- Chúng ta hay gọi là ảnh đời thường. Nhiều người lại tách từ "streetlife" của mấy ông Tây ra làm hai là "ảnh đời sống" và "ảnh đường phố". Mình hiểu từ "đời thường" mà nhiều anh em dùng để chỉ đó là những bức ảnh truyền tải một thông tin về cuộc sống liên quan đến con người, ở mọi nơi mọi lúc. Đơn giản, đó là một chủ đề nhiếp ảnh được thực hiện tự nhiên nơi công cộng, trên một con phố, một khu chợ, quán ăn hay hệ thống giao thông ...
Chờ xe Bus
- Có người thích chủ đề ảnh đời sống & đường phố vì họ thích "khoảnh khắc thần thánh" (kiểu nói vui của nhiều anh em), hoặc họ thích sự tự nhiên mộc mạc của một cảnh huống xã hội, thích tìm hiểu một hiện tượng, một nếp sống hay thói quen đặc thù nào đó..., cũng có người chỉ vì thích đeo máy ảnh ngang ngực và để râu (như @cuhiep) cho giống các nhíp ảnh gia. Nhưng, tựu trung mục đích của chủ đề ảnh này là bắt dính những cảnh tượng một cách tự nhiên, không bị tác động bởi người chụp, và cảnh tượng ấy phải có một nội dung, một lượng thông tin, một câu chuyện nào đó.
Sạp báo giấy
- Người cầm máy được giả thiết là thành thạo sử dụng hiệu quả trong mọi tình huống rồi. Bạn không còn mãi loay hoay đến chuyện máy ảnh với những thủ thuật phức tạp về chụp ảnh, trừ một điều là sự thôi thúc chính mình chụp ảnh.
Quán vỉa hè
- Về bối cảnh thực tế, tất nhiên, thỉnh thoảng người ta có thể mỉm cười với bạn hoặc chẳng chút quan tâm gì đến máy ảnh của bạn, vậy thì càng hay. Nhưng có lúc bạn có thể bắt gặp mình rơi vào tình huống ít thân thiện và căng thẳng. Hãy chắc chắn là bạn không làm gì bất hợp pháp. Hãy đọc kỹ bất cứ qui định nào của luật pháp về chụp ảnh nơi công cộng. Đa số các quốc gia đều cho phép chụp ảnh. Đôi lúc bạn có thể được những người có thẩm quyền ủng hộ khi bạn chẳng làm điều gì sai trái – hãy luôn tự tin. Cứ giấu giấu diếm diếm thì có thể dẫn đến ngờ vực. HãyTuy nhiên, chụp ảnh trẻ em, chẳng hạn, có thể đẩy bạn vào rắc rối. Các luật liên quan đến trẻ em thường nghiêm ngặt hơn.
Cụ làm nghề gốm truyền thống ở Thanh Hà - Hội An
- Thực sự muốn thử chụp ảnh đường phố, thì bạn hãy bắt đầu từ những tình huống đơn giản. Tránh tất cả các trường hợp bạn thấy đối tượng đang đối diện với mình. Sau hết, hãy dùng những cách xử trí đơn giản để đừng quá tập trung vào sự dè dặt của mình. Thử nghe bản nhạc ưa thích nhất trong khi ra ngoài, chẳng hạn. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy mình như một người quan sát cuộc sống chung quanh, thay vì là một thành phần trong đó, và giữ cho bạn khỏi bất cứ phản ứng không mong muốn nào.
Về máy ảnh & ống kính
- Tắt một lời – hãy dùng bất cứ máy ảnh nào bạn đang có. Nếu là một chiếc máy DSLR cỡ lớn – thì tốt cho bạn, nhưng nếu là một chiếc máy du lịch hay là một điện thoại thông mình chỉ có độ phân giải 5megapixel – cũng đủ để có ảnh tuyệt vời. Điều quan trọng là bạn làm chủ cái máy ảnh / điện thoại của mình, thao tác lanh lẹ, tuỳ chọn (nếu có) phù hợp nhất có thể trong từng tình huống.
Hai mẹ con bên khung cửa tiệm tạp hoá
- Ngày nay, nhiều nhiếp ảnh gia ảnh đường phố tìm cho mình một chiếc nhỏ gọn như mấy cái không gương lật Fujifilm chẳng hạn, có chất lượng cao, nhanh nhạy, kích thước nhỏ và không gây tiếng ồn, đáp ứng đủ tiêu chí để bạn thực hiện chủ đề ảnh của mình. Hãy nhớ là dotrọng lượng, kích cỡ và dáng dấp cồng kềnh, chiếc DSLR sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn khi đi chụp ngoài phố.
Cầu treo Konklor - Kontum
- Có những người chụp ảnh tin tưởng việc sử dụng ống kính tiêu cự dài và chỉ việc đứng chụp từ xa giúp họ không bị để ý và bảo đảm đối tượng chụp vẫn luôn tự nhiên. Hãy tưởng tượng một người chụp ảnh chĩa một chiếc ống kính khổng lô 70-200mm về phía bạn từ bên kia đường phố thử xem. Nhiều người chụp ảnh đường phố tay nghề cao lại thích những ống kính nhỏ, góc rộng có chất lượng tốt nhất. thường là tiêu cự từ 20mm -35mm (FF). Hiệu ứng tiêu cự này cho cảm giác về ý nghĩa của sự có mặt, sự hiện diện của người chụp trong bối cảnh, khởi đầu cho một câu chuyện.
- Khi chụp mấy bức ảnh đường phố, mình thích chụp chế độ A ưu tiên khẩu độ và gia giảm EV tuỳ bối cảnh ánh sáng. Nếu tôi muốn chụp một người đang đi bộ xuống phố, nhưng lên khung cho bức chụp của mình sao cho có được nhiều nền trời bên trong mà bối cảnh hơi thiếu sáng thì sẽ tăng EV chẳng hạn. Nhưng nếu tôi muốn bắt dính những chuyển động, tôi sẽ ưu tiên tốc độ với chế độ S, chọn tốc độ từ 1/250s trở lên.
Dọn hàng chợ đêm - Bến Thành
Tạm kết
Quan trọng hơn cả, hãy nhanh chóng nâng máy ảnh của bạn lên và không một chút do dự cũng như không bỏ lỡ giây phút chủ chốt, cố gắng lưu giữ những “khoảnh khắc quyết định”, như Henri Cartier-Bresson khao khát.
Mình có rất nhiều câu chuyện có vui có nhớ giọt nắng giọt mưa khi lang thang, xin kể câu chuyện:
Bằng điện thoại, trên một góc phố ở Sài Gòn, phát hiện đối tượng, vừa túm cái máy lên thì:
- Chụp đăng báo hả mầy?
- Dạ! (bấm liền một tấm)
- Nay đông khách hông chú? (Bước lại)
- Cũng lai rai...
- Gác chân bảnh quá, cho cháu chụp một tấm chú hén! (bấm liền)
- Đưa đây tau coin!
- Dạ, chụp chân dung cái coi luôn chú nha! Đẹp trai quá... (Cười)
Hôm sau, mình in tặng chú tấm này:
Ở đường phố dọc biển Đà Nẵng. Chụp bằng Fujifilm X-E2s
Đang chạy xe máy, phát hiện, dựng xe và bước tới bấm liền một tấm làm vốn.
- Chợ cá dạo này hơi chậm ha cô?
- Ừ, nay chỉ có cá kéo giả thôi con.
(Bấm liền)
.... Cô không nói gì, cười lớn tiếng, rồi... đứng lên chạy mất!
Sau đó, cô quay lại, mình cho cô coi ảnh, cô cười và kể chuyện cá mắm lúc này....
Trên đường từ Lăng Cô ra Huế, ngang Đầm Lập An
Đang đi thì phát hiện bối cảnh, xuống chụp liền một tấm. Ống 16mm trên X-E2s (tương đương 24mm) hơi rộng.
Mình bèn lội xuống nhè nhẹ tiếp cận gần hơn. (Ảnh này của một bạn đi cùng chụp)
Chụp được tấm gần hơn rồi.
Và chú nhìn thấy, mình hỏi thăm và được biết chú nay gần 70, con cháu đuề huề, đi câu chỉ như một thú tiêu khiển, bình tâm.
Khi nghe chú kể chuyện! Mình bảo bao nhiêu người đang mong được như chú. Chú nhìn qua cười sảng khoái lắm.
_____________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét