Rất dễ hiểu, rất thiết thực. Bạn bỏ ra 10" thay vì mài đũng quần 4 năm ĐH dưới mái trường XHCN.!
NHỮNG BÀI VIẾT THÔNG NÃO
FB Đỗ Ngà
------
LẠM PHÁT VÀ ĐỔI TIỀN
Lạm phát là gì? Theo nghĩa đen thì lạm là quá mức cho phép, phát là là phát hành tiền. Vậy lạm phát là phát hành tiền quá mức, nói thẳng ra là bơm tiền vào thị trường. Định nghĩa chỉ đơn giản là vậy. Những hiện tượng như giá cả tăng vọt, dân bị nghèo đi nếu giữ nhiều tiền nội tệ, ngân hàng tăng lãi suất khiến người vay bị trở ngại nên sự luân chuyển dòng tiền từ nhàn rỗi sang đầu tư bị chặn lại làm kinh tế ngộp thở bla bla... thì đó là kết quả tác động của lạm phát cao.
Thứ nhất, lạm phát giá cả tăng. Ví dụ như tài sản của quốc gia đó là 100 chiếc ô tô,mà đất nước đó chỉ in ra 100 đồng để lưu hành thì giá mỗi chiếc ô tô là 1 đồng. Nếu chính quyền in thêm 100 đồng nữa để bung ra thị trường thì giá mỗi chiếc ô tô là 2 đồng, tức đồng tiền mất giá chứ đất nước không giàu lên. Tài sản quốc gia được xác định là tổng giá trị hàng hoá của đất nước đó chứ không dựa vào số lượng đồng nội tệ đang lưu hành. Vì vậy GDP của Việt Nam không được tính theo tiền Đồng mà phải tính theo USD vì đồng tiền ổn định nhất thế giới nên dùng để đo lường tài sản là đáng tin cậy nhất.
Tuy nhiên, có khi in tiền thêm nhưng giá trị đồng tiền không bị đánh sụt. Vì sao? Vì qua thời gian, quốc gia sẽ có tăng trưởng về lượng hàng hoá, nếu phát hành tiền trong phạm vi này tức là lượng tiền in thêm nhỏ hơn hay bằng tỷ lệ tăng trưởng thì giá cả vẫn ổn định. Ví dụ đất nước hiện có 100 xe hơi, tiền lưu hành là 100 đồng thì giá xe 1 đồng/xe. Sang năm tăng thêm 1 xe nữa và in thêm 1 đồng nữa. 101 đồng ứng với 101 xe thì giá xe vẫn 1 đồng/xe. Ngay cả nền kinh tế lớn như Mỹ cũng có bơm tiền ra thị trường vậy. Nhưng bơm tiền có kiểm soát.
Thứ nhì, dân bị nghèo đi do lạm phát. Năm ngoái, lương tôi 10 triệu đủ chi tiêu cho 1 tháng. Năm nay do lạm phát làm giá cả leo thang, với lương 10 triệu chỉ đủ chi tiêu 20 ngày, còn 10 ngày thiếu hụt tôi phải vay mượn mới xài đủ. Như vậy do lạm phát tôi phải ăn vào cả tương lai gia đình nên tôi nghèo đi.
Thứ ba là lạm phát làm lãi suất ngân hàng tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế. Nếu lạm phát 20%/năm thì lãi suất vay và lãi suất cho cho vay của ngân hàng phải trên 20%/năm. Vì sao? Vì khi lạm phát 20%, thì nếu đầu năm tôi cầm 100 triệu, thì cuối năm tôi cầm 120 triệu mới có giá trị bằng nhau. Vậy tôi gởi ngân hàng 100 triệu mà lãi suất chỉ 15%/năm thấp hơn tỷ lệ lạm phát, thì cuối năm tôi rút tiền ngân hàng chỉ có 115 triệu, vậy gởi ngân hàng mà lỗ thì ai gởi? Thế nên lãi suất vay phải cao hơn tỷ lệ lạm phát mới huy động tiền gởi. Và lãi suất cho vay tất nhiên phải hơn lãi suất vay để ngân hàng có lời chứ? Mà lãi suất ngân hàng cao quá làm doanh nghiệp thiếu vốn đi vay chọn giải pháp thu hẹp sản xuất hơn là đi vay để duy trì hoặc mở rộng sản xuất vì họ ngại gánh nặng lãi suất. Chính vì vậy mà tiền nhàn rỗi sẽ bị tắc nghẽn khó đến nơi cần đầu tư. Kết quả là nền kinh tế trì trệ.
Trong một số status trước tôi có nói về nguồn thu ngân sách chính phủ. Đó là thuế, vay nợ, khai thác tài nguyên, và lợi nhuận từ kinh doanh độc quyền của công ty nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ còn có một nguồn thu nữa, đó là bơm tiền gây lạm phát.
Ví dụ thứ nhất. Nếu chính phủ nợ dân 1.000 tỷ, chính phủ in 1.000 tỷ trả cho dân thì chính phủ hết nợ dân. Số tiền đó được bung ra trong dân gây lạm phát, giá cả tăng lên, dân nghèo đi. Như vậy chính phủ đã móc túi dân trả nợ dân.
Ví dụ thứ 2. Vàng và đô la trong dân trị giá 10 tỷ đô. Chính phủ in 230.000 tỷ để mua số vàng và đô la đó. Tiền bơm ra ngoài quá nhiều, giá cả leo thang, xã hội nghèo đi. Vậy chính quyền móc túi toàn dân vét vàng và đô la trong dân để làm của cải cho mình.
Theo nguyên lý, tiền ra đi thì hàng hoá chui vào và ngược lại. 2 dòng này luôn ngược nhau. Trong nước xem vàng và đô la như hàng hoá thì rõ ràng hàng hoá là thứ chính phủ không tự làm ra được, nhưng tiền thì họ in ra được, nên việc rút hàng hoá vàng với đô trong dân làm tài sản cho chính quyền bằng cách gây lạm phát là rất đơn giản. Đẩy hết thiệt hại về cho dân để chính phủ giải quyết khó khăn cho mình.
Nhìn lại lịch sử điều hành kinh tế của Việt Nam chúng ta thấy, thời kì đổi tiền gắn với thời kì kinh tế tồi tệ nhất, lạm phát tăng vọt, đồng tiền mất giá nhanh. Năm 1986 khi mới mở cửa 1 USD ăn 23 đồng, nhưng đến 1989 thì 1 USD ăn 4.500 đồng. Chỉ trong có 3 năm, lạm phát là 19.600% và cho đến nay thì 1USD ăn 23.000 đồng nghĩa là so năm 1986 là lạm phát 100.000%. Kinh khủng.
Nguyên nhân gây lạm phát thì có nhiều, nhưng lạm phát khủng thì chủ yếu là chính sách tiền tệ của chính phủ để giải quyết tình hình bế tắc. Nếu nhiều nguyên nhân đến cùng một lúc thì sao? Có thể lạm phát không kiểm soát.
Nền sản xuất Việt Nam ngày một teo tóp. Do thuế phí cao, hạ tầng kém dẫn tới chi phí đầu vào cao thì sản phẩm làm ra giá cả leo thang. Thâm hụt ngân sách kéo dài, chính phủ bơm tiền để giải quyết nợ chính phủ với nhân dân. Nợ nước ngoài đáo hạn thì đâu thể dùng đồng nội tệ thanh toán? Bằng mọi cách phải vét vàng và đô la trong dân (họ dùng từ mỹ miều là HUY ĐỘNG) để trả nợ, dẫn tới khan hiếm ngoại tệ nên đồng tiền trong nước mất giá so với USD. Nguyên nhân gây lạm phát đối với Việt Nam hiện nay chẳng thiếu nguyên nhân nào.
Hiện nay CS in thêm tiền để tung vào lưu thông là chắc chắn, và lạm phát cao cũng khó tránh khỏi. Rồi tờ 500.000 cũng sẽ chẳng có giá trị là bao. Đứng trước việc đồng tiền mất giá, hoặc là chính phủ cho phát hành tờ tiền mệnh giá cao hơn như tờ 1.000.000, tờ 2.000.000, hay thậm chí tờ 5.000.000 chẳng hạn, hoặc họ cho đổi tiền để thay tờ tiền mới ít số zero hơn.
Theo tôi nghĩ họ chọn giải pháp phát hành tờ tiền mới thay cho việc đổi tiền. Vì sao? Vì người dân đã quá khiếp đảm với việc đổi tiền kèm theo hạn mức đổi tiền thời bao cấp. Vì thế nên đổi tiền sẽ gây hoang mang cho dân chúng. Giờ chưa phải lúc.
Copy from dieu le
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét