháp lý nào đã đưa đến một đề xuất "bổn cũ soạn lại" như vậy.

Trước tiên chúng tôi xin chia sẻ: Cảnh sát giao thông thủ đô với quân số cỡ một ngàn như hiện nay, khó có cách gì xử lý hữu hiệu tình trạng kẹt xe toàn thành được, và nhiệm vụ của lực lượng này trong những năm tới chắc chắn sẽ mỗi lúc một nặng nề, vì bài toán giao thông của Hà Nội cực kỳ nan giải do quỹ đường không tăng, vận tải công cộng chưa hợp lý và còn quá thiếu, trong khi dân số và phương tiện giao thông cá nhân vì nhiều lý do lại tăng chóng mặt, và ý thức của người tham gia giao thông cũng còn vô số điều phải bàn.

Còn bây giờ chúng tôi xin chứng minh: đề xuất tạm ngưng đăng ký xe máy ở Hà Nội là hoàn toàn không nên đưa ra thực thi, vì nếu có thực thi thì trong tình hình hiện nay cũng sẽ cầm chắc là không đạt lấy được một phần nhỏ kết quả mong đợi.

Trên phương diện pháp lý, quyết định tạm ngưng đăng ký xe máy ở Hà Nội là một quyết định có vấn đề. Luật Dân sự cho phép mỗi công dân đều có quyền mua và sở hữu những tài sản không phải là hàng quốc cấm, không phải là hàng trốn thuế. Nhà nước có trách nhiệm ghi nhận quyền sở hữu của nhân dân mà trong trường hợp xe máy là phải cấp giấy đăng ký cho dân.

Muốn cấm công dân mua và sở hữu một loại tài sản thông thường nào đó, cần phải dựa vào một văn bản pháp quy ở cấp tương đương Luật Dân sự. Hà Nội không thể viện cớ đặc thù thủ đô hay suy diễn Pháp lệnh thủ đô để tự cho mình ra một quyết định như vậy, vì Pháp lệnh dù có quy định gì chăng nữa cũng không thể nào cao hơn một bộ luật. Nói gọn, muốn ngưng có thời hạn hay vô thời hạn việc đăng ký xe máy thì trước tiên phải có một sự thay đổi luật, mà việc này thì thành phố chỉ có thể đề nghị mà thôi.

Về phương diện kinh tế, việc ngưng đăng ký chỉ ở riêng Hà Nội, chắc chắn sẽ không hề làm giảm tốc độ tăng số lượng xe máy lưu thông trên địa bàn. Chúng ta biết xe máy hiện là một sản phẩm thiết yếu, tức quan trọng và không thể thiếu, đối với tuyệt đa số những công dân Hà Nội đang trong độ tuổi lao động và có nhu cầu đi lại hằng ngày. Nó là thiết yếu do công dụng to lớn của nó, do các phương tiện giao thông thay thế được nó còn đang thiếu và rất yếu, và cũng do giá mua nó về cơ bản là không quá cao so với mức thu nhập của nhân dân.

Nếu ngày mai Hà Nội quyết định ngừng đăng ký xe máy, người cần mua xe nhất định sẽ vào Hà Đông, hay sang Vĩnh Yên, Bắc Ninh hoặc Hưng Yên là thủ phủ của 4 tỉnh lân cận để nhờ dân môi giới đi thuê người đứng tên đăng ký hộ, như dân Hà Nội vẫn làm trong đợt tạm ngưng đăng ký lần trước mà UBND Hà Nội mới quyết định "thôi thí điểm" chưa được một năm nay. Đấy chỉ là những ngày đầu, còn sau vài tuần thì mỗi cửa hàng xe máy ở Hà Nội sẽ tuyển thêm một vài nhân viên chuyên đi các tỉnh để đăng ký xe cho khách. Và mọi chuyện sẽ y như cũ, trừ việc mỗi xe sẽ mất thêm ít nhất cũng 500 ngàn đồng.

Khi cá nhân chưa có ô tô riêng, thành phố chưa có tàu điện ngầm, hay đường sắt trên cao, hay hệ thống xe bus hoàn hảo, thì xe máy là một phương tiện tối thiết yếu. Nó thiết yếu đối với cư dân đô thị cũng giống như gạo như muối thiết yếu đối với toàn dân vậy. Ví thử vì một lý do nào đó giá gạo và muối có bị dội lên 10% thì tuyệt đa số nhân dân vẫn ăn gạo và muối như mức mọi khi thôi chứ đã là thiết yếu thì làm sao mà nhịn hay ăn bớt đi một chút được (đường cầu của những sản phẩm thiết yếu trong ngắn hạn có hình dạng gần như dốc đứng là vì thế).

Và chuyện xe máy đối với dân Hà Nội cũng hoàn toàn tương tự. Vậy có thể khẳng định, cấm đăng ký ở Hà Nội thì dân thủ đô sẽ sang 4 tỉnh láng giềng thuê đăng ký, mỗi xe sẽ phải mất trung bình 500 ngàn đồng để thuê đứng tên. Còn ở phương diện xã hội thì người dân sẽ thấy mệt mỏi và bực bội vô cùng. Mỗi năm Hà Nội sẽ có thêm vài trăm ngàn xe máy không chính chủ, việc mua bán cho tặng hay cầm cố những chiếc xe mượn tên đăng ký này sẽ gặp rất nhiều phiền toái. Lại vô số thời gian và công sức của nhân dân phải dành ra cho mấy cái việc lẽ ra dễ ợt này.

Kiềm chế tai nạn và giảm ùn tắc giao thông nhất định phải thực hiện bằng những biện pháp hợp lý, hợp tình và hợp pháp khác. Công luận tin tưởng, rút kinh nghiệm lần "thí điểm" trước, UBND TP Hà Nội sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi có thể ban hành một quyết định động trời như vậy.

H.V

Số điện thoại xứ Quảng

Trong phòng khám:
Cảnh 1: Khám bịnh xong bác sĩ nói với cô bệnh nhân trẻ:
- Cô cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả khám sức khoẻ thì tôi sẽ gọi điện báo cô hay.
Cô gái trẻ trả lời:
- Dợ, hai ba bửa tém một bửa !
Bác sĩ lắc đầu:
- Không! chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết. Số điện thoại của cô á !
Cô gái trẻ trả lời:
-Dợ, hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ lắc đầu mạnh hơn:
- Cô tắm mỗi ngày 2, 3 bận hay là 2,3 tuần cô tắm một lần thì tôi không cần biết.....Số điện thoại của cô kìa..
Cô gái trẻ tức tối trả lời:-
Dợ! em đẻ nó số của em lừa hai ba bửa tém một bửa (237-817)
***********************
Cảnh 2:
Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
-Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?
Cô gái:
-Dợ, em đã đủi gùi, Bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém! (567-0808)!
Bác sĩ:
-Chời đét !!!
***********************
Cảnh 3 :
Bs : vẫn ko gọi đc, thế là thế nào ?
Cg: dợ , tại thèng chồn em nớ kiu đổi.Bs thông cẻm, lèn nì là lèn đổi cuối rồi: là tém chín bửa một năm không tắm ( 897-1508)
Bs : ẹc ! 1 năm ko tắm thì cô đi ra dùm tui !************************************************** **********************
Tại bến xe đò (theo lời kể của một người xứ Quảng):
Một anh Dziệt Nôm dzìa thăm quê hương. Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo. Anh theo cô gái len xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ lồm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng len tiếng:
-Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô ?
Cô gái cừ lỏn lẻn:
-Tém hơi không, tém hơi, tém hơi...
-Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.
Cô gái đỏ mẹt:
-Thì em núa gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)??

*****
hay we' hé hé:)) số nhà em nè mấy béc: tém bún nem nem nem bún :))

Trở về tuổi 18

Kính vợ đắc thọ.
Sợ vợ sống lâu.
Nể vợ bớt ưu sầu.
Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử...
Đánh vợ nhừ tử là đại nghịch bất đạo.
Vợ hỏi mà nói xạo là trời đất bất dung.
Chê vợ lung tung là ngậm máu phun người.
Gặp vợ mà không cười là có mắt không tròng.
Để vợ phiền lòng là chu di tam tộc
Vợ sai mà hằn hộc là trời đánh thánh đâm
Vợ gọi mà ngậm câm là long lang dạ sói.
Để vợ nhịn đói là tội nhân thiên cổ.
Để vợ chịu khổ là bất tài vô dụng.
Trốn vợ đi " ăn vụng" là ngũ mã phanh thây... V
ợ hát mà khen hay là anh hùng thức thời
Khen vợ hết lời là thuận theo ý trời....:)) :))


Trong cuộc sống là phải biết đến 4 chữ :
thứ nhất là chữ " phải " là phải biết sống theo lẽ phải .
Thứ hai là chữ "thật " là phải biết sống thật với bản thân .
Thứ ba là chữ " nhẫn " là phải biết nhẫn nhục chịu đựng .
Và chữ cuối cùng là chữ ' tâm ' là phải làm những việc có lương tâm chút .

Nói tóm lại muốn thành công là phải thật nhẫn tâm .

Warning ! sinh viên làm văn

Chuyện có thật về một bài thi tuyển sinh năm 2004(Đại học KHXH&NVTPHCM):

1. Bác Hồ là một hột giống tốt cần được bảo quản.

2. Bài thơ "Chiều tối" của Bác hồ làm cho ta nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Du "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" của Bà huyện Thanh Quan.Nhưng so sánh, ta thấy rõ chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du, Và càng khác hơn chim của Bà huyện Thanh Quan. @-) :

-t Chim Bà huyện thì tự nhiên mỏi. :
-/ Còn chim Bác Hồ là con chim phi thường @-) ,
nó mỏi có mục đích: "chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ" ^:)^ 3

. Qua bài thơ "Chiều tối", ta thấy Bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm :-
SS Làm sao bác biết chim mỏi? ~:>
Nó nói với Bác chăng? @-) K
hông, nó không nói với Bác. Mà chỉ cần nhìn chim, Bác cũng biết nó mỏi ~X( #-o

Học sinh viết văn

st)Em hãy tả con lợn nhà em:

"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"

commentaire: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả. ---

2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nen bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!

commentaire: từ tượng thanh có vấn đề. ---

em hãy tả bạn em

"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."

commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây. ---

em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang laóng..."
commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng. ---

em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT

"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!! commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.! --- em hãy tả con gà trống nhà em "chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?

commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật ---

Chuyện này cũng có thật nè: Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn

"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."

Không hiểu là xem cái gì nhỉ? ---

"áng văn" độc đáo

"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..." ---

Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"

Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất. ---

tả cô giáo

"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" · --- "

Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"

"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã" ---

tả tiết học trong lớp "...

Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."

Comment: học sinh mê truyện trinh thám · ---

"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"

"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"

Comment: học sinh "tả thực" ---

giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..." ---

giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá" ---

Tả đôi mắt của ông:

"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"! --- */

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều: "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu: +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa. +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời. " Thọ" : nhiều lần (lâu) Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần” ---

Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau:

"...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá!

" Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. · ---

Ðời thừa Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)

Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ??? ---

Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..

"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."

Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm) ---

Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:

"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng." ---

Đề 2: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết:

"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..." ---

Đề 3: "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ". Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2:

".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)" ---

Đề 4: "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?" Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết:

" Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..." ---

Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái." Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết:

"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại ha ha , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..." ---


Đề 6: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?” Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết:

"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.." ---

Đề 7: "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?" Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... " ---

Đề 8: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?" Một bạn nam đã viết:

Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta" ---

Đề 9: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân) Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:

"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn" Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết: "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..." ---

Đề 10: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."