Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

CÂY ROI MÂY GIỮ NGHIÊM LUẬT Ở SINGAPORE.

Ở Singapore, luật lệ luôn được giữ vững một cách nghiêm khắc tuyệt đối, vì thế đôi khi gây tranh cãi trên thế giới. Hình thức phạt roi có từ thời thuộc địa Anh ở Singapore và người thụ án bị đánh bằng roi mây vào mông trần. Các vết thương sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. Những người từng bị đánh roi kể lại rằng họ bị đau thấu xương. Có người từng bị đánh một roi vào mông mà phải nằm nghiêng cả tháng sau đó!. Đây không phải lần đầu tiên người nước ngoài bị đánh đòn ở Singapore và cũng không phải lần đầu tiên vụ việc kiểu này gây tranh cãi. Năm 2010, công dân Thụy Sĩ Oliver Fricker đã bị phạt 7 tháng tù giam và ba roi sau khi đột nhập vào ga bảo dưỡng tàu điện và xịt sơn lên toa tàu.
Nhưng vụ đầu tiên và đình đám nhất có lẽ là vụ cậu thiếu niên người Mỹ Michael Fay bị kết tội phá hoại xe hơi và tài sản công cộng hồi năm 1994. Fay bị tuyên phạt tới sáu roi. Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi ấy đã nỗ lực tác động để Fay không bị đánh. Chính quyền Singapore “nể tình” giảm xuống bốn roi nhưng vẫn nhất quyết thi hành bản án.
Singapore cũng phạt roi chính công dân của mình. Binh sĩ 20 tuổi Dave Teo Ming hồi năm 2008 đã bị đánh 18 roi vì ăn cắp súng trong khi đang làm nhiệm vụ. Theo Sydney Morning Herald, Malaysia và Brunei cũng áp dụng hình thức phạt roi nhưng dành cho các tội khác.
Theo Reuters, người nước ngoài ở lại Singapore quá hạn thị thực cũng là tội có thể bị phạt bằng đòn roi. Các tội hình sự khác như bắt cóc, cướp giật, lạm dụng ma túy và ngược đãi tình dục cũng có thể bị phạt theo cách này.

Theo Có thể bạn chưa biết ( fb page)




Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Mần thịt Sài Gòn.... ăn hông 500 anh em?

Mần thịt Sài Gòn.... ăn hông 500 anh em?
Tình yêu là gì? Nó có thật không? Nó trông ra sao? Hình dáng thế nào? Cầm, sờ, nếm, ngửi hoặc ăn, uống được không? Tên của nó có thật sự là tình yêu hay không? Và nó có tồn tại ở nơi mà con người bị ép… yêu hay không?
Nơi tôi bị ép yêu không có hàng cây hồi nhỏ tôi làm điểm nhắm để tập… xe, nó được thay bằng chung cư xây dở, bỏ phế cho bọn hút chích hành nghề. Nơi đó cũng không có con đường mưa sạch sẽ vừa tắm mưa vừa hứng nước uống. Bây chừ đố ai dám uống nước mưa Sài Gòn và cũng chả có đứa trẻ mê tắm mưa nào của hồi xưa thích ra đường. Khỏi hẹn, mạnh ai nấy lên mạng gào thét, chat chit than thở. Nơi đó không còn cái tên thân thương mà cả triệu lần tôi gọi, viết, vẽ, ghét và yêu. Và những cái gắn liền với cái tên đó cũng đang bị người ta thu dọn.
Tình yêu có rất nhiều gia vị. Nhưng thứ đáng sợ nhất là ghen. Nó không chỉ hủy hoại tình yêu mà hủy hoại luôn cả người trong cuộc. Và trên cõi đời này, người này “đánh ghen” người kia thường trong hai trường hợp: không bằng/xứng được với cái đẹp đó hoặc ghen tuông ganh tỵ.
Hoạn Thư của Truyện Kiều thì xa xôi quá. Sài Gòn ngày trước cũng có phu nhân một ngài đại tá mướn giang hồ tạt acid một cô đào bà cho là ve vãn chồng mình. Họ nghĩ gì khi hủy diệt một con người? Chắc lúc đó chưa kịp nghĩ xa như vậy đâu, đã nư cái rồi tính tiếp chăng? Không. Tôi tin rằng, họ ít nhất đã nghĩ. Khi xóa đi cái đẹp đó, họ sẽ đẹp hơn. Khi xóa đi con người đó, họ sẽ có vị trí ngon hơn. Khi mất đi mối quan hệ đó, người tình của họ sẽ quay về.
Sài Gòn có đẹp không? Dĩ nhiên là đẹp. Nếu không đẹp thì nó đã không phải là nơi hơn 10% dân số cố gắng hết sức để giành giật cho mình một chỗ đứng. Chen chúc mà lại rất tự hào về sự chen chúc đó. Ở đây, con người không tốt hơn chỗ khác bao nhiêu đâu! Rất nhiều lớp áo thô kệch được khoác lên một con người lương thiện để họ có thể tiếp tục bước đi an toàn trên sợi dây gai sa đọa. Ai cũng nhìn nhau bằng ánh mắt hoài nghi, thậm chí họ quen với điều đó. Và tất cả đều an tâm vì một lý do rất đơn giản: tôi đang sống ở Sài Gòn. Mặc dầu trên phim, trên báo, trong truyện hay cửa miệng của bất cứ ai cũng “Ở trển ghê lắm!”. Ừ, ghê lắm mà đông lắm. Ðông đến nỗi lắm kẻ phát hờn, sanh tâm phá hoại.
Sân bay Tân Sơn Nhất bỗng dưng ngập. Hồ nước ở bùng binh cây liễu bỗng dưng mất tích cùng tượng thánh Trần Nguyên Hãn. Những hàng cây trăm tuổi, con đường cây xanh bóng mát làm thành linh hồn của khu trung tâm từ bao năm qua bị đốn. Nhiều con đường như Lê Lợi, Ðồng Khởi… ở khu trung tâm bị đóng lô cốt xấu kinh hoàng với lý do xây nhà ga metro hầm hố. Họ xây một cái nhà ga tàu điện ngầm giữa trũng nước. Rất nhiều người hỏi sao “họ” không làm Metro ở bên đại lộ Võ Văn Kiệt trống trải đi ra Suối Tiên có tiện hơn không? Khỏi phải phá nát cảnh quan lâu đời của trung tâm Sài Gòn. Họ này không hiểu gì cả, họ kia muốn chính là PHÁ NÁT. Những con thú ốm đói chết dần mòn hàng ngày ở Sở Thú sau khi có “gièm pha” thông cáo di dời trong khi giá vé tăng cao gấp đôi, gấp ba lần.
Và sáng nay, “con nhà người ta’’ bắt đầu chính thức tháo dỡ Thương xá Tax, bức tử ký ức thanh xuân của cả triệu người sau hai năm cò kè mặc cả. Ngày mai, cao ốc 40 tầng sáng choang sẽ được khai sanh trên nền móng 136 năm lịch sử.
Nghe đồn, rồi một hôm đẹp trời nào đó, chợ Bến Thành cũng bị phá dỡ nữa (đã từng có ý định và đã có đấu thầu). Lúc đó Sài Gòn sẽ còn gì? Một Union Square “hoành tráng”, một Rex nửa mùa, một bùng binh quê mùa chắn lối nhà thờ Ðức Bà và một nhà hát lạc điệu? Ðường Ðồng Khởi (Tự Do) thành con hẻm? Các con đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ sẽ thành bãi giữ xe? Những dãy ki-ốt nhà phố kiểu Pháp biến mất, các khu nhà xưa ở Chợ Lớn cũng cất vào dĩ vãng? Nghe nói thư viện Quốc gia mặt tiền Lý Tự Trọng (Gia Long) – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực chuẩn bị dời đi có lẽ vì lý do không ai vô thư viện đọc sách. Ðọc để làm gì khi toàn sách Mác-Lê? Học những cái thua cả… Google? Mai này, con cháu chúng ta sẽ có những câu chuyện “gối đầu giường” như cổ tích thôi! Rồi, Hà Nội không còn chùa Một Cột, Hội An không còn chùa Cầu, Huế không còn cầu Trường Tiền, Ðà Lạt không còn hồ Xuân Hương… Những Viện Khổng tử được lập nên thế chỗ, những tờ tiền nhân dân tệ được phát hành, những mặt người hợm hĩnh xí xô xí xào gí cái tự do vào hồn dân tộc… Rồi đây khi nhắc về Sài Gòn tôi sẽ nói gì đây?
Sài Gòn đang bị quánh ghen, người ta hủy diệt nàng đến khi không thể hồi phục được cái đẹp nguyên thủy mới hả lòng. Cho dân Sài Gòn hết vỗ ngực hồn Sài Gòn nằm ở những hàng cây cổ thụ hay tòa kiến trúc trăm năm. Có lẽ họ sợ, cái tên mới không xứng đáng với những kiến trúc tinh tế đó, những con người mới không phù hợp với nền văn minh nền nã đó, những lãnh đạo mới không thể điều khiển tình yêu của những công dân thật sự thuộc về nơi này. Ngu ngốc lắm lắm. Nếu họ nghĩ như vậy. Vì Sài Gòn không phải là cái tên, không phải là kiến trúc, không phải là một cái gì xa xôi tìm hoài không thấy. Nó chính là cái hồn của đất, cái bản chất của con người, là tên gọi của một nền văn hóa. Bằng chứng là bao nhiêu kẻ “tỵ nạn” đã trào hối hận khi nhận ra mình đã bị lừa, dân Sài Gòn không đói khổ như họ nghĩ, không ô hợp như họ đã từng tin. Càng sống ở đây, những người từng tự hào mình đã cầm súng “giải phóng dân tộc” càng xấu hổ không dám kể hoặc giấu nhẹm luôn quá khứ đẹp hãi hùng kia. Rồi bao nhiêu thế hệ trẻ từ các miền đất nước dzô đây học tập, lao động cũng dần bị cảm hóa. Bắc Kỳ khoa trương cũng biết đơn giản hơn. Trung Kỳ hà tiện cũng biết phóng khoáng hơn. Ai cũng tự thấy mình thay đổi. Mà đúng rồi, không thay đổi ai chơi? Ðó là quan sát chung của nhiều người chứ không phải niềm tự hào riêng tôi. Mặc dầu nói hai chữ tự hào, tôi thấy không ngượng chút nào. Ðó mới là nơi tôi thoải mái thể hiện lòng yêu nước không cần ai ép uổng. Ðất nước của tôi là Sài Gòn, only Sài Gòn.
"Biểu tượng con gà trống, cầu thang, nền gạch, lan can, tay vịn… đã được xem xét giữ lại khi Thương xá Tax bị đập bỏ để xây trung tâm thương mại 40 tầng vì những hạng mục này có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc một thời của Sài Gòn…”
Đừng vội vui mừng vì cái tin vớ vẩn kia.
Cách đây hai năm ai đó cũng đã cam kết sẽ giữ lại thương xá TAX cũng như hơn 41 năm trước họ đã vỗ về quân dân đi theo tiếng gọi của cách mạng. Lòng Sài Gòn tan tác trăm nẻo, người Sài Gòn chuẩn bị tư thế cho riêng mình. Chạy trốn, nằm dạ, khóc lóc hoặc cười khẩy và đa số là ra đi… Sài Gòn không những mất tên mà nỗi buồn của tôi cũng đang thân sơ thất sở. Tôi sợ buồn hơn sợ chết, cả tuần không dám ra đường để nhìn Sài Gòn bị người ta dùng dao lam cắt từng chút một, từng chút một, xát muối, nặng chanh. Họ cố ép người Sài Gòn phải công nhận thành Hồ, phải tin rằng yêu nước là yêu… đảng, yêu chánh phủ, yêu công an nhân dân (tệ), nhưng không được yêu kho bạc nhà nước!
Rải bước bên hông tòa nhà mới cóng, được bạn dắt tay qua đường, tim âm ỉ nhói một hai ba bốn năm trăm cái theo từng bước đi. Tôi sợ. Sẽ có ngày bị lạc ngay trên chính con đường về nhà. Nhà không còn người thân. Xóm không còn người quen. Bạn cũng đi nước ngoài gần hết hoặc mon men đi. Tôi còn gì? Sài Gòn còn gì ngoài cái “văn minh” rừng rú kia. Sau khi bán đổ bán tháo tất cả, người bán cũng sẽ bỏ đi. Tôi nghĩ mình sẽ nằm vạ ở mảnh đất này, nhưng có lẽ, sức đề kháng đã cạn… thôi thì mần thơ vậy:
Mỗi bên một góc chòng chành
Ta ôm không vững màu xanh Sài Gòn
Người nay nhớ phố vàng son
Người mai nhớ phố vẫn còn… bữa nay
Hàng cây kia, cái hẻm này
Và bao nhiêu thứ đã thay đổi rồi?
“Phát triển mà, phải chịu thôi”
Ừ thì phải chịu có đòi được đâu!
Người ta nhổ hết lòng nhau
Rồi mang đạo đức cắm sâu, bảo trồng!
Tũn

Trần Lê Duyên - Ngôi sao cô đơn.

Hạnh phúc ở đây...


Cách nhà tôi một bức tường, có một khu nhà trọ gồm 10 căn phòng nho nhỏ. Các căn phòng này ban ngày đóng cửa tắt đèn im ru nhưng tối đến lại ồn ào, sáng trưng. Khuya, họ nằm xếp lớp như cá mòi, phòng chừng 5, 6, 7 người chia nhau ngủ. Cửa luôn mở, đèn luôn cháy, cây quạt trần lắc lư rên rỉ như chuẩn bị rơi xuống bất kỳ lúc nào, hăm he ôm chầm lấy bất kỳ ai để hóa kiếp. Con người trong phòng cũng bất an như cây quạt, ai cũng ngủ chập chờn trong cảnh giác. Tay ôm khư khư một chỗ nào đó trên cơ thể hoặc quần áo. Để ý mấy người này nằm hoài một tướng từ ngày này qua ngày khác không hề thay đổi, ngay cả khi họ gác tay, chân chồng chéo nhau loạn xạ. Hỏi cô chủ nhà mới biết, thì ra “Tụi nó cất tiền bên phía đó!”
Nếu có thể chọn ra một nghề tiêu biểu nhất, đông “hội viên” nhất ở Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, có lẽ chúng ta nên nghĩ đến nghề bán hàng rong. Ði bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào ta cũng có thể thấy họ. Hầu như mọi mặt hàng đều có thể cầm trên tay, bưng trên mâm, quẩy trên vai, chất trên xe đạp, xe ba gác hay bày dài trên đất. Những người bán hàng rong, họ là ai? Chắc chắn không phải các vị con ông cháu cha rồi. Những người bán hàng rong trước hết phải là con… cha, cháu… ông.
Xuất thân không… ngược ngạo thì gia thế chả quyền quý gì rồi. Ở Việt Nam là vậy. Họ là con, là em, hoặc chính là những người nông dân phải “cày đường nhựa”. Sau một đêm ngủ dậy, đất đai mình đang chăm bẵm bỗng trở thành đất công, bị thu hồi. Những giọt mồ hôi mặn mòi đang tròm trèm nẩy mầm thì bị cào xới, đổ bê tông, chuẩn bị cho một khu đô thị mới. Trong khi ở vùng thành thị xa xôi, người ta lại muốn xây dựng… nông thôn mới. Họ có cởi truồng hay tự tử để giữ đất thì cuối cùng cũng phải ra đi nếu không muốn bị lôi vào tù hoặc trở thành “dân oan”. Quê hương Miền Tây từ lâu đã cạn kiệt phù sa, bạc lòng cây cỏ…
Họ là con, là em, là chính những ngư dân bỏ biển sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi bị tàn sát triệt để bằng mưu tính loài người. Những sinh nhật nhân tạo nhưng lại vô nhân tính. Các bản hợp đồng dịu dàng cắt cổ sự sống trên bờ, dưới nước của biển miền Trung rộng lớn một cách ngọt ngào. Không tha hương chả lẽ nằm áp mặt vào mạn thuyền lênh đênh xác cá?
Hoặc họ có thể là con của núi rừng. Sau bao đời săn bắt hái lượm thì được người kinh lên bản dạy cho cái chữ, dạy cách xài tiền. Họ bắt đầu biết toan tính mưu mô. Nhưng họ không thể toan tính mưu mô bằng với những người “thầy” miền xuôi. Dần dà, núi của rừng bị cắt làm khu sinh thái, chim của rừng vô quán nhậu đặc sản, cây của rừng thành cột nhà. Những công trình khai thác đi tới đâu rừng mất tích tới đó. Ðể sống, người của rừng cũng phải ra đi.
Họ cũng có thể chính là những con dân Sài Gòn. Uống nước dòng kênh Nhiêu Lộc lớn lên. Gia đình là người Sài Gòn ở Sài Gòn từ hồi nẳm nào. Nhưng sau đó đất đai nhà cửa của tổ tiên vì một lý do nào đó đã bị sung công. Không chịu bị dụ đi “kinh tế mới”. Họ thi nhau lưu lạc trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình như một kẻ “tỵ nạn”. Trong khi những thành phần tỵ nạn thật sự lại ăn trên ngồi trước. Gắn mác lãnh đạo đương thời!
Họ từ khắp nơi đổ về. Tối vô ngủ. Sáng dậy đi làm. (Tự dưng liên tưởng đến câu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”). Mỗi ngày, trả 15 ngàn vnd (việt nam đồng) cho chủ nhà, nếu muốn dùng nước tắm giặt thì trả thêm 10 ngàn vnd. Bà chủ tên Tám, giọng nói lanh lảnh, mặt hơi ác ác, nói chuyện ngang ngang kiểu… Sài Gòn. Rất chảnh mà cũng rất hào sảng.
“Tụi nó đa số không có giấy tờ, mặt mày thì… cô hồn. Ròm như bọn nghiện. Ðâu ai cho ở ngoài tao?” “Ði bán vé số ngày lời nhiêu đâu, có khi bị giựt sạch vé lẫn tiền. Ở đây tao không có cho thiếu. Thấy đứa nào tội tội là miễn phí luôn mấy bữa. Chơi sang vậy đó!”
Sáng, người trong khu trọ lục đục dậy rất sớm, chia nhau đi vệ sinh, ngồi đếm vé số, đi bán rất nhịp nhàng. Có người ngủ dậy chạy đi bán luôn chắc để kịp mối quen. Họ vừa bận rộn vừa râm ran nói chuyện. Giọng Bắc Trung Nam hòa lẫn, dầu có đôi tai thích phân tích ngữ điệu vùng miền nhưng không ít lần tôi cũng bị rối khi nghe họ chuyện trò chọc ghẹo nhau.
– Cô Tám ơi cái vòi nước hư rồi
– Xài đỡ thùng đi con, trưa tao kêu ai sửa.
– Anh cho mượn vòi nè cưng
o O o
– Quơ mài ở đeo?
– Răng?
– Teo hủi quơ mài chớ reng nèo?
o O o
– Con bà Tám xưa nghe nói đẹp lắm. Chết rồi!
– Bị hiếp dâm.
– Hiếp dâm có gì mà chết?
– Không phải nó chết vì hiếp dâm mà nó chết vì sẩy thai.
– Là sao bà nội?
– Thì đang có bầu bị hiếp đâm rồi sẩy thai mất máu. Băng huyết mà chết! Cái thai là của ông chủ tịch.
– Còn thằng hiếp?
– Là con ổng.
– Bà Tám để yên hả?
– Cũng kiện tụng thời gian. Tiền đi mà tin không về. Bả cũng chả biết chữ nghĩa nhiều đâm ra thua đủ thứ…
Ồn ào một lúc rồi họ biến mất tiêu. Mỗi người một hướng. Chiều lác đác về từ 5, 6 giờ. Có người 1, 2 giờ sáng. Người than ế người khoe khách trúng an ủi vài tờ. Họ líu lo kể về “thành tích” bán số trúng giải của mình. Có người còn được cho là “nổ” khi kể bán toàn số… độc đắc.
– Sao bán trúng miết mà mày còn bán vé số?
– Khách trúng chứ có phải tao đâu. Bán tá lả biết ai! Mà tính ra dân chơi vé số chơi mấy đời mới trúng một lần. Coi nhiều vậy chớ cộng lại số tiền họ mua vé số chắc gấp mấy lần họ trúng.
o O o
– Mày còn nhiều vé không? Bán dùm tao 50 tờ coi
– 2 trăm tờ. Bán gì nổi nữa mẹ
– Ðể đi chiều trúng đổi đời
– Không trúng thì đổi… mạng hả bà nội?
– Dạo này người ta mê vé số kiểu Mỹ không à. Nghe đâu trúng lần mấy chục tỷ…
– Ðể mai ra hỏi mua vài vé bán thử. Tao thấy tụi kia in ra sẵn mớ số đẹp đi bán cũng ngon lành lắm.
– Rủi họ không ưng số mình chọn mà muốn tự chọn thì sao?
– Thì ôm lại chờ… thời chứ sao!
o O o
– Tao để ý thấy bán vé số kiểu Mỹ giống đánh đề quá bây.
– Ừ. Nhưng vì là đề kiểu… Mỹ. Người ta chuộng vì nó là kiểu Mỹ. Chứ dễ dầu gì trúng!
– Ừ, giờ cứ cái chi liên quan Mỹ là ngon. Bên Tân Phú mấy thằng Mỹ đen lừa tiền lừa tình mấy bà quá trời!
– Ừ. Ðàn bà con gái giờ cứ vớ được ông Tây nào là nắm chặt không buông!
– Giờ tao chỉ cần bưng ông Tây về quê đi một vòng chắc cả xóm lác mắt!
– Người ta hotgirl bưng Tây, còn mày, mơi đi.
Nghe mà mủi lòng ghê. Không hiểu tự khi nào “yếu tố nước ngoài” lại là một lợi thế vượt qua mọi rào cản ở Việt Nam như vậy. Nghe đồn, hồi nẳm, ~ 1945, ai nói tiếng Pháp, làm cho Pháp sẽ được đóng mộc sài lang, tay sai thực dân, tư sản mại bản… ~ 1975, ai làm cho Mỹ hoặc manh nha vượt biên thì chính là tay sai, kẻ bán nước. Họ sẽ được “cách mạng” cách ly, đi cải tạo cho đến khi thật sự quán triệt đường lối chủ chương cách mạng. Còn bây chừ, ~ 2016. Báo chí “cách mạng” cứ canh me mỗi khi ở đâu đó trên địa cầu có một người “gốc Việt” làm nên chuyện thì lập tức moi móc ra đăng lên trang bìa rặt mùi thấy sang bắt quàng làm họ, làm như là Du Uyên với Du… Côn có bà con với nhau vậy đó. Thậm chí truyền hình “cách mạng” còn làm hẳn một chương trình “Ðường lên đỉnh Olympia” dành riêng cho việc “xuất khẩu” người giỏi đi “du học” Úc. Bên cạnh còn bao nhiêu là giải thưởng, học bổng dành cho người tài đi Pháp, Nga… Rồi không hiểu sao. Mỗi lần “phát hiện” nhân tài cũng là mỗi lần “tống tiễn” họ ra khỏi Việt Nam để sau này là người “gốc Việt” làm nên chuyện ở xứ người…
Người “nội địa” thượng đẳng thì phải ăn gạo Thái, xài đồ gia dụng Nhật, ngủ nhà có kiến trúc cổ của thực dân Pháp, mặc quần áo Gucci, xách túi Hermes, mang giày Salvatore Ferragamo, xài Sony Vaio hoặc iPad, điện thoại iPhone hoặc Vertu, lái siêu xe, làm công ty vốn nước ngoài, lãnh lương quy ra đô Mỹ. Trẻ con được định hướng bằng mọi giá phải làm “khúc ruột ngàn dặm”. Chớ “Lơ mơ ở lại Việt Nam ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội là bán vé số nha con!” Mà cái gì thiếu chứ người “ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội” thì Việt Nam đông như quân Nguyên. Họ là những người công nhân quét rác, những nhân viên phục vụ, những người bán hàng rong tư nhân lẫn cho nhà nước. Thả… rông số phận mình trên khắp các con hẻm ngoằn ngoèo của Sài Gòn. Tối về may mắn thì có được một nơi riêng tư để gửi gắm giấc ngủ không thì nằm chồng lên đời nhau, bàn tay bấu chặt túi tiền trong cơn ngủ nơm nớp lo âu ngày mai có bị khách hàng xua đuổi hay bị mấy ông “nhà nước” nào làm khó làm dễ, hỏi giấy hỏi tờ hay không?
– Khi nào chị về quê?
– Về rồi tiền đâu mà dô lại hả mậy?
– Thì về đó làm ăn, ai cũng dô đây hết. Ở ngoải coi mòi dễ sống hơn!
– Ngoài đó chừ… cạp đất mà ăn thôi chứ biết sống bằng gì. Ở Sài Gòn đói còn qua bà Tám xin ổ bánh mì, ly nước lã lót dạ
– Ngang cơ Con Sâu Gặm Tiền rồi!
– Răng “Con Sâu Gặm Tiền”?
– Tụi học trò lên vô tuyến dịch chữ CSGT ra Con Sâu Gặm Tiền đó chớ chi…
Sau đó là những tràng cười. Có lẽ vì sống gần họ. Nên càng lớn tôi càng dễ… hạnh phúc. Chỉ cần đang khát mà được tặng ly trà đá đầy hương liệu tôi cũng dễ dàng cười rạng rỡ nuốt trôi, dầu đó thứ nước mà bình thường cũng “bày đặt” ỏng ẹo chê khen. Chỉ cần đang buồn mà vớ được ai để than thở là huyên thuyên đủ chuyện, không còn xét nét coi người ta nghĩ gì. Miễn mình thấy vui là được. Ðầu óc dần dà cũng thoáng hơn khi nhìn nhận sự việc. Ví dụ như mỗi khi thấy mình… ế. Tôi lại nhìn xung quanh. Nhận ra ngay đâu phải ai ế cũng… đẹp như mình. Thế là tôi… hạnh phúc!
Có ai đó đã nói, bạn sẽ ngừng khóc vì không có đôi giày khi thấy một người không có đôi chân, nhưng họ vẫn mỉm cười!
Tũn.

Tác giả có nickname là Trần Lê Duyên truoc đây là Ngôi sao cô đơn

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ GIÁO DỤC HIỆN THỰC XHCN


"Vạch áo cho người xem lưng" vốn là một câu tục ngữ có nguồn gốc đã lâu, có lẽ từ thời văn hóa phong kiến VN chịu ảnh hưởng của Nho học kiểu Khổng Tử. Nó có ý nhắc người ta nên tìm cách che giấu khuyết điểm trước bàng quan thiên hạ. Tiếc thay tôi lại là nhà giáo thời "hiện thực xã hội chủ nghĩa" nên kể lại vài mẫu chuyện nghe lóm trong lúc vô công rỗi nghề hy vọng "đàn gảy tai trâu" biết đâu được thời nay trâu bò cũng có khiếu âm nhạc chăng ? ( Có luận án tiến sĩ về gia cầm nào đó đã thừa nhận rồi )
Chuyện được kể từ một cô giáo từng là học trò của tôi về quá trình nuôi dạy con của cô
CHUYỆN THỨ NHẤT : MẪU GIÁO CŨNG CẦN CÓ THÀNH TÍCH
Cô kể : Khi cháu còn học Mẫu giáo, có một lần cô đến trường xin phép cho cháu nghỉ 3 ngày để về quê thăm Ông bà, sẵn đó cô hỏi thăm về việc học của con. Cô giáo mẫu giáo đem ra khoe với cô những bức tranh do cháu vẽ và tô mầu. Tấm nào cũng đẹp, cũng sáng lạn chứng tỏ là cháu có năng khiếu hội họa từ tấm bé. Dĩ nhiên là cô thích quá nên xin lại hết những tấm tranh làm kỷ niệm. Ở quê chồng, cô hí hửng đem mấy tấm tranh đó ra khoe và thật bất ngờ.... Trong đó có cả một tấm tranh xấu xí lem luốc chả ra hình thù gì cả. Cô hỏi cháu có phải tấm này con vẽ không hay là của bạn đấy ?
Và.... thầy biết không ? Cháu thút thít khóc bảo tấm ấy là cháu vẽ còn tất cả những tấm còn lại là các bạn khác và cô giáo vẽ dùm....
Không lạ là lên Tiểu học cháu vẽ thành công một con cá có hình số 8
Mẫu giáo cũng cần có thành tích thầy ạ.... Với lại lúc đó chưa có mầm non tư thục quốc tế như hiện nay ... mà nếu có đã chắc gì họ không... thành tích !!!
CHUYỆN THỨ HAI : VĂN HỌC CŨNG PHẢI CÓ ĐỊNH HƯỚNG
Năm cháu học lớp 7, em mua cho cháu một chiếc xe đạp, thằng bé thích lắm. Nó khoe với mọi người đó là món quà của bố mẹ cho mà nó thích nhất...Một tháng sau, cô giáo chủ nhiệm của cháu vốn là một cô giáo dạy văn mời em lên để động viên cháu tham gia đội tuyển văn của trường thi cấp Quận và để chứng minh là cháu rất có khiếu về Văn, cô giáo đưa ra một bài tập làm văn cháu làm được chấm 9 điểm. Em hồi hộp quá nhất là khi đọc lướt qua đề bài : " Em hãy tả lại món quà của ba mẹ tặng cho em mà em thích nhất và nói cảm nghĩ của em..."
Trời ơi em đọc bài văn của cháu mà mồ hôi mẹ mồ hôi con thiếu điều bay hết son phấn. Bài viết rất hay nhưng món quà mà cháu tả là cái áo dài màu trắng truyền thống của nữ sinh VN... Trời ơi nghĩ sao mà ba mẹ tặng áo dài cho con trai và càng đọc em càng rụng rời khi phải chứng kiến con trai mình bị biến thái tâm lý trở nên một cô nữ sinh dịu dàng đằm thắm, thùy mị đoan trang.... nè trời
Tỉnh giấc mơ em vội vàng nại cớ thằng bé đang có bệnh cần điều trị thời gian dài để xin rút ra khỏi đội tuyển văn của trường. Em làm thế có phải là làm thui chột một nhân tài văn học tương lai không thầy ?
Tôi trả lời : Không em làm đúng. Đó là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
CHUYỆN THỨ BA : SAI CŨNG PHẢI CÓ Ý NGHĨA GIÁO DỤC
Cũng năm học ấy, gần cuối năm em lại được cô giáo báo cáo về thành tích học tập của cháu. Nói chung là cái gì cũng tốt kể cả môn văn vì cái tội cẩu thả nên hay sai chính tả. Để chứng minh cô giáo đưa ra bài tập làm văn cháu bị điểm 3 cho em xem.
Đó là bài tập làm văn với đề tài " Hãy kể lại một chuyến đi du lich, tham quan mà em thích nhất".. Quả đúng là cháu kể rất thật, rất hay nhưng tiếc là chuyện cháu kể là đi du lịch cùng gia đình và ở phần kết luận thay vì viết đúng là Ba mẹ... cháu viết thành Bà mẹ... thế là hỏng cả bài viết xơi con 3 kể cũng đáng...
Em ngỏ ý với cô là có bài văn nào hay nhất cho em mượn để về xem và rèn thêm con về môn văn. Cô giáo cảm thấy lời khuyên của mình được phụ huynh đồng thuận nên không ngại ngần gì chọn đưa cho em một bài văn 9 điểm của một em học sinh khác. Đây là bài hay nhất đó chị xem rồi vài hôm nữa trả cho em nhé
Bài văn đó em bé viết cũng rất hay kể lại chuyến đến thăm nhà truyền thống và được nghe kể những mẫu chuyện đời hoạt động cách mạng của ...tiền bối.
Không ngờ con trai em khi xem bài văn đó nó lại chỉ cho em xem là bạn cũng bị sai chính tả.và cô cũng có đánh dấu sai ct đó. Thay vì là "bát cơm chan máu" thì bạn ấy viết là "bát cơm chan nước mắm.." mà cô giáo chỉ trừ có 1 điểm
Em chỉ còn cách an ủi cháu là cái sai ấy được giảm nhẹ đi vì câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục hơn con ạ....
Giờ cháu đã tốt nghiệp đại học nhưng ngành khác không phải là giáo dục và đang làm việc ở nước ngoài thầy ạ !!
TRẦN PHONG VŨ
24/10/2016
Ảnh chôm bên nhà Hải Liên


Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Suy Ngẫm !


Cô giáo làm sai phép tính đơn giản, ai cũng cười chê nhưng bài học sau đó khiến mọi người phải cúi đầu nể phục…
Là một giáo viên, việc viết sai một phép tính trong bảng cửu chương là điều thật đáng chê cười. Thế nhưng khi lắng nghe ý nghĩa thật sự đằng sau đó, ai cũng cảm thấy bất ngờ.
Một hôm, cô giáo viết lên bảng :
9 x 1 = 7
9 x 2 = 18
9 x 3 = 27
9 x 4 = 36
9 x 5 = 45
9 x 6 = 54
9 x 7 = 63
9 x 8 = 72
9 x 9 = 81
9 x 10 = 90
Khi viết xong, cô nhìn xuống đám học trò, tất cả đều đang cười cô vì công thức đầu tiên viết sai.
Cô ôn tồn nói :
"Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều quan trọng hơn toán học: Đó là một thực tế phũ phàng của thế giới này.
Các em có thể thấy rằng tôi viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi tôi về điều đó cả. Nhưng chỉ cần tôi viết sai một lần, tôi sẽ bị cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay.
Tôi muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng hề khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần.
Nhưng đừng nản lòng, đừng thất vọng, đừng quá quan tâm tới những lời chỉ trích đó và tiếp tục làm những điều các em cho là đúng !
Và hãy nhớ khen tặng ai đó khi họ làm đúng, điều đó rất có ý nghĩa với họ đấy!"
Trong cuộc sống, không ai dám chắc chắn rằng bản thân mình sẽ không bao giờ mắc phải một sai lầm nào đó. Thế nhưng, mọi người lại thường có xu hướng cười chê hay chỉ trích sai lầm của người khác bởi có vẻ điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc chúng ta cảm thông và thấu hiểu cho họ.
Henry C Clink từng nói : “ Trong khi một người còn do dự thử vì sợ thất bại, người khác lại đang bận mắc lỗi và trở nên thành công.” Vậy nên đừng sợ khi bản thân mắc sai lầm và bị người khác cười chê bởi đó là chướng ngại bạn cần vượt qua trên con đường chinh phục đỉnh cao. Và cũng đừng vội chỉ trích sai lầm của người khác bởi thay vì khiến họ gục ngã, chúng ta có thể khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của chính mình.
Sưu tầm


Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

40 bài học cuộc sống cần cho mọi lứa tuổi

Regina Brett viết những bài học cuộc sống này vào đêm trước ngày sinh nhật lần thứ 45 của cô sau khi được chẩn đoán ung thư vú.

Những đúc kết đã "chạm" đến tâm trí người đọc bất kể tuổi tác:
1. Cuộc sống vốn không công bằng, nhưng nó vẫn còn tốt chán.
2. Dừng những nghi ngờ, hãy thực hiện từng bước nhỏ trong kế hoạch dài bạn đã vạch ra.
3. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí thời gian ghét bỏ ai đó.
4. Bản thân đừng quá lo lắng hay nghiêm trọng hóa vấn đề, chẳng ai quan tâm như bạn lo sợ đâu.
5. Trả hết thẻ tín dụng của bạn mỗi tháng.
6. Bạn không cần phải thắng trong mọi lý luận, tranh cãi. Chấp nhận thua trong một cuộc lý luận chẳng chết ai cả, đôi khi lại cứu một mối quan hệ.
7. Hãy khóc với một ai đó, điều này giúp hồi phục nhanh hơn là khóc một mình.
8. Tiết kiệm cho khoảng thời gian hưu trí ngay từ tháng lương đầu tiên bạn nhận được, điều này không sớm lắm đâu.
9. Khi nói đến chocolate, sự kháng cự là vô ích. Thỉnh thoảng hãy tự thưởng một thanh kẹo ngọt ngào, đọc một cuốn sách trong căn phòng ấm khi bên ngoài trời đang mưa. Tại sao không?
10. Hãy làm hòa với quá khứ của bạn, đừng để nó in dấu lên cuộc sống hiện tại và tương lai. Bạn khó mà tưởng tượng được tác động của sự nuối tiếc quá khứ sẽ làm khổ sở và cản đường bạn đến thế nào. Chuyện gì của quá khứ hãy để nó ngủ yên.
11. Sẽ ổn thôi nếu bạn để những đứa con thấy bạn khóc. Ai cũng có những phút yếu lòng.
12. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với bất cứ ai. Bạn không biết tất cả cuộc hành trình và những cái giá của họ đâu.
13. Nếu mối quan hệ có một bí mật không thể tiết lộ, hãy xem xét lại thật thấu đáo.
14. Cuộc sống quá ngắn cho các mối quan hệ chỉ dựa vào sự thương hại, hãy đối đáp với nhau bằng tấm chân tình.
15. Bạn luôn có thể có bất cứ thứ gì mình muốn trong tương lai, thông qua hành động của hôm nay. Muốn đi du học, hãy trau dồi ngoại ngữ từ hôm nay
16. Công việc của một nhà văn là viết. Nếu bạn muốn trở thành nhà văn, không cách nào khác là phải viết.
17. Không bao giờ là quá muộn để có cuộc sống hạnh phúc, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân bạn.
18. Thắp sáng những ngọn nến cho căn phòng lãng mạn, sử dụng các tờ giấy đẹp, mặc đồ lót ưa thích. Không dành nó cho một dịp đặc biệt nào. Ngày hôm nay chính là một ngày đặc biệt.
19. Chuẩn bị mọi thứ chu đáo nhất có thể, sau đó theo dòng chảy.
20. Bộ phận sinh dục quan trọng nhất là não.
21. Không một ai chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài chính bạn.
22. Tha thứ cho tất cả mọi người, tất cả mọi thứ.
23. Những gì người khác nghĩ về bạn không phải là việc của bạn.
24. Thời gian chữa lành hầu hết mọi vết thương.
25. Dù tình huống hiện tại có tốt hay tệ, hãy yên tâm rồi nó sẽ thay đổi.
26. Công việc của bạn sẽ không chăm sóc bạn khi ốm đau. Những người bạn sẽ làm việc này, giữ liên lạc và quan tâm đến họ.
27.  Tin vào phép lạ.
28. Những điều không thể hạ gục bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.
29. Những đứa con của bạn chỉ có một thời thơ ấu, hãy làm cho thời thơ ấu duy nhất ấy thật đáng nhớ.
30. Hãy ra ngoài mỗi ngày, phép lạ đang chờ đợi bạn ở mọi nơi.
31. Đừng kiểm toán hay kiểm kê cuộc sống, bắt lấy nó và sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại.
32. Loại bỏ tất cả những gì không lợi ích, không đẹp và không vui vẻ. Đây là cuộc sống của bạn kia mà.
33. Tất cả những gì thực sự quan trọng sau cùng là tình yêu thương.
34. Điều tốt nhất vẫn chưa đến.
35. Nếu không yêu cầu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được.
36. Làm việc năng suất chứ đừng làm việc kéo dài thời gian trì trệ để chờ cuối tháng nhận lương.
37. Hãy hít thở sâu, nó làm dịu tâm trí bạn đến không ngờ.
38. Trao đổi các vấn đề với nhau, mọi người cũng có những vấn đề của họ, hãy giúp họ nhìn ra vì bạn là người đứng bên ngoài, dễ nhận thấy. Rồi tương tự họ sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề của mình.
39. Những cơ hội mới, những người bạn, người yêu tiềm năng luôn ở bên ngoài vòng an toàn của bạn.
40.  Cuộc sống này có những ràng buộc đôi khi khó chịu, nhưng mỗi ngày sống vẫn là một món quà kỳ diệu.
Khánh Ly (Theo Business Insider)
Source VnExopress
22/10/2015



10 điều cha mẹ cần làm để có đứa con mạnh mẽ

Lúc trẻ mắc sai lầm hay thất bại, cha mẹ mà mắng phủ đầu sẽ chỉ tạo ra đứa trẻ thiếu tự tin.


Theo nhà tâm lý học Carl Pickhardt, tác giả của 15 cuốn sách dạy cách làm cha mẹ thì một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ không dám thử những điều mới mẻ hay thách thức vì chúng sợ thất bại hoặc làm người khác thất vọng. Tâm lý này có thể kìm hãm khả năng cũng như sự thành công của chúng trong tương lai.
"Kẻ thù của sự tự ti là nỗi sợ và sự thiếu khuyến khích" ông nói. Vì thế, làm cha mẹ tức là bạn có nhiệm vụ phải khuyến khích và hỗ trợ con cái khi chúng muốn thử sức tìm cách giải quyết những việc khó khăn. Dưới đây là 10 bí quyết để nuôi dạy một đứa trẻ tự tin. 
1. Đánh giá cao nỗ lực dù trẻ thành công hay thất bại
Trong việc nuôi dạy một đứa trẻ, bạn hãy thấm nhuần quan điểm là hành trình quan trọng hơn đích đến. Vì vậy dù con bạn có thể ghi được bàn thắng cho đội bóng hay chẳng may sút ra ngoài, vẫn cứ vỗ tay cổ vũ con.
Trên chặng đường phấn đấu lâu dài, sự nỗ lực hết mình sẽ góp phần xây dựng lòng tự tin. Một đứa trẻ nỗ lực hết mình sẽ không có gì đáng xấu hổ khi chẳng may có lần nó thất bại
.
2. Cởi mở với những trải nghiệm mới
Cho con cái tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin khi đối mặt với thế giới rộng lớn. Khi vượt qua được nỗi sợ và khó khăn, chúng sẽ có tự tin ngày càng lớn để vượt qua chông gai lớn hơn.
Thêm vào đó, bạn hãy khuyến khích con làm mọi điều chúng thấy hứng thú nhưng đừng gây quá nhiều áp lực. Harmony Shu, một thần đồng piano, từng chia sẻ rằng cô đã bắt đầu tập đàn từ khi còn là cô bé 3 tuổi. Sự chăm chỉ là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công hiện tại. "Việc rèn luyện sẽ làm tăng lòng tin rằng trẻ có thể tiến bộ hơn", Pickhardt giải thích.
3. Hãy để trẻ tự giải quyết những vấn đề của bản thân
Nếu bạn thay con làm nhiều việc mà đáng lẽ ở tuổi của con đã có thể làm thì chúng sẽ không bao giờ phát triển được khả năng hay sự tự tin để tự mình giải quyết các vấn đề. Tốt hơn là hãy để con bạn nhận vài điểm không tốt thay vì toàn điểm tốt, miễn là chúng đang thực sự học được cách giải quyết sau sự cố mình gây ra.
4. Hãy để trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình
Đừng kỳ vọng trẻ sẽ hành động được như người lớn. Pickhardt nói: "Cha mẹ luôn muốn con phải làm tốt được như mình, đó là kỳ vọng phi thực tế và sẽ không khuyến khích được chúng nỗ lực, làm giảm sự tự tin của trẻ"
5. Khuyến khích trẻ tò mò
Đôi khi những câu hỏi bất tận của trẻ sẽ làm cha mẹ mệt mỏi, nhưng hành động đó cần được khuyến khích. Nhà nghiên cứu Paul Harris của Đại học Harvard cho rằng những câu hỏi là một bài tập hữu ích cho sự phát triển của trẻ, bởi chứng tỏ chúng nhận ra "kiến thức là mênh mông, sự hiểu biết chỉ là hữu hạn".
Tờ Guardian cũng thống kê được, những trẻ sống trong các gia đình khuyến khích chúng đặt câu hỏi sẽ có kết quả học tập cao hơn bạn bè cùng lớp, bởi chúng đã học được cách thu thập thông tin từ cha mẹ và áp dụng điều đó khi nghe giáo viên giảng. Nói cách khác, chúng biết cách học tốt hơn và nhanh hơn.
6. Tránh tạo đường tắt hay ngoại lệ với con cái
Pickhardt cho biết việc được đối xử đặc biệt có thể dẫn đến sự thiếu tự tin. Vì thế không tạo đường tắt, không chiếu cố, hay ngoại lệ với con. Có một lần sẽ có lần hai. Bạn không biết được sự ưu ái này thực ra lại nguy hại nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ.
7. Không bao giờ chỉ trích thành quả của con
Sẽ không có gì kìm hãm trẻ nhiều hơn là việc chỉ trích những nỗ lực của chúng. Nếu con bạn sợ thất bại vì không muốn bạn tức giận hay thất vọng, chúng sẽ chẳng bao giờ dám thử những điều mới mẻ. "Thường thì những lời chỉ trích của cha mẹ làm giảm cách trẻ tự xác định giá trị của mình, cũng như động lực của chúng," Pickhardt chia sẻ.
8. Hãy coi những sai lầm là kinh nghiệm để học hỏi
"Học hỏi từ sai lầm tạo nên sự tự tin," Pickhardt nói. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi những bậc cha mẹ coi sai lầm là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là phải nhắc nhở con cái rằng mọi con đường đến với thành công đều không thiếu thất bại.
9. Dạy cho trẻ những gì bạn biết
Cha mẹ là anh hùng của con bạn - ít nhất là cho đến khi chúng đến tuổi thiếu niên. Hãy dùng sức mạnh đó để dạy trẻ những gì bạn biết. Nhìn thấy bố mẹ đã nỗ lực để thành công, trẻ cũng muốn noi gương làm điều tương tự.
10. Hãy quyền uy nhưng đừng quá lạm dụng hay nghiêm khắc
Khi cha mẹ quá nghiêm khắc hay đòi hỏi cũng làm giảm sự tự tin của trẻ. "Sự phụ thuộc vào việc bị nói phải làm điều này điều kia sẽ ngăn trẻ hành động táo bạo," Pickhardt cho biết.
Bảo Nhiên 

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

LÀM BẠN CỦA MỸ.


Trong cuộc chiến Quốc-Cộng giữa Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông,lấy lý do chính quyền họ Tưởng tham nhũng, Tổng Thống Harry Truman đã lạnh lùng trả lời bà Tống Mỹ Linh, phu nhân họ Tưởng, khi bà thay chồng sang cầu viện Mỹ trong cơn nguy khốn rằng: "Mỹ chẳng muốn dính líu gì vào cuộc chiến này nữa" kết cục họ Tưởng phải chạy ra Đài Loan, nhường đại lục lại cho Mao.

Năm 1972, dưới thời Tổng Thống Nixon, sau khi đã bí mật đạt được những thỏa thuận mở lại bang giao với TC, nước Mỹ lại một lần nữa quay lưng với họ Tưởng khi đá đít Đài Loan và thay TC vào ghế thành viên thường trực hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Năm 1963, với nỗi lo thất cử nếu tình hình VN tiếp tục xáo trộn, Kennedy đã đích thân ra lệnh cuộc đảo chính giết chết ông Diệm, người mà mới trước đó 6 năm đã được tưng bừng chào đón bởi cả Tổng Thống lẫn Quốc Hội Mỹ như là người đứng mũi chịu sào trấn giữ tiền đồn của thế giới tự do.
Năm 1974, Mỹ làm ngơ để TC chiếm Hoàng Sa của đồng minh VNCH.
Năm 1975, Mỹ quay lưng để VC chiếm luôn miền Nam, khiến ông Thiệu và toàn dân chúng miền Nam phải ôm trái đắng.
Rồi những việc gần đây là:
Ông Bush hứa lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ba Lan và Tiệp, nhưng ông Obama lên thì lờ luôn.
Nga chiếm Crimea của Ukraina, Mỹ đằng hắng vài tiếng rồi cũng im.
Assad dùng vũ khí hóa học với lực lượng thân Mỹ, bước qua lằn ranh đỏ mà Mỹ đặt ra, Mỹ kéo tàu đến lượn một vòng, ho he mấy tiếng rồi kéo về.
Ông Bush kéo quân vào Iraq đánh lung tung, xong ông Obama lên cái ùn ùn kéo hết về để cho chính phủ Iraq bị thằng ISIS nó dập tơi bời.
Bất kể phản đối của Arab Saudi và Israel, ông Obama qua bắt tay với Iran, nói chuyện xoá bỏ hận thù...blah... blah... blah...
Và còn nhiều chuyện nữa...nhưng kể ra bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy:
Nói nôm na cho vui là làm bạn của Mỹ cũng như làm bồ nhí của thằng đại gia lắm tiền, nhiều của, đông bạn bè. Hoặc là mình phải thiệt đẹp khiến nó chết mê chết mệt, hoặc là mình phải có con với nó để nếu như nó có muốn bỏ mình thì nó phải chia tài sản để nuôi con với mình đến méo mặt khiến nó phải suy nghĩ lại.
Còn không thì 'good luck!', bài học nương tựa vào Mỹ để rồi một ngày nó phủi tay thì người mình đã học đến đắng cả họng rồi. Cứ 4 năm một lần, chính sách của Mỹ lại xoay theo nguyện vọng của cử tri Mỹ mà nếu mình không tự đứng nổi trên đôi chân của mình thì khi nó quay lưng mình ngã là cái chắc.
Không phải ngẫu nhiên mà ông TT Phi kỳ này lớn tiếng chửi Mỹ, có thể ông ta tức giận vì chơi với Mỹ bao nhiêu năm nay mà Phi chẳng được lợi gì. Nhưng thay vì tìm cách tự đứng trên đôi chân mình thì ông lại muốn quay sang dựa Tàu và Nga.
Thiệt là lòng vòng, làm chuyện tránh mạt cưa gặp mướp đắng.
Thái độ đúng đắn nhất là không chỉ làm bạn với Mỹ, mà là phải làm bạn với những giá trị tốt đẹp của Mỹ, và áp dụng những giá trị đó vào việc canh tân đất nước mình như cách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã làm.
Những giá trị đó bao gồm một thể chế dân chủ, một xã hội cởi mở, một môi trường thuận lợi cho nhân tài phát triển, một nền pháp trị tiên tiến...vv.
Chứ đừng làm bạn với Mỹ chỉ vì Mỹ giàu, Mỹ chống cộng, Mỹ ủng hộ tự do, Mỹ sẽ đánh kẻ này, đuổi kẻ kia giúp ta....blah...blah...blah.
Thằng đại gia nào cho dù có lắm tiền nhiều bồ nhí đi nữa thì những người cuối cùng nó quan tâm nhất vẫn là vợ và con đẻ của nó thôi.
Lại lan man...và lại quá dài....sorry...

fb Tran Thuc

Lời biện bạch của Vợ hai của Vĩ Quân Tử, BT thành ủy Cát Lam


.
Trang applecool.com mới đây đăng tải bài viết, “vợ hai” của ông Vĩ Quân Tử – nguyên Bí thư thành ủy tỉnh Cát Lâm, bị tố cáo phạm tội lừa đảo. Ở trên tòa, cô đã có một lời biện bạch vô cùng đặc sắc, có hai câu nói đã khiến cho “quan tòa” nhục nhã không nói nên lời…
“Tham quan ‘mua dâm’ còn đáng sợ, vô sỉ hơn cả kỹ nữ ‘bán dâm’! Những ‘người khách’ ngày trước của tôi, hôm nay lại trở thành ‘quan tòa’ để phán xét tôi”…
Dưới đây là lời biện bạch sâu sắc của cô “nhân tình” này:
*****
Kính thưa ông chánh án!
Cảm ơn quan tòa đã cho tôi cơ hội phát biểu sau cùng. Làm một người phụ nữ bán thân, đứng ở trước tòa án trang nghiêm này tôi cảm thấy thật sự rất nhục nhã. Tôi đã theo nghề bán tiếng cười mưu sinh này đã được 5 năm, lại từng làm “vợ hai”, cũng có thể là vợ ba, vợ tư của nguyên Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử.
Nhưng mà, làm “vợ chung” của người ta quyết không phải là tâm nguyện của tôi, sỡ dĩ tôi phải đi theo con đường mang đến nỗi nhục lớn cho gia đình và bản thân này, quả thật là vì cuộc sống bức bách.
Nhà tôi trên thì có bà nội tuổi đã ngoài tám mươi, dưới thì có em trai trẻ người non dạ. Bà nội cần người chăm lo, em trai thì cần phải đi học, tuy nhiên, bố mẹ tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời làm việc vất vả khó nhọc ngoài đồng quanh năm suốt tháng, thế mà thu nhập cả năm trời lại không đủ để đóng các khoản tiền thuế trong làng. Mỗi lần nếu như không giao nộp đúng thời hạn, cán bộ làng liền đến nhà bắt gà bắt dê, tịch thu lương thực.
Tôi vào thành phố làm người giúp việc, nhưng lại bị ông chủ làm nhục mà không biết khởi tố ở đâu, vò đã mẻ lại sứt, vậy nên từ đó về sau, mới nhắm mắt đi theo con đường này. Thử hỏi, là một cô gái nhà quê yếu đuối, ngoài việc phải bán tuổi thanh xuân của mình ra, tôi còn có thể bán gì nữa đây?
Tham quan Vĩ Quân Tử bị cảm 3 ngày, liền nhận được 50 vạn tệ “tiền hỏi thăm”, điều chỉnh một lần ban lãnh đạo ở huyện, ông ta lại thông qua việc bán quan, kiếm được khoản thu nhập kếch sù 5 triệu Nhân dân tệ.
Nếu như tôi có cơ hội kiếm được một phần mười số tiền như ông ta, bản thân tôi cũng tuyệt đối sẽ không đi theo cái nghề bán nụ cười này!
Có quần chúng trách mắng chúng tôi làm gái bán thân quá đáng sợ! Lý do là làm hư hỏng cán bộ, lây truyền bệnh tật, bại hoại lối sống xã hội. Tôi thừa nhận đây là sự thật. Tuy nhiên, ở trên thế giới này, nếu không có kẻ mua thì hỏi làm sao có người bán? Nếu không có những tham quan, quyền quý mua dâm, thì thử hỏi làm sao có kỹ nữ bán dâm đây? Nếu như nói đáng sợ, thì mua dâm còn đáng sợ hơn cả bán dâm!
Thị trường bán dâm sinh sôi ồ ạt, cũng không phải là chúng tôi phát động, mà là những người quyền quý có quyền trong tay, có tiền trong túi làm nên. Nếu như nói đến nguy hại xã hội, “mua dâm” đối với xã hội thì nguy hại càng nghiêm trọng hơn.
Chúng tôi bán dâm, là bán thân xác thịt của chính mình, nguồn vốn này tuy đáng quý, nhưng lại thuộc về chính bản thân chúng tôi. Còn những người làm quan chức đến mua dâm, “tiền” mua dâm của họ là đến từ đâu đây?
Nhân viên công tố chỉ tố cáo tôi tội lừa đảo, tôi thừa nhận, tôi xác thực là tên lừa đảo. Bản thân tôi ngay cả tiểu học còn chưa tốt nghiệp, vậy mà bây giờ lại có được văn bằng tốt nghiệp đại học chính quy. Nhưng mà, trong xã hội này những người có văn bằng giả đâu phải chỉ hàng nghìn hàng vạn thôi đâu, tham quan Vĩ Quân Tử ngay cả trung học cơ sở còn chưa học xong, không phải cũng đã trở thành “nghiên cứu sinh tại chức” đó sao?
Tôi trước nay chưa từng viết đơn xin gia nhập đảng, vậy mà giờ đây tôi lại trở thành đảng viên có năm năm tuổi đảng. Thân phận đảng viên của tôi là lừa gạt, điều này không sai. Nhưng mà, những quan chức ban ngày đứng trên bục giảng lớn tiếng nói làm trong sạch hóa bộ máy chính trị, tối đến thì “ăn chơi dâm loạn”, thân phận đảng viên của họ lẽ nào cũng là “hàng thật giá thật” hay sao?
Tôi chẳng qua chỉ là gái bán thân bị người đời phỉ nhổ, một năm trước lại ngồi trên ghế cục trưởng. Chức vụ cục trưởng của tôi xác thực là Vĩ Quân Tử ban cho. Nhưng những người được Vĩ Quân Tử ban cho chức vụ cục trưởng có đến hàng mấy chục người, những người này có ai chưa từng tiến cống, dâng đại lễ cho ông ta đây?
Tiền mà họ dùng để dâng đại lễ toàn bộ đều là tiền của công, còn tiền mà tôi tiêu xài chỉ là tiền mà tôi bán thân thể của mình kiếm được. Tuy nhiên, ở trước pháp luật, thử hỏi liệu tôi và họ có thể xếp ngang hàng hay không?
Các người mắng tôi vô sỉ, tôi cũng thừa nhận bản thân tôi vô sỉ! Nhưng tôi cho rằng, những tên tham quan lớn nhỏ giống như Vĩ Quân Tử kia, những người đó còn vô liêm sỉ hơn cả tôi nữa! Những người này ngoài miệng thì nói là vì nhân dân phục vụ, còn những chuyện lén lút sau lưng thì lại là những mánh khóe tội ác, đầu trộm đuôi cướp.
Vĩ Quân Tử ban ngày khi báo cáo với người khác thì dõng dạc hùng hồn, còn buổi tối khi đến chỗ tôi thì lại không bằng cầm thú. Ông ta uống một viên thuốc, thì lập tức thay hình đổi dạng, vắt óc tìm kế để giày vò hành hạ tôi. Những tên ngụy quân tử ra vẻ đạo mạo giống như ông ta, tôi đã gặp nhiều rồi.
Hôm nay trong số những người ngồi ở nơi này, có đến mấy người đã từng là “khách” của tôi trước đây, bây giờ lại lấy thân phận quan tòa để xét xử tôi! Các người giỡn cợt tôi đủ rồi, đùa cợt thỏa thích rồi! Vì để lấy lòng Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử, liền dâng tôi cho ông ta, tôi chỉ trong một đêm đã trở thành khách quý ngồi trên của Vĩ Quân Tử.
Các người đều biết nội tình của tôi, khi Vĩ Quân tử mua nhà, mua xe, lại đưa tôi ngồi lên chức vị cục trưởng, các người không phải còn ăn mừng vì điều này sao? Những lúc đó có ai đứng ra nói một lời công đạo cho nhân dân hay không? Bây giờ Vĩ Quân Tử ngã ngựa rồi, các người lại nói năng hùng hồn, viện đến đủ mọi lý do để xét xử tôi!
Kính thưa quý quan tòa, các vị bồi thẩm đoàn, các vị thính giả, bản thân tôi phạm pháp, hôm nay chịu sự trừng phạt quả thật là đúng với tội. Còn những kẻ quyền quý đường hoàng kia, lấy mồ hồ xương máu của đất nước và nhân dân để bao nuôi chúng tôi, “bồi dưỡng” chúng tôi, chà đạp chúng tôi, lẽ nào họ không có tội hay sao? Họ chính là có thể tiêu diêu ngoài vòng pháp luật hay sao? Bây giờ lại còn phán xét tôi….
Chánh án nghe đến đây, liền quát lớn một tiếng: “Lôi bị cáo xuống dưới!”
Theo Secretchina

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Thoát Á, Thoát Trung xưa và nay – Trần Văn Thọ

Posted by banmaihong

Mở đầu
Sau sự kiện Giàn khoan Hải giám 981 của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam tháng 5 năm 2014, dư luận đã dấy lên ý tưởng “thoát Trung”. Tùy theo định nghĩa, thoát Trung có thể bị hiểu nhầm là “bài Trung”. Mặc dù một bộ phận trong nhân dân có tình cảm đó khi đối diện với nhiều hành động không thể chấp nhận được của một số người, một số doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, nhưng phần đông người Việt Nam, nhất là giới trí thức, không có tư tưởng “bài Trung” mù quáng.

Theo tôi, thoát Trung có hai ý nghĩa tích cực.

Một là, chủ yếu về kinh tế, đó là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cụ thể là nguồn cung cấp các sản phẩm trung gian, các thiết bị sản xuất, hoặc tư bản, công nghệ, dịch vụ xây dựng, lao động kèm theo với dịch vụ xây dựng, v.v.. Trong lịch sử kinh tế thế giới, nhiều nước đi sau và thành công trong quá trình phát triển (như Nhật Bản, Hàn Quốc,…) thường có chiến lược, chính sách tránh phụ thuộc vào nước ngoài nói chung, chưa nói đến việc phải cảnh giác để tránh phụ thuộc nhiều vào một nước cụ thể.1 Lý do thì dễ hiểu. Sự cần thiết tránh phụ thuộc đó chí ít là để bảo đảm an ninh kinh tế và để giữ thể diện quốc gia nếu chỉ phụ thuộc một chiều. Đó là nói tổng quát. Việc phụ thuộc kinh tế vào một nước có tranh chấp chủ quyền về lâu dài không thể xem là khôn ngoan. Ngoài ra phụ thuộc quá độ vào một nền kinh tế mà văn hóa kinh doanh, trình độ công nghệ, khả năng quản lý còn kém xa nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì cũng bất lợi cho con đường phát triển của đất nước. Từ các quan điểm đó ta thấy thoát Trung theo ý nghĩa giảm bớt độ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc là một chiến lược hợp lý, một chính sách lành mạnh, và hoàn toàn không có ý nghĩa “bài Trung”.

Hai là, thoát Trung có thể nhìn từ phương diện tư tưởng, thể chế, từ chiến lược và nội dung xây dựng đất nước, để thấy Việt Nam nên theo một con đường khác với Trung Quốc, nên có một thể chế với chất lượng cao hơn Trung Quốc. Nằm cạnh một quốc gia khổng lồ, với dân số gấp 15 lần và với tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp 57 lần (năm 2015), Việt Nam phải có một thể chế chính trị, kinh tế cao hơn mới tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu Việt Nam có một thể chế tốt hơn, biết đâu trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ thay đổi theo hướng đó. Thoát Trung trong ý nghĩa này rất đáng được cổ vũ. Trong ý nghĩa này ta có thể liên tưởng đến chiến lược thoát Á của Nhật Bản vào giữa thế kỷ 19. Thoát Á thời đó đồng nghĩa với thoát Trung. Nhật Bản thành công trong “thoát Á” đã tác động ngược lại vào Trung Quốc một cách tích cực. Chẳng hạn các tư tưởng tiến bộ của phương Tây du nhập vào Trung Quốc qua ngả Nhật Bản, được Nhật Bản sàng lọc, phổ biến bằng ngôn ngữ gần gũi với Trung Quốc. Nhiều thuật ngữ khoa học bằng chữ Hán được Nhật sáng tạo và truyền sang Trung Quốc.

Trong cuốn sách mới xuất bản, tôi đã bàn về Thoát Trung theo ý nghĩa thứ nhất.2 Bài viết này sẽ bàn về ý nghĩa thứ hai. Trước khi bàn chiến lược thoát Trung ngày nay, ta thử ôn lại chiến lược thoát Á (thoát Trung) của Nhật trước đây.

Thoát Á của Nhật Bản thế kỷ 19

Fukuzawa Yukichi ở Paris 1862

Thoát Á luận do nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi (1835-1901) khởi xướng. Có một chi tiết rất quan trọng nhưng nhiều người hiểu lầm. Không phải nhờ Thoát Á luận ra đời mà Nhật Bản đã thoát Á, nhập vào trào lưu văn minh phương Tây để cận đại hóa. Trên thực tế, Nhật Bản đã thoát Á hàng mấy chục năm trước khi Thoát Á luận ra đời. Dĩ nhiên Fukuzawa là nhà tư tưởng tiên phong trong quá trình cận đại hóa của Nhật và tư tưởng chủ đạo của ông là thoát Á nhưng phải đợi đến năm 1885, tức là năm Minh Trị thứ 18, ông mới trực tiếp dùng từ thoát Á làm đầu đề cho một bài viết. Bài viết ấy là xã luận có tên “Thoát Á luận” đăng ngày 16/3/1885 trên Thời sự tân báo, tờ báo do ông khởi xướng.

Tại sao Fukazawa viết Thoát Á luận năm 1885? Đó là do ông thất vọng với thời cuộc ở Triều Tiên khi phong trào khai hóa (văn minh hóa) ở đó chủ trương canh tân đất nước bị dập tắt và đàn áp dã man. Lúc đó Triều Tiên đang trong thời đại phong kiến bị nhà Thanh chi phối, và hệ tư tưởng, văn hóa, chính trị, giáo dục rập khuôn theo Trung Hoa.

Sau mấy chục năm canh tân đất nước, Fukuzawa đã thấy tự tin về con đường phát triển của Nhật. Nhiều người tiến bộ ở Triều Tiên cũng muốn học hỏi kinh nghiệm Nhật Bản. Fukuzawa phấn khích khi người Triều Tiên đầu tiên sang du học tại trường Khánh Ứng Nghĩa Thục (tiền thân của Đại học Keio ngày nay) do ông sáng lập. Ông bắt đầu vận động giúp đỡ phong trào khai hóa ở nước láng giềng. Ông cho rằng làn gió văn minh phương Tây đã thổi đến phương Đông, các nước phương Đông phải tích cực đón nhận, thay đổi thể chế, chuyển từ bán khai sang văn minh mới khỏi bị các nước phương Tây đô hộ. Phong trào ngày càng lớn mạnh làm cho chính quyền Triều Tiên lo sợ, phải cầu viện nhà Thanh sang dập tắt. Phong trào khai hóa thất bại. Một số người trốn thoát sang Nhật, số còn lại bị bắt và bị hành hình rất thảm khốc. Hình thức tru di tam tộc, du nhập từ Trung Hoa, vẫn còn được áp dụng để xử người chống đối càng làm cho Fukuzawa thấy Triều Tiên và Trung Hoa vẫn còn man rợ. Sau sự kiện đó, Fukuzawa thấy không còn hy vọng lôi kéo Triều Tiên đi vào quỹ đạo văn minh như Nhật Bản. Ông chủ trương phải đoạn tuyệt với Trung Quốc và Triều Tiên. Trong xã luận nói trên, ông viết “Sau khi mở cửa, Nhật Bản đã phá bỏ chế độ cũ để hấp thu toàn diện văn minh phương Tây. Nhưng hai nước láng giềng của ta là Chi-Na và Triều Tiên vẫn còn chìm ngập trong chủ nghĩa Nho giáo, không thể văn minh hóa được. .. Nếu tình trạng này không thay đổi thì hai nước đó sẽ bị các nước văn minh phương Tây chia năm xẻ bảy thôi…. Chi-Na và Triều Tiên không những chẳng có quan hệ răng môi gì với Nhật Bản mà còn chẳng có lợi ích gì đối với ta cả. Chẳng những thế, còn một chuyện phiền phức là vì họ ở gần ta về địa lý, các nước văn minh phương Tây có thể xem Nhật cũng còn man di như hai nước đó. Do đó, điều cần thiết đối với Nhật là không đợi cho Chi-Na và Triều Tiên khai hóa rồi mới cùng họ phục hưng châu Á mà nên xem họ như những gì các nước văn minh phương Tây đang đánh giá họ. Về mặt tâm tình đi nữa tôi thấy Nhật Bản nên đoạn tuyệt với những người bạn xấu ở Đông Á”.3

Thoát Á luận ra đời trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, như đã nói, trên thực tế Nhật đã thoát Á từ mấy chục năm trước. Ngay từ trước khi bắt đầu Minh Trị duy tân (1868), Fukuzawa đã thực hiện 3 chuyến xuất dương sang Âu Mỹ (vào các năm 1860, 1862 và 1867), và đã viết Tây dương sự tình (1866) kể lại những gì mắt thấy tai nghe của chính mình và hô hào canh tân đất nước theo Âu Mỹ. Sau đó ông viết Khái lược về văn minh luận (1875), cuốn sách trở thành kinh điển về tư tưởng của Fukuzawa liên quan đến khai hóa, văn minh, con đường Nhật phải tích cực theo đuổi.

Nói về nỗ lực thoát Á của Nhật phải kể đến chuyến xuất dương lịch sử với quy mô lớn và kéo dài nhiều tháng của các lãnh đạo thời kỳ đầu Minh Trị. Đó là Phái đoàn Iwakura, do đại thần Iwakura Tomomi làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền dẫn đầu. Chuyến đi bắt đầu tháng 12/1871 và kéo dài tới gần 2 năm. Có tới 46 người tham gia trong đó rất nhiều người ở cấp lãnh đạo cao nhất như Okubo Toshimichi (người về sau khởi xướng và chỉ đạo kế hoạch phú quốc cường binh, phát triển công nghiệp), Ito Hirobumi (sau này là thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Nhật) và những trí thức trẻ (là những người có tích lũy văn hóa thời cuối Edo nhưng còn trẻ nên dễ tiếp thu cái mới).4

Đoàn đã đi khảo sát chủ yếu tại các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức nhưng cũng tham quan các nước nhỏ hơn như Hòa Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch,… Không những các mặt về văn minh vật chất như công trường, đường sắt, cầu đường, tàu điện ngầm, cơ sở sản xuất vũ khí,… mà những lãnh vực về tổ chức, về thể chế như chế độ và sự vận hành của quốc hội, về giáo dục, về tôn giáo,… cũng được khảo sát và ghi chép kỹ. Ở Thụy Sĩ, họ thấy sự liên quan giữa giáo dục với tinh thần tự chủ, tự do và lòng yêu nước của dân chúng. So sánh giáo dục Đông và Tây, họ thấy phương Đông thì chú trọng đạo đức chính trị, văn nghệ cao xa (như thi phú), lý học vô hình, v.v.. chỉ thích hợp và phục vụ cho lớp sĩ phu và vua quan, không thể phổ cập đến phụ nữ và dân thường. Nông dân và lao động đầu tắt mặt tối lo sản xuất chứ không có thì giờ và cơ hội học tập. Tây học thì ngược lại chú trọng lý học hữu hình, và học tập là nghĩa vụ của mọi người. Tu thân là việc của tôn giáo, còn văn hóa và học vấn là chuyện chung của tất cả mọi người.

Kết quả chuyến tham quan lịch sử nầy đã được viết lại thành các bản báo cáo nhiều tập (có tới 100 tập) gọi chung là Thực ký về chuyến quan sát Âu Mỹ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Tư liệu này được áp dụng rộng rãi trong việc xây dựng đất nước. Tập Thực ký này được các sử gia về sau xem là “Văn minh luận của quan” (giới lãnh đạo), còn cuốn sách Khái lược về văn minh luận của Fukuzawa nói trên được xem là “Văn minh luận của dân”. Có thể nói đó là hai tư liệu cơ bản đẩy mạnh quá trình thoát Á của Nhật. Nhật đã thoát ra khỏi tư tưởng và trật tự Nho giáo, phong kiến để khai phóng theo văn minh Tây phương, xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ.

Thoát Trung của Việt Nam ngày nay

Lịch sử dường như có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Giữa thế kỷ 19 Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc về tư tưởng, văn hóa, giáo dục, phương thức xây dựng nhà nước,… và Nhật Bản Bản đã phải thoát Trung để phát triển. Ngày nay Việt Nam và Trung Quốc lại tương đồng về thể chế chính trị, về phương châm cơ bản liên quan con đưởng phát triển. Việt Nam có cần thoát Trung để phát triển mạnh mẽ hơn?

Trung Quốc ngày nay dĩ nhiên khác với phong kiến Trung Hoa thế kỷ 19. Họ đã tích cực tiếp nhận văn minh vật chất phương Tây (cụ thể là tư bản, công nghệ, phương thức kinh doanh, quản lý,…) để phát triển kinh tế. Nhưng Trung Quốc khác các nước tiên tiến ở thể chế chính trị. Đặc tính cơ bản của thể chế chính trị ở Trung Quốc là một đảng lãnh đạo và thiếu dân chủ (chí ít là nguyên tắc tam quyền phân lập chỉ có tính hình thức, tự do ngôn luận bị hạn chế, v.v…). Nhưng dù với thể chế đó, cho đến nay Trung Quốc đã phát triển khá ngoạn mục, trung bình 10% trong gần 30 năm, kết quả là kinh tế đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới. Như tôi đã phân tích trong cuốn sách xuất bản gần đây (TV Thọ, 2016, Ch. 4), dù dưới thể chế độc tài chính trị, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ nhờ triệt để theo chủ nghĩa phát triển (developmentalism). Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là độc tài yêu nước và tinh thần dân tộc kết hợp với kinh tế thị trường. Trong trường hợp Trung Quốc, đó là không để ý thức hệ (chủ nghĩa xã hội) níu kéo khả năng phát triển, tuy vẫn nói là theo kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng họ gác lại nguyên tắc đó để tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Lãnh đạo Trung Quốc có hoài bão theo kịp Âu Mỹ và Nhật Bản để phục hưng lại thời hoàng kim ngày xưa nên đã tạo mọi điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân và vốn nước ngoài lớn mạnh.

Nhưng phân tích như vậy không phải để đi đến kết luận là Việt Nam nên làm theo chiến lược như Trung Quốc đã thực thi trong mấy thập kỷ qua. Đúng là trong thời gian qua nếu Việt Nam theo chủ nghĩa phát triển như Trung Quốc thì thành quả phát triển kinh tế đã khác. Tuy nhiên, theo tôi, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam nên khác Trung Quốc ở hai điểm:

Thứ nhất, về mô hình phát triển,5 đúng là Trung Quốc đã thành công trong việc đẩy mạnh lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, Trung Quốc đã quá nhấn mạnh và thúc đẩy tăng trưởng hầu như bằng mọi giá, gây hậu quả là dân chúng (giới lao động và nông dân) bất mãn, xã hội bị phân tầng gay gắt và môi trường sống bị hy sinh. Một chỉ tiêu đo sự bất bình đẳng thu nhập là hệ số Gini (càng gần zero càng bình đẳng, ngược lại càng gần số 1 càng bất bình đẳng). Thông thường nếu Gini lớn hơn 0.4 thì xã hội có khả năng bất ổn, đáng báo động, nhưng Gini của Trung Quốc đã lên tới 0.47 vào năm 2012 (Hess 2016). Nhìn toàn cục, tỉ lệ của đầu tư trên GDP thường ở mức cao một cách dị thường và ngược lại là tỉ lệ của chi tiêu cá nhân quá thấp. Nói khác đi, kinh tế tăng trưởng nhờ đầu tư cao và chậm cải thiện cuộc sống của dân chúng. Chế độ hộ khẩu và sự thiếu vắng chế độ phúc lợi cho người thu nhập thấp gây ra tình trạng bi thảm cho giới lao động di chuyển từ nông thôn và các tỉnh nội lục đến tìm việc ở các tỉnh ven biển. Còn tình trạng ô nhiễm môi trường thì cả thế giới đều biết. Việt Nam phải theo chủ nghĩa phát triển nhưng không nên theo mô hình Trung Quốc.

Thứ hai, thể chế chính trị thiếu dân chủ cũng như một số đặc tính còn sót lại của chủ nghĩa xã hội (chẳng hạn đất đai thuộc sở hữu toàn dân, còn tồn tại quá nhiều doanh nghiệp quốc doanh) sẽ cản bước phát triển sắp tới của Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành nước có thu nhập trung bình cao, mục tiêu trong tương lai là tiếp tục phát triển (dù với tốc độ thấp hơn mấy mươi năm qua) để tiến lên thành nước có thu nhập cao ngang hàng với các nước tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên lịch sử thế giới cho thấy chưa có nước nào thiếu dân chủ và còn các đặc trưng về hình thái sở hữu công của chủ nghĩa xã hội mà trở thành một quốc gia tiên tiến. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đưa ra nhận định bi quan nếu Trung Quốc vẫn giữ nguyên thể chế hiện nay. Nếu Việt Nam đi trước Trung Quốc trong việc dân chủ hóa và hoàn toàn chuyển sang kinh tế thị trường thì về lâu dài ta sẽ có một nền kinh tế phát triển bền vững, một xã hội lành mạnh.

Hệ quả của mô hình Trung Quốc và thể chế chính trị thiếu dân chủ là ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm cách đi định cư ở nước ngoài. Ngoài việc đi du học rồi tìm cách ở lại sinh sống tại các nước tiên tiến, hai hình thức phổ biến gần đây là ra nước ngoài sinh con và đi đầu tư. Phụ nữ những gia đình giàu có khi mang thai sang Mỹ sống ít nhất 4 tháng trước khi sinh và khi sinh con ở đấy, đứa bé sẽ được mang quốc tịch Mỹ. Cũng theo luật pháp hiện hành ở Mỹ, người nước ngoài đến đầu tư và tạo ra một số lượng công ăn việc làm nhất định sẽ được cấp tư cách vĩnh trú. Người Trung Quốc đã tích cực lợi dụng quy định đó và ngày càng nhiều những nhà đầu tư di dân (immigrant investors) sang Mỹ sinh sống lâu dài. Theo báo Nikkei (bản điện tử) ngày 26/8/2016, vào năm 2010 chỉ có 772 nhà đầu tư di dân từ Trung Quốc sang Mỹ, nhưng gần đây mỗi năm con số lên tới trên 1 vạn. Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, một số người sắp đi định cư ở nước ngoài cho biết họ thấy bất an khi sống tại Trung Quốc vì đạo đức xã hội suy đồi, an ninh xã hội xuống cấp, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm không được đảm bảo, môi trường sống bị ô nhiễm. Một số khác nêu tình trạng bất công, thiếu tự do, không tin tưởng về tương lai, v.v..6

Như vậy ở cả hai điểm vừa phân tích, ta thấy Việt Nam rất cần “thoát Trung”, cần một mô hình phát triển bền vững, bao trùm (inclusive) và cần một xã hội tự do, dân chủ.7 Thực ra, những hệ quả, những mặt xấu của mô hình Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam. Những lý do làm nhiều người Trung Quốc muốn rời bỏ đất nước của họ được giới thiệu ở trên cũng đã hiện ra khá rõ nét trong xã hội Việt Nam, và ở nước ta cũng ngày càng nhiều người muốn ra nước ngoài sinh sống.8

Vài lời kết:

Vào giữa thế kỷ 19 Nhật Bản đã thoát Á một cách ngoạn mục. Đó là một lựa chọn khôn ngoan, nhờ đó Nhật Bản mới có được như ngày nay. Cuộc thoát Á của Nhật Bản đã có tác động tích cực về nhiều mặt đến Trung Quốc sau đó. Việt Nam ngày nay nếu thoát Trung về mô hình phát triển, về thể chế chính trị, chẳng những sẽ thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh mà có thể sẽ có tác động tích cực đến quá trình cải cách của Trung Quốc.

.

Trần Văn Thọ

15.10.2016
Tư liệu có trích dẫn:

Hess, Steve (2016), The Flight of the Affluent in Contemporary China: Exit, Voice, Loyalty, and the Problem of Wealth Drain, Asian Survey, Vol. 56, No. 4, pp. 629-650.

Jennings, Ralph (2016), Five Bleak Signs Vietnam is Becoming the China of 10 Years ago, Forbe, 30/8.

Kato H., Watanabe M. and H. Ohashi (2013), 21 Seiki no Chugoku: Keizaihen (Trung Quốc trong thế kỷ 21: Kinh tế), Asahi Shinbun Shuppan.

Nakagane Katsuji (2012), Kaihatsu Keizaigaku to Gendai Chugoku (Kinh tế học phát triển và Hiện đại Trung Quốc), Nagoya Daigaku Shuppankai. Tanaka Akira (2003), Meiji Ishin to Seiyo Bunmei: Iwakura Shisetsudan wa Nani o Mita ka (Minh Trị Duy tân và Văn minh Tây phương: Phái đoàn Iwakura đã thấy gì?) , Iwanami Shinsho.

Nguyễn Danh Dy (2016), Đi hay ở: Bi kịch của một quốc gia, Viet-Studies, 26/8.

Tran Van Tho (1988), “Foreign and Technology in the Process of Catching-up by the Developing Countries,” The Developing Economies, Vol. XXVI, No. 4, December, pp. 386-420.

Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á Thái bình dương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Saigon và VAPEC.

Trần Văn Thọ (2016), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, NXB Tri thức.

Tsukiashi Tatsuhiko (2015), Fukuzawa Yukichi no Chosen: Niccho Kankei no naka no Datsua (Triều Tiên của Fukuzawa Yukichi: Thoát Á trong quan hệ Nhật Triều), Kodansha.

Watanabe Toshio (2016), Shikon: Fukuzawa Yukichi no Shinjitsu (Sĩ hồn: Chân thực về Fukuzawa Yukichi), Kairyusha, Tokyo.

1 Về điểm này, Hàn Quốc có một kinh nghiệm rất đặc biệt. Quá trình công nghiệp hóa của họ đã phụ thuộc rất nhiều vào Nhật Bản, từ tư bản, công nghệ đến phương thức tổ chức, quản lý, nhưng đó là một chọn lựa chủ động, khôn ngoan, ngay từ đầu đã có kế hoạch “thoát Nhật” và đã thành công một cách ngoạn mục. Thời đó chung quanh Hàn Quốc chỉ có Nhật Bản là nước tiên tiến, sản phẩm công nghiệp của Sony, Honda, Toyota, Hitachi, v.v.. ngày càng được uy tín trên thị trường thế giới. Hàn Quốc đã chủ động tranh thủ các nguồn lực tiên tiến của Nhật với sự chọn lựa có tính chiến lược (chỉ du nhập những gì người Hàn Quốc chưa có, chưa làm được) và đã có kế hoạch thay thế dần công nghệ, tư bản Nhật trong thời gian ngắn. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Riêng tôi đã có một số bài liên quan, chẳng hạn, Tran (1988), Trần V. T. (1997), Ch. 6.

2 Trần V. Thọ (2016), Ch. 9 và 12.

3 Thoát Á luận (cũng như nhiều tác phẩm của Fukuzawa và những người đồng thời) được viết bằng lối văn cổ, khó đọc, khó hiểu. Trích dẫn trong bài này dựa trên Tsukiashi (2015) và Watanabe (2016) là những nghiên cứu mới nhất về Fukuzawa, trong đó Thoát Á luận được chuyễn sang văn hiện đại. Trong đoạn trích trên đây, những chỗ có các dấu chấm (…) là phần có trong nguyên tác nhưng lược bỏ ở đây vì dài quá. Tuy nhiên phần lược bỏ này không ảnh hưởng đến nội dung được trích dẫn.

4 Tư liệu về phái đoàn Iwakura khá nhiều. Ở đây tham khảo chính từ Tanaka (2003).

5 Năm 2004, Joshua C. Ramo, nguyên tổng biên tập báo Time, dùng thuật ngữ Beijing Consensus (Đồng thuận Bắc Kinh) để khái quát chiến lược phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường theo cách tiệm tiến của Trung Quốc. Thuật ngữ đó dùng để đối lại với Washington Consensus là chiến lược được cổ xúy từ cuối thập niên 1980 trong đó chủ trương các nước xã hội chủ nghĩa cần các biện pháp cấp tiến để chuyển sang kinh tế thị trường (tự do kinh tế, tư nhân hóa, mở cửa, v.v..). Các học giả Trung Quốc nâng khái niệm Đồng thuận Bắc Kinh lên thành mô hình Trung Quốc. Mô hình Trung Quốc có nhiều nội dung tùy theo phân tích của mỗi người (xem, chẳng hạn, Kato et al. 2013). Theo Nakagane (2012), mô hình Trung Quốc là hợp thành của 2 yếu tố: độc tài phát triển (tức là thể chế độc tài chính trị cộng với chủ nghĩa phát triển) và chủ nghĩa tiệm tiến. Có lẽ đây là định nghĩa hay nhất.

6 Vấn đề người giàu Trung Quốc chạy ra nước ngoài được phân tích hàn lâm và chi tiết hơn trong Hess (2016).

7 Trong Trần V Thọ (2016), ở mục Phụ trang “Bút ký Kinh tế, Giáo dục và Lịch sử”, tôi có viết hai bài liên quan đến vấn đề chất lượng của phát triển (Đạo đức và kinh tế thị trường và Phát triển và hạnh phúc)

8 Xem, chẳng hạn, Nguyễn Danh Dy (2016). Ngoài ra, Jennings (2016) nêu ra những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành Trung Quốc của 10 năm trước.

***

Về Tác giả:

Trần Văn Thọ, tiến sĩ kinh tế Đại học Hitotsubashi,Tokyo, là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông  là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.  ( Theo Wikipedia)

Ngô Khôn Trí chuyển bài