Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

HỒI ỨC - TPV

hồi ức
Vì những chuyện lôi thôi trong chuyện dạy ngoại ngữ và thi tốt nghiệp phổ thông của bộ giáo dục mà trên mạng có nhiều người bất bình thậm chí đến mức là tuyên bố không cần học ở trường phổ thông nhà nước, tôi nhớ đến kỳ thi tú tài dành cho thí sinh tự do đã có mắt ở miền Nam từ trước 1975
Thời đó tôi nhớ ngoài kỳ thi tú tài chính thức dành cho nhựng học sinh học lớp 12 các trường công và tư, người ta còn tổ chức một kỳ thi tú tài dành cho những người lớn tuổi hoặc những người không học ở trường nào cả và bằng tú tài đó vẫn có giá trị để người ta đăng ký vào học ở các trường đại học
So ra từ hơn nửa thế kỷ trước, nền giáo dục giản đơn không cầu kỳ rối rắm như ta bây giờ thế mà rất nhân văn và tạo điều kiện cho những người muốn học để mở mang kiến thức
Còn chúng ta hiện giờ hao tốn ngân khố và vốn vay đẻ ra lắm thứ thay đổi xoánh xoạch, núp bóng dười chiêu bài đổi mới giáo dục mà chẳng đem lại hiệu quả giáo dục gì, chỉ tổ cho bọn tiến sĩ giấy tranh nhau làm dự án rút tỉa tiền bạc
Nghĩ về giào dục thật nản

TRẦN PHONG VŨ
23/9/16


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

hồi ức DTQ

hồi ức
trích
...từ 25 tết chợ ông tạ được bày bán giữa lòng đường thoại ngọc hầu khoảng 500m đến ngã ba ông tạ ,chỉ chừa lối hai bên cho người đi chợ tết mua bán.lá dong bày xanh mướt , ống tre , nứa chẻ làm lạt buộc ngâm trong những thùng sắt tây.khi ấy những chuyến xe thổ mộ từ hướng ngã tư bảy hiền cũng xuất hiện với hoa vạn thọ , hoa cúc vàng rực bó trong chiếu cói hay những cần xé buộc trên mui xe, hai bên hông xe.hình ảnh ấy cũng đồng nghĩa với báo tin tết đã về rất gầ...n.những lối ngõ quanh co lại sắp bập bùng ánh lửa nồi bánh chưng dân bắc. 30 năm sau khi vẽ bìa cho một nhà văn viết sách sài gòn xưa tôi vẽ lại hình ảnh chiếc xe thổ mộ nóc phủ hoa vàng ấy.
ngày thường vẫn có xe ngưa đi lóc cóc trên đường hướng ra phía chợ hòa hưng , chợ bến thành.tôi thường đón xe thổ mộ mỗi lần đi xem " phim ấn độ hoàn toàn nói tiếng việt nam ...." ở rạp thanh vân chuyên chiếu phim ấn độ , hiệp sĩ Zoro kiểu ấn độ mỗi lần phóng ngựa xuất hiện là lũ nhỏ hò hét dập ghế sắt bên cạnh ầm ầm cả rạp...nhảy xe ngựa vì giá chỉ vài xu ,hôm nào được ngồi cạnh bác xà ích thì coi như số một , sướng " mé đìu hiu " ngồi trước nghe tiếng roi vút , tiếng lục lạc leng keng và thấy sau mông ngựa nó " đánh dấu " đường đi lối về bằng những đống phân còn xanh nâu màu cỏ
trại lính lê văn duyệt,biệt khu thủ đô , quân vụ thị trấn ( nay là khu lan anh ] nghĩa trang đô thành mồ mả trùng trùng [ nay là công viên lê thị riêng ] buổi trưa cuốc bộ ngang qua vẫn sợ ma như thường . nhảy xe thổ mộ cho nó có người bớt sợ .nhịp ngưa lóc cóc trên mặt đường cũng vui tai .thời ấy nhà cửa bên đường còn sơ sài , thưa thớt lắm...
[ ảnh tư liệu người sg xưa ]



Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Nước Mỹ nơi tôi sống

"San Diego là một thành phố quan trọng của tiểu bang California nằm bên bờ Thái Bình Dương miền Nam Cali. Nó nằm ở phía Nam thành phố Los Angeles cách thành phố nầy khoảng 190 cây số, và phía Bắc biên giới Mexico. Dân số San Diego khoảng 1,301,617 người, tính theo thống kê năm 2010. Nó là thành phố lớn hạng nhì ở Cali, và hạng 8 ở Mỹ. Vợ chồng tôi có gia đình sống ở đây, nên qua đây thăm viếng rất thường.
San Diego là thành phố đông dân Việt Nam sanh sống hạng 4 ở Mỹ, sau San Jose (101,964 người), Garden Grove (48,436), Westminster (37,673) và Houston (34,838). Theo thống kê dân số năm 2010, hiện có 33,149 người Việt Nam đang định cư tại đây. Nếu tính quận San Diego, số này lên đến 44,202 người. Nhiều báo và đài TV của Mỹ phỏng định hiện nay có khoảng 40,000 cư dân ở khu đô thị này.
San Diego là nơi sanh ra bang California. Đây là nơi người Âu Châu đi tìm thuộc địa đã đổ bộ trước tiên khi họ khám phá ra miền bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ.
Năm 1542, Juan Cabrillo đồ bộ lên Vịnh San Diego và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha trên miền đất rộng lớn ở đây. Dựa trên căn bản này, 200 năm sau người Tây Ban Nha đã tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất gọi là “Alta California“. Vùng này bao gồm lãnh thổ của nhiều tiểu bang của Mỹ ngày nay như: California, Nevada, Arizona, Utah, miền Tây Colorado và miền Tây Nam Wyoming.
Tại San Diego, năm 1769 người Tây Ban Nha xây cất pháo lũy Presidio, và Hội Truyền Giáo Mission of San Diego gần đó. Đây là nơi định cư đầu tiên của người Tây Phương ở Cali.
Năm 1821 San Diego thuộc nước Mexico. Năm 1850 vùng đất nầy thuộc Mỹ sau khi Mỹ thắng trong chiến tranh Mỹ-Mexico (Mexico-American war). Mexico cũng mất vùng Alta California kể từ đó.
San Diego khí hậu ấm áp quanh năm, mùa đông không lạnh mùa hè không nóng. Người Việt Nam mình sống ở đây rất đông.
San Diego cũng nổi tiếng vì cảng ở đây nước sâu rất thích hợp cho căn cứ hải quân, nên hải quân Mỹ đóng quân ở đây.
Những bãi biển ở đây rất nổi tiếng, bãi biển Coronado được nhiều Tổng Thống Mỹ đến thăm viếng. Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của Đại học San Diego thuộc Viện Đại Học California (UCSD) nên Công nghệ sinh học ở đây phát triển mạnh.
Ở San Diego có 3 chợ Việt Nam nằm ở 3 khu Đông, Trung Tâm và Bắc San Diego, để phục vụ cho người Việt trong vùng. Cả ba nơi này đều được người Việt Nam biết đến với tên Phố Sài Gòn Nhỏ, hay Phố Việt Nam Nhỏ. Tuy nhiên cho tới nay chỉ một chợ được chánh quyền thành phố chánh thức công nhận là Phố Sài Gòn Nhỏ thôi. Đó là khu City Heights phía Đông San Diego.
Tháng 6 năm 2013, hội đồng thành phố San Diego đã biểu quyết với đa số tuyệt đối, tất cả đồng ý không có phiếu chống, đặt tên cho khu Việt Nam ở đường El Cajon vùng City Heights là Phố Sài Gòn Nhỏ. Tên tiếng Mỹ chánh thức khu này là "Little Saigon Cultural and Commercial District" (Phố văn hóa và thương mại Sài Gòn Nhỏ).
Phố Sài Gòn Nhỏ trải dài đường El Cajon khoảng 6 blocks, với hơn 120 tiệm, quán ăn, và dịch vụ do người Mỹ gốc Việt làm chủ. Khu này vui lắm. Tôi hãnh diện với người Việt Nam ở Mỹ. Họ đến đây với hai bàn tay trắng. Họ được cho ở những khu nghèo khổ, đổ nát, xuống dốc, dân Mỹ sống lâu ở đây ai cũng muốn dọn đi. Người Việt Nam mình dọn đến, làm việc, hy sinh, chịu khó mở tiệm tùng kinh doanh, làm sống lại những khu đổ nát, tạo được nhiều Phố Sài Gòn Nhỏ khắp nước Mỹ. Tuyệt vời.
Không phải riêng tôi phục người Việt Tỵ nạn mình. Nhiều nhà nghiên cứu và ký giả nhiều báo cũng đã chú ý đến sự kiện này. Khu El Cajon là khu nghèo nhất trong 3 khu chợ Việt Nam ở San Diego. Nhưng ở đây chính người Việt Nam đã xây dựng trở lại, và cứu khu nầy khỏi sự đổ nát.
Ông Frank Vương, chủ tịch Hội Phố Sài Gòn Nhỏ San Diego (Little Saigon San Diego Foundation) đã tuyên bố đại khái, Phố Sài Gòn Nhỏ sẽ giúp người ta quảng bá khu này như một khu văn hóa cá biệt, một điểm đến du lịch của thành phố San Diego.
Thật vậy, với quyết định đặt tên Phố Sài Gòn Nhỏ cho khu này, chánh quyền địa phương đã nhìn nhận sự đóng góp về văn hóa và thương mại, cũng như sự phát triển kinh tế của cộng đồng người Việt Nam ở đây. Khu này sẽ từ từ được đổi mới, nhà của sẽ đẹp hơn, phố xá sạch sẽ hơn, ít tội phạm hơn, đường đi bộ sẽ được sửa chữa để du khách dễ đi bộ tà tà thăm khu phố này. Tóm lại cuộc đời ở đây sẽ đáng sống hơn.
Báo Mỹ đã phỏng vẫn nhiều cư dân ở đây. Đài TV Fox 5 có phỏng vẫn một bà Việt Nam tên Kim-Trang Đặng đã đến đây ty nạn 30 năm trước. Bà đã bỏ nước ra đi sau khi Cộng Sản chiếm Sài Gòn, lấy tên lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh đặt tên cho thành phố. Bà Trang Đặng đã nói như sau: "Thật là cảm động. Chúng tôi đã mất tên Sài Gòn vào năm 1975. Bây giờ chúng tôi đã có được tên này trở lại ở đây. Tim tôi rung động".
Trong phần Thư Mục này tôi liệt kê nhiều bài và hình ảnh những ngày vợ chồng tôi thăm viếng thành phố San Diego, như thăm viếng Bảo tàng Hàng Hải, Công Viên Mission Bay (Vịnh Mission), Bến Cảng San Diego, Phố Ý Nhỏ (Little Italy), Phố Cổ San Diego, bãi biển Coronado, khách sạn Coronado nơi các Tổng Thống Mỹ đến ở, công viên Balboa, vườn hồng tưởng niệm Inez Grant Parker, tàu lặn B-29 của Nga, và một tiệm ăn Việt Nam sang trọng ở đây.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

PHÁ TAM GIANG.


Có lẻ những ai trong miền Nam cũng đều biết câu ca dao:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh, nước biết như tranh hoạ đồ.
Thương anh, em cũng muốn vô,
Sợ TRUÔNG nhà Hồ, sợ PHÁ TAM GIANG.
Phá Tam Giang là một Phá nằm trong hệ thống Phá Tam Giang- Cầu Hai, diện tích phá TG khoảng 52km2, trải dài khoảng 24km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương chảy ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận của 12 xã, bốn huyện: Phong Điền, Quãng Trà, Hương Trà và Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là thuỷ lộ chính nên ngày xưa ai muốn lên kinh thành đều phải vượt phá TG, tuy là đầm nhưng lại có sóng. Độ sâu nơi đây từ 2-4m, có nơi sâu đến 7m.
Điều đáng để chúng ta hãnh diện là Phá Tam Giang là một vùng đầm LỚN VÀ ĐẸP NHẤT ĐÔNG NAM Á, vì vậy khi đến Huế các bạn nên đến đây để chiêm ngưỡng nét đẹp thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho đất nước chúng ta. 
Từ Huế có hai con đường để đi đến phá TG. Đường thứ nhất là đi dọc theo QL1 khoảng 11km thì đến, đường này gần nhưng không đẹp. Đường thư hai là đi vòng quanh trong TP Huế qua những khu lăng tẩm, những khu nhà cổ hay những cánh đồng lúa nên thơ, đường này dài độ 15km tuy xa hơn một chút nhưng đa số mọi người thích đi theo lộ trình này hơn vì cảnh quan rất đẹp.
Thời gian để ngắm cảnh đẹp của phá là 5g30' sáng khi bình minh lên và 17g30' khi hoàng hôn xuống. Chúng ta nên chịu khó đi sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc vàng rực pha lẫn màu đỏ thẫm bao trùm cả vùng đầm rộng 52km, rực rỡ trong ban mai và thật không uổng công chúng ta dậy sớm. Sau khi ngắm bình minh xong, chúng ta có thể vào chợ để ăn sáng và mua sắm hoặc có thể ăn sáng cùng dân địa phương trong những căn chòi giữa đầm để vừa ăn vừa ngắm cảnh. Nhưngx địa điểm chúng ta có thể tham quan như làng chài THÁI DƯƠNG HẠ cổ xưa hàng mấy trăm năm hay THÀNH PHỐ LĂNG dành cho những người cõi âm trong làng, được xây cất như một biệt điện thu nhỏ có đầy đủ cuộc sống DƯƠNG SAO ÂM VẬY. Ngoài ra cũng có Đình làng Thái Dương Hạ đậm nét kiến trúc VN. Ở đây còn có RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ là một khu rừng nguyên sinh, nếu nán lại đến chiều chúng ta có thể ngắm từng đàn chim bay về tổ khi chiều tà buông xuống.
Như đã nói ở trên, khi đến vùng Phá TG này, ngoài cảnh bình minh, chúng ta không nên bỏ qua cảnh hoàng hôn trên phá với những tia ánh sáng màu tím đặc trưng của Huế rãi dài trên mặt Phá TG thật lãng mạn và thơ mộng, theo kinh nghiệm nhiều người đã đi, thời gian để ngắm hoàng hôn trên Phá đẹp nhất từ 16g-17g30'. 
Sở dĩ có tên Phá Tam Giang vì nơi đây là noi hội tụ bởi ba con sông lớn: sông BỒ, sông HƯƠNG và sông Ô LÂU sau đó đổ ra cửa biển Thuận An nên nước ở đây LỢ mà không mặn vì vậy các đặc sản ở đây như cá DÌA, cá Chình, ghẹ, tôm , nghêu... Ở đây rất chắc thịt và ngọt dù độ lớn thua các đặc sản vùng biển. Giá cả ở đây rất rẻ và cuộc sống người dân nơi đây còn đậm chất dân dã dù không thiếu những phương tiện hiện đại. Thật thiếu sót nếu đến nơi đây mà không thưởng thức món bánh xèo cá Chình.
Có một lần nào đó, bạn hãy tìm đến nơi đây để một lần thử lênh đênh trên mặt Đầm Phá TG để ngắm cảnh với làn gió mát rượi, cùng nhấm nháp một ít rượu chuồn với những con cá Dìa ngọt lịm và đâu đó những giọng hò Huế nhẹ nhàng bay bổng trong ánh chiều tà, bạn sẽ thấy cuộc đời nhẹ nhàng, đẹp và đáng yêu đến dường nào....
Hãy đến và trãi nghiệm để cảm nhận những ân sủng của tạo hoá đã ưu ái cho chúng ta còn đẹp gấp ngàn lần những điều đã nói trên và nghe đâu đây văng vẳng giọng hát trầm mặc.. Chiều trên Phá Tam Giang, anh chợt nhớ em.....
P/S:

HỒ THỊ CẨM VÂN

THẦY TUỆ SỸ, VÀ KÝ ỨC VỀ 55 NĂM TRƯỚC...


 Hôm qua, nhà thơ Chim Hải gửi cho mình mấy tấm ảnh chụp thầy Tuệ Sỹ trong dịp nhà thơ gặp thầy ở Sài Gòn cách đây mấy hôm. Cảm ơn Chim Hải rất nhiều.
Chim Hải gửi message: "Thầy Tuệ Sỹ gửi lời thăm anh T." Và Chim Hải viết thêm: "Thầy nói biết anh T từ lúc anh T chừng 5, 6 tuổi".
Thật vậy, đã 55 năm rồi mà ký ức của thầy Tuệ Sỹ vẫn chính xác.
Mình nghe ba mình kể lại rằng mình đã gặp thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên vào năm 1961, tại chùa Hải Đức (tức là Phật Học Viện Nha Trang). Lúc đó mình 5 tuổi, được ba má đem lên chùa để thụ lễ quy y với Hoà thượng Thích Trí Thủ (lúc đó thầy Trí Thủ là Giám Viện của Phật Học Viện Nha Trang). Mình được nhận pháp danh "Nguyên Tú". Từ đó, suốt cả tuổi thơ cho đến lớn, mình đã gặp lại thầy Tuệ Sỹ nhiều lần... Suốt mấy chục năm nay, dù ở hai góc trời xa nhau biền biệt, mình vẫn luôn luôn gặp lại thầy Tuệ Sỹ trong thơ và nhạc...
Nhân đây, mình kể thêm một chuyện vui. Sau khi mình thụ lễ quy y được hai năm, thì đến năm 1963, cũng tại chùa Hải Đức, ba của mình cùng thi sĩ Quách Tấn và bác Nguyễn Văn Xung đã đem anh Phạm Công Thiện đến thụ lễ quy y với Hoà thượng Thích Trí Thủ. Anh Thiện được nhận pháp danh "Nguyên Tánh". Vì thế nên anh Thiện hay nói đùa rằng ở ngoài đời thì anh Thiện là anh của mình; nhưng trong Phật giáo, mình và anh Thiện đã quy y cùng một thầy, và mình là "sư huynh" của anh Thiện. :-)
===========================
KỂ TIẾP: :-)
Vì bà xã vừa yêu cầu kể tiếp chuyện vì sao anh Phạm Công Thiện được thầy Trí Thủ ban cho pháp danh “Nguyên Tánh”, nên mình bèn kể tiếp… :-) Chuyện như thế này:
Lâu lâu, khi nghe bọn mình nhắc đến anh Thiện, thì ba mình lại kể rằng hồi đó anh ấy đến nhờ thi sĩ Quách Tấn giới thiệu cho anh ấy được quy y tam bảo, nói gọn là “muốn vào chùa đi tu”. Thi sĩ Quách Tấn mới dẫn anh Thiện đến gặp ba mình, nhờ ba mình giúp, vì ba mình rất thân với thầy Trí Thủ. Thế rồi ba mình cùng thi sĩ Quách Tấn mới dẫn anh Thiện lên chùa Hải Đức để yết kiến thầy Trí Thủ…
Sau một hồi hỏi han, trò chuyện với anh Thiện, thầy Trí Thủ nói với ba mình rằng anh Thiện rất thông thái, tài hoa, nhưng có lẽ anh Thiện không đi tu được, vì tánh nết của anh ấy quá “nghệ sĩ”, phóng túng, khó mà giữ kỷ cương, giới luật.
Ba mình mới nói lại cho anh Thiện nghe như vậy, nhưng anh Thiện cứ khăng khăng quyết tâm đòi “đi tu”, nên ba mình mới xin thầy Trí Thủ hãy cho phép anh ấy quy y tam bảo. Thầy Trí Thủ nói: “Thôi thì cứ để cho cậu ấy tu thử. Biết đâu lại có duyên tu.” Rồi thầy xem lịch và hẹn ngày cho anh Thiện thụ lễ quy y.
Đến ngày đó, ba mình cùng thi sĩ Quách Tấn và bác Nguyễn Văn Xung đem anh Thiện lên chùa Hải Đức để thụ lễ quy y. Thầy Trí Thủ ban cho anh Thiện pháp danh “Nguyên Tánh”.
Sau lễ quy y đó, trong khi uống trà và nói chuyện với thầy Trí Thủ, ba mình mới hỏi vui: “Có phải thầy đặt pháp danh cho Thiện là Nguyên Tánh, có nghĩa là ‘tánh nào tật ấy’?” Thầy Trí Thủ mỉm cười và đáp: “Đúng vậy. Nguyên Tánh nghĩa là Tánh nết trước sau vẫn y nguyên như vậy, khó mà thay đổi…”

FB HOÀNG NGỌC TUẤN

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Ngậm ngùi nỗi nhớ bạn tri âm!

Thành Được – Út Bạch Lan Ngậm ngùi nỗi nhớ bạn tri âm!

Đôi uyên ương sân khấu Út Bạch Lan & Thành Được...
Hai nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan là đôi diễn viên lý tưởng của sân khấu cải lương miền Nam. Cả hai đều có đủ yếu tố thinh và sắc, ca ngâm diễn xuất vừa hay vừa ăn ý với nhau, lại có sắc đẹp để thể hiện tính cách và sắc diện của nhân vật trong các tuồng Tàu, tuồng Nhựt, tuồng dã sử Việt Nam, tuồng xã hội xưa hay xã hội hiện đại.

Sự kết hợp của hai nghệ sĩ tài danh Thành Được – Út Bạch Lan trên con đường nghệ thuật sân khấu là một giai thoại đẹp mà các nghệ sĩ cải lương các thế hệ sau thường nhắc. Có người gọi đó là do duyên số, người khác cho là do sự an bài của Tổ nghiệp.
Sự nghiệp cầm ca của Út Bạch Lan tăng tiến mau một cách phi thường.

Năm 12 tuổi (1947) Út Bạch Lan và Văn Vĩ còn đi ca dạo ở xóm chợ bến đò, ở bồn binh Saigon để nhận được tiền thưởng của các khách qua đường hoặc các bạn hàng chợ.
Năm 15 tuổi (1950) Út Bạch Lan đã nổi danh ca sĩ của Ban cổ nhạc Thành Công – Đài phát thanh Pháp Á.
Năm 17 tuổi Út Bạch Lan là đào phụ của các gánh hát Tiếng Chuông, Tô Huệ và thật sự trở thành đào ca của đoàn Thanh Minh – Bầu Nghĩa trong hai năm 1955, 1956, qua các tuồng: Biên Thùy Nổi Sóng, Tình Tráng Sĩ, Nhớ Rừng, Đồ Bàn Di Hận, Núi Liễu Sông Bằng, Hồi Trống Văn Lâu, Áo Gấm Khôi Nguyên… của các soạn giả Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Mộc Linh, Lê Khanh. Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan hát cặp với các danh ca cổ nhạc Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Quang Phục, Minh Tấn, Hoàng Giang, Việt Hùng….
Năm 1958, bà bầu Kim Chưởng mời Út Bạch Lan về hát ở đoàn Kim Chưởng với tiền contrat là một triệu đồng, sau hai năm cộng tác, số tiền contrat đó được tặng dứt cho Út Bạch Lan. Nếu chưa hát đủ hai năm, nửa chừng Út Bạch Lan bỏ đi hát gánh khác thì phải bồi thường cho bầu gánh số tiền gấp đôi.

Út Bạch Lan yêu cầu bà Kim Chưởng mời nghệ sĩ Thành Được về đoàn Kim Chưởng hát cặp với cô thì cô mới ký contrat. Lúc đó Thành Được là kép trẻ của đoàn hát Thanh Cần của tỉnh Sóc Trăng. Thành Được về hát cho đoàn Thúy Nga – Phước Trọng và vừa mới nổi danh trong vai Tô Điền Sơn tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở. Khán giả Saigon và Lục tỉnh chưa biết nhiều về kép Thành Được.
Bà Kim Chưởng phải đích thân đến xem một suất hát của đoàn Thúy Nga – Phước Trọng để đánh giá sự diễn xuất và sức thu hút khán giả của Thành Được. Bà xem xong, liền bí mật mời Thành Được đến nhà gặp bà và Út Bạch Lan bàn thảo việc hợp tác với nhau trên sân khấu Kim Chưởng. Thành Được và Út Bạch Lan cùng ký hợp đồng với bà Kim Chưởng và chỉ trong hai tuần sau đó, Thành Được và Út Bạch Lan hát cặp đôi trên sân khấu Kim Chưởng qua tuồng Thuyền Ra Cửa Biển. Báo chí kịch trường nhất loạt viết nhiều bài tường thuật tuồng, phê bình diễn xuất và đề cao hai nghệ sĩ trẻ tài danh Thành Được – Út Bạch Lan như hiện tượng đặc biệt trong ngành sân khấu cải lương trong cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.
Nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan tiếp tục được các ký giả kịch trường và khán giả lục tỉnh tán thưởng qua các tuồng: Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nửa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa…

Tuy nổi danh nhưng hai nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan chưa được khán giả ghi nhớ qua một vở tuồng đặc biệt nào như các nghệ sĩ tài danh thế hệ trước. Ví dụ hai nghệ sĩ Bảy Nhiêu và Năm Phỉ được nhắc nhở, gắn liền với hai vai Tống Nhân Tôn và Bàng Quí Phi tuồng Xử Án Bàng Quí Phi; nghệ sĩ Năm Châu và nữ nghệ sĩ Phùng Há qua vai An Lộc Sơn và Dương Quí Phi qua tuồng An Lộc Sơn; nghệ sĩ Tám Danh được khán giả nhắc đến gắn liền với vai anh ghiền trong tuồng Tứ Đổ Tường; nghệ sĩ quái kiệt Ba Vân được nhớ với vai Phê tuồng Khi Người Điên Biết Yêu; nữ nghệ sĩ Tư Sạng gắng liền với sự thành công qua các dĩa hát Mẹ Dạy Con, Đêm Khuya Trông Chồng, Hồn Bướm Mơ Tiên…

Mãi đến khi cặp nghệ sĩ Thành Được – Út Bạch Lan về hát cho đoàn Thanh Minh – Thanh Nga năm 1961 thì họ mới thật sự được gắn liền tên tuổi của mình qua hai vai Tùng và The trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn. Mấy chục năm sau, nhiều thế hệ trẻ diễn hai vai Tùng và The mà chưa có cặp nghệ sĩ trẻ nào diễn hai vai đó hay bằng Thành Được với Út Bạch Lan.

Tóm tắt vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn của soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng:

Tùng (Thành Được) và anh là Hai Cang (Hữu Phước) mồ côi cha mẹ, được ông bác đem về nuôi dưỡng. Khi trưởng thành, Tùng được ông bác giao cho việc trông coi cửa tiệm mua bán đồ điện ở Saigon. Tùng gặp và yêu say đắm một kỹ nữ tên là Hương (Út Bạch Lan). Nhưng ông bác và anh Hai Cang phản đối vì chuyện tình đó làm điếm nhục gia phong, nhưng Tùng vẫn quyết định sẽ thành hôn với Hương.
Khi Tùng đến nhà Hương báo quyết định thành hôn cùng Hương thì bất ngờ Tùng gặp Định (Việt Hùng) tên lưu manh đã lừa tình và đưa Hương vào con đường bán phấn buôn hương. Định hăm dọa sẽ nói cho cha mẹ của Hương biết sự thực về cuộc đời “son phấn” của nàng với ý định chiếm giữ Hương và ngăn không cho Hương lấy Tùng.
Trước đó, Hai Cang đã gặp Hương, năn nỉ xin Hương xa lánh Tùng để Tùng được trọn hiếu với cha nuôi, nay Tùng lại gặp Định trong nhà Hương nên Hương nói dối với Tùng là Hương đã nhận lời kết hôn với người khác rồi. Hương muốn tìm sự yên tĩnh tâm hồn, cô trở về nhà cha mẹ ruột (Minh Điễn và Hoàng Vân) và sống ở dưới quê với cái tên The của cha mẹ đặt cho. Không ngờ The (Hương) gặp bà chủ nợ Hai Lung (Cô ba Thanh Loan), bà nói cho cha của The biết The từng là gái buôn hương bán phấn ở Saigon dưới cái tên Hương. Cha của The cảm thấy như bị sỉ nhục nên đuổi The ra khỏi nhà.
The (Hương) trở về Saigon, đến thăm em gái ruột là Diệu (Ngọc Nuôi), không ngờ người con gái được Tùng cưới hỏi lại là Diệu, em của The (Hương). Lúc này Tùng cũng biết được là anh ruột của Tùng là Hai Cang đã yêu cầu Hương xa lánh Tùng và việc Hương bị Định làm hại cuộc đời cũng chỉ vì Hương là gái quê, không hiểu lòng hiểm độc và gian trá của tên Định lưu manh.
Đau đớn tột cùng, Hương cắt tóc quy y, mượn cửa thiền để chôn vĩnh viễn quãng đời cay đắng. Tùng đến chùa xin Hương tha thứ, mẹ và em của Hương cũng van xin nàng trở về cuộc sống với cha mẹ ở quê hương. Nhưng Nửa Đời Hương Phấn, đối với Hương đã là dĩ vãng, nàng ngậm ngùi chôn thân trong cửa thiền mãi mãi.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan trong vai Hương, cô gái giang hồ trong Nửa Đời Hương Phấn, là một cô gái đẹp sang trọng mà không hề có nét lẳng lơ của phường bán phấn buôn hương nhưng số phận quá bất hạnh khiến cho khán giả càng thêm thương xót cho Hương khi mà nàng muốn hoàn lương nhưng lại bị tên lưu manh Định xuật hiện bất ngờ, đã đẩy Hương vào ngõ cụt và Tùng lầm tưởng sự thay lòng đổi dạ của Hương, chàng bèn phó mặc việc hôn nhơn của mình cho Hai Cang định đoạt.
Hương bàng hoàng đau khổ, chỉ còn con đường trở về quê nghèo là khả dĩ xoa dịu nỗi đau. Qui cố hương, bất ngờ gặp lại bà chủ nợ Lung, bà khai quật dĩ vãng gái buôn hương của Hương cho cha mẹ nàng biết. Và một lần nữa, Hương vấp phải sự lạnh giá nhục nhã vì tội điếm nhục gia phong.

Cha của Hương (Minh Điển) giận dữ khi The (tên ở quê của Hương) vừa chào cha:
Cha Hương: Không có cha con gì hết! Người nói chuyện với tao, tuy là xác con…
(Ca Kim Tiền Huế) …The, nhưng là hồn của con Hương. Trước kia mày là đứa con gái đàng hoàng. Nay mày lại đi làm bại hoại gia phong, lễ giáo nhà tao. Tao cũng tin mày đi làm ăn chân thật. Chớ tao đâu có dè. Mày đem tiết trinh đi bán cho người ta để nuôi mẹ cha. Trời ơi! Cái đồ quân mất dạy, đừng léo hánh về đây, để làm nhục tổ tông.

Hương ca: Con cúi đầu trăm lạy Ba…
Cha Hương: Thôi, thôi, mầy đừng có lạy lục mà làm chi… Cho tao thêm tổn thọ…
Hương ca: Xin Ba nhìn nhận con là con The. Cho con ở lại, sớm hôm hầu cha mẹ…
Muốn trở lại cuộc sống thuần lương chất phác, ước muốn trở thành con The như ngày ở dưới quê không được nhìn nhận, Hương phải đi tiếp cuộc đời cay đắng của mình hay phải chọn một giải pháp nào khác? Tùng lập gia đình với người khác sau áp lực của anh Hai Cang và lầm tin lời nói của Định.
Hương đến thăm Diệu, em gái ruột của nàng, không ngờ người vợ mới cưới của Tùng lại là Diệu. Còn đau đớn nào hơn khi ta nghe từ nỗi lòng tan nát ấy phải bật ra câu chúc mừng!
Hương nói với Diệu: Dù biết em thành hôn với ai đi nữa thì chị cũng ráng về với…
(ca Phụng Hoàng) …em. Để mừng ngày em xuất giá, cho vui long Ba với Má. Chị cũng nở mặt nở mày với lối xóm bà con.
Còn dượng Ba đây là một thanh niên có học thức, lại đàng hoàng. Chị vô cùng sung sướng thấy em có một tấm chồng đúng như lòng chị ước mong…

Bài ca Phụng Hoàng này nói lên nỗi lòng của Hương (Út Bạch Lan) như định mệnh dành sẵn cho cuộc tình của Út Bạch Lan – Thành Được. Nhờ làm sống những nhân vật Tùng (Thành Được) và Hương (Út Bạch Lan) trong tuồng mà tên tuổi của Thành Được – Út Bạch Lan và cặp soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của sân khấu cải lương trong đầu thập niên 60 của thế kỷ trước nhưng hoàn cảnh trái ngang tan vỡ của Hương và Tùng cũng vận vào chính cuộc tình và cuộc đời của Út Bạch Lan và Thành Được.

Khi biết Thành Được “qua đường” với một cô gái đẹp khác, Út Bạch Lan quá ghen, cô đã liệng một cái gạt tàn thuốc bằng thủy tinh vô đầu Thành Được, làm bể đầu chảy máu, cắt đứt cuộc tình của đôi nghệ sĩ “xứng đào xứng kép” nhất của thập niên 60, mỗi người đi tiếp cuộc đời nghệ thuật của mình với một nghệ sĩ khác nhưng Thành Được và Út Bạch Lan đều không tạo được những thành tích tuyệt vời như trong giai đoạn còn chung hát tuồng Nửa Đời Hương Phấn.

Mấy mươi năm sau khi hai bạn tình Thành Được – Út Bạch Lan gặp lại nhau trên sân khấu hải ngoại, Thành Được, Út Bạch Lan và Ngọc Nuôi (trong vai Diệu), để nhớ lại thuở vàng son trên sân khấu, cả ba nghệ sĩ tài danh này vẫn hát lại trích đoạn tuồng Nửa Đời Hương Phấn qua lớp ca Phụng Hoàng kể trên.

Nghệ sĩ Thành Được về hát cho đoàn Thanh Minh – Thanh Nga sau cuộc tình tan vỡ với Út Bạch Lan, anh tìm được bạn diễn mới, tuy ca không hay bằng Út Bạch Lan nhưng bạn diễn mới đẹp hơn Út Bạch Lan và là một nghệ sĩ đang sáng chói trên sân khấu, được hàng chục vạn khán giả và tất cả ký giả kịch trường yêu thích: đó là nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Ngôi sao Thành Được tiếp tục sáng chói trên bầu trời nghệ thuật với liên danh mới Thanh Nga – Thành Được.

Về phần Út Bạch Lan, như đã được báo hiệu trước trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn, Hương (Út Bạch Lan) sau khi cuộc tình tan vỡ, đã diễn với nhiều kép hát khác, danh ca có, có cả những diễn viên đẹp mới nổi trên vòm trời nghệ thuật, nhưng Út Bạch Lan không tìm được bạn đồng diễn tương xứng, nàng khép kín tấn bi kịch đời mình bằng cách xuống tóc đi tu, nàng gởi lại mái tóc cho mẹ già:

“…Má ơi, mái tóc dài đậm đượt, con đã từng ve vuốt ấp yêu. Nơi phồn hoa, trong một buổi chiều, người ta đã cắt đi của con phân nửa. Rồi trong một đêm vừa đau vừa tủi, con lại cắt đi mái tóc sau cùng. Con đau lòng ngất lịm. Khi tỉnh dậy, sờ lên đầu thì tóc đâu không còn thấy nữa, con hoảng hốt la lên. Trời ơi, ai đã cắt tóc của tôi! Má ơi, chừng nhớ ra chính tay con đã cắt tóc của con rồi….
(Vọng cổ)
… Mớ tóc mà hơn hai mươi năm trời, ngày đêm con xăm soi ngắm nghía, tha thiết tưng tiu. Nay nhìn mái tóc kia rời khỏi mái đầu, lòng con đòi đoạn từng cơn. Đoạn lìa mái tóc ngày xuân thì chẳng khác nào con cắt đoạn lìa quãng đời má phấn mày xanh!
… Má ơi! Đây là phân nửa tóc mà con giữ mấy năm trường. Nay con xin gởi lại cho Má với Ba, mái tóc dịu mềm suôn sẻ này là của đứa con lạc loài bạc phận. Còn nửa mái tóc kia là mớ tóc của nửa đời hương phấn, con đã chôn trước cửa Phật đài.
Số phận con đã không may
Kiếp hoa tàn héo, đọa đày truân chuyên
Tóc xanh gởi lại mẹ hiền
Đời con khép kín cửa Thiền từ đây.

Út Bạch Lan ngậm ngùi nhớ bạn tri âm, đã nhiều năm chia cách nhau trên sàn diễn, giờ đây lại xa cách nhau trên vạn dặm, hai người đều tiếc nuối thời vàng son sân khấu khi cùng nhau hóa thân thành những cặp tình nhân tuyệt vời qua lời ca tiếng nhạc. Út Bạch Lan khép kín cuộc đời còn lại của mình trong việc thường xuyên viếng chùa và làm từ thiện dưới mái chùa nơi quê hương Long An để tự suy nghiệm về tình yêu, tình người, nghĩa đời và định mạng đã gắn liền với Út Bạch Lan – Thành Được, giống như Tùng và Hương, cô gái giang hồ qua tuồng Nửa Đời Hương Phấn.
Nếu không có trận ghen mù quáng của Út Bạch Lan, lịch sử sân khấu cải lương chắc chắn sẽ ghi dấu ấn sâu đậm về hình ảnh và tài năng của đôi nghệ sĩ tài sắc lưỡng toàn như Út Bạch Lan và Thành Được.
Nhớ hai em Thành Được và Út Bạch Lan.

Nguyễn Phương, 2015

Nguồn tin: tcgd theo TB

AI MỚI LÀ KẺ NGU?


Một ông thầy giáo mới nhận lớp thì phát hiện ra rằng, trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị các bạn chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi một nhóm bạn lý do tại sao.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.
Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa… Cậu bé trả lời.
Bài học: Người ta thường nói: “Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu”. Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối diện với bạn chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ…

(TD.H C-E) sưu tầm

DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT NỀN VĂN HOÁ TỰ TI

CánhCò
RFA - 4-9-2016

Sự kiện Chủ tịch Tập Cân Bình cho phép đàn em mình “làm nhục” Tổng thống Obama không những chiếm trang nhất của báo chí Mỹ mà hầu như các tờ báo viết bằng mẫu tự Latinh đều loan tải như một bản tin lạ lùng và đầy thích thú.
Lạ lùng vì thái độ của Trung Quốc, một nước đang tự khẳng định mình là lớn, là đang tiến dần đến tư thế bá chủ, là tự hào có nền văn minh dài nhất thế giới và trong cái tự hào ấy hôm nay chứng tỏ mình là nước có thái độ lớn trước bất cứ ai, kể cả đó là khách ngoại giao của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc.

Ông Tập đã tự tay cầm chiếc kéo ngoại giao cắt đứt sự liên hệ với thế giới bên ngoài qua sự cố này. Và quan trọng hơn, hành vi khiếm nhã mà ông ta đại diện cho hơn một tỷ người Trung Quốc để làm đã cho thế giới thấy mặt thật của một nền văn hóa đã bị chế độ Cộng sản làm cho thối rửa, bắt đầu từ từng đảng viên một.

Văn hóa tự ti đã làm Trung Quốc nhỏ lại trước thái độ của ông Obama. Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay sau đó không để ý đến chi tiết “nhỏ nhặt” này và thế giới một lần nữa tìm thấy trong đó tính cách “quân tử” của chính người Tàu đặt ra từ hàng ngàn năm trước.
Khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân là thái độ sống cũng như từng mỗi cử động nhỏ nhặt và bất ngờ nhất. Người Tàu xưa nay cổ vũ cho hai chữ quân tử như thánh kinh của đạo Khổng và trải qua bao thăng trầm ý nghĩa của quân tử như kim chỉ nam chưa bao giờ có phản biện chính thức trong sách giáo khoa hàng ngàn năm qua.
Và Tập Cận Bình đã cho thấy ý nghĩa của “quân tử” cần phải suy xét lại.
Cầm trong tay mớ đô la được kiếm ra từ thị trường Mỹ, Tập Cận Bình hình như vẫn còn rất tự ti với thành quả mà dân chúng Trung Quốc có được trong ngày hôm nay: Những giọt mồ hôi gia công, những cái đầu tận lực suy nghĩ để làm hàng giả, những mánh khóe nhằm giữ cho tỷ giá của đồng nhân dân tệ càng thấp càng tốt, những dự án đầu tư nước ngoài lấy hối lộ làm phương tiện, những đàn áp khốc liệt người có lương tâm lên tiếng cho các chà đạp, sách nhiễu đối với hàng chục triêu người dân của mình.
Văn hóa Cộng sản Trung Quốc phản chiếu ngay trên từng khuôn mặt người dân khi họ ra nước ngoài du lịch. Bao nhiêu nước đã tỏ ra khinh bỉ họ bằng những quy định, những tấm bảng bằng tiếng Trung xuất hiện mọi nơi khi họ đến: Nhà hàng, khách sạn, phi trường, các danh lam thắng cảnh yêu cầu họ cư xử phải phép và văn minh hơn. Ngay cả trong nhiều ngôi nhà của người bản xứ mà họ đi qua cũng treo bảng không tiếp họ.
Thành quả này phải nói là nhờ Cộng sản mà điển hình nhất là Mao Trạch Đông, kẻ muốn toàn dân Trung Quốc chỉ có một suy nghĩ duy nhất: tôn thờ kẻ giết hại dân tộc mình.
Tập Cận Bình là người không giấu giếm sự tôn thờ ấy của ông ta không những bằng chính sách mà còn bằng hành động ngoại giao của một nước lớn. Tập đã áp dụng câu chữ “Trí thức không bằng cục phân” của Mao để hôm nay cho thế giới thấy “Tổng thống Mỹ không bằng cục phân” qua cách hành xử thô lỗ và thất học khi Tổng thống Obama đại diện cho nước Mỹ tới họp G20.
Không ai phủ nhận Tổng thống Obama là một trí thức. Hành vi vô học mà Tập ra lệnh cho bọn côn đồ cổ cồn làm tại phi trường Hàng Châu đã áp dụng triệt để câu nói của Mao. Thế giới thay vì nổi giận lại cười cợt với thái độ vừa trẻ con vừa ngu muội này.
Người dân Trung Quốc khi nhìn vào cách cư xử kỳ quái này chắc chắn sẽ có hai luồng đối chọi: Một là hồ hỡi và càng tôn sùng Tập Chủ tịch hơn vì đã trả được mối thù tự ti của họ trước nước Mỹ, một đất nước vừa được thành phần này thích thú vì giàu có lớn mạnh, vừa thù hằn vì thành tựu của họ không bao giờ Trung Quốc chạm tới được: một nền dân chủ tạo ra nhân cách sống đích thực.
Thành phần thứ hai, tuy ít và âm thầm hơn nhưng lại âm ỉ và chưa bao giờ bị tiêu diệt: những con người của thánh hiền Khổng Mạnh. Họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm như chính họ bị Tập Cận Bình chà đạp. Nhưng sức họ yếu trước một tập thể đã được nhào nặn, uốn nắn từ những chủ thuyết phản lại tri thức con người. Họ khiếm liệt mọi hành động chống lại và đành lòng sống chung với sự ranh ma, ti tiện như sống chung với rác.
Họ là nạn nhân trực tiếp của Mao qua chủ trương “Lấy nông thôn bao vây thành thị”. Bần cố nông Trung Quốc ào ạt tiến công đã cô lập và khoanh vùng họ, khiến thành phần này chỉ còn để làm kiểng thay vì góp tiếng nói xây dựng và giúp văn hóa Trung Quốc thoát hiểm
Bắt đầu từ sự cố Hàng Châu văn hóa Trung Quốc bước vào một hành trình mới: ngạo nghễ và lừng lẫy đạp trên các trang sách văn hóa của cha ông họ. Dân chúng và lãnh đạo đã tìm thấy tiếng nói chung: giá trị nước lớn của Trung Quốc là tối thượng và phải chiếm được vị trí này bằng bất cứ giá nào kể cả những bãi nước bọt.
Như vậy thì bảo các em nhỏ Việt Nam học tiếng Hán để làm gì trong lúc này?



Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

THỬ BÀN CHƠI VỀ CHỮ "SẾN".


-Trong âm nhạc truyền thống,3 cây đàn chánh là tranh ,kìm ,cò.,trong đó, cây đàn kìm là số một.
Ban nhạc cung đình,ban nhạc lễ trong các đám cúng,các ban nhạc trong các đoàn hát cải lương ,các dàn nhạc trong đàn ca tài tử......,thì 3 nhạc cụ nói trên là không thể thiếu.

Các cây đàn khác như:đàn sến,đàn tam,đàn độc huyền......là những cây đàn ...không chính quy.
(Về sau,có thêm ghi phím lõm,violon...)

Người chơi đàn kìm,được danh dự ....giữ "song lang",tức là người cầm trịch,người giữ nhịp độ của buổi hòa đờn.

Cây đờn kìm còn có cái tên bằng chữ Nho hết sức thanh lịch là ...nguyệt cầm.
Nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

"Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân. "...

Nhạc sĩ Cung Tiến ,trong bài "Nguyệt cầm" cũng tả là:

"lung linh tiếng nguyệt cầm,tiếng đàn trầm...."
Như vậy,bao nhiêu cái hay,cái đẹp,cái thanh lịch....,cây đàn kìm đã dành hết.

Một người anh em, có ngoại hình rất giống cây đàn kìm,mang cái tên nôm na là ....cây.... "đàn sến.".

"Tiếng" của cây đàn sến...vừa thô,vừa quê mùa,vừa cục mịch ,vừa,,chói tai.!

Chỉ có những nhạc sĩ đã thành danh với các nhạc cụ khác,mới dám chơi với cây đàn sến,vì tiếng đờn sến không mùi,không êm tai,không truyền cảm.....!
Cây đàn kìm,ví như một thiếu nữ vừa đẹp,vừa tài hoa,vừa sang trọng....;thì ngược lại,cây đàn sến ví như một cô gái vừa thô kệch,vừa quê mùa cục mịch.....!!!
-
Có phải chăng,từ cái ý nghĩa tầm thường của cây đàn "Sến",mà phát sinh ra chữ"sến" trong "nhạc sến","Marie Sến" ?

bài của fb QUY LA

Bài hay thuyết phục quá anh Quy La .Xin bổ sung thêm về cây đàn Sến mà anh vừa nhắc trong bài.Đàn sến:

- Hộp đàn hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm.
- Mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc.
- Thành đàn dày 6 cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài 70 cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm. - Phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều. Đàn có 3 trục gỗ nhưng chỉ dùng 2 trục để lên dây còn 1 để trang trí
- Đàn có 2 dây bằng tơ se, được lên cách nhau một quãng 4 hoặc quãng 5: Fa - Do1 hoặc Sol - Do1.

Khi diễn tấu nhạc công gẩy đàn bằng miếng gẩy nhựa, dùng riêng cho dàn nhạc cải lương.

vancong