Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

TRUYỆN KIỀU VÀ TIẾNG VIỆT



Cách đây ít lâu, một người bạn có nhắc với tôi câu nói của Phạm Quỳnh : Truyện Kiều còn thì Tiếng Việt ta còn...Cứ như đó là một chân lý sáng ngời vậy. Và tôi đoán là con bọ già ND Xuân cũng tin và viện dẫn điều này khi đả phá chữ quốc ngữ vậy...

Tiếng Việt có lịch sử từ mấy ngàn năm nay từ khi khai sinh ra dân tộc VN. Chính tiếng Việt đã giúp phân biệt người Việt trong cộng đồng đa dân tộc của thế giới. Nghe tiếng nói là người ta nhận ra bạn so với những người tàu, người hàn, người nhật, người thái.... Chính tiếng Việt và dân tộc Việt mới khai sinh ra mấy ông nhân tài cỡ Nguyễn Du, Phạm Quỳnh... và các tác phẩm để đời. Từ khi nào mà chúng ta bị mấy ông chính trị gia lừa phỉnh bằng những luân điệu như vậy.

Nguyễn Du là một đại thi hào, truyện Kiều của ông ấy gắn với văn hóa Việt Nam, thấm vào trong máu người Việt đến độ mẹ tôi một người phụ nữ ít học mà lúc trẻ vẫn ru con à ơi bằng mấy câu thơ Kiều. Nhưng không thể gán ghép một cách vớ vẫn là mất Kiều là mất dân tộc được. Đó là chính trị...

Cũng giống như chuyện mấy anh cổ động viên bóng đá vào sân bóng mà còn ôm theo ảnh ông Hồ, ông Giáp vậy... Đó là thứ niềm tin ngu xuẩn. Đá banh, thắng hay thua đều do trình độ, kỹ thuật tay nghề của cầu thủ và huấn luyện viên..Xa hơn nửa là điều kiện sân bãi, thời tiết và ức chế tâm lý trước sự cổ động của khán giả. Làm gì có ông nào phò hộ ông nào ??

Tất cả chỉ là chuyện chính trị, tuyên truyền để lôi kéo quần chúng vì mục đích chính trị

Bên cạnh tình cảm yêu thích bóng đá, yêu thích văn chương, hội họa thi ca thật sự thì mọi sự cổ vũ, ngợi ca và phê phán đều có liên quan đến chính trị và tuyên truyền

Bài viết này cũng không nằm trong ngoại lệ..
Bạn có tin không ?

TRẦN PHONG VŨ
11/12/2019




Không có nhận xét nào: