Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018
SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC
Đây là một cái tát vào mặt chế độ và làm triệt tiêu niềm tin của nhân dân... Xét về mặt này thì tội của anh Lương và những người đang nắm quyền ở Hà Giang rất lớn. Không có Việt tân hay bất cứ thế lực thù địch nào có đủ bản lĩnh gây ra sự phá hoai đến thế...
Chưa kể là kế hoạch thi 3 trong 1 của Bộ GD coi như là phá sản vì không chỉ Hà Giang mà còn Sơn La, Lạng Sơn cũng có nghi vấn về sự trung thực của kỳ thi. Có thể nào rà soát trên quy mô toàn quốc được không ?.. Câu trả lời có lẽ là...không thể hoặc nếu có làm đươc thì liệu có ai còn tin vào kết quả rà soát đó ?
Tình hình rất ư là tình hình...
Nhớ anh Trịnh từng có bài hát "Tiến thối lưỡng nan.."
VŨ A KA
22/7/2018
Model Mai Phuong Le
Photo Dung Tran Van
Nhiếp ảnh và Mẫu Saigon
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018
EM CHO ANH NỢ TẤM CHỒNG
Anh cho em mượn dây tơ
Mở ra thắt lại cơn mơ bão bùng
Em cho anh nợ tấm chồng
Lâu lâu lấy lại xoay vòng vòng chơi
Anh đưa em mượn cuộc đời
Mang theo tô điểm nụ cười hanh hao
Yêu người xanh vỏ đỏ cau
Bổ ra làm tám tấm sầu chia phôi
Trầu à , têm hộ dùm vôi
Cho hay đời bạc ơn đời được sao
Em về nhặt lấy hư hao
Chia anh nghìn vạt chiêm bao làm giường
Gối đầu lên mảnh cô đơn
Vòng tay ôm cả yêu thương vào lòng
Em cho anh nợ tấm chồng
Trả hay không trả không xong với nàng
Mong-Hoa Vo
19July 2017
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
NGƯỜI TRẺ
"... Người trẻ trên dưới 18 tuổi ở nước ta đâu phải như người trẻ ở Hongkong dám xuống đường, kêu gọi bãi khóa đòi chính quyền tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu, phản đối chính sách thân Tàu!.
Người trên dưới 18 tuổi ở nước ta không như người trẻ ở Mỹ dám đứng trước tòa Bạch Ốc đọc diễn văn như một người đối thoại ngang bằng với Tổng thống đòi xem xét về luật sở hữu vũ khí!
Người trẻ trên dưới 18 tuổi ở nước ta là những đứa trẻ được nhồi ý nghĩ vào đầu từ bên ngoài qua những bài văn mẫu, qua cách giảng dạy nói không với phản biện và ý kiến trái chiều, nhất nhất tuân theo sách giáo khoa không căn vặn.
Người trẻ trên dưới 18 tuổi của chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy phải ngoan ngoãn nghe lời bề trên, mặc kệ những gì diễn ra xung quanh miễn sao mình yên ổn.
Người trẻ của chúng ta được ấn vào những cái khuôn đúc sẵn, thi trường gì, làm nghề gì đã có bố mẹ quyết định thay, từ bé đã chứng kiến bố mẹ mình hoặc bố mẹ đứa khác điều khiển điểm thi như làm xiếc. Người trẻ trên dưới 18 tuổi của chúng ta hoặc là những đứa trẻ được xếp lên những chiếc ghế kê sẵn của quyền lực hoặc gạt xuống xung quanh chân ghế làm những kẻ vâng dạ to xác sau này...."
Lời bàn của Vũ :
Người lớn cũng có hay ho gì đâu...? Tôi cũng thấy xung quanh mình rất nhiều người lặng im với thời cuộc...Để cho lành ( an toàn.. )
Người lao động, người nông dân, người buôn gánh bán bưng thì vì miếng cơm manh áo, vất vả kiếm sống nên họ không biết hoặc nếu biết thì họ cũng cố mà chạy cho con vào làm chính quyền dù chỉ làm cấp thấp nhất là trật tự dân phòng
Người có học, có hiểu biết thì ráng mà chạy một việc làm dù lương thấp như giáo viên, bảo mẫu hay hộ lý ở một bệnh viện.. Người ở cấp cao hơn thì ráng mà giữ cái ghế... Biết mà vẫn im lặng.. Đó là phương châm sống của đời này
Sự thành công của thể chế và của nền giáo duc nói chung là đào tạo nên một thế hệ và một xã hội... cực kỳ ổn định...
TRẦN PHONG VŨ
THẦY LƯƠNG
Tôi bắt đầu được học tiếng Anh từ khi vào lớp 10, và thầy Lương là thầy giáo dạy tiếng Anh đầu tiên của tôi. Thầy Lương tốt nghiệp sư phạm khoa tiếng Pháp, do có người quen trong ban giám hiệu nên thầy được nhận về trường tôi. Nhưng trường tôi khi đó không có môn tiếng Pháp, chỉ có Anh và Nga, mà Anh thì biên chế hết rồi, không chen vào được nữa, nên thầy đành học cấp tốc một khóa tiếng Nga rồi vào trường làm giáo viên dạy Nga. Thật may cho thầy Lương là vài năm sau, một bà giáo viên tiếng Anh của trường tôi bị đi tù, nên thừa ra một suất biên chế tiếng Anh, thế là thầy Lương lại học cấp tốc một khóa tiếng Anh để chuyển sang làm giáo viên Anh. Thành ra, thầy Lương nói tiếng Anh nghe rất giống tiếng Nga, còn nói tiếng Nga thì lại như là tiếng Pháp…
Có lẽ vì thế mà hôm đầu tiên học từ mới, thầy không đọc mà viết phiên âm lên bảng rồi chỉ từng từ, chúng tôi ngồi dưới ngoan ngoãn đọc theo: “Ai là tôi, tôi là ai, họ là dây, chúng ta là ớt, say là nói, nói là say, hiếp là giúp, giết là kêu, trẻ con là cứt…”. Tôi đọc theo rất hăng, nhưng trong lòng lại có đôi chút thất vọng, bởi trước đó, tôi vẫn nghĩ tiếng Anh nó phải văn minh, lịch sự lắm, ai ngờ lại toàn hiếp với giết, lại còn coi trẻ con như cứt”.
Thầy Lương cũng dạy cho chúng tôi một số phương pháp học từ mới rất hay. Chẳng hạn như từ Security: thầy phiên âm nó thành Sờ-cu-rờ-ti. Ai hay sờ cu rờ ti? Chính là mấy bác bảo vệ đứng canh ở chợ, khi nghi ngờ ai đó ăn cắp đồ, bác sẽ sờ cu rờ ti khắp người để kiểm tra. Bởi thế, Security nghĩa là “bảo vệ”. Với từ “ant” - tức là “kiến” - thì thầy dặn chúng tôi hãy liên tưởng tới tên một quận của Hải Phòng: quận Kiến Ant. Liquid thầy phiên âm thành Ly-cứt, và thầy bảo chúng tôi liên tưởng tới bạn Ly – lớp phó lao động của lớp tôi, Ly bị tiêu chảy kinh niên, cứt thường xuyên ở dạng lỏng, bởi vậy, Liquid nghĩa là “chất lỏng”. Với từ December – thầy phiên âm thành “Đi xem bơi” – thầy kể là làng thầy có hội thi bơi diễn ra vào đúng tháng mười hai, bởi vậy, “Đi xem bơi” là “tháng mười hai”...
Lần ấy tôi đi thi tin học, phần soạn thảo văn bản, hì hục làm cả tiếng đồng hồ, lúc gần xong thì cái máy tính nó hiện lên cái câu hỏi tiếng Anh gì đó tôi không dịch được, chỉ biết là nó bắt tôi chọn giữa “Yes” và “No”. Tôi đang băn khoăn không biết phải chọn cái gì thì may quá, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy thầy Lương đang đi về phía nhà vệ sinh. Tôi liền gọi giật thầy lại và nhờ thầy giúp xem là tôi nên chọn click vào đâu. Thầy bảo: “No, No”, rồi ôm bụng chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Tôi nghe lời thầy, chọn “No”: thế là xong, toàn bộ bài của tôi mất sạch. Hoá ra, câu đó là máy tính nó hỏi tôi có muốn lưu lại nội dung tôi vừa làm hay không. Bị trượt môn tin, tôi bực quá, trách thầy, thì thầy bảo là lúc đó thầy đang đau bụng buồn ỉa, thầy bảo “No, No” tức là thầy đang vội, không giúp được đâu, chứ có phải là thầy nhắc đâu.
Rồi cả cái lần lớp tôi có đoàn cán bộ trên phòng giáo dục về dự giờ. Thầy Lương đặt một câu hỏi tiếng Anh đại ý là sau này lớn lên bạn mơ ước làm nghề gì. Câu này với tôi quá dễ, vì từ lâu, tôi đã rất ngưỡng mộ chú Tuấn - người giàu nhất làng tôi. Tất cả các quán ghi lô đề ở làng tôi đều là chi nhánh tay chân của chú Tuấn. Đánh bao nhiêu điểm, thậm chí cắm cả nhà, cả xe để đánh thì chú Tuấn cũng sẵn sàng ôm hết. Nói chung, chú Tuấn là một chủ đề rất có uy và được dân chơi trong và ngoài làng kính nể, nên không chỉ tôi mà rất nhiều đứa trẻ trong làng tôi đều ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành một chủ đề giống như chú.
Tôi giơ tay xung phong rồi đứng lên dõng dạc trả lời: “I want to be a topic”. Trả lời xong thì tôi thấy thầy Lương cũng như mấy cán bộ của phòng giáo dục mặt cứ nghệt ra như ngỗng đực, chắc là không hiểu gì. Tôi lại phải giải thích cặn kẽ rằng “topic” là chủ đề - một nghề nhàn hạ, nhanh giàu, và rất được nể trọng. Thầy Lương cùng các cán bộ nghe xong thì vỗ tay rào rào, khen tôi đặt câu hay quá. Tôi được cho điểm 10, còn lớp tôi tiết ấy được cho giờ Tốt.
Hồi ấy tôi cũng biết là muốn nói tiếng Anh tốt thì phải chịu khó thực hành với Tây, nhưng quê tôi thóc lúa, lợn gà nhiều, chứ Tây thì bới đâu ra? Ấy thế mà hôm ấy, khi lớp tôi đang lao động dọn cỏ trước cổng trường thì tự nhiên có hai thằng Tây lạc đường tiến lại gần hỏi thăm gì đó. Nhìn thấy Tây, mắt tôi sáng lên như một thằng cuồng dâm bị nhốt trong cũi sắt lâu năm vừa được thả ra và thả đúng vào căn phòng có Ngọc Trinh đang tắm. Tôi lao đến đứng trước mặt hai thằng Tây, rồi phọt ra một tràng tiếng Anh với giọng đầy tự tin. Tôi nói xong, hai thằng Tây nhìn nhau lắc đầu hoang mang. Cũng may, lúc ấy thầy Lương xuất hiện, thầy bắt tay hai thằng Tây, rồi nói câu gì đó rất dài. Đúng là thầy nói có khác, hai thằng Tây không còn hoang mang nữa mà chúng nhăn mặt, cau mày lại, xong lắc đầu vẻ ngán ngẩm rồi bỏ đi. Trước khi đi, chúng còn lẩm bẩm câu gì đó tôi không hiểu, vì chỉ nghe được hai từ là “shit” với “fucking” gì đó…
Tôi hỏi thầy là sao mình nói mà bọn Tây nó không hiểu vậy, thì thầy ân cần giảng giải: “Tiếng Anh nó cũng giống tiếng Việt mình vậy: Tiếng Việt có giọng Bắc, giọng Nam, giọng Nghệ An, Quảng Bình, giọng của đồng bào dân tộc Khơ Me miền núi. Cùng là người Việt nhưng em nghe mấy bà con Khơ Me nói em có hiểu gì không? Thì mấy thằng Tây ấy cũng vậy: chúng nó nói tiếng Tây, nhưng là Tây thuộc dân tộc thiểu số miền núi, còn chúng ta nói tiếng Tây phổ thông, chúng nó không hiểu là đúng”.
Năm ấy thi tốt nghiệp, trường tôi có 114 bạn bị trượt – trong đó có tôi, và lý do trượt hầu hết là bị điểm liệt môn tiếng Anh của thầy Lương. Thầy Lương buồn lắm, ôm chúng tôi, bảo: “Thầy có một ước mơ cháy bỏng đó là có thể sửa điểm tốt nghiệp để cho 114 em đỗ sạch”. Sau năm ấy, thầy bị cho nghỉ việc. Từ đó, chúng tôi không biết thầy đi đâu, và cũng không nhận được tin tức gì về thầy nữa…
Cho đến hôm nay, khi đọc báo nghe tin có ông Lương nào đó đã sửa điểm tốt nghiệp cho 114 học sinh thì chúng tôi mới giật mình sững sờ. Thầy ơi, liệu có phải đó là thầy không? Thầy đã luồn lách và leo lên được chức vụ cao như vậy sao? Chúng em rất tự hào và xin chúc mừng vì thầy đã thực hiện được mơ ước cháy bỏng năm nào!
ST.
Fb Mai Tùng Quang
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018
LỖI TẠI AI
Cư dân mang hiện đang sôi sục vì chuyện thi cử ở Hà Giang...Cũng dễ hiểu thôi, khi niềm tin vào thể chế và xã hội đã tụt giảm thì lòng người biến động, xáo trộn, giận dữ và bất cứ điều gì cũng dễ dàng gây ra phẩn uất. Có rất nhiều người lên án ngành giáo dục đã tạo điều kiện cho chuyện gian lận trong thi cử...
Thật ra, quy trình tổ chức coi thi và chấm thi ở VN cực kỳ phức tạp, rối rắm hơn nhiều nơi trên thế giới... Từ kỳ thi nhỏ nhất như thi học kỳ ở tiểu học cho đến kỳ thi tú tài và ở đại học, khâu ra đề, duyệt đề, coi thi, chấm thi làm ghê gớm lắm, tốn kém bao công sức, thời gian và tiền bạc so với người ta.... Nhưng.. ở xứ người ít xảy ra gian lận hơn ta. Đơn giản không chỉ là vấn đề lương tâm mà là họ biết nếu bị phát hiện thì...kể như tàn đời..
Còn ở VN mình thì khác, một số trường hợp bị cấm thi, hủy kết quả, thu hồi bằng đối với những kẻ chân đất, không có máu mặt.. Còn lại là xuê xoa xử lý nửa vời chờ êm dịu dư luận... Còn ai nhớ lúc ông Nhân mới về làm bộ trưởng bộ giáo dục thì ngay trong cơ quan Bộ đã từng xảy ra chuyện lộn xộn về thi cử...? Rồi kết quả xử lý ra sao ?? Vụ việc cũng chìm dần vào quên lãng... Chính cái cơ chế xử lý đó khiến cho tình trạng gian lận cứ phát triển, sinh sôi nảy nở...bịt chỗ này hở chỗ khác..
Dư luận chắc cũng không quên chuyện một thầy giáo đã phải ghi hình sự gian lận ngay trong buổi thi làm bằng chứng đấu tranh..Vào thời điểm đó báo chí cũng đã có nhiều bài viết phơi bày tình trạng bát nháo ở các hội đồng thi tốt nghiệp phổ thông...
Hôm nay chúng ta lại chứng kiến sự gian lận ở quy mô cấp tỉnh... Có đối tượng, có mục tiêu gian lận cụ thế... Thật là đáng sợ vì nó mang dáng dấp của.. một hệ thống, một đường dây nhằm phục vụ cho những ai thì chúng ta phải chờ xem kêt quả điều tra và đặc biệt xem cách chính quyền xử lý nặng hay nhẹ mới biết được..
Thiếu máu não và tụt áp từ lâu nên tôi không còn mơ mộng gì nhiều
TRẦN PHONG VŨ
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018
CUỐI TUẦN..
NÓI TIẾNG ANH
************************************************
When Charles de Gaulle decided to retire from public life, the British ambassador and his wife threw a gala dinner party in his honour.
Everyone heard her answer...... and no one knew what to say next.
"Ma cherie, I believe ze English pronounce zat word, "happiness!'
Happiness: hạnh phúc.
Cón... hard penis... là bí mật! Không nói được!
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018
Ở NHẬT
Ở những điểm du lịch thế này, bạn có thể thấy rất nhiều cô mặc Kimono nhưng coi chừng...toàn là khách trung quốc không đấy. Họ thuê áo mặc để chụp ảnh lưu niệm. Giới trẻ ở Nhật ít ai diện áo ấy ra đường trừ những ngày lễ hội. Có lẽ du khách trung quốc ở Nhật cũng thuộc loại giàu có nên họ không có vẻ xô bồ và lỗ mảng như ở Việt Nam.
Các cửa hàng ở Nhật cũng chỉ có chữ Nhật, chỗ nào công cộng thì mới thấy có biển hướng dẫn hoặc cảnh báo in tiếng Anh
Trông người rồi ngẫm đến ta, ở VN người kinh doanh thì chạy theo đồng tiền đã đành, còn lại là một sự quản lý lỏng lẻo và tùy tiện nên bây giờ nhìn đâu cũng thấy người tàu và tiếng tàu
TRẦN VŨ
3/7/2018