Đại biểu Lê Văn Cuông. Ảnh: H.K. |
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, người 3 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về vấn nạn chạy chức, chạy quyền sáng nay đã bày tỏ với VnExpress sự khó hiểu trước hành động không công khai danh tính những người chạy chức của Bí thư tỉnh ủy Cà Mau.
>Bí thư Tỉnh ủy nộp 100 triệu đồng tiền 'chạy chức'/Bộ trưởng Nội vụ: 'Cho tôi biết ai chạy chọt để thăng chức
- Ông đánh giá thế nào về hành động nộp lại tiền và không công khai danh tính người đưa tiền của Bí thư tỉnh ủy Võ Thanh Bình?
- Tôi đã theo dõi vụ việc qua báo chí. Thực sự tôi thấy hành động đó rất khó hiểu, không bình thường. Anh Bình đã phát hiện cán bộ chạy chức, đã báo cáo Thường vụ, nhưng không công khai danh tính, không quyết tâm xử lý, để tình trạng "lờ lờ nước hến" như hiện nay sẽ khiến dư luận bức xúc. Người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao thẩm quyền trong tay, nhưng Bí thư lại không xử lý đến cùng?
Để ngăn chặn tiêu cực thì cần phải xử lý ngay những trường hợp chạy chức chạy quyền. Nếu những người này mà được bầu vào vị trí lãnh đạo thì rất nguy hiểm.
( Bầu hay chỉ định ? ??? )
- Xung quanh việc bố trí cán bộ của Cà Mau, ngay cả cán bộ Thường vụ cũng lo ngại người chạy chức lại được bổ nhiệm, gây nguy hại cho bộ máy. Vậy theo ông, trong trường hợp này phải giải quyết thế nào?
- Bí thư Bình phải dũng cảm nêu ra danh tính của người chạy chức để Thường vụ tỉnh ủy xem xét. Nếu người chạy chức lại được bầu thì phải phế truất, loại bỏ họ ra khỏi bộ máy. Việc này không khó, bởi bổ nhiệm hay kỷ luật cũng là do tập thể Thường vụ tỉnh ủy quyết định. Nếu anh Bình không làm thì tổ chức quản lý anh Bình phải chỉ đạo, phải làm thế nào ngăn chặn hành động chạy chức chạy quyền.
( Cũng khó cho bác Bình vì chỉ có 100 triệu Bác đưa ra mà không có chứng cứ cụ thể, nếu đưa ra danh tính mà không có quả tang coi chừng bị khép tội vu khống và không khéo thì Bác Bình dám bị kỷ luật vì tội vu khống và bôi nhọ cán bộ ??? )
Thực tế thì chỉ những người yếu kém, tư lợi, tham chức tham quyền mới chạy chọt. Họ bỏ ra một số vốn đầu tư cho việc chạy chức thì sau này rất có thể họ sẽ yêu cầu cấp dưới phải chạy chọt, phải bổng lộc để thu lại khoản tiền đã bỏ ra. Điều này sẽ làm cho bộ máy không còn trong sạch và rất hại cho dân.
- Tại kỳ họp cuối năm 2007, ông đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn về nạn chạy chức chạy quyền và Bộ trưởng đề nghị được thông báo những trường hợp chạy chức để xử lý. Vậy cá nhân ông đã chuyển cho Bộ trưởng thông báo nào?
- Tôi đã chuyển cho Bộ trưởng hai đơn của công dân tố cáo việc chạy chức chạy quyền ở Gia Lai và Thanh Hóa. Người dân phản ánh cán bộ cấp xã chạy chức và cấp huyện bao che. Nhưng Bộ lại yêu cầu địa phương báo cáo, sau đó trả lời. Câu trả lời đó không thỏa mãn cả tôi và công dân vì cuối cùng vấn đề không được giải quyết.
( Không thể thỏa mãn được vì cũng giống như trên là thiếu chứng cứ - Tòa án xử mấy vụ lớn nỗi cộm về tham nhũng cũng còn bị vướng ở khâu này nên nhiều vụ án kéo dài hòai ??)
- Từ trường hợp của Cà Mau và những ghi nhận thực tế của cá nhân, ông nhìn nhận thế nào về nạn chạy chức chạy quyền hiện nay?
- Chạy chức chạy quyền hiện diễn ra ở nhiều nơi. Nó hoạt động ngầm, rất tinh vi, khó xác định và đòi hỏi người chịu trách nhiệm giải quyết phải có bản lĩnh, phải đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Sở dĩ có tình trạng này là quy trình đề bạt, sắp xếp, bố trí cán bộ của ta đang có vấn đề. Danh nghĩa là tập thể quyết định, nhưng thực tế chưa hẳn như vậy. Chính điều này là kẽ hở để nảy sinh hiện tượng tìm đến một vài ba người có quyền quyết định, chủ yếu là thường trực cấp ủy, để chạy chọt.
Nhằm xóa bỏ vấn nạn này cần đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, cần có thi tuyển, bổ nhiệm một cách công khai, minh bạch. Cụ thể phải có nhiều ứng cử viên trình độ tương đương nhau, chứ không phải như hiện nay đưa ra nhiều ứng cử viên chỉ mang tính đối phó, không có tính cạnh tranh. Phải có một hội đồng thi tuyển chọn, có thể đặt câu hỏi, chất vấn ứng cử viên để làm rõ năng lực thực sự.
( Ý Bác Cuông rất hay nhưng nếu người trúng tuyển không phải người của ta thì làm sao ? )
- Với 2 đơn thư không được trả lời thấu đáo, nay thêm trường hợp của Cà Mau rất khó hiểu, vậy tại kỳ họp thứ 3 tới, ông có đưa vấn đề này ra để chất vấn tiếp Bộ trưởng Nội vụ?
- Về tệ nạn chạy chức chạy quyền, tôi đã 3 lần chất vấn tại Quốc hội khóa 11, gồm 2 lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung và một lần Bộ trưởng Trần Văn Tuấn. Sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 12 vừa rồi, tôi cũng đã chất vấn Bộ trưởng Tuấn về 2 trường hợp chạy chức ở Gia Lai và Thanh Hóa, nhưng Bộ trưởng trả lời rất đơn giản, không làm thay đổi tình hình. Tôi thấy mình đã có trách nhiệm và đã cố gắng, nhưng nếu không có sự chỉ đạo từ trên xuống thì các ý kiến của mình sẽ vẫn mờ nhạt, không được ai quan tâm. Thêm nữa, cứ nói đi nói lại mãi vấn đề này sẽ trở thành phản cảm.
Tuy nhiên, tôi sẽ không bỏ qua mà tiếp tục theo dõi. Kỳ họp tới, tôi muốn đưa vấn đề thay đổi quy trình bổ nhiệm cán bộ khi góp ý cho dự Luật công vụ. Ngăn chặn chạy chức chạy quyền phải bằng pháp luật là tốt nhất, triệt để nhất.
Hồng Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét