Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017
Chị ơi, em yêu chị
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.
Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”.
Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.
***
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.
Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?”
Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, l.ê.n g.i.ư.ờ.n.g…”
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
“Chị ơi, em yêu chị!”.
Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.
***
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
“Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành”.
Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.
Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.
Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.
***
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.
Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.
Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.
Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!”.
Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.
***
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.
Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
“Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?”.
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
“Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi”.
Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt
***
Năm th.á.n.g như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
“Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”.
Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.
Nguồn: xaluan
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
Già đầu còn dại !
Hai vợ chồng đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, chung quanh sân là những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba, chồng dặn dò vợ (một phụ nữ rất xinh đẹp):
– "Em yêu, hãy thật cẩn thận nghe. Chỗ này gần những nhà giầu nhất. Nếu đánh mạnh quá, banh lỡ bay vào một cửa kính nhà nào đó, chúng ta cũng phải đền một số tiền lớn đấy."
Người vợ đánh một cú hơi mạnh và tất nhiên trái banh bay thẳng vào cửa kính lớn nhất của một ngôi nhà sang trọng nhất. Người chồng tức giận, rầy vợ, sau đó hai người kéo đến gõ cửa ngôi nhà. Một giọng nói trả lời:
– "Cửa mở, mời vào!"
Người chồng mở cửa ra và nhìn thấy một cái chai cổ xưa bị bể ở góc nhà, các mảnh chai nằm đầy sàn phòng khách. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ngồi trên ghế bành hỏi:
– "Chính các người đã làm bể cửa kính, phải không?"
Vợ chồng răm rắp trả lời:
– "Vâng, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc...."
– "Không sao. Thật ra các người đã giải thoát cho tôi. Tôi là vị thần bị giam trong cái chai đó đã 1.000 năm qua. Bây giờ các người đã vô tình giải thoát tôi... Vậy để trả ơn các người, tôi xin tặng ba điều ước. Nhưng vì có hai người, nên tôi sẽ tặng mỗi người một điều ước, còn điều ước thứ ba sẽ dành cho tôi."
Hai vợ chồng nghe hơi lạ, nhưng thấy không phải bị bồi thường tiền bạc gì nên quá mừng, gật đầu bằng lòng.
Người đàn ông hỏi người chồng:
– "Ông, bắt đầu trước nghe. Ông ước điều gì?"
Người chồng trả lời:
– "Tôi muốn mỗi tháng nhận được 1 triệu USD."
– "Chuyện dễ thôi. Kể từ bây giờ mỗi đầu tháng ông sẽ nhận được số tiền này trong chương mục ngân hàng của ông."
Vị thần quay qua người vợ và hỏi:
– "Còn điều ước của bà là gì?"
– "Tôi muốn có một ngôi nhà ở mỗi nước trên thế giới."
– "Được thôi. Về kiểm soát hộp thơ bà sẽ thấy giấy chủ quyền của các ngôi nhà đó."
Người chồng hỏi vị thần:
– "Vậy còn điều ước của ông là gì?"
– "Ta bị nhốt trong cái chai này đã hơn 1.000 năm. Suốt thời gian đó ta không được gần đàn bà. Và điều ước của ta thật đơn giản là được gần vợ ông bây giờ!"
Hai vợ chồng nhìn nhau một hồi và cuối cùng người chồng ngập ngừng hỏi vợ:
– "Với 1 triệu mỗi tháng và cả trăm căn nhà trên khắp thế giới, anh nghĩ rằng chúng ta có thể chấp nhận điều ước muốn của ông ta, em nghĩ sao?"
Người vợ trả lời:
– "Anh đồng ý thì em cũng đành phải đồng ý thôi!"
Và vị thần rót cho người chồng một ly rượu ngon rồi dắt người vợ lên lầu vào phòng ngủ…
Hơn một tiếng đồng hồ sau, trước khi ra khỏi phòng ngủ vị thần hỏi người vợ:
– "Năm nay, chồng bà bao nhiêu tuổi vậy?"
– "Dạ, 50 tuổi, nhưng sao ông lại muốn biết tuổi anh ấy?"
– "Thật không thể tưởng tượng! Đã 50 tuổi rồi mà ông ta vẫn còn tin là có thần thánh ư!"
fb Tonnurungxanh st
Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017
CHẾT VÌ TÒ MÒ
Một ông đang trên máy bay thì "mắc" quá. Chạy tới chạy lui nhưng toilet Nam đều có người dùng. Một nữ tiếp viên cảm thấy hơi ngại nên cho ông ta vào nhà vệ sinh nữ trên máy bay kèm theo lời dặn dò: "Đừng nhấn nút bậy bạ đó anh
Khi xong ông ta liền nhấn nút WW (viết tắt của chữ Warm Water là nước ấm). Thế là một làn nước ấm áp, dễ chịu liền xịt vào chỗ gã vừa "bài tiết". THL nghĩ: "đàn bà sao sướng thế...", gã bèn nhấn tiếp nút thứ 2 có chữ WA (viết tắt của Warm Air nghĩa là Khí Ấm). Một làn khí ấm áp sấy khô cái...ấy . Ông ta nghĩ: "Trời ạ, thế giới này còn có những chuyện thế ư?". Rồi không ngăn được sự kích động tò mò, ông ta nhấn tiếp cái nút có chữ PP (viết tắt của Powder Puff nghĩa là xịt bột thơm). Một làn bột nhẹ nhàng bắn ra liền làm thơm tho cái "chỗ đó". Quá phấn khích ông ta nhấn vào cái nút đỏ cuối cùng, có chữ ATR..
.........................
Tỉnh dậy thấy nằm trong bệnh viện. "Vụ gì vây? Sao tui ở đây?"ông ta hét lên: "Tui nhớ là tui đang ở nhà vệ sinh nữ trên máy bay mà???".
"Thì đúng vậy" cô y tá trả lời "Sau khi ông hưởng hết những hạnh phúc trong đó, ông đã vô phúc nhấn nhầm cái nút ATR ("Automatic Tampon Remover" nghĩa là "Gắp Băng Vệ Sinh Tự Động") nên bây giờ ....quả bàng của ông đang ở dưới cái gối kìa"
BA GIÒNG NƯỚC MẮT
https://youtu.be/XMlDNlhIcPM
Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy.
Hôm sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.
***
Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là tên của ba thằng đều có vần "inh". Trong lớp bạn bè thường gọi bọn tôi là Ninh-Bình-Định, mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái nơi nổi tiếng "con gái cầm roi đi quyền" đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt được phía sau hè. Rồi cả ba thằng được may mắn vào thành phố Nha Trang học trung học. Dù khác lớp nhưng cùng vào một đội bóng của trường. Đội bóng bao lần chiếm giải quán quân. Sau khi đậu tú tài, nhìn thấy con đường học hành sao mà xa xăm diệu vợi quá.
Muốn học thêm phải khăn gói vào tận Sài gòn, trong lúc kinh tế gia đình đang lúc khó khăn.
Không đành lòng bắt cha mẹ phải còng lưng thêm chút nữa, ba thằng rủ nhau vào lính.
Làm đơn tình nguyện vào binh chủng không quân, bởi hình ảnh những chàng phi công hào hoa đi mây về gió, trong bộ đồ bay, khăn quàng cổ tím, đã là thần tượng của bọn tôi từ lâu lắm. Vậy mà chỉ có riêng tôi là mộng ước không thành, vì thiếu thước tấc, bị loại ngay vòng khám sức khỏe đầu tiên. Hai thằng bạn được toại nguyện, nhưng không vui. Vì kể từ hôm nay, không còn "chúng mình ba đứa" nữa.
Tôi tiễn hai thằng đến Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân nằm bên bờ biển Nha Trang, rồi một mình khăn gói vào Sài gòn học tiếp.
Khi bọn nó sang Mỹ học phi hành, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Cứ vài tuần tôi nhận thư từ bên Mỹ. Nhìn tấm ảnh hai thằng chụp trước cổng trường, hoặc đứng bên cạnh một chiếc F 5, tôi thấy thèm cái oai phong của tụi nó. Sau khi về nước chỉ có thằng Bình được lái phản lực A-37 cho một phi đoàn đóng ở Biên Hòa, còn thằng Định thì ra phi đoàn trực thăng tận ngoài Vùng 1.
Tôi ra trường, được bổ sung về một tiểu đoàn tác chiến đang làm lực lượng lưu động cho Quân Đoàn, rày đây mai đó, gần như chỗ nào có trận chiến là tôi có mặt. Vậy mà so với mức độ hiểm nguy, chết chóc, chẳng nhằm nhò gì với cái chuyện đi bay của thằng Định. Bởi phi đoàn của nó chuyên thả và bốc những toán biệt kích delta trong các vùng địch.
Sau một chuyến công tác, nếu may còn sống, được thưởng một số tiền và mấy ngày phép xài chơi. Bao nhiêu lần nó thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nó bảo đúng là đạn tránh nó. Nhờ vậy mà nó là thằng thường có mặt ở thành phố Nha Trang. Cứ sau một lần thoát chết, nó trở về đây, còn tôi và thằng Bình, cả năm chỉ được một tuần "anh về với em rồi anh lại đi". Có lẽ nhờ vậy mà nó có khá nhiều mối tình để kể cho bọn tôi nghe mỗi lần có dịp gặp nhau, hay bất ngờ liên lạc được trên các tần số không lục.
Nhưng rồi trong ba thằng, tôi lại là thằng bước lên xe hoa trước nhất. Thằng Định vẫn muốn thoải mái đi mây về gió, không bị vướng chân vướng cẳng, còn thằng Bình thì khá kín miệng nên chuyện tình duyên của nó bọn tôi cũng mờ mịt lắm.
Một lần tiểu đoàn đổ quân xuống Ninh Hòa lúc hai giờ sáng, khi cả cái thị trấn nhỏ này còn đang say ngủ. Đại đội tôi được chỉ định vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, tôi rủ thêm hai thằng bạn lính vào một ngôi nhà phía trước "thăm dân cho biết sự tình", không ngờ "hồn lỡ sa vào đôi mắt em", đôi mắt nai tơ của cô bé chủ nhà. Đám cưới tôi có mặt cả hai thằng bạn nối khố, và hai thằng đều tình nguyện làm phụ rể.
Ba năm sau, Định lên chức quan ba, được thuyên chuyển về một phi đoàn đóng ở Pleiku làm trưởng phòng hành quân, nên chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau, khi ở thành phố, khi thì trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Lâu lâu nó tình nguyện bay tiếp tế cho đơn vị tôi, thả cho tôi vài ký thịt tươi và chai rượu đế.
Mùa hè 72, tôi bị thương ở căn cứ Võ Định, Kontum. Suốt hơn hai tuần bị địch bao vây và pháo kích nặng nề, tôi nhận lệnh phải mở đường máu rút quân ra, nhưng vết thương nặng ở chân phải của tôi là một trở ngại lớn cho đơn vị. Trong lúc Định đang bay chiếc CNC (trực thăng chỉ huy), nhưng đã điều động hai chiếc võ trang (gunship) bắn nghi binh và yểm trợ, rồi một mình nhào xuống bốc tôi trong lưới đạn phòng không dày đặc. Chiếc trực thăng bị nhiều vết đạn mà bọn tôi vẫn an toàn. Mặc dù nó dày dạn kinh nghiệm và bay rất tài ba, nhưng đúng là đạn đã tránh nó, như nó vẫn thường ba hoa với đám bạn bè.
Chỉ có thằng Bình là "số đẻ bọc điều". Từ A-37 nó chuyển sang lái F-5, nhưng vẫn quanh quẩn ở Biên Hoà, rồi Cần Thơ. Nó là thằng đẹp trai và ít nói. Trước đám con gái, tôi và thằng Định thì líu lo chuyện dưới biển trên trời, còn nó chỉ ngồi cười mỉm. Có lẽ nhờ vậy, mà sau này nó âm thầm về Nha Trang và cua dính Mỵ Khê, một cô bé răng khểnh khá xinh ở trường Nữ, mà ngày xưa cả ba thằng đều quen biết, bởi đã từng thách nhau cùng đạp xe theo "tán", sau các buổi tan trường.
Mỗi lần về Nha Trang thăm bồ, nó đều rủ tôi và Định bay về Nha Trang với nó một vài hôm. Lúc này chiến trường Tây Nguyên khá sôi động, phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang có một biệt đội trực thăng tăng cường cho Pleiku, mà hầu hết các chàng pilot đều là bạn thân của Định, nhờ vậy mà tôi và Định về Nha Trang dễ dàng như đi chợ. Có khi chỉ ở Nha Trang một đêm, rồi sáng hôm sau lại có mặt ở chiến trường. Những lần gặp nhau, đều có mặt Mỵ Khê. Cô bé học trò trường nữ ngày xưa bây giờ đã là cô giáo. Nhưng có lẽ đi dạy học chỉ để làm kiểng, bởi cô ta là con nhà giàu. Ông bà già có mấy tiệm buôn trên đường Độc Lập.
Mỵ Khê được nuông chiều, nên ngay cả chuyện bếp núc cũng không rành. Lần nào gặp nhau ở nhà nàng, bọn tôi cũng chỉ được mời một món duy nhất mà nàng rất tự hào do chính tay mình nấu : cháo trắng ăn với hột vịt muối.
Cuộc tình này cũng kéo dài đến mấy năm. Không phải để tập làm sao "đừng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng" như lời khuyên trong sách, mà vì cha mẹ Mỵ Khê rất tin vào bói toán.
Tuổi tác của hai người chưa thể kết hôn.
Cuối cùng, đến mùa hè 73, thì cuộc tình dài này cũng kết thúc bằng một cái đám cưới khá linh đình ở nhà hàng La Frégate. Khách khứa lên đến trăm người.
Lần này chỉ có thằng Định được làm phụ rể, còn tôi bị loại khỏi vòng chiến bởi "xác thân đã nhuốm mùi trần tục", một vợ mấy con, nên được thằng Bình giao cho cái chức tiếp tân, chỉ đứng mỉm cười đón khách.
Đúng là thằng Định có số đào hoa. Không biết tài tán gái thế nào mà sau đám cưới, tôi đi tìm nó khắp nơi, cuối cùng bất ngờ gặp nó ôm chặt cô bé phù dâu xinh đẹp, ngồi ngoài bờ biển. Có lẽ đúng như mấy ông bà già thường nói "lắm mối tối nằm không", đến ngày mất nước thằng Định đào hoa nhất bọn vẫn cứ còn độc thân.
Tháng 3-75, miền Trung mất vào tay giặc, Định theo phi đoàn di tản về Nha Trang rồi Biên Hoà.
Trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này nó gặp lại vợ chồng Bình.
Sau một ngày với bao nhiêu phi vụ hiểm nguy, tối đến hai thằng lại bù khú mày tao mi tớ với nhau như cái thời còn đi học.
Mỵ Khê, bà xã của Bình cũng vừa sinh được cô con gái đầu lòng, nên căn cư xá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng khóc của trẻ thơ. Nhờ vậy mà hai thằng phi công cũng bớt được phần nào những ưu tư lo lắng trong giờ phút lâm nguy của chính mình và đất nước.
Sau những trận đánh lẫy lừng của các đơn vị ở Long Khánh, cũng chỉ có khả năng cầm chân địch hơn một tuần. Biên Hoà bỏ ngỏ. Phi đoàn của Bình nhận lệnh đem máy bay xuống phi trường Trà Nóc tránh pháo. Bình nhờ Định đưa vợ con về Tân Sơn Nhất, cùng ở tạm trong cư xá, nhà của một thằng bạn cùng khoá, sau mấy lần bị thương, không còn khả năng phi hành nên về làm trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân.
Ngày 29.4, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục.
Tình hình nguy ngập, cả phi đoàn của Định chỉ còn lại vài chiếc trực thăng. Anh em trong phi đoàn ngồi lại tính chuyện bay ra hạm đội Mỹ đang chờ ngoài biển..
Trong lúc bạn bè chạy ngược xuôi tìm chỗ cho vợ con, chỉ có Định là một thân một mình nên chẳng lo lắng gì, ngoài cái tâm trạng bực tức, chán chường. Định liên lạc với Bình, báo cho biết việc phi đoàn của nó sẽ bay ra hạm đội, bảo Bình thu xếp gấp về Sài gòn để kịp đưa vợ con đi. Định bảo là nó được dành ba chỗ trên tàu, vừa đủ cho vợ chồng Bình và một đứa con nhỏ. Nhưng Bình từ chối, bảo là vùng 4 còn an toàn, phi đoàn phản lực của nó được đặt dưới quyền của tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam. Bình chỉ nhờ Định lo cho vợ con nó đi cùng. Tùy tình hình nó sẽ đi sau.
Khi Định và vợ con Bình đến đảo Guam hai ngày,thì biết tin Sài Gòn thất thủ. Định đi tìm Bình khắp nơi nhưng không thấy. Người ta bảo có lẽ Bình đã bay sang Thái Lan.
Ngày tôi khăn gói đến địa điểm trình diện "học tập cải tạo" bất ngờ gặp Bình. Trong cái cảnh "nước mất nhà tan" này mà có được một người bạn thân thì cũng vơi được nỗi buồn. Nó kể là anh em trong phi đoàn không đành rời căn cứ trong lúc hai ông tướng quân đoàn vẫn còn ở lại sống chết với anh em. Sau khi hai ông tự sát, thì tình hình đã quá muộn màng, địch quân bao vây, pháo kích dữ dội vào phi trường, nên anh em chỉ còn kịp phá hủy một vài hệ thống trên phi cơ.
Ở tù chung trong trại tù An Dưỡng Biên Hòa gần một năm, khi chuyển ra ngoài Bắc mỗi thằng bị chia mỗi ngả.
Ra tù, tôi ghé lại thăm gia đình Bình. Ông già nó qua đời, chỉ còn bà mẹ và cô em gái, nhưng nhà cửa được xây lại khang trang và cuộc sống khá sung túc so với những người khác trong vùng.
Mẹ nó bảo tiền bạc do vợ Bình gởi về đều đặn. Bà còn khoe mấy tấm ảnh của vợ con Bình được phóng lớn treo trên vách.
Đúng một năm ra khỏi tù, tôi vượt biên. Trong trại tỵ nạn Bataan, bên Phi, khi chuẩn bị lên đường định cư thì nhận tin Bình được thả về. Nhưng chỉ vài tháng sau thì lại được tin nó bị bắt khi tổ chức vượt biên. Mãi đến tám năm sau nó mới lên đường sang Mỹ theo diện HO. Tôi định chờ một vài tuần để nó tạm ổn định cuộc sống và gia đình, tôi sẽ bay sang thăm vợ chồng nó và thằng Định, thì bất ngờ nhận lá thư này của nó.
Máy bay đáp xuống phi trường Fayetteville, North Carolina lúc 9 giờ rưởi tối. Một phi trường nhỏ ở một nơi tôi hoàn toàn xa lạ.
Anh tài xế taxi người da đen chở tôi chạy lòng vòng qua những rừng thông hoang vắng càng làm đầu óc tôi căng thẳng, lúc nào cũng trong tư thế "ứng chiến" để đối phó với những điều bất trắc. Cuối cùng thì anh ta cũng tìm tới được địa chỉ nhà Bình.
Trong nhà tối om. Cổng khoá chặt. Tìm chuông cửa nhưng không thấy. Tôi mở bóp tìm địa chỉ của Định, nhưng lâu nay viết thư cho tôi, Định chỉ dùng P.O.Box. Tôi hỏi anh tài xế taxi tên một motel gần nhất. Tôi viết vài chữ lên tấm giấy nhỏ, bảo Bình đến tìm tôi ở motel ấy, rồi gắn lên cửa.
Trưa hôm sau, người đến tìm tôi không phải là Bình, nhưng là ông già vợ của Bình. Tôi chỉ gặp và nói chuyện với ông vài lần trong ngày đám cưới của Bình, nhưng nhận ra ngay. Mặc dù bây giờ ông già hơn xưa, nhưng có tướng đẹp lão.
Và vẫn còn hàng ria mép.
Ông bảo chính Mỵ Khê nhờ ông đi đón tôi. Trên đường đưa tôi về nhà, ông cho biết là ông đang làm chủ một khách sạn nhỏ và một nhà hàng. Ở cách xa nhà vợ chồng Bình chừng hai mươi phút lái xe.
- Tội nghiệp, vợ chồng nó đang có chuyện buồn. Chuyện phức tạp quá nên hai bác đã cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Cháu là bạn bè thân, hy vọng cháu nói bọn nó nghe.
- Cháu muốn được nói chuyện riêng với bác trưóc khi gặp vợ chồng Bình. Tôi muốn biết rõ ràng việc gì đã xảy ra với vợ chồng Bình, để biết cách ứng xử sao cho thích hợp.
Ông già của Mỵ Khê quay xe lại, tìm đường rẽ sang một hướng khác. Hơn mười phút sau, ông dừng xe trước một nhà hàng Á châu.
- Cháu vào đây với bác. Nhà hàng này là của bác.
Ông bảo người con gái đứng trong quày mang cho tôi một phần ăn, và một tách trà cho ông, rồi kéo tôi ngồi xuống một cái bàn nằm riêng trong góc. Ông bảo tôi cứ dùng cơm tự nhiên, rồi bắt đầu tâm sự :
- Hai bác thật là buồn và khó xử, chẳng biết phải tính làm sao.
Khi thằng Định đưa con Mỵ Khê, vợ thằng Bình sang Mỹ với đứa con chưa tròn một tuổi. Một thân một mình nơi xứ lạ quê người, tất cả từ việc lớn đến việc nhỏ gì nó cũng trông cậy vào thằng Định. Mà Định quả là thằng chí tình với bạn bè, Nó hết lòng lo lắng cho vợ con thằng Bình, mê chuyện học hành mà đành phải bỏ, đi làm hai ba ca để vừa có đủ tiền lo cho mẹ con Mỵ Khê, mà còn gởi về Việt Nam giúp gia đình thằng Bình sau tháng 4/75 trải qua bao năm túng quần. Rồi cũng chính nhờ thằng Định giúp việc bảo lãnh gia đình bác từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ với mẹ con Mỵ Khê. Nhưng rồi tất cả cũng vì Bác mà gây nên cớ sự. Trước khi rời Việt Nam, hai bác có ra chào vợ chồng anh chị sui gia, là ba má của thằng Bình. Ông bà khóc lóc kể cho bác biết là có tin do vợ một người bạn cùng tù với Bình vừa ra thăm chồng ngoài Bắc về, bảo là Bình đã bị bắn chết trong một lần trốn trại với mấy người bạn tù khác nữa ở biên giới Lào. Chính vì vậy mà hai bác khuyên con Mỵ Khê nên tiếp nối với Định, bởi bao nhiêu năm nay nó đã hy sinh ở vậy để tận tình lo lắng cho mẹ con Mỵ Khê, và cháu Lina, con của Bình cũng xem Định như là cha của nó. Hai bác tâm tình khuyên mãi, tụi nó mới làm đám cưới. Sống với nhau hơn mười năm, tụi nó có hai đứa con, thì mới nhận được tin là thằng Bình vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ, rồi đem đi biệt giam ở một trại tù nào khác, không ai biết.
Từ ngày ấy thằng Định buồn ghê lắm và lúc nào cũng ngồi thơ thẩn một mình. Nó giấu việc này không dám nói với thằng Bình, và cũng chính nó phụ với hai Bác gởi tiền về giúp đỡ gia đình Bình và lo cho Bình sang Mỹ theo diện HO.
Tôi đưa tay xin ngưng lời bác.
- Bây giờ thằng Định đang ở đâu thưa Bác ?
- Trước ngày thằng Bình sang đây, thằng Định mang hai đứa con của nó với Mỵ Khê sang đây nhờ hai bác mướn người giữ hộ, rồi "mu" qua Hawaii. Con Mỵ Khê khóc lóc, bảo nó cứ ở lại đây, khi nào thằng Bình sang Mỵ Khê sẽ nói chuyện với thằng Bình, thằng Bình sẽ hiểu được bao điều khúc mắc và chắc sẽ không buồn. Hai bác cũng giải thích cho nó biết, dù sao thằng Bình với con Mỵ Khê cũng đã xa cách quá lâu, và sự việc xảy ra là do bao nhiêu nghịch cảnh đẩy đưa, chứ Định là một thằng tốt bụng, hết lòng chung thủy với bạn bè. Hai bác cũng sẽ nhận trách nhiệm này trước mặt thằng Bình, khi nó tới đây.
- Rồi cuối cùng ra sao, thưa Bác ?
- Vợ chồng bác khuyên giải suốt cả mấy ngày liền, nhưng nó vẫn không nghe, nó xin lỗi hai bác và con Mỵ Khê, rồi nhờ bác trao lại cho thằng Bình một lá thư. Nó xin được phép dán lá thư lại nên hai bác cũng chẳng biết nó viết cái gì trong đó. Khi đến Hawaii, nó có gọi phôn về cho bác, bảo đang chạy taxi với một thằng bạn cũ.
Chút nữa bác sẽ cho cháu số phôn của nó, để cháu liên lạc khuyên giải nó hộ bác.
Bác chở tôi lại trước nhà vợ chồng Bình, bỏ tôi trước cửa, chỉ tôi cái chuông điện nằm kín phía bên trong cánh cửa, rồi lái xe về.
Bác bảo là để đám trẻ bọn tôi gặp nhau sẽ được tự nhiên hơn.
Người ra mở cửa là Mỵ Khê.
Vừa nhận ra tôi, Mỵ Khê nắm chặt tay tôi, nhoẻn miệng cười, nhưng lại bật khóc ngay sau đó. Mỵ Khê đưa tôi vào nhà, chỉ cho tôi nơi Bình ở, căn nhà sau, chung vách với gara xe. Tôi gõ mấy lần, cửa mới mở.
Sau bao nhiêu năm hai thằng bạn thân từ thời nối khố gặp lại nhau, nhưng đều không vui, ôm lấy nhau mà lòng dạ bùi ngùi.
Suốt đêm hôm ấy tôi ở trong phòng Bình, nhưng hai thằng không ngủ, nằm tâm sự thâu đêm. Tôi chưa biết phải nói điều gì với Bình, thì Bình mở đầu tâm sự.
- Khi biết việc này, tao có bất ngờ, và dĩ nhiên cũng buồn ghê lắm. Nhưng chỉ sau một đêm suy nghĩ, tao lấy lại được sự bình thản, và nghĩ là Mỵ Khê đã thuộc về Định, và hai người rất xứng đáng trong tình yêu, trong cuộc hôn nhân mới này. Tao phải cám ơn thằng Định, đã hết lòng cưu mang vợ con tao và cho Mỵ Khê một gia đình hạnh phúc, một chỗ dựa vững chắc trên xứ lạ quê người. Hơn nữa tao và Mỵ Khê xa cách khá lâu, trong lúc nàng đã hội nhập vào xã hội Mỹ này từ lâu rồi, còn tao bây giờ cũng đã già, lại là một thằng quê mùa, bệnh hoạn, mà vết thương trên thân xác cũng như trong lòng tao vẫn chưa lành được.Tao tự biết mình thực tình không còn thích hợp, không còn xứng với nàng. Tao cũng đã tâm tình với Mỵ Khê và điện thoại cho thằng Định, nói hết nỗi lòng.
Mong nó trở về đây. Cháu Lina, con gái của tao cũng nhớ nó mà khóc cả ngày. Tao hiểu, con bé còn xa lạ với tao lắm. Mà nó xa lạ là phải. Không dễ dàng gì cho một cô con gái đã hơn 20, không hề biết mặt cha từ lúc mới năm tháng tuổi, bây giờ phải chấp nhận một ông cha bất ngờ từ trên trời rơi xuống
- Thế rồi vợ mày và thằng Định tính sao ?
- Mỵ Khê thì chỉ khóc và im lặng, còn thằng Định thì nhất quyết trả Mỵ Khê lại cho tao. Nó còn bảo là nó nhớ tao lắm, nhưng không muốn gặp tao.
- Bây giờ mày tính sao ? Tao sẽ giúp được gì cho tụi mày ?
- Tao nhờ mày. Chỉ có mày có thể giúp tao trong lúc này. Mày đưa tao qua Hawaii gặp thằng Định và tâm tình giải thích để nó trở về với vợ con tao.
- Còn mày thì sao ?
- Tao một thân một mình. Nếu mày kéo tao sang Nauy ở với mày là phúc cho tao. Có mày tao sẽ dễ quên bao nhiêu chuyện đau lòng. Còn nếu không được thì tao lang thang đâu cũng được. Lâu lâu kiếm được tiền tao lại ghé về đây thăm cháu Lina, cho dù trong lòng nó, có lẽ tao chưa hề là cha của nó.
Ba thằng bọn tôi lại gặp nhau, qua bao nhiêu năm chia cách cùng những dông tố trong đời.
Ôm nhau mừng rỡ mà sao nghẹn ngào, không ai nói nên lời, chỉ có nước mắt chảy dài trên má.
Ngày xưa, thằng Định là đứa ba hoa, khôi hài nhất trong bọn, vậy mà cũng không mở miệng để nói một lời, dù chỉ là một chữ hello, mà nó đã thường xài từ lúc còn ở Việt nam, mỗi khi gặp bạn bè.
Không biết lúc này trong đầu hai thằng bạn đang nghĩ điều gì. Riêng tôi đang hình dung tới cuộc chiến bi thảm mà kẻ chiến thắng lại là những con người tàn ác nhất đã tạo nên bao chia ly tan tác.
Sáng nay, chủ nhật, mùa đông Bắc Âu khá lạnh. Tôi thức giấc đã lâu nhưng còn đang trùm chăn nằm nán trên giường thì nghe điện thoại reo. Bốc ống nghe chưa kịp hỏi là ai, thì nghe bên kia đầu giây giọng nói quen thuộc của thằng Định :
- Hello! Ninh ơi. Có thằng Bình đây, nó muốn nói chuyện với mày.
Tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rất vui của Bình :
- Bình đây. Gọi thăm vợ chồng mày và báo cho mày một tin vui. Tao đang ở nhà vợ chồng thằng Định đây. Vừa từ bệnh viện về.
Vợ chồng Định lên tận Houston tìm thăm tao, báo tin cháu Lina bị bệnh rất nặng cần phải thay gấp một quả thận. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất là lấy thận của nguời cùng huyết thống, nên tao theo Định và Mỵ Khê bay xuống North Carolina ngay để kịp thời lo cho cháu. Bác sĩ bên này giỏi thật.
Mọi việc tiến hành nhanh chóng. Bây giờ đã xong xuôi. Cháu Lina cũng đã khỏe lại. Đáng lẽ tao đã về lại Houston, vì tao vừa mới mở cái tiệm giặt ủi, do vợ chồng thằng Định giúp vốn, vợ chồng nó cũng vừa mua cho tao một ngôi nhà nhỏ, ở bên cạnh hai thằng bạn cùng phi đoàn với tao ngày trước, nhưng vợ chồng nó nhất định giữ tao lại. Cả cháu Lina nữa. Nó cũng muốn có nhiều thời gian để tâm tình với cha của nó. Mày cố gắng bay sang đây với tụi tao cho vui.
Chưa kịp trả lời, tôi lại nghe giọng nói của đàn bà :
- Ông bà qua đây để tôi còn đãi món cháo trắng ăn với hột vịt muối. Tôi nghe những tiếng cười khúc khích, rồi giọng đùa nghịch của thằng Định xen vào :
- Hello, Ninh ! Mỵ Khê bây giờ nấu ăn nghề lắm đó, biết nấu cả cháo trắng tới bảy món. Vợ chồng mày nhớ bay qua sớm, không thì mất phần đó nghe chưa.
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ.
Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
phạmtínanninh
fb Pham xem share
NGỦ NHỜ
Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào một ngày mùa đông năm 1966 ở nước Mỹ.
Jack quyết định cùng người bạn thân của mình là Paul đến Texas trượt tuyết. Hai người tự lái xe đi.
Sau khi xe di chuyển được vài tiếng, họ bất ngờ gặp phải một trận bão tuyết đáng sợ. Không còn cách nào khác, hai người quyết định tạm dừng, đỗ xe trước cửa một nông xá, hỏi nữ chủ nhân diện mạo mĩ miều liệu cô có thể cho họ ngủ lại một đêm hay không.
Người phụ nữ giải thích: “Chồng tôi mới mất cách đây không lâu, nếu để hai vị ở lại trong phòng của tôi, tôi sợ hàng xóm sẽ đàm tiếu.”
Nghe vậy, Jack liền nói: “Cô đừng lo, chúng tôi có thể ngủ trong nhà kho chứa đồ. Ngày mai khi mặt trời mọc chúng tôi sẽ đi ngay.”
Nữ chủ nhân đồng ý với phương án này. Trước khi đóng cửa, cô liếc nhìn Paul, ánh mắt đầy ý tứ…
Buổi sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, hai người bạn tiếp tục lên đường.
9 tháng sau, Jack nhận được một lá thư đến từ Texas. Sau khi mở thư ra, anh nghĩ vài phút mới ý thức được rằng lá thư đó đến từ người quả phụ làm nghề luật sư mà anh và Paul đã nhờ cậy trước đây.
Jack gọi điện cho bạn: “Paul, cậu còn nhờ người quả phụ xinh đẹp trong nông trang mà chúng ta đã ở nhờ không?”
“Ừ, tôi vẫn nhớ”, đầu dây bên kia trả lời.
“Đêm đó cậu đã dậy và qua phòng ngủ của cô ấy đúng không?”
“Đúng… Tôi thừa nhận tôi đã làm thế”.
Jack tiếp tục hỏi: “Có phải cậu đã dùng tên và địa chỉ của tôi và không cho cô ấy biết tên thật của cậu?”
Mặt Paul đỏ gay, trả lời bạn: “Ừ, tôi đã làm vậy.”
Lúc này, Jack mới tiếp tục nói: “Cảm ơn cậu! Cô ấy vừa qua đời và để tất cả tài sản lại cho tôi.”
INTERNET
Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017
85 năm bài thơ Tình già
NHỚ PHAN KHÔI
NHÂN 130 NĂM NGÀY SINH (6/10/1887 - 6/10/2017)
85 năm bài thơ Tình già (1932 - 2017)
PHAN KHÔI VỚI TẢN ĐÀ - Phan An Sa
Chương Dân Phan Khôi với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là những người cùng thời, cùng từ cửa Khổng sân Trình bước ra, cùng phá cái nghiệp chữ Hán để theo nghề viết văn Quốc ngữ và cùng nổi tiếng lúc sinh thời với một người là nhà báo, một người là thi sĩ. Hai ông là bạn thiết, nhưng lại có số phận rất khác nhau.
Tản Đà quê Sơn Tây, sinh năm 1888, mất năm 1939 lúc mới năm mươi hai tuổi, dưới thời người Pháp còn cai trị. Sự nổi tiếng của ông lúc sinh thời, vì thế, cứ còn đó và treo trên đầu văn giới, người đời sau mỗi lần nhắc đến ông đều phải ngước lên chiêm ngắm.
Phan Khôi quê xứ Quảng, sinh năm 1887, hơn Tản Đà một tuổi, sống đến tận thời Dân chủ Cộng hòa sau khi người Pháp đã bị đuổi đi, rồi mới qua đời năm 1959, thọ bảy mươi ba tuổi. Đó cũng là lúc ông từ một nhân sĩ yêu nước bỗng chốc trở thành kẻ tội đồ, theo đó, sự nổi tiếng lúc sinh thời của ông bị vùi xuống bùn đen, nhiều chục năm sau người đời cố tình quên ông đi. Nhưng rồi đến lúc người đời lại phải nhắc đến ông, đưa ông trở lại cuộc sống bằng cách tái công bố hơn 2500 bài báo của ông trong quá khứ, chứa đầy 8000 trang sách. Sự nổi tiếng lúc sinh thời của ông, vì thế, xem ra còn được ngưỡng vọng hơn trước, mặc dù ông đã về chầu Trời hàng nửa thế kỷ nay.
Có cái số mệnh khác nhau đó là bởi giữa họ đã tồn tại hai cái tính cách khác nhau.
*
Tôi đang kể về một câu chuyện cách nay những một trăm năm, hồi đó hai nhân vật chính trong câu chuyện được kể ở đây chỉ mới ba mươi, ba mốt tuổi, nên xin phép được gọi họ bằng anh, để chúng ta ngày nay có thể cảm hết được sức sống và sự nổi tiếng mà họ đã từng có được ngay khi còn rất trẻ.
Năm 1918, trước khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, Phan Khôi đang ở nhà tại làng Bảo An, thì nhận được thư của Nguyễn Bá Trác, bạn anh, ở Hà Nội gửi về, rủ anh ra đó làm báo Nam Phong của Phạm Quỳnh. Số là, năm 1911 anh được mãn hạn tù của thực dân Pháp và triều Nguyễn, nhưng vẫn nằm trong diện bị quản thúc vô kỳ hạn, hàng tháng phải ra trình diện và mỗi bước đi đều nằm trong tầm kiểm soát của nhà chức trách, khiến anh vô cùng bực bội. Vì vậy, nhận được thư rủ ra Hà Nội, anh coi là một dịp tốt cho mình thoát ra khỏi nhà, thoát ra khỏi làng, vì vậy đã hết sức vận động cha anh là cụ Phan Trân, rồi nói khó với các chức việc ở làng, ở xã để được đi Hà Nội.
Đến Hà Nội, Phan Khôi trọ ở phố Hàng Đào, hàng ngày đến tòa soạn Nam Phong ở phố Hàng Bông làm việc. Một đêm mùa xuân, tiết trời lạnh ngắt, anh đang nằm đọc báo ở trên gác tòa soạn Nam Phong, thì ở dưới nhà bỗng có khách đến. Anh xuống nhà thì Nguyễn Bá Trác đã ra mở cửa đón khách, đó là một người đàn ông dáng đậm, tóc cắt ngắn, đầu vuông vức, xoan tuổi anh. Nguyễn Bá Trác nhanh nhảu giới thiệu với anh:
- Đây, ông Nguyễn Khắc Hiếu!
Nghe hết câu, Phan Khôi giật thột như có luồng điện chạy trong người, vùng đứng dậy đáp lễ, tay vẫn cầm tờ báo đọc giở. Lúc bấy giờ, cái quý danh Nguyễn Khắc Hiếu là không phải vừa, đối với Phan Khôi lại càng long trọng lắm. Nghe đến tên Nguyễn Khắc Hiếu, ông rợn cả người, quả có thế thật! Thì cứ suy ra cũng đủ thấy: sự trứ tác bằng chữ Quốc ngữ hồi đó còn ít lắm, nhất là các thể loại thuộc lĩnh vực sáng tác. Thế mà Phan Khôi đã từng được đọc trên Đông Dương tạp chí những bài như Cái chứa trong bụng người của Tản Đà, vừa mới rồi lại được đọc Giấc mộng con của ông mới xuất bản, khiến Phan Khôi phải phục ông là tay đại tài. Trong tư cách một nhà phê bình, Phan Khôi tự nhận định với chính mình: “Anh Phạm Quỳnh, anh Nguyễn Văn Vĩnh chỉ viết theo sách, theo tư tưởng của Tây. Chứ đến thằng cha này thì hắn tự viết ra tư tưởng của hắn, thì chính hắn mới là tay sáng tạo!”.
Thế còn chưa là mấy! Đến vận văn của Tản Đà còn làm cho Phan Khôi như muốn cúi rạp xuống đất, không dám ngước mặt lên nữa kia! Anh thường hay lấy giọng để ngâm những câu Ngoảnh trông lên anh đếch thấy có ra gì, hoặc là Mời khách hãy ngồi yên trong cõi tục của Tản Đà mà ngợp người đi. Những lúc ấy, Phan Khôi thấy Tản Đà như ở trên cao, còn mình, nhờ đọc thơ của ông ấy mà cũng được theo lên ở trên cao vậy. Thế là, anh, đáng lẽ phải cúi rạp xuống đất, mà nay lại ở trên cao, làm sao mà chẳng ngợp?!
Rồi cái đêm mùa xuân lạnh ngắt ấy, ba người họ nói chuyện với nhau đến tận khuya. Hóa ra cái ông Tản Đà ấy rất vui tính, lại hay cười và nhũn nhặn lắm. Sáng ra, Phan Khôi như chưa tỉnh giấc chiêm bao, anh khoe với Nguyễn Bá Trác:
- Đêm qua tôi được gặp ông Tản Đà rồi!
Thật tình là Phan Khôi lấy sự được gặp Tản Đà làm hân hạnh lắm. Suốt thời gian Phan Khôi làm việc cho Nam Phong, anh còn gặp Tản Đà một vài lần nữa, nhưng gặp nhanh và cũng không có gì đáng ghi nhớ. Một điều Phan Khôi nhận thấy cách chắc chắn, là Tản Đà chẳng hề để mắt đến anh, đã thế thì anh cũng chẳng mong gặp ông ta làm chi. Hai năm tiếp theo, Phan Khôi vào Sài Gòn, rồi xuống Hải Phòng, thì hình như anh cũng chẳng còn nhớ đến Tản Đà nữa.
Từ năm 1921 Phan Khôi ở Hà Nội viết báo Thực Nghiệp và dịch Kinh Thánh, có gặp Tản Đà nhiều hơn nên có hơi thân với ông ấy hơn trước. Hồi đó Phan Khôi nổi tiếng trong đám bạn bè là tay hay rượu, uống nhiều mà không say, lại sính thơ, đến mức viết ra được cuốn Nam âm thi thoại. Nhờ hai cái đó mà anh mới bén với Tản Đà thi sĩ. Một bữa, anh uống với Tản Đà tại một quán ở phố Chả Cá, từ chín giờ sáng đến một giờ chiều, nói hết chuyện ấy sang chuyện khác, uống hết chai ấy sang chai khác. Rồi hai người thấy tâm đầu ý hợp, dần dần trở nên đôi bạn thiết.
Năm ấy tạp chí Hữu Thanh ra đời, Tản Đà làm Chủ bút. Tản Đà muốn Phan Khôi có chân trong Tòa soạn lắm, nhưng bị ai đó cản, nên thôi, nhưng Phan Khôi cũng có viết bài cho tạp chí đó. Hai người họ cứ vài ngày lại gặp nhau để uống rượu và đàm luận với nhau tất cả những gì cùng quan tâm. Chỗ hai người hay gặp nhau là cái gác ở phố Bờ Sông, gần cột đèn, về sau trở thành cái gác mà tờ Hữu Thanh lấy làm tòa soạn, cũng có mấy lần ở nhà một cô đào ở phố Hàng Giấy. Cái lối đánh chén của Tản Đà thì kề cà, mất thì giờ lắm, Phan Khôi không theo được, nên ít khi hai người họ ngồi trọn bữa với nhau. Có bữa Tản Đà đem cả hỏa lò để ở bàn và tự làm lấy món ăn, đến nỗi mãn một tiệc ăn, người nhà phải thay than trong lò đến năm, sáu bận. Thông thường một mình Tản Đà vừa ăn lại vừa viết, anh nói có thế mới thú. Có lần Tản Đà viết giấy mời Phan Khôi đến lúc mười giờ đêm, rồi uống mãi cho đến hai giờ sáng, tại cái gác Hữu Thanh đó. Lần khác ở nhà cô đào Lân, hai người, cùng một người nữa bạn Tản Đà, uống từ mười một giờ đêm đến năm giờ sáng mới về.
Có một bữa chén Phan Khôi không thể quên trong đời anh. Tản Đà cùng người bạn đến trước, chiếm một cái phòng nhỏ mà rất lịch sự ở trong cùng. Đoạn Tản Đà bắt cô Lân phải mặc quần áo đàn ông ra đón Phan Khôi ở cửa. Cô Lân ở phố Hàng Giấy lúc bấy giờ nổi tiếng lắm, còn gọi bằng Thụy Khanh, lại có cô em tên Đức. Hôm ấy, Tản Đà ép cô Lân phải mặc trai ngồi uống rượu nói chuyện với cả bọn như bốn người đàn ông, chứ không có cô Đức dự vào. Đến khi người bạn ra về trước, trong tiệc mới xoay lại làm hai cặp. Thụy Khanh ra một câu đố để thách cả bọn: Đức bắt cô, tất hữu lân. Tản Đà và Phan Khôi nhìn nhau, chịu, không đối được. Về sau, bất đắc dĩ Phan Khôi phải xin Thụy Khanh bớt cho ba chữ, thành: Đức hữu lân, để Phan Khôi đối lại: Dân hưng hiếu. Dân là một chữ trong bút tự Chương Dân của anh!
Tản Đà làm Chủ bút Hữu Thanh đâu chừng nửa năm thì thôi, anh xin từ chức. Việc Tản Đà từ chức, Phan Khôi cũng cho là phải, đến như Phan Khôi cũng khó mà làm được, huống chi Tản Đà! Từ khi Tản Đà không ở Hà Nội nữa thì hai người cũng xa nhau, xa cả mặt lẫn lòng. Phan Khôi nghiệm ra Tản Đà với mình không làm bạn lâu được, không phải tại gì mà tại tính cách hai người không giống nhau, quả đúng như Nguyễn Du từng nói: Trong khi chắp cánh liền cành, mà lòng rẻ rúng đã đành một bên đó vậy!
Nhớ lần đầu tiên uống rượu ở cái quán trên phố Chả Cá, say rồi, Phan Khôi rủ Tản Đà đi chơi, nhưng Tản Đà đòi về nhà nghỉ. Bấy giờ Phan Khôi cậy chỗ thân tình, lại đã có chén rượu, nên nói như nạt:
- Uống say để rồi làm gì, chứ để đi nghỉ thì uống say làm chi?
Tản Đà gượng cười rồi đi cùng về nhà Phan Khôi ở trọ trên phố Hàng Đào, tại đó, Tản Đà ngủ trên gác, Phan Khôi chơi tổ tôm ở nhà dưới.
Khi sắp làm Chủ bút tờ Hữu thanh, Tản Đà mở cuộc diễn thuyết về chủ đề Đời đáng chán hay không đáng chán. Trước hôm diễn thuyết, có người trong nhóm Hữu Thanh dặn Phan Khôi rằng, giữa lúc diễn thuyết hễ nghe vỗ tay thì vỗ tay theo. Anh lấy làm quái, anh mắng người ấy đã đành, mà nhân đó anh cũng ngờ cả Tản Đà nữa: một người quân tử sao lại có sự oa rập với nhau như thế? Về sau, anh xét ra Tản Đà bị lợi dụng, những sự sắp đặt ấy toàn là của người khác chứ không phải của Tản Đà. Biết vậy, nhưng cái cảm tình của anh đối với bạn, vì đó, đã lợt lạt đi mất vài phần.
Bấy giờ báo bị kiểm duyệt. Bài đầu tiên Phan Khôi viết cho Hữu Thanh là bài Nghĩa làm dân được Chủ bút Tản Đà khen lắm, nhưng rồi bị kiểm duyệt bỏ đi, không được đăng. Một hôm, giữa bữa rượu, Tản Đà nói với Phan Khôi:
- Đó, anh coi, tôi viết bao nhiêu bài không sao, còn anh mới viết một bài đã bị xóa, đủ biết ai có tài đáng làm Chủ bút hơn?
Vẫn biết anh nói chơi, nhưng nói chơi bằng một câu chẳng có ý cao thượng chút nào, khiến Phan Khôi không thích. Lần khác, sau bữa rượu, Tản Đà hỏi anh:
- Anh xa vợ hàng năm, ở một mình như thế..., thì làm thế nào?
Phan Khôi trả lời:
- Tôi theo phác-xia chủ nghĩa. Tôi coi sự nam nữ là một sự cần, cũng như phác-xia. Hễ tôi cần phác-xia thì cứ đến nhà xia.
Thế rồi hai người cùng đến một nhà ở phố Gia Ngư. Mỗi người làm việc của mình xong, bỗng có một tay người Pháp đến gây chuyện lôi thôi, Phan Khôi toan dùng võ lực đối phó. Tản Đà nhất định cản Phan Khôi, bắt phải đi về. Về đến nhà, Tản Đà giảng giải cho anh nghe cái cử chỉ của anh vừa rồi là cử chỉ của kẻ vũ phu, không nên có! Nhưng Phan Khôi không chịu, cãi lại:
- Đã đến thế rồi, còn sợ gì là vũ phu nữa!?
Thì ra về đạo đức, hai bên có quan niệm khác nhau: Tản Đà thì đi chơi gái được, nhưng đánh đánh lộn thì không được. Còn Phan Khôi, đã chơi gái được thì đánh lộn cũng chẳng từ!
Vì hai cái thái độ không thể dung nhau ấy mà làm cho hai người khi biệt nhau rồi là thôi, không hề có thư từ cho nhau. Mãi đến bảy, tám năm sau, vào năm 1927, Tản Đà vào Sài Gòn gặp Diệp Văn Kỳ, thì Phan Khôi, vì gặp một chuyện rắc rối không đâu ở Sài Gòn nên phải lánh xuống Cà Mau, không gặp nhau được. Qua năm 1928, Tản Đà cùng Ngô Tất Tố lại vào Sài Gòn làm phụ trương Văn chương cho tờ Đông Pháp thời báo của Diệp Văn Kỳ, thì Phan Khôi cũng đã về Sài Gòn và cũng đang viết cho tờ báo ấy. Hai người gặp nhau tay bắt mặt mừng như xưa mà tâm tình đã thấy có chỗ cách biệt với nhau rất xa. Cuối năm 1929 đầu 1930 Tản Đà và Ngô Tất Tố trở về Bắc. Năm 1931 ở Sài Gòn, Phan Khôi viết bài Cái cười của con rồng cháu tiên và bài Tống Nho với phụ nữ đăng trên tờ Phụ nữ tân văn, ở Hà Nội Tản Đà đọc được, qua năm 1932 ông viết liền bốn bài lấy tựa đề là Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ, phản đối gay gắt quan điểm của Phan Khôi, đăng trên tờ An Nam tạp chí. Trong loạt bài báo này, Tản Đà đòi xử chém Phan Khôi!
Đã ở vào tuổi bốn mươi lăm, Phan Khôi biết Tản Đà là người thông minh, có thiên tài, nhưng không chịu học. Ông tự cho ông như thế là đến nơi rồi, không còn tiến bộ gì nữa, bởi vậy ông nhìn đời không được rõ. Biết như thế nên Phan Khôi đã thật lòng nhịn thua ông, ông đòi chém Phan Khôi, nhưng Phan Khôi chẳng hề nói lại nửa lời.
Thế thì làm sao hồi đầu hai người hợp nhau được, chơi với nhau được? Ngẫm lại, Phan Khôi thấy hai người hợp nhau được ở cái chỗ đại tiết! Chứng cứ là: Lần uống rượu ở cái quán trên phố Chả Cá đó, hai bên thảo luận về cái cách con người sống ở đời nên như thế nào cho phải? Cả hai đều rập nhau lên tiếng:
- Chúng ta nên gắng làm đại trượng phu!
Rồi hai người đọc cùng một đoạn trong sách Mạnh Tử nói về thế ứng xử của bậc đại trượng phu. Phiên ra tiếng ta, nghĩa là:
- Cư trú tại ngôi nhà rộng nhất thiên hạ - đó là ngôi nhà đạo Nhân; chiếm vị trí chính giữa thiên hạ - đó là đứng ở vị trí Lễ; đi theo con đường rộng rãi nhất thiên hạ - con đường của Nghĩa; khi đắc chí thì cùng nhân dân đi theo con đường Nhân Lễ Nghĩa; khi không đắc chí thì tự mình đi theo con đường riêng mình. Giàu sang không làm cho mình kiêu cuồng, nghèo hèn không khiến ý chí thay đổi, uy vũ không thể khuất phục chí khí. Người như vậy có thể gọi là bậc đại trượng phu.
Cùng đọc xong một lúc, trong khoảnh khắc ấy, cả hai cùng cười phá lên và uống cạn chén mình. Trong khoảnh khắc ấy, cả hai thấy mình hào hoa vô cùng, phong nhã vô cùng, vĩ đại vô cùng, thì làm sao chẳng trở nên một đôi bạn đồng tâm cho được?
*
Đến cái ngày một mất một còn, đến cái ngày gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay, thì hai người họ cũng vẫn cứ hợp nhau ở chỗ đó, chứ có sao?
Trưa ngày 7 tháng 6 năm 1939, nhằm ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Mão, Tản Đà qua đời tại số nhà 71 Ngã Tư Sở, Hà Nội. Lúc đó Phan Khôi đang có mặt tại Hà Nội. Nghe tin Tản Đà thi sĩ về chầu Trời - ông nói thế cho oai và theo cách thi sĩ dùng điển tích trong thơ của mình - Phan Khôi cảm động lắm. Ông muốn tỏ cái tình của mình đối với thi sĩ, nên ông nghĩ hay là mình có câu đối phúng hoặc hùn cùng các báo một số tiền quyên giúp gia đình người quá cố? Nhưng rút cục, cả hai thứ đều không có, vì lâu nay ông không đặt câu đối được nữa và mới chân ướt chân ráo ra Hà Nội nên cũng nghèo như Tản Đà vậy. Thế rồi ông quyết định tỏ cái tình ấy theo kiểu cây nhà lá vườn, của nhà trồng được, đó là viết một bài báo kể về mối quan hệ giữa hai người từ xưa. Cách ấy xem ra cũng tiện mọi bề!
Đúng lúc ấy Phan Khôi gặp một trận ốm nặng, nhưng vào buổi chiều ngày 9 tháng 6, ông vẫn hòa vào dòng người đưa tiễn Tản Đà rời xa cõi nhân sinh mãi mãi. Về nhà trọ ở phố Hàng Bông, ông gắng gượng ngồi viết bài Tôi với Tản Đà thi sĩ, không kịp đăng trong Tao đàn số đặc biệt về Tản Đà ra ngày 1/7/1939, mà phải đăng vào số ghép 9 +10 ra ngày 16/7/1939.
Cuối bài báo, Phan Khôi than:
- Ông Tản Đà ơi! Đại trượng phu!
- Chúng ta có là đại trượng phu không, ông Tản Đà?
Chính nhờ có bài báo đó mà người đời sau mới tỏ tường đôi chút về đôi bạn thiết nổi tiếng một thời: Phan Khôi và Tản Đà(1) ./.
Linh Đàm, mùa hạ Đinh Dậu, 2017
P.A.S.
____________________
Chú thích: (1). Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1938 - 1942, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2017, trang 112 - 117.
Người viết bài theo comment của dung tran la con trai cụ Phan Khôi
PHAN KHÔI
NHỚ PHAN KHÔI
NHÂN 130 NĂM NGÀY SINH (6/10/1887 - 6//2017)
CHÂN THƯ KÝ HÃNG BUÔN - Phan An Sa
Năm 1918, ra Hà Nội viết cho Nam Phong tạp chí, nửa chừng, Phan Khôi xin thôi việc, về nhà. Năm 1919 anh vào Sài Gòn, trước viết cho tờ Quốc dân diễn đàn của ông Chủ nhiệm Nguyễn Phú Khai, về sau viết cho tờ Lục tỉnh tân văn, chưa được bao lâu thì bị giải chức. Thấy con tay trắng trở về, cụ Phan Trân cha anh rất phiền lòng. Cụ đã khuyên anh không biết bao nhiều lần, rằng anh là con độc đinh, như hũ mắm treo đầu giàn, lại đã có vợ có con, ở nhà lo chí thú làm ăn, thờ phượng ông bà tổ tiên, mới là phải đạo. Đời người như bóng câu qua cửa sổ, loáng một cái là hết, nào có lâu la gì. Thấy cha phiền trách, Phan Khôi nghĩ về bản thân mà ân hận: té ra anh chẳng những là thằng người không biết chiều theo đời, mà còn là đứa con không biết chiều bụng cha!
Ở Sài Gòn về nhà vào đầu mùa Thu năm 1919, Phan Khôi nằm khoèo cho đến mùa Xuân năm sau. Anh, một mặt, tìm mọi cách làm cho người cha bớt bận tâm về mình, cụ mà quên anh đi thì càng hay; mặt khác tìm niềm vui ở người vợ hiền thảo và mấy đứa con thơ dại suốt ngày chạy chơi quanh quẩn trong nhà. Đã có lúc nản chí, anh thấy chán cái cảnh đeo đuổi với cuộc đời, nhưng còn chán hơn nữa là tự thấy mình thật vô dụng. Vì chí trai vẫn để tận đâu đâu chứ không phải để ở cái làng Bảo An bốn bề sông nước, nên cũng đã thêm mấy lần anh bẩm mạng cùng người cha để xin ra đi lần nữa. Thì cha anh một hai ngăn trở, không cho, nói thác đi rằng vận hạn của anh còn xấu lắm, dẫu có ra đi cũng chưa thể làm gì nên nỗi được. Đến nước đó thì anh đành bó tay, nên suốt cả mùa Đông năm đó, ngày nào anh cũng phải nốc rượu đến lử người đi, rồi tối đến, lại trốn đi đánh cờ đánh kiệu ở các nhà hàng xóm.
Sau Tết Nguyên đán, tháng ba năm 1920, người con trai lớn của ông chú Phan Định là Phan Hạnh - anh ruột Phan Thanh - qua đời ở Thanh Hóa. Tiếp được tin nửa đêm, Phan Khôi đi cùng ông chú xuống tỉnh thành Hội An để kịp lo giấy tờ cho việc hậu sự của chú em ở ngoài Thanh. Xong việc ở Hội An, ông Phan Định ủy thác cho người cháu ra thẳng Thanh Hóa tực tiếp giải quyết công việc ngoài đó, còn mình trở về Bảo An lo công việc ở nhà. Phan Khôi ra đến Thanh Hóa thì người em họ bất hạnh đã được an táng xong xuôi. Còn những rương hòm chứa ít tài sản của người em, anh tính đưa về bằng đường bộ không tiện, chi bằng đưa ra Hà Nội, rồi xuống Hải Phòng, theo đường biển mà chở về. Nghĩ sao, anh làm như vậy.
Đến Hải Phòng, Phan Khôi vô tình gặp Dương Tự Nguyên là người quen cũ. Dương Tự Nguyên trạc tuổi Phan Khôi, là con trai thứ ba của cụ Dương Trọng Phổ (1862 - 1927), quê làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Anh là em Dương Bá Trạc (1884 - 1944) và là anh của Dương Quảng Hàm (1898 - 1946), Dương Cự Tẩm, Dương Tự Quán (1901 - 1969). Dương Tự Nguyên từng du học Nhật Bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu - cùng lúc với Phan Khôi tham gia phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh - rồi về nước, có viết mấy cuốn sách, hiện đang sống tại Hải Phòng và làm việc cho một nhà băng Ăng-lê ở đây. Hai người hẹn gặp nhau lúc chín giờ tối tại vườn hoa trước Nhà hát Lớn thành phố, cùng ngồi trên một cái ghế băng dài bằng xi măng. Chuyện của hai bên thật nhiều, nói với nhau mãi cũng không hết. Sau cùng, Dương Tự Nguyên rủ Phan Khôi ở lại Hải Phòng, tìm chỗ làm, chơi cho vui. Đến mười hai giờ đêm, để kết thúc câu chuyện, Dương Tự Nguyên nói:
- Sĩ sanh ư thế, khả dĩ bách vi! Nghĩa là: chúng ta bỏ nghề báo, qua nghề buôn, sao lại chẳng được?
Nguyên văn chữ Hán, câu đó là của Hoàng Đình Kiên, tự Sơn Cốc, hiệu Sơn Cốc đạo nhân, đỗ Tiến sĩ năm thứ ba niên hiệu Trị Bình (1066), là nhà thư pháp và nhà văn nổi tiếng về từ khúc thời Bắc Tống, Trung Quốc. Dương Tự Nguyên nói rút lại cho gọn, chứ nguyên văn đầy đủ của câu đó là: Sĩ sanh ư thế, khả dĩ bách vi, duy bất khả tục, tục tiện bất khả y. Nghĩa là: Kẻ sĩ sinh ra ở đời, có thể làm hàng trăm việc, nhưng không thể theo tục được, tục càng không thể chữa được.
Nghe nói thế, Phan Khôi hiểu rằng, người bạn muốn nhấn mạnh với mình cái ý kẻ sĩ sinh ra ở đời, có thể làm hàng trăm việc. Đã phải nói như thế nghĩa là bạn đã hết lòng với mình. Vả, Dương Tự Nguyên mượn câu nói của người xưa để chỉ hoàn cảnh của mình lúc này, cũng là có lý. Đã qua cái tuổi tam thập như lập mà còn lận đận, thì việc dừng lại để thử một nghề mới, cũng là điều nên làm!
Liền đó có người mách rằng ông Bạch Thái Bưởi chủ hãng tàu Bạch Thái đương cần một người thư ký thạo chữ Hán và Quốc ngữ, nếu biết thêm chữ Pháp thì càng hay, trả lương tháng chừng chỗ bốn, năm chục. Phan Khôi nghe thì bỏ bụng liền và quyết định ở lại Hải Phòng thêm một thời gian để thử vận may. Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) tên thật là Đỗ Thái Bưởi, quê làng Yên Phúc huyện Thanh Trì, hồi xưa thuộc đất Hà Đông, nhưng làm ăn ở Hải Phòng. Năm đó ông bốn mươi sáu tuổi, còn Phan Khôi ba mươi ba. Đương thời ông là một doanh nhân nổi tiếng cả nước, đến người Pháp ở Việt Nam, cỡ Thống sứ Bắc Kỳ, cũng phải nể mặt. Người ta nói ông từ tay trắng, nhờ có gan mà làm nên nghiệp lớn. Sinh thời Bạch Thái Bưởi kinh doanh hàng hải, khai thác than đá và xuất bản in ấn. Ông nằm trong danh sách bốn người giàu nhất Việt Nam thời đó: nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi.
Theo lẽ, mình muốn xin việc thì viết thư cho chủ, kêu là đơn xin việc. Nhưng Phan Khôi không làm thế, mà viết một bức thư kể rõ sự tình với cụ Nguyễn Bá Học ở thành phố Nam Định, nhờ cụ tiến cử mình với ông chủ công ty Bạch Thái. Nguyên do là, năm 1908 ra Hà Nội, vì mật thám Pháp lùng sục dữ quá, Phan Khôi và vài người bạn phải lánh xuống Nam Định, rồi ở đó vài tháng và theo học tiếng Pháp với cụ Nguyễn Bá Học. Lúc anh trở lên Hà Nội thì bị mật thám Pháp bắt ngay, giải về Quảng Nam kêu án tù ba năm, giam tại nhà lao Hội An. Sau này, hễ có dịp ra Hà Nội là Phan Khôi lại dành ít ngày xuống Nam Định hầu chuyện cụ, vì vậy hai bên vẫn là chỗ qua lại gần gũi.
Quả nhiên, chỉ sau một tuần lễ, một ngày hạ tuần tháng tư Tây, lúc ba giờ chiều, có người nhà ông chủ Bạch Thái đến nhà Phan Khôi thuê trọ mời anh đến phòng giấy ông ấy. Phan Khôi có mặt ngay trong dáng dấp đặc sệt một anh nhà Nho trẻ tuổi, khăn đóng áo dài; ngược lại với ông chủ công ty Bạch Thái phương phi bệ vệ, trán cao, đầu hói, đóng bộ com-lê cà-vạt đặc Tây. Ông chủ tiếp khách với thái độ vui vẻ, cứ như hai người đã quen biết nhau từ trước, nay mới gặp lại. Được như vậy là nhờ ông chủ đã đọc bức thư của cụ Nguyễn Bá Học giới thiệu người học trò cũ từ hơn mười năm trước bằng những lời rất tốt đẹp, và nay ông được chứng kiến trước mắt mình một trang nam nhi dáng người cao lớn, vai rộng, hơi gầy, có đôi mắt sáng với ánh nhìn thẳng; nói năng, đối đáp gãy gọn, ra dáng một nhà Nho có học vấn nhưng không cũ kỹ. Ông chủ đã thấy ưng trong bụng.
Sau màn ra mắt, Bạch Thái Bưởi hỏi:
- Trước, anh làm ở Nam Phong, lương tháng bao nhiêu?
Phan Khôi thành thật:
- Dạ, chỉ hai chục. Nhưng chuyện ấy cách nay đã ba năm rồi. Vả, tôi thôi việc ở đó cũng đã lâu, bây giờ mọi chuyện đã khác.
Ông chủ mỉm cười, hỏi tiếp:
- Theo anh, bây giờ lương phải bao nhiêu?
Phan Khôi thẳng thắn:
- Năm chục là phải.
- Bốn chục thôi vậy!
Phan Khôi lặng thinh, không ra ưng thuận cũng không ra phản đối. Biết ý, ông chủ cố thêm lần nữa:
- Bốn lăm vậy?
Lặng đi một lúc, rồi khách ngẩng nhìn chủ nhà, không nói gì. Ông chủ như sợ để vuột khỏi tay một vật quý, đành nhanh nhảu:
- Ử, thôi, năm chục! Nhưng mỗi tháng anh phải để lại mười phần trăm, coi như tiền ký quỹ, chỉ nhận về bốn lăm đồng thôi.
Sang chuyện công việc thơ ký thì nghe ra cũng đơn giản.
Hàng ngày Phan Khôi chỉ phải viết thư giao thiệp với khách hàng, khách đó thì hoặc là Hoa Kiều hoặc là người Nam mình. Hợp đồng làm thơ ký của anh được ký ngay hôm đó. Theo hợp đồng thì ngày 1 tháng 5 năm 1920 Phan Khôi chính thức làm việc cho công ty Bạch Thái. Tính ra thời giờ không còn bao nhiêu, vì vậy anh gấp gáp viết thư cho ông chú và ra Bưu điện gửi đồ đạc của người em họ về Bảo An. Viết thêm một cái thư ngắn trần tình với cha anh là cụ Phan Trân về công việc anh mới nhận tại Hải Phòng. Thế là anh trở thành dân ngụ cư đất Hải Phòng trong chân thư ký hãng buôn. Chính Phan Khôi cũng không ngờ sự thay đổi lại mau chóng đến vậy, đang làm ký giả, thoắt một cái, thành ra thư ký hãng buôn, kể cũng bất ngờ! Gì cũng được, miễn là kiếm ra tiền đủ đút miệng và dăm ba tháng một lần gửi về nhà phụ vào thu nhập từ ruộng vườn, nuôi cha già và vợ con!
Công việc thảo văn thư bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, kể cả bằng chữ Pháp để ông chủ giao dịch với khách hàng hằng ngày, đối với Phan Khôi là chuyện đơn giản, anh làm trôi chảy và ông chủ cũng hài lòng. Chỉ có giờ giấc làm việc thì thật là cổ quái, chính Phan Khôi cũng không kịp hiểu ra tại sao mình lại chịu được và theo được. Theo lệ ở công ty, mỗi ngày làm mười tiếng đồng hồ, sáng từ bảy giờ đến mười hai giờ, chiều từ một giờ đến bảy giờ tối, chủ nhật chỉ được nghỉ nửa ngày. Riêng với Phan Khôi lại khác: sáng từ tám giờ đến một giờ, chiều từ ba giờ đến tám giờ tối. Ông chủ nói đó là sự vạn bất đắc dĩ, hễ Phan Khôi dốc lòng làm thì phải chịu khó mà theo, bằng không thì thôi.
Nói thì nói vậy, nhưng mươi hôm đầu đi làm, Phan Khôi hầu như chẳng có mấy việc, chỉ phải viết một vài cái thư, toàn là thư cho những người xin việc, cái thì hứa hẹn, cái thì từ chối. Nhưng nửa tháng, rồi một tháng thì tình hình đã khác, công việc buộc Phan Khôi phải làm cật lực. Cứ mỗi sáng, từ tám giờ đến mười hai giờ, anh phải làm những việc của ngày hôm trước còn lưu lại. Ông chủ thì chín giờ mới đến. Đến, thì ông sai cắt công việc, đọc thư, tiếp khách cho đến mười hai giờ. Giờ đó là giờ nghỉ nên ai cũng về nhà ăn cơm, nghỉ trưa cả, riêng Phan Khôi thì ông chủ gọi sang ngồi cùng ông. Ông chủ đưa ra một mớ thư mà ông đã đọc, với mỗi cái, ông bảo anh phải trả lời làm sao. Phan Khôi, mắt thì nhìn ông chủ, tai thì nghe mà tay thì phải ghi chép lia lịa mới kịp. Có ngày thư nhiều quá, đến một giờ chiều vẫn chưa xong, thì phải ngồi rán ít nữa kỳ xong mới thôi. Bắt vào giờ làm việc buổi chiều, anh phải ngồi viết những bức thư mà ông chủ vừa trao đổi, cái nào có quan hệ với các nhà chức trách thì còn phải đưa đi đánh máy. Đến bốn giờ chiều ông chủ lại đến, anh lại phải vào ngồi cùng ông đến bảy giờ tối với công việc như buổi sáng. Vì mỗi ngày phải ít ra là hơn hai giờ ngồi cùng ông chủ, nên hôm nào Phan Khôi cũng ra về rất trễ. Trong tám tháng ở trọ để đi làm cho công ty Bạch Thái, trưa cũng như tối, bữa nào anh cũng phải ăn cơm sau, ăn một mình với cơm canh nguội lạnh hết cả.
Công việc phải làm như khổ sai, nhưng cũng có lúc Phan Khôi cảm thấy vui thích như hồi trước được đi học ở một trường lớn. Những việc không quan hệ thì anh không biết, nhưng trong những việc anh làm cùng ông chủ thì anh thấy ông có nhiều mánh lới với kẻ ăn người làm lắm. Trong đó có một chuyện với ông Đoàn Dư làm ở phòng Kế toán, lớn hơn anh dăm tuổi. Đoàn Dư kể: một hôm, ông ta nài nỉ xin ông chủ cho thanh toán một khoản tiền mua bán chi đó, nhưng ông chủ bảo không được. Đoàn Dư trả lời là nếu không được thì sẽ xin nghỉ việc. Nói xong, ông ta đã dợm chân bước đi vì biết xin thêm bằng số ấy ở ông chủ Bạch Thái là không thể được. Có lẽ ông chủ thật lòng không muốn để sẩy mất một người làm được việc như Đoàn Dư, nên nhắm chừng Đoàn Dư có thể thôi việc thật, ông bèn nghĩ kế để Đoàn Dư phải ở lại. Thế là một hôm, lúc ông chủ sắp đi đâu đó, xe hơi đã chờ sẵn, nhưng ông chủ lại chưa đi mà kêu Đoàn Dư ra bảo đưa cho mình một ngàn bạc. Lẽ thường, đã chi tiền ra thì phải nhận lại biên lai để làm chứng, cho dù vẫn biết tiền đó trước sau cũng là của ông chủ cả. Vì vậy, đưa tiền xong, Đoàn Dư hỏi xin biên lai. Ông chủ chẳng những không đưa mà còn nhăn mặt quạu quọ:
- Ông không thấy tôi bận thiếu điều xẻ lổ mũi ra mà thở hay sao? Thì ông cứ ghi lại đó cũng được chứ đã sao!?
Nói xong, ông chủ đi thẳng. Hôm sau ông chủ về, Đoàn Dư lại hỏi biên lai, nhưng ông chủ cười xề xề:
- Biên lai gì? Biên lai gì?
Anh chàng họ Đoàn lấy làm chột dạ, nhưng cũng không kịp nghĩ rằng đó là cái tròng sắp tra vào cổ mình. Đến cuối tháng, ông chủ bảo Đoàn Dư để sổ sách lại cho mình coi thử. Coi xong, thì một ngàn đồng bạc đó ông chủ không nhìn, tức là không thừa nhận phòng Kế toán đã chi ra và mình đã cầm, đã đút túi. Thế rồi theo lệnh ông chủ, một đằng, Đoàn Dư phải viết giấy nợ công ty một ngàn đồng; đằng khác, công ty tăng lương cho ông ấy mỗi tháng hai chục nữa, rồi cứ thế hàng tháng lại trừ hai chục cho đến hết nợ mới thôi.
Chuyện đó xảy ra trước ngày Phan Khôi đến làm việc một năm và được chính Đoàn Dư kể lại cho nghe. Kể xong, ông Dư nói:
- Tôi ở lại đây đã hơn một năm rồi, ông chủ đã hứa rồi đây sẽ hủy cái giấy nợ ấy cho tôi.
Thế tức là cả một năm nay ông chủ chưa hủy cái giấy nợ cho Đoàn Dư, mà vẫn chỉ là hứa suông! Quả ông chủ công ty là một cao thủ đối với những kẻ thuộc hạ.
Ông chủ lại còn cái tật hay đánh người làm. Một hôm Phan Khôi can ông về cái tật ấy, ông không nghe cho, lại còn lý sự:
- Người An Nam, nhất là bọn hạ lưu, xưa nay quen ăn roi vọt mới chịu làm, chứ không phải họ biết tự trọng. Thế cho nên phải theo cái thói quen đó mà cai trị thì mới dễ. Còn muốn lấy nhân đạo đãi họ thì phải đợi đến khi nào giáo dục lan khắp và đầy đủ để họ cũng biết tự trọng thì mới được. Tôi là nhà buôn, tôi chỉ cốt làm sao cho công việc chạy, chứ nói đến nhân đạo thì hỏng cả!
Điều ông chủ nói đó không hẳn là không đúng, nhưng nghe nó sặc mùi thực dân. Thấy ông chủ đôi khi xử vô lễ với người làm, nên lúc mới vào công ty, Phan Khôi đã có lần nói cho ông biết rằng mình không chịu nhục được, vậy phải liều liệu mà xử với nhau, không sẽ sanh chuyện chẳng lành. Ông chủ cười hà hà, hứa sẽ nhớ lời dặn của anh. Mà thật, trọn thời gian Phan Khôi làm ở Bạch Thái, ông chủ không hề nói với anh một tiếng nặng.
Ông chủ tỏ ra quan tâm đến Phan Khôi không chỉ trong công việc. Có lần ông khuyên anh nên mặc âu phục sẽ có lợi hơn cho công việc, cho công ty mà cũng cho chính anh nữa. Phan Khôi cứ chối, nói là không đủ tiền để lo liệu việc ấy vì còn phải dành giụm gửi về nhà. Vào mùa đông năm 1920 ấy, trời bắt đầu lạnh, ông chủ lại giục anh may sắm quần áo, nói sẽ cho anh mượn trước vài trăm bạc lương để lo, nhưng Phan Khôi cứ không ăn nhời vì biết rằng đã phải ngửa tay cầm đồng tiền của ông thì sẽ phải làm mọi cho ông suốt đời.
Cũng mùa đông năm ấy có hai việc đồng thời xảy đến với Phan Khôi:
Một là, một vị linh mục ở Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Hà Nội, là chỗ bạn quen với anh lâu nay, có việc xuống Hải Phòng, tìm đến nhà trọ thăm anh. Vị Linh mục cho hay ở trên Hà Nội người ta đang tìm người để dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt. Sẵn nghe Phan Khôi kêu làm ở Bạch Thái nhọc quá, vị linh mục khuyên anh nên lên Hà Nội xem thử việc đó thế nào và hứa sẽ giới thiệu anh với Hội Thánh. Phan Khôi cả mừng, coi đây may ra là một cơ hội tốt để mình thoát khỏi Bạch Thái, hứa sẽ lên Hà Nội sớm. Và anh đã lên đó vài lần.
Và hai là, viên Tri phủ Điện Bàn trong Quảng Nam quê anh làm rắc rối, có văn thư bẩm Tòa, bẩm Tỉnh đòi anh phải về lại Quảng Nam cư trú, không cho ở Hải Phòng, vì tuy mãn hạn tù đã lâu, nhưng anh vẫn ở trong diện phải quản thúc vô kỳ hạn. Biết chuyện, Phan Khôi tự mình làm đơn gửi về trong ấy đối phó chứ không để ông chủ biết chuyện. Vậy mà không hiểu sao ông chủ lại biết, ông bảo anh lấy luật sư «bao tháng» của ông, để kiện lại viên Tri phủ, nhưng Phan Khôi khước đi, nói rằng:
- Việc là việc riêng của tôi, tôi không muốn ông can thiệp vào, thêm bận cho ông.
Những điều cơ cảnh đó anh biết ông chủ có để tâm đến, vì đã có người nói lại với anh: có lần ông chủ khen thành lời: «Kể cũng lạ, cái anh chàng thư ký của tôi! Sao một nhà Nho lại có cái óc Tây lạ!?». Phan Khôi vẫn biết ông chủ càng khen mình chừng nào thì mình càng phải nai lưng ra làm cho ông chừng nấy. Nhưng anh cũng có điều an ủi: được có người thưởng thức cho, chẳng hơn không ư?
Sang năm mới rất có khả năng Phan Khôi được tăng lương, nhưng nghĩ tới cái thời giờ làm việc khắc nghiệt hàng ngày mình phải chịu, anh thấy không thể nào theo nổi, nên quyết chí từ chức. Và chính ông chủ cũng biết là không thể cầm chân anh thêm nữa. Lường trước những khó khăn có thể xảy đến từ phía ông chủ, để cho chắc ăn, anh không trực tiếp đưa đơn thôi việc, mà trước một tháng, viết thư bảo lãnh gửi cho ông chủ để xin từ chức. Nếu anh không làm rắn như thế e khó lòng mà rút ra được. Rồi buổi chiều ngày 31 tháng 12 năm 1920, Phan Khôi sang bàn giấy Bạch Thái Bưởi để từ giã. Ông chủ bảo thủ quỹ mở két lấy tiền đưa anh ba mươi lăm đồng cùng với tiền lương tháng ấy. Ông chủ cười, dặn thêm:
- Ông có ra, nhớ bảo cho mọi người biết công ty Bạch Thái sòng phẳng lắm, không hề quỵt tiền ký quỹ của một ai!
Sau này Phan Khôi mới biết, lúc anh quyết định ở lại Hải Phòng làm việc cho Bạch Thái, viết thư về nhà nói rõ việc ấy, thì cụ Phan Trân cha anh lấy làm phẫn khái lắm, xem thư xong, cụ nói với vợ anh:
- Làm gì thì làm, chớ việc chi lại đến nỗi đi làm công cho thằng cha trọc phú ở tận Hải Phòng!?
Năm đó cụ Phan Trân chưa đến sáu mươi, cụ vẫn thường tự tay viết thư cho con mỗi khi anh ở ngoài. Trong thư viết bằng chữ Hán đã đành, ngoài bì đề chữ Tây hay chữ Quốc ngữ rồi, cụ còn chính tay mình viết thêm mấy chữ Hán nữa, mới chịu. Thư lần này, cụ hỏi anh phải kèm chữ Hán ngoài bì thế nào, thì Phan Khôi viết thư về xin đề rằng: Phan Khôi tiên sanh, Bạch Thái công ty thơ ký viên. Trong ý Phan Khôi, muốn nhờ mấy chữ tiên sanh và thơ ký viên để tăng giá trị lên đôi chút cho cha mình đỡ tủi hổ vì con. Anh có ngờ đâu mấy chữ đó chẳng có chút hiệu quả gì! (1)
Ngay tối 31 tháng 12 năm 1920, Phan Khôi lên tàu hỏa chạy Hà Nội, kết thúc tám tháng giữ chân thư ký hãng buôn!
Đến năm sau, 1921, Phan Khôi ở Hà Nội viết cho tờ Thực nghiệp dân báo, anh có gặp lại Bạch Thái Bưởi trong một buổi hội. Ông chủ cũ nài nỉ anh trở lại làm việc cho Bạch Thái, nể quá anh có hẹn, nhưng rồi lơ luôn. Lơ luôn một phần vì không dám đâm đầu vô đó lần nữa, phần nữa là anh đã nhận lời dịch Kinh Thánh cho Hội Thánh Tin Lành ./.
Linh Đàm, mùa Hạ Đinh Dậu 2017
P.A.S.
______________
Chú thích: (1). Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1938 - 1942, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2017, trang 357 - 362.
Fb dung dinh