1. Đó là một buổi tối rất bình yên, cả nhà tôi đang cùng xem bộ phim truyền hình yêu thích thì chuông điện thoại reo. Mẹ nhấc máy. Chăm chú lắng nghe, nói “Vậy à, vậy à, ừ…”. Rồi đặt máy. Tôi thoáng thấy mẹ làm một việc rất lạ nữa rút “giắc” cắm điện thoại. Rồi mẹ lại cùng bố con tôi xem phim. Đó là đêm cháy chợ Đồng Xuân. Bạn hàng hốt hoảng báo cho mẹ biết là lửa đã cháy đến sạp vải của nhà chúng tôi. Sau đó là những năm vay mượn, đầu tắt mặt tối, gây dựng lại từ đầu. Có lần tôi hỏi mẹ về tối hôm đó, mẹ trả lời êm ả: “Mẹ không muốn bố cuống lên rồi lao đến đó, nhỡ có làm sao…”. Cả cơ nghiệp lao đao, nhưng trong giây phút đó, mẹ chỉ nghĩ đến bố tôi.
2. Chị tôi dành dụm vốn liếng định mua một mảnh đất ở ngoại thành. Hẹn được với người ta mang tiền đến đặt cọc, chị vội vã gọi taxi. Dọc đường, chị bắt gặp một đoàn nam phụ lão ấu hớt hơ hớt hải bồng một cô bé bị trâu húc vẫy xe xin đi nhờ lên Hà Nội cấp cứu. Chị tôi lập tức bảo anh lái xe quay xe, đưa cô bé con, người mẹ, và cả chị thẳng về Hà Nội. Mẹ cô bé tê liệt vì sợ hãi, chỉ biết ôm con khóc ròng. Một mình chị lo toan cho cô bé vào phòng cấp cứu, nhập viện, thậm chí đóng luôn cả tiền viện phí khi biết người mẹ không có nổi 100 nghìn trong túi… Khi chắc chắn là cô bé an toàn, chị mới trở về nhà. Không bao giờ nhắc đến chuyến xe ấy tốn kém bao nhiêu, tiền viện phí thế nào, hay buồn vì mảnh đất ưng ý kia không kịp đặt cọc đã qua tay người khác. Và cứ đến Tết, nhà chị lại có thêm những người khách từ quê ra.
3. Cha tôi là một người thành đạt, cha rất yêu công việc, đi sớm về khuya, mất ăn mất ngủ. Còn mẹ tôi, trong mắt mọi người, là một phụ nữ thật bình thường với những lo toan giản dị. Nhưng có lần cha nói với tôi rằng dù cha rất yêu thích công việc nhưng cha không cần nó, cũng như cha cũng chẳng cần lắm nhà cửa, tiền bạc. Tất cả những gì cha cần là mẹ, có mẹ là cha có tất cả, kể cả những thứ rất quý giá, như là… chúng tôi.
Đôi khi bạn phải ngạc nhiên về những người mà bạn yêu quý. Sự an nhiên nơi tâm hồn họ. Những quyết định đơn giản mà quyết liệt. Sự bình thản của họ trước những thứ tưởng chừng rất quan trọng, nhưng lại không thật sự quan trọng. Cái cách mà họ tha thiết với con người giản đơn, nhưng mãnh liệt. Nhưng hiểu được họ, bạn sẽ hiểu được niềm vui của thuỷ thủ đoàn khi nhìn thấy đất liền, của khách lữ hành khi nhìn thấy làng mạc, của nhà du hành vũ trụ qua khung cửa tàu nhìn thấy Trái Đất, của Robinson khi có được Thứ Sáu,nụ cười âu yếm của bất kỳ ai khi thấy một em bé sơ sinh. Cả việc tại sao, con người cứ mải mê tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái Đất… Và nỗi đau đớn khôn nguôi trào ra thành nước mắt và tiếng thét khi con người vì thiên tai, vì chiến tranh, vì bệnh tật, mà phải mất nhau trong cõi nhân gian…
Liệu bạn có nhận thấy, điều mà con người cần nhất trên thế gian này không phải danh vọng, không phải tiền bạc, không phải nhà cửa, không phải đất đai…
Bạn có nhận ra không, điều mà Con Người cần nhất chính là “Con Người”…
Nguồn: ST
FB Phạm Hương chia sẻ
Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018
KINH NGHIỆM NHIẾP ẢNH
Chuyện “hậu trường” và những mẩu vụt vặt sau những chuyến đi.
===============================
1) Hãy luôn ghi nhớ mang theo pin dự phòng, thẻ nhớ, dây bấm mềm, chân máy và các dụng cụ khác cần thiết cho những chuyến chụp xa. Có thể mỗi thiếu sót trên sẽ đem lại cho bạn vô vàn sự nuối tiếc.
2) Hãy cân nhắc dừng đầu tư "nâng cấp" thiết bị ảnh với mục đích giải trí nếu điều đó ảnh hưởng đến tài chính của gia đình trừ khi thiết bị đó là công cụ phục vụ kế sinh nhai của bạn.
3) Ưu tiên mua thiết bị cũ của người quen nếu nguồn tài chính của bạn không dư dả và hãy mua thiết bị mới từ những đại lý uy tín dù giá cả có thể đắt hơn chút ít nhưng bạn sẽ yên tâm về nguồn thiết bị và chế độ bảo hành nghiêm túc.
4) Đừng nên đi chụp ảnh trong tình trạng tâm lý bất ổn bởi bạn sẽ chẳng có một tấm ảnh nào ra hồn cả đâu. Hãy thu xếp trước chuyến đi để sao tâm trạng được vui vẻ, sản phẩm ảnh của bạn sẽ tràn đầy cảm xúc.
5) Chấp nhận thoải mái khi có người khác không muốn chơi với bạn trong cộng đồng chơi ảnh. Có thể ngưòi ta không nói cho bạn biết lý do đâu và bạn cũng không cần phải quá suy nghĩ làm gì.
6) Trong những dịp cao điểm của mùa vụ chụp ảnh tại một nơi nào đó, hãy thức dậy sớm và di chuyển đến đó để có được vị trí ưng í trước khi có quá đông những người như bạn có mặt.
Nếu vì lý do nào đó bạn không thể có vị trí thuận lợi để chụp vì có quá đông ngưòi đến điểm chụp sớm hơn bạn, hãy ngỏ lời lịch sự với những người đến trước để xin ké chiếc chân máy. Và luôn nhớ bạn là người đến sau.
7) Kết hợp cả hình thức đi chụp chung nhóm và đi chụp một mình, bạn sẽ đều có những trải nghiệm thú vị.
8) Nên làm quen và chấp nhận những điều kiện ăn ở, sinh hoạt hạn chế tại những vùng sâu, xa để thuận tiện cho sáng tác hơn là ăn ở trong điều kiện cực tốt nhưng rất mất thời gian di chuyển đến điểm chụp.
9) Đến những nơi sáng tác, tranh thủ chụp một tấm check- in vào thời điểm thuận lợi vì 5 năm sau bạn sẽ vô cùng thích hình ảnh của mình của 5 năm trước đó.
10) Nếu tình cờ gặp nhóm ảnh bạn bè, nên giao lưu với anh em để trao đổi thông tin về lịch trình và kinh nghiệm hay.
11) Nếu bạn tham dự chuyên đề chụp người mẫu nào đó mà không phải mất tiền thuê người mẫu, bạn nên chụp đinh dạng Jipeg để dễ bề trả ảnh. Nếu bạn không thể dùng Photoshop để biến hóa người mẫu của bạn trở lên "lung linh" thì cũng đừng ngần ngại trả họ toàn bộ ảnh gốc định dạng Jipeg. Họ biết dùng 360 độ kia mà. Còn không trả ảnh thì bạn đã là người rất ích kỷ rồi.
12) Sòng phẳng và rõ ràng về tiền bạc trong các chuyến đi với nhóm bạn. Có thể bạn có những người bạn chơi ảnh hào phóng luôn mời bạn trong mọi tình huống nhưng đừng vì thế mà luôn nhận lời bởi có thể bạn không biết rằng mình trở thành người "thiếu tế nhị" lúc nào không hay.
13) Trong những chuyến đi xa và khó, hãy tranh thủ chụp tất cả những gì có thể chụp, đừng bỏ sót khuôn hình nào trong tầm mắt. Đôi khi bạn chỉ phát hiện sự độc đáo của tấm ảnh sau nhiều năm nữa. Đôi khi quá trình đô thị hóa nhanh đến bất ngờ, bạn sẽ có những tấm ảnh không bao giờ có thể chụp lại.
14) Sau một khoảng thời gian, nếu có thể, hãy dọn dẹp ổ cứng lưu ảnh để thêm dung lượng lưu trữ. Nhưng nếu quá trình dọn dẹp, xóa ảnh quá đau đầu và mệt nhọc hãy đầu tư thêm một chiếc ổ lưu trữ mới và đừng cố xóa ảnh nữa. Làm một ly cafe cho thư giãn là phương án tốt nhất.
15) Cấu hình máy tính của bạn có thể không cao lắm nhưng bạn nên có một màn hình màu chính xác để xem ảnh của mình và của các bạn.
16) Nguyên nhân "ngã xuống hố vôi" của những người chơi nghiệp dư thì gần giống nhau; xuất phát từ việc mượn máy ảnh người khác, được người khác tặng máy ảnh, nhu cầu ban đầu là chụp người thân, gia đình và những thứ quanh mình... nhưng con đường và đích đến của mỗi người đều khác nhau thế nên bạn hãy cân nhắc cách chơi ảnh của mình phù hợp với sở trường, sao cho vui, khỏe, đỡ tốn kém... và có nhiều ảnh đẹp nhất.
17) Mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên hãy chấp nhận sự suy nghĩ khác biệt của người khác và hãy vui vẻ nếu họ không muốn kết bạn và giao lưu với bạn. Hãy coi là sự việc bình thường khi họ Unfriend (bỏ kết nối với bạn trên facebook)
18) Cộng đồng chơi ảnh như một xã hội thu nhỏ, ở đó có đầy đủ các giai tầng của xã hội tham gia nên nó chứa đầy đủ các cung bậc cảm xúc: hỉ, nôi, ái, ố... và vì thế bạn khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người nên đừng cố. Ai vui thì chơi, ai không vui thì bỏ.
... Bởi đối với phần lớn những ngưòi chơi ảnh, ảnh không phải là thứ quá quan trọng trong cuộc sống của mình.
#Lamphunghiemphotos
Nguồn fb của a Lam Phu Nghiem
Ảnh Pinterest
===============================
1) Hãy luôn ghi nhớ mang theo pin dự phòng, thẻ nhớ, dây bấm mềm, chân máy và các dụng cụ khác cần thiết cho những chuyến chụp xa. Có thể mỗi thiếu sót trên sẽ đem lại cho bạn vô vàn sự nuối tiếc.
2) Hãy cân nhắc dừng đầu tư "nâng cấp" thiết bị ảnh với mục đích giải trí nếu điều đó ảnh hưởng đến tài chính của gia đình trừ khi thiết bị đó là công cụ phục vụ kế sinh nhai của bạn.
3) Ưu tiên mua thiết bị cũ của người quen nếu nguồn tài chính của bạn không dư dả và hãy mua thiết bị mới từ những đại lý uy tín dù giá cả có thể đắt hơn chút ít nhưng bạn sẽ yên tâm về nguồn thiết bị và chế độ bảo hành nghiêm túc.
4) Đừng nên đi chụp ảnh trong tình trạng tâm lý bất ổn bởi bạn sẽ chẳng có một tấm ảnh nào ra hồn cả đâu. Hãy thu xếp trước chuyến đi để sao tâm trạng được vui vẻ, sản phẩm ảnh của bạn sẽ tràn đầy cảm xúc.
5) Chấp nhận thoải mái khi có người khác không muốn chơi với bạn trong cộng đồng chơi ảnh. Có thể ngưòi ta không nói cho bạn biết lý do đâu và bạn cũng không cần phải quá suy nghĩ làm gì.
6) Trong những dịp cao điểm của mùa vụ chụp ảnh tại một nơi nào đó, hãy thức dậy sớm và di chuyển đến đó để có được vị trí ưng í trước khi có quá đông những người như bạn có mặt.
Nếu vì lý do nào đó bạn không thể có vị trí thuận lợi để chụp vì có quá đông ngưòi đến điểm chụp sớm hơn bạn, hãy ngỏ lời lịch sự với những người đến trước để xin ké chiếc chân máy. Và luôn nhớ bạn là người đến sau.
7) Kết hợp cả hình thức đi chụp chung nhóm và đi chụp một mình, bạn sẽ đều có những trải nghiệm thú vị.
8) Nên làm quen và chấp nhận những điều kiện ăn ở, sinh hoạt hạn chế tại những vùng sâu, xa để thuận tiện cho sáng tác hơn là ăn ở trong điều kiện cực tốt nhưng rất mất thời gian di chuyển đến điểm chụp.
9) Đến những nơi sáng tác, tranh thủ chụp một tấm check- in vào thời điểm thuận lợi vì 5 năm sau bạn sẽ vô cùng thích hình ảnh của mình của 5 năm trước đó.
10) Nếu tình cờ gặp nhóm ảnh bạn bè, nên giao lưu với anh em để trao đổi thông tin về lịch trình và kinh nghiệm hay.
11) Nếu bạn tham dự chuyên đề chụp người mẫu nào đó mà không phải mất tiền thuê người mẫu, bạn nên chụp đinh dạng Jipeg để dễ bề trả ảnh. Nếu bạn không thể dùng Photoshop để biến hóa người mẫu của bạn trở lên "lung linh" thì cũng đừng ngần ngại trả họ toàn bộ ảnh gốc định dạng Jipeg. Họ biết dùng 360 độ kia mà. Còn không trả ảnh thì bạn đã là người rất ích kỷ rồi.
12) Sòng phẳng và rõ ràng về tiền bạc trong các chuyến đi với nhóm bạn. Có thể bạn có những người bạn chơi ảnh hào phóng luôn mời bạn trong mọi tình huống nhưng đừng vì thế mà luôn nhận lời bởi có thể bạn không biết rằng mình trở thành người "thiếu tế nhị" lúc nào không hay.
13) Trong những chuyến đi xa và khó, hãy tranh thủ chụp tất cả những gì có thể chụp, đừng bỏ sót khuôn hình nào trong tầm mắt. Đôi khi bạn chỉ phát hiện sự độc đáo của tấm ảnh sau nhiều năm nữa. Đôi khi quá trình đô thị hóa nhanh đến bất ngờ, bạn sẽ có những tấm ảnh không bao giờ có thể chụp lại.
14) Sau một khoảng thời gian, nếu có thể, hãy dọn dẹp ổ cứng lưu ảnh để thêm dung lượng lưu trữ. Nhưng nếu quá trình dọn dẹp, xóa ảnh quá đau đầu và mệt nhọc hãy đầu tư thêm một chiếc ổ lưu trữ mới và đừng cố xóa ảnh nữa. Làm một ly cafe cho thư giãn là phương án tốt nhất.
15) Cấu hình máy tính của bạn có thể không cao lắm nhưng bạn nên có một màn hình màu chính xác để xem ảnh của mình và của các bạn.
16) Nguyên nhân "ngã xuống hố vôi" của những người chơi nghiệp dư thì gần giống nhau; xuất phát từ việc mượn máy ảnh người khác, được người khác tặng máy ảnh, nhu cầu ban đầu là chụp người thân, gia đình và những thứ quanh mình... nhưng con đường và đích đến của mỗi người đều khác nhau thế nên bạn hãy cân nhắc cách chơi ảnh của mình phù hợp với sở trường, sao cho vui, khỏe, đỡ tốn kém... và có nhiều ảnh đẹp nhất.
17) Mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên hãy chấp nhận sự suy nghĩ khác biệt của người khác và hãy vui vẻ nếu họ không muốn kết bạn và giao lưu với bạn. Hãy coi là sự việc bình thường khi họ Unfriend (bỏ kết nối với bạn trên facebook)
18) Cộng đồng chơi ảnh như một xã hội thu nhỏ, ở đó có đầy đủ các giai tầng của xã hội tham gia nên nó chứa đầy đủ các cung bậc cảm xúc: hỉ, nôi, ái, ố... và vì thế bạn khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người nên đừng cố. Ai vui thì chơi, ai không vui thì bỏ.
... Bởi đối với phần lớn những ngưòi chơi ảnh, ảnh không phải là thứ quá quan trọng trong cuộc sống của mình.
#Lamphunghiemphotos
Nguồn fb của a Lam Phu Nghiem
Ảnh Pinterest
THEO DÒNG (9).
Anh Luận đi chính thức qua Mỹ, làm việc mấy chục năm kiếm được ít vốn. Anh muốn quay về Sài Gòn kiếm cách đầu tư, làm ăn. Chắc là anh còn thương nhớ cái “berceau” Sài Gòn, chắc là anh muốn lỡ mà có chết thì chết ở Sài Gòn. Chắc là…
Một lần anh nói chuyện với tôi: Cái chết của ông Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11/1963 đã để lại nhiều câu hỏi lớn cho những người dân Bắc di cư như tôi. Những câu hỏi mang tính chất bi quan và tuyệt vọng vì tình hình Sài Gòn những năm đó ngày càng xấu đi. Năm 1967 ông Nguyễn văn Thiệu được bầu làm tổng thống, tình hình càng trở nên xấu hơn. Năm 1975 thì chính quyền Sài Gòn bị mất hẳn. Tôi đi cải tạo ngoài Bắc. Hồi còn trong Sài Gòn tôi có những câu hỏi có thể tóm lại như sau:
1-Ông Ngô Đình Diệm và em là ông Ngô Đình Nhu bị người Mỹ giết có phải vì hai ông không đồng ý cho người Mỹ đem quân vào Việt Nam, không muốn người Mỹ can thiệp quá sâu vào chuyện Việt Nam? Hai ông muốn độc lập?
2-Ông Diệm độc tài và đàn áp Phật giáo, làm mất chính nghĩa tự do và thiên vị Công giáo quá rõ. Nên các tướng lĩnh dựa vào đó mà tìm cách khai trừ ông ra khỏi chính quyền như một cách tạo dựng lại sự tự do, sự công bằng tôn giáo tại miền Nam?
3-Ông Diệm thì tốt, nhưng những người trong gia đình ông như vợ chồng ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Cẩn quá xấu xa và quá lộng quyền nên gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội miền Nam. Do đó cuộc đảo chính ngày 01/11/1963 là phương cách bắt buộc để quân đội quốc gia có thể loại trừ một chính quyền độc tài gia đình trị?
4-Những con số thống kê kinh tế tài chính giai đoạn thời Đệ nhất Cộng hòa là những con số ảo? Tính từ đầu năm 1962 nền kinh tế miền Nam chỉ có cái vỏ, còn cái ruột là viện trợ của Mỹ. Do đó, người Mỹ với viện trợ dồi dào hoàn toàn chi phối chính quyền miền Nam, họ muốn làm gì thì làm?
5-Sau ngày 01/11/1963 Sài Gòn và cả miền Nam lâm vào tình trạng rối loạn từ trong nội bộ lẫn do áp lực Cộng Sản. Nếu còn chính quyền ông Diệm thì chưa chắc tình trạng xấu đó đã xảy ra? Nếu còn ông Diệm thì chưa chắc chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ tan tành vào ngày 30/4/1975
6-Việc đưa quân lính Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam là bắt buộc? Hay chính quyền Sài Gòn vẫn có thể tự túc chống Cộng bảo vệ miền Nam mà không cần quân đội Mỹ vào can thiệp? Không có người Mỹ thì Sài Gòn vẫn tồn tại được?
7-…
Anh Luận muốn nói thêm câu hỏi số 7 cho tới số mấy chục gì đó nhưng nghe mới tới đó tôi liền lắc đầu ngăn anh Luận lại: Thôi đi ông nội. Tôi chỉ lo làm kinh tế kiếm cơm thôi, tôi không quan tâm tới những chuyện đó đâu. Tôi sợ bị bệnh đau đầu lắm. Làm ăn ở Sài Gòn ngày càng khó càng mệt, rảnh rỗi tôi muốn nghe cô ca sĩ Dalida hát: Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời… chớ không muốn nghe chuyện rắc rối ngày xưa hay chuyện chính trị chính em bây giờ.
Anh Luận: Hồi bị đưa ra ngoài Bắc cải tạo tôi cũng thỉnh thoảng muốn nghe Dalida hát mà làm gì có Dalida, nên tôi ưa hát lầm bầm trong họng mấy câu nhạc Pháp cho đỡ nhớ cô Dalida.
Cán bộ nghe được liền hỏi: Tiếc nuối tàn dư đế quốc thực dân lắm hả? Muốn ở tù mọt gông không? Tôi trả lời: Tú-lơ-mông đều muốn nghe Dalida hát ông cán bộ à, chớ không phải riêng mình tôi đâu. Cán bộ mắng: Ra tới ngoài đây rồi mà còn mông với vú, mấy anh Sài Gòn sa đoạ đồi trụy ngoan cố thấy mẹ. Tôi cãi lại: Cán bộ ơi nhìn lại đi, tú-lê-dua tôi đã làm chăm chỉ hết mọi việc do các ông sai bảo hết rồi mà. Cán bộ càng mắng mỏ dữ: Thôi đủ rồi nghe. Ông cứ tú, mông, lê mãi tôi cho ông đi mút chỉ cà tha luôn đó.
Thế là sau đó tôi chỉ dám nói tiếng Việt và hết dám hát tiếng Tây.
Những năm cải tạo ban đầu gian khó lắm, lao động nhiều bệnh tật nhiều mà cơm không đủ ăn, thuốc không có để chữa bệnh. Một số người chết vì bệnh tật, do không quen thời tiết khí hậu khắc nghiệt, do không quen ăn uống kham khổ. Số người được cho về nhà từ từ cũng nhiều, nhưng riêng anh Luận là cấp sĩ quan to nên bị giữ lại khá lâu. Anh Luận cũng không biết phải do anh ưa tú, mông, lê… nên bị giữ lại ngoài Bắc lâu quá không?
Anh Luận kể anh trở về Sài Gòn theo chuyến tàu vét cuối cùng tháng tư năm 1992. Chuyến đó là chuyến chuyên chở những người cải tạo cuối cùng còn sót lại trên đất Bắc. Ngày đó đứng trên ga Hàng Cỏ anh thẩn thờ biết mười bảy năm dài đã trôi qua.
Ngoài Bắc anh nhớ mẹ lắm, mà mẹ anh chẳng còn sức khỏe để ra thăm anh được. Một ngày mưa gió trên đất Bắc nghe tin mẹ mất, anh viết bài “Nhớ Mẹ” rồi ôm đàn mà hát. Những năm sau cùng của cuộc đời cải tạo giống như giam lỏng thôi chớ không còn lao động nặng nề mấy, chế độ cải tạo đối với những sĩ quan Sài Gòn vào những năm cuối cùng không còn gay gắt như hồi những năm cuối thập kỷ 1970, nên anh Luận có xin được một cây đàn guitar làm bạn. Những tiếng đàn, tiếng hát đầu tiên là dành cho mẹ chớ không phải là cho người yêu hay cho vợ, vì vợ anh đã bỏ anh đi lấy người khác lâu rồi…
Cán bộ bảo: Thôi xin ông đừng hát nữa. Ông tru tréo nỉ non quá làm tôi nhớ mẹ tôi quá đi. Mấy năm rồi tôi cũng chưa về quê thăm mẹ được.
Về tới Sài Gòn anh không về nhà mình mà tìm về nhà mẹ. Mẹ anh mất lâu rồi. Nhìn đôi mắt mẹ trong tấm hình trên bàn thờ vẫn trong vắt như ngày anh chưa ra đi, anh Luận kể lại: Người đàn bà duy nhất trong đời tôi có đôi mắt trong vắt là mẹ. Người đàn bà duy nhất không bao giờ từ bỏ tôi, luôn thương yêu tôi cuối cùng chỉ là mẹ.
Anh Luận không về nhà của riêng mình, anh nói vợ anh đã có người chồng khác rồi, con anh đã có cha khác rồi.
Không chờ tôi tò mò hỏi thêm chuyện bà vợ, anh đã kể thêm: Cải tạo được ba năm thì vợ tôi có ra Bắc thăm tôi một lần duy nhất cùng với một người đàn ông lạ. Cô ấy nói nhờ ông này mà em mới có cơ hội ra thăm anh được. Em đi đường xa một mình không quen, em phải có bạn mới xa đi được. Người đàn ông lạ ngượng nghịu nói với anh Luận: Tôi chỉ là bạn của cô ấy, anh đừng lo lắng.
Thăm viếng được nửa giờ đồng hồ thì hết giờ thăm nuôi. Anh Luận hỏi vợ: Từ Sài Gòn ra tới đây mất mất ngày đường hả em? Vợ anh thản nhiên trả lời: Chỉ có một tuần lễ anh ạ, về chắc cũng mất một tuần lễ. Đi đường hết nửa tháng mà thăm anh chưa được một giờ, tiếc quá. Anh Luận đau đớn: Thôi em về đi, cứ coi anh như đã chết rồi. Vợ anh làm bộ rớt nước mắt: Dù sao cũng tình nghĩa vợ chồng, sao em làm vậy với anh được? Anh Luận: Em đã làm được rồi đấy thôi, em đã có bạn đường đấy thôi. Vợ anh Luận hỏi với giọng ráo hoảnh: Anh nói thực đi, bây giờ anh có còn thương em nữa không? Thương em thì phải tin em chớ?
Anh Luận thổn thức mà kể cho tôi nghe: Cậu có biết tôi trả lời với cô ấy thế nào không? Tôi trả lời: Không, tôi hết thương em rồi. Em về đi. Chỉ xin em đối xử với mẹ tôi và con tôi cho đàng hoàng là đủ.
Tôi hỏi anh Luận: Chị ấy phản ứng ra sao hả anh? Người đàn ông đi theo chị ấy suốt cả tuần lễ cả đêm lẫn ngày từ Sài Gòn ra Bắc phản ứng ra sao hả anh? Anh Luận cười không thấy vui hay buồn gì hết trơn: Thực ra vì uất ức quá mà tôi nói như vậy, giờ thăm nuôi cũng hết nên vội vã quá tôi chẳng để ý họ nghĩ gì, thái độ họ vui hay buồn, họ thỏa thê hay còn muốn gì nữa. Mà thôi tôi biết để làm gì. Thế là hết rồi!
Họ đi khỏi rồi. Tối nằm trong trại vắt tay lên trán mà vừa khóc nấc mà vừa vật vờ suy nghĩ. Hàng loạt câu hỏi tới giờ này tôi vẫn chưa biết phải trả lời sao. Tóm lại như sau:
1-Nếu người Mỹ không giết chết ông Diệm thì Sài Gòn có sụp đổ hay không? Sài Gòn không sụp đổ thì mình có phải ra ngoài Bắc học tập cải tạo hay không?
2-Nếu mình không đi cải tạo, gia đình mình có tan vỡ hay không? Nếu mình không đi cải tạo, vợ mình không phải ra Bắc thăm mình và cùng đi cả ngày lẫn đêm với một người đàn ông lạ khác thì cô ấy có bỏ mình ra đi lấy ông chồng khác hay không?
3-Nếu mình không đi ra Bắc, mình có thương mẹ mình đến nỗi khi nghe tin mẹ mất phải cất lên tiếng ca ai oán “Nhớ mẹ”? Bài ca này làm cho ông cán bộ cũng nức nở đòi bỏ về nhà. Tại sao ông ấy thương mẹ quá mà không thương vợ? Mà làm sao biết chắc ông ấy thương mẹ hơn thương vợ?
4-Có phải từ lâu rồi vợ mình chẳng còn thương yêu mình nữa, cho nên chỉ chờ mình bước ra khỏi nhà là cô ấy thay dạ đổi lòng?
5-Nếu mình không nói dại: Thôi em về đi, cứ coi anh như đã chết rồi. Em đã làm được rồi đấy thôi. Và vợ mình không hỏi: Anh nói thực đi, anh có còn thương em nữa không? Thì gia đình mình có tan vỡ hay không?
6-Nếu ngày trở về Sài Gòn mình nén lòng lại, quay trở về nhà của mình thì người đàn ông kia có chịu rút lui và vợ con mình sẽ quay lại với mình?
7-...
Như lần trước, anh Luận muốn hỏi thêm câu số 7 cho tới câu số mấy chục gì đó nhưng nghe tới đó tôi liền lắc đầu ngăn anh Luận lại: Thôi đi ông nội. Tôi chỉ lo làm kinh tế kiếm cơm thôi chớ không muốn nghe những câu chuyện tình cảm éo le quá. Nói qua chuyện khác cho vui đi.
4/4/2018.
Momentary Notes
Ảnh Dang Danh st
Một lần anh nói chuyện với tôi: Cái chết của ông Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11/1963 đã để lại nhiều câu hỏi lớn cho những người dân Bắc di cư như tôi. Những câu hỏi mang tính chất bi quan và tuyệt vọng vì tình hình Sài Gòn những năm đó ngày càng xấu đi. Năm 1967 ông Nguyễn văn Thiệu được bầu làm tổng thống, tình hình càng trở nên xấu hơn. Năm 1975 thì chính quyền Sài Gòn bị mất hẳn. Tôi đi cải tạo ngoài Bắc. Hồi còn trong Sài Gòn tôi có những câu hỏi có thể tóm lại như sau:
1-Ông Ngô Đình Diệm và em là ông Ngô Đình Nhu bị người Mỹ giết có phải vì hai ông không đồng ý cho người Mỹ đem quân vào Việt Nam, không muốn người Mỹ can thiệp quá sâu vào chuyện Việt Nam? Hai ông muốn độc lập?
2-Ông Diệm độc tài và đàn áp Phật giáo, làm mất chính nghĩa tự do và thiên vị Công giáo quá rõ. Nên các tướng lĩnh dựa vào đó mà tìm cách khai trừ ông ra khỏi chính quyền như một cách tạo dựng lại sự tự do, sự công bằng tôn giáo tại miền Nam?
3-Ông Diệm thì tốt, nhưng những người trong gia đình ông như vợ chồng ông Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Cẩn quá xấu xa và quá lộng quyền nên gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội miền Nam. Do đó cuộc đảo chính ngày 01/11/1963 là phương cách bắt buộc để quân đội quốc gia có thể loại trừ một chính quyền độc tài gia đình trị?
4-Những con số thống kê kinh tế tài chính giai đoạn thời Đệ nhất Cộng hòa là những con số ảo? Tính từ đầu năm 1962 nền kinh tế miền Nam chỉ có cái vỏ, còn cái ruột là viện trợ của Mỹ. Do đó, người Mỹ với viện trợ dồi dào hoàn toàn chi phối chính quyền miền Nam, họ muốn làm gì thì làm?
5-Sau ngày 01/11/1963 Sài Gòn và cả miền Nam lâm vào tình trạng rối loạn từ trong nội bộ lẫn do áp lực Cộng Sản. Nếu còn chính quyền ông Diệm thì chưa chắc tình trạng xấu đó đã xảy ra? Nếu còn ông Diệm thì chưa chắc chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ tan tành vào ngày 30/4/1975
6-Việc đưa quân lính Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam là bắt buộc? Hay chính quyền Sài Gòn vẫn có thể tự túc chống Cộng bảo vệ miền Nam mà không cần quân đội Mỹ vào can thiệp? Không có người Mỹ thì Sài Gòn vẫn tồn tại được?
7-…
Anh Luận muốn nói thêm câu hỏi số 7 cho tới số mấy chục gì đó nhưng nghe mới tới đó tôi liền lắc đầu ngăn anh Luận lại: Thôi đi ông nội. Tôi chỉ lo làm kinh tế kiếm cơm thôi, tôi không quan tâm tới những chuyện đó đâu. Tôi sợ bị bệnh đau đầu lắm. Làm ăn ở Sài Gòn ngày càng khó càng mệt, rảnh rỗi tôi muốn nghe cô ca sĩ Dalida hát: Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời… chớ không muốn nghe chuyện rắc rối ngày xưa hay chuyện chính trị chính em bây giờ.
Anh Luận: Hồi bị đưa ra ngoài Bắc cải tạo tôi cũng thỉnh thoảng muốn nghe Dalida hát mà làm gì có Dalida, nên tôi ưa hát lầm bầm trong họng mấy câu nhạc Pháp cho đỡ nhớ cô Dalida.
Cán bộ nghe được liền hỏi: Tiếc nuối tàn dư đế quốc thực dân lắm hả? Muốn ở tù mọt gông không? Tôi trả lời: Tú-lơ-mông đều muốn nghe Dalida hát ông cán bộ à, chớ không phải riêng mình tôi đâu. Cán bộ mắng: Ra tới ngoài đây rồi mà còn mông với vú, mấy anh Sài Gòn sa đoạ đồi trụy ngoan cố thấy mẹ. Tôi cãi lại: Cán bộ ơi nhìn lại đi, tú-lê-dua tôi đã làm chăm chỉ hết mọi việc do các ông sai bảo hết rồi mà. Cán bộ càng mắng mỏ dữ: Thôi đủ rồi nghe. Ông cứ tú, mông, lê mãi tôi cho ông đi mút chỉ cà tha luôn đó.
Thế là sau đó tôi chỉ dám nói tiếng Việt và hết dám hát tiếng Tây.
Những năm cải tạo ban đầu gian khó lắm, lao động nhiều bệnh tật nhiều mà cơm không đủ ăn, thuốc không có để chữa bệnh. Một số người chết vì bệnh tật, do không quen thời tiết khí hậu khắc nghiệt, do không quen ăn uống kham khổ. Số người được cho về nhà từ từ cũng nhiều, nhưng riêng anh Luận là cấp sĩ quan to nên bị giữ lại khá lâu. Anh Luận cũng không biết phải do anh ưa tú, mông, lê… nên bị giữ lại ngoài Bắc lâu quá không?
Anh Luận kể anh trở về Sài Gòn theo chuyến tàu vét cuối cùng tháng tư năm 1992. Chuyến đó là chuyến chuyên chở những người cải tạo cuối cùng còn sót lại trên đất Bắc. Ngày đó đứng trên ga Hàng Cỏ anh thẩn thờ biết mười bảy năm dài đã trôi qua.
Ngoài Bắc anh nhớ mẹ lắm, mà mẹ anh chẳng còn sức khỏe để ra thăm anh được. Một ngày mưa gió trên đất Bắc nghe tin mẹ mất, anh viết bài “Nhớ Mẹ” rồi ôm đàn mà hát. Những năm sau cùng của cuộc đời cải tạo giống như giam lỏng thôi chớ không còn lao động nặng nề mấy, chế độ cải tạo đối với những sĩ quan Sài Gòn vào những năm cuối cùng không còn gay gắt như hồi những năm cuối thập kỷ 1970, nên anh Luận có xin được một cây đàn guitar làm bạn. Những tiếng đàn, tiếng hát đầu tiên là dành cho mẹ chớ không phải là cho người yêu hay cho vợ, vì vợ anh đã bỏ anh đi lấy người khác lâu rồi…
Cán bộ bảo: Thôi xin ông đừng hát nữa. Ông tru tréo nỉ non quá làm tôi nhớ mẹ tôi quá đi. Mấy năm rồi tôi cũng chưa về quê thăm mẹ được.
Về tới Sài Gòn anh không về nhà mình mà tìm về nhà mẹ. Mẹ anh mất lâu rồi. Nhìn đôi mắt mẹ trong tấm hình trên bàn thờ vẫn trong vắt như ngày anh chưa ra đi, anh Luận kể lại: Người đàn bà duy nhất trong đời tôi có đôi mắt trong vắt là mẹ. Người đàn bà duy nhất không bao giờ từ bỏ tôi, luôn thương yêu tôi cuối cùng chỉ là mẹ.
Anh Luận không về nhà của riêng mình, anh nói vợ anh đã có người chồng khác rồi, con anh đã có cha khác rồi.
Không chờ tôi tò mò hỏi thêm chuyện bà vợ, anh đã kể thêm: Cải tạo được ba năm thì vợ tôi có ra Bắc thăm tôi một lần duy nhất cùng với một người đàn ông lạ. Cô ấy nói nhờ ông này mà em mới có cơ hội ra thăm anh được. Em đi đường xa một mình không quen, em phải có bạn mới xa đi được. Người đàn ông lạ ngượng nghịu nói với anh Luận: Tôi chỉ là bạn của cô ấy, anh đừng lo lắng.
Thăm viếng được nửa giờ đồng hồ thì hết giờ thăm nuôi. Anh Luận hỏi vợ: Từ Sài Gòn ra tới đây mất mất ngày đường hả em? Vợ anh thản nhiên trả lời: Chỉ có một tuần lễ anh ạ, về chắc cũng mất một tuần lễ. Đi đường hết nửa tháng mà thăm anh chưa được một giờ, tiếc quá. Anh Luận đau đớn: Thôi em về đi, cứ coi anh như đã chết rồi. Vợ anh làm bộ rớt nước mắt: Dù sao cũng tình nghĩa vợ chồng, sao em làm vậy với anh được? Anh Luận: Em đã làm được rồi đấy thôi, em đã có bạn đường đấy thôi. Vợ anh Luận hỏi với giọng ráo hoảnh: Anh nói thực đi, bây giờ anh có còn thương em nữa không? Thương em thì phải tin em chớ?
Anh Luận thổn thức mà kể cho tôi nghe: Cậu có biết tôi trả lời với cô ấy thế nào không? Tôi trả lời: Không, tôi hết thương em rồi. Em về đi. Chỉ xin em đối xử với mẹ tôi và con tôi cho đàng hoàng là đủ.
Tôi hỏi anh Luận: Chị ấy phản ứng ra sao hả anh? Người đàn ông đi theo chị ấy suốt cả tuần lễ cả đêm lẫn ngày từ Sài Gòn ra Bắc phản ứng ra sao hả anh? Anh Luận cười không thấy vui hay buồn gì hết trơn: Thực ra vì uất ức quá mà tôi nói như vậy, giờ thăm nuôi cũng hết nên vội vã quá tôi chẳng để ý họ nghĩ gì, thái độ họ vui hay buồn, họ thỏa thê hay còn muốn gì nữa. Mà thôi tôi biết để làm gì. Thế là hết rồi!
Họ đi khỏi rồi. Tối nằm trong trại vắt tay lên trán mà vừa khóc nấc mà vừa vật vờ suy nghĩ. Hàng loạt câu hỏi tới giờ này tôi vẫn chưa biết phải trả lời sao. Tóm lại như sau:
1-Nếu người Mỹ không giết chết ông Diệm thì Sài Gòn có sụp đổ hay không? Sài Gòn không sụp đổ thì mình có phải ra ngoài Bắc học tập cải tạo hay không?
2-Nếu mình không đi cải tạo, gia đình mình có tan vỡ hay không? Nếu mình không đi cải tạo, vợ mình không phải ra Bắc thăm mình và cùng đi cả ngày lẫn đêm với một người đàn ông lạ khác thì cô ấy có bỏ mình ra đi lấy ông chồng khác hay không?
3-Nếu mình không đi ra Bắc, mình có thương mẹ mình đến nỗi khi nghe tin mẹ mất phải cất lên tiếng ca ai oán “Nhớ mẹ”? Bài ca này làm cho ông cán bộ cũng nức nở đòi bỏ về nhà. Tại sao ông ấy thương mẹ quá mà không thương vợ? Mà làm sao biết chắc ông ấy thương mẹ hơn thương vợ?
4-Có phải từ lâu rồi vợ mình chẳng còn thương yêu mình nữa, cho nên chỉ chờ mình bước ra khỏi nhà là cô ấy thay dạ đổi lòng?
5-Nếu mình không nói dại: Thôi em về đi, cứ coi anh như đã chết rồi. Em đã làm được rồi đấy thôi. Và vợ mình không hỏi: Anh nói thực đi, anh có còn thương em nữa không? Thì gia đình mình có tan vỡ hay không?
6-Nếu ngày trở về Sài Gòn mình nén lòng lại, quay trở về nhà của mình thì người đàn ông kia có chịu rút lui và vợ con mình sẽ quay lại với mình?
7-...
Như lần trước, anh Luận muốn hỏi thêm câu số 7 cho tới câu số mấy chục gì đó nhưng nghe tới đó tôi liền lắc đầu ngăn anh Luận lại: Thôi đi ông nội. Tôi chỉ lo làm kinh tế kiếm cơm thôi chớ không muốn nghe những câu chuyện tình cảm éo le quá. Nói qua chuyện khác cho vui đi.
4/4/2018.
Momentary Notes
Ảnh Dang Danh st
Nhãn:
Chính trị,
Lịch sử,
Tình yêu,
truyện ngắn
MÃ SỐ ĐIỆN THOẠI VÙNG
BẠN CÓ BIẾT ?
Mã số điện thoại +84 của Việt Nam cộng sản hiện nay là mã số của Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Mặc dù chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ trong sự kiện 30/4/1975 và đến ngày 2/7/1976 Việt cộng đã đổi tên Sài Gòn thành "tphcm".
Tuy nhiên có những cái mà chúng không thể thay đổi được mà thế giới đã công nhận trước đó.
Đó là mã số vùng điện thoại của Việt Nam " 84 " chính là mã số vùng của Sài Gòn ngày xưa ( trước năm 1975 Bắc Việt không có mã số vùng, điều đó chứng tỏ Bắc Việt không liên lạc với thế giới, cho đến khi cưỡng chiếm được Miền Nam chúng đã xin số vùng thì cơ quan truyền thông quốc tế chỉ có thể cấp số đã có sẵn, không thể thay đổi, đó là số của Saigon ).
Cũng vậy, mã số phi trường ( SGN ) chúng cũng không thể xin thay đổi, vì thế cho nên dù ép buộc dân Việt Nam phải viết tên Sài Gòn bằng tphcm, nhưng chúng vẫn không thể xin thay đổi mã số phi trường Tân Sơn Nhứt
-Tony-
Mã số điện thoại +84 của Việt Nam cộng sản hiện nay là mã số của Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Mặc dù chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ trong sự kiện 30/4/1975 và đến ngày 2/7/1976 Việt cộng đã đổi tên Sài Gòn thành "tphcm".
Tuy nhiên có những cái mà chúng không thể thay đổi được mà thế giới đã công nhận trước đó.
Đó là mã số vùng điện thoại của Việt Nam " 84 " chính là mã số vùng của Sài Gòn ngày xưa ( trước năm 1975 Bắc Việt không có mã số vùng, điều đó chứng tỏ Bắc Việt không liên lạc với thế giới, cho đến khi cưỡng chiếm được Miền Nam chúng đã xin số vùng thì cơ quan truyền thông quốc tế chỉ có thể cấp số đã có sẵn, không thể thay đổi, đó là số của Saigon ).
Cũng vậy, mã số phi trường ( SGN ) chúng cũng không thể xin thay đổi, vì thế cho nên dù ép buộc dân Việt Nam phải viết tên Sài Gòn bằng tphcm, nhưng chúng vẫn không thể xin thay đổi mã số phi trường Tân Sơn Nhứt
-Tony-
CHUYỆN Ở THIÊN ĐƯỜNG
(Theo lời kể của một người bạn)
Tôi đứng ở sân bay, trước lối vào cửa hải quan. Nhìn hàng rào người rồng rắn trên mây. Tôi ước lượng cỡ một nghìn người... Nhiều chiếc mũ vàng và nhiều chiếc mũ xanh.. Chắc của du khách đi tour...? Thỉnh thoảng tôi thấy có vài người hớt hãi chạy đến và dòng người xếp hàng tách ra để những người đội mũ cùng màu chen vào...
Sau lưng tôi là một thanh niên trẻ, rất trẻ.. Chắc là Việt kiều.. Anh ta thì thào : 8giờ máy bay cất cánh, giờ là 7.30 rồi. Kiểu này chắc cháu chết vì lỡ chuyến..!
Tôi thương hại an ủi : Không sao đâu.. Đợi một chút, chú sẽ có cách đi sớm.. Tôi vừa thấy bóng một security.. Tôi bảo : Khi người ấy đến, chú đẩy cháu ra, cháu phóng theo người đó nhé... Cậu thanh niên ngần ngại : Có được không chú ? Cháu sợ !! Tôi nói nhỏ : Cháu đang ở thiên đường và cũng không phải là thượng đế. Các hãng máy bay rất mong cháu lở chuyến vì như thế họ sẽ bán được vé mới cho chuyến sau... Vừa may người security dở hàng rào để đi vào phòng hải quan... Tôi đẩy cậu thanh niên ấy và ...con trai tôi vào sau lưng anh security ... Go... Go...
Khi họ đi vào phòng hải quan ... Tôi quay lại nhìn những ánh mắt mang hình viên đạn của các du khách đội mũ... Và ung dung rời hàng rào đi về cổng ra vào.... Địa ngục nào cũng đòi hỏi sự gan dạ..
Chào thiên đường bé nhỏ của tôi..
Bye....
VŨ SƯ CA
4/4/2018
4/4/2018
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)