11/08/2016
Có một điều dễ thấy, đó là hễ các VĐV Trung Quốc đi đến đâu thì y rằng ở đó xảy chuyện. Ngay khi Olympic 2016 còn chưa kịp khởi tranh, phần còn lại đã thấy ức chế với sự “xấu tính” của đoàn thể thao đại diện cho đất nước đông dân nhất hành tinh.
Hôm 4.8, tức 2 ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội tại Rio, VĐV bơi người Trung Quốc là Sun Yang đã có hành động khiêu khích một thành viên của đội bơi Australia. Ngoài ánh mắt và lời nói, Sun Yang còn có cả hành động té nước về phía Mack Horton nhằm khiến cho đối thủ tại cự ly 400 mét tự do nam mất tập trung khi luyện tập.
Có thể đã hiểu quá rõ các VĐV Trung Quốc, hoặc do được giáo dục trong một môi trường có văn hóa, Horton phớt lờ cách hành xử của Sun Yang. Thay vì dùng nắm đấm để trả đũa, Horton chỉ nói rằng anh không tiếp chuyện với một kẻ “có tiểu sử sử dụng doping” rồi sau đó đánh bại Sun Yang trên đường đua.
Hùa theo hành vi “vừa ăn cắp vừa la làng” của Sun Yang, báo giới và cả cư dân mạng Trung Quốc lập tức phát động cuộc tổng tấn công nhắm vào Horton. Thậm chí HLV trưởng đội bơi Trung Quốc cũng buộc tội Horton “làm tổn thương tinh thần” của các học trò.
Những người thuộc phe trung lập chẳng buồn tin vào giọng điệu của phía Trung Quốc. Bởi ai nấy đều nhớ như in những vụ lùm xùm mà các VĐV Trung Quốc đã gây ra trong quá khứ. Tại London 2012, sau khi một BLV người Mỹ thể hiện vẻ ngạc nhiên trước “sự già dặn” đáng ngờ của một tay bơi 16 tuổi đến từ Thượng Hải, Tân Hoa xã đã nổi giận và cho rằng nước Mỹ đang ghen tức với sức vươn vũ bão của các VĐV Trung Quốc.
Vào năm 2004, trang web chính thức của Ban tổ chức đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã đăng một bài viết có từ ngữ rất nặng nề nhắm vào ý kiến nhận xét từ nhiều thập kỷ trước của một quan chức thể thao Anh rằng thể thao Trung Quốc chỉ là “một gã ốm yếu tại châu Á”.
Tư tưởng không ai bằng mình của đoàn thể thao Trung Quốc còn được thể hiện rõ nét qua màn ăn mừng “như đúng rồi” của võ sĩ boxing “hạng ruồi” Lu Bin sau trận đấu thuộc vòng 1 với đối thủ người Kenya, Peter Warui. Giới quan sát được phen cười nghiêng ngả với Lu Bin nhưng Trung Quốc lại coi tay võ sĩ gốc Quảng Châu là “người hùng dân tộc”. Hình ảnh Lu Bin quỳ xuống hôn sàn đấu vì tưởng mình giành thắng lợi đã được chia sẻ hơn 130.000 lần trên mạng xã hội. Từ khóa "Lu Bin hôn vũ đài" được hơn 7.000 người đăng lại. Về phần mình, Lu Bin cũng quả quyết rằng "trọng tài đã đánh cắp giấc mơ của tôi".
Đúng là không còn gì để nói…
Ảnh : Trọng tài chính tỏ vẻ khó hiểu trước màn ăn mừng ngớ ngẩn của võ sĩ Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét