Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Có một tư duy sai lầm về phương Tây, và ngược lại…

Khi nói đến phương Tây, những người Việt thực tế nhất sẽ nghĩ đến điều gì? Là chế độ phúc lợi rất cao, là một xã hội không để ai đói, là một miền đất hứa tuyệt vời hơn hẳn… Nhưng phương Tây không phải chỉ là như thế.



(ảnh: Shutterstock)
(ảnh: Shutterstock)

Khi nhiều người Việt chứng kiến các chính sách phúc lợi xã hội mà người dân các nước phương Tây được hưởng, như miễn phí giáo dục, miễn phí y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp nhà ở, v.v. mà thèm thuồng, thì thật ra chúng ta cũng đang đứng trong một hiểu biết lệch lạc.
Khi nhiều người Việt chứng kiến khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng xa, chi phí y tế, chi phí học đại học tăng vùn vụt, và chính sách lương hưu bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sai phạm, thì người ta lại mơ tới giấc mơ “xuất ngoại”. Điều đó là đúng, nhưng thực tế không phải là mơ.
Có một tư duy sai lầm về xã hội phương Tây, và ngược lại, cũng có một tư duy sai lầm về xã hội mà chúng ta đang sống.
Hãy thử nghĩ:
  • Để bạn nhận được những thứ miễn phí, thì ở một nơi nào đó, có ai đó, đang phải làm việc nặng nhọc hơn
  • Để ai đó nhận được những thứ miễn phí, thì chính bạn sẽ phải làm việc cực khổ hơn, và đóng thuế cao hơn
  • Để nuôi sống những kẻ ăn không ngồi rồi có hộ khẩu vin vào cái cớ “thất nghiệp” chứ không phải là những người khốn khổ vô gia cư, cả xã hội sẽ phải gồng mình thêm một chút…
  • Lương hưu của bạn chính là phần tiền mà bạn làm ra chứ không phải là thứ mà người khác cho bạn
Hãy nhớ rằng:
“Trên đời không có bữa ăn trưa miễn phí”
Lấy Đức làm ví dụ, những người trẻ tuổi, tài giỏi ở Đức không muốn làm việc tại chính quốc gia của họ, bởi vì sau khi tốt nghiệp đại học, có được một công việc thu nhập khá khẩm, họ phải đóng phần lớn thu nhập của mình để nuôi “một đội quân ăn bám”: những đứa trẻ to xác không dám rời khỏi nhà; những người nhập cư “thất nghiệp” còn sức lao động nhưng không muốn làm việc; những “Shopaholic” nghiện mua sắm bằng cách ghi nợ trả dần, v.v. Người có lương cao trên 3000 Euro nếu chưa có miễn trừ gia cảnh là phải trừ 50 – 52%, thậm chí lương thấp thì chi trả bảo hiểm cũng đã mất tới 19% rồi.
Nhân loại đang đứng trước một lối tư duy lợi dụng cảm xúc tiêu cực và phi lý trí: “Cào bằng tất cả”. Nếu trời sập thì tất cả sẽ cùng chết, vậy nên lợi ích phải cùng hưởng, có cái gì hơn thì phải chia cho đều nhau, thấy người khác có gì hơn thì dù ít dù nhiều cũng cảm thấy ghen tị. Ích kỷ, nóng giận, đố kị, và tư duy hưởng thụ đã chui vào suy nghĩ của chúng ta một cách ẩn giấu không tự biết.
Một cư dân mạng tâm sự rằng, sự nguy hiểm của tư duy cào bằng phi lý trí này là ở chỗ, nó khiến người ta không phải “nghĩ”, mà chỉ cần cảm thấy tốt là được rồi. Thất nghiệp được trợ cấp, thật là tốt! Miễn học phí, thật là tốt! Chữa bệnh miễn phí, thật là tốt! Người ta không thèm suy nghĩ nguồn gốc của những khoản tiền này đến từ đâu. Sự “cảm thấy tốt” này đang phá nát châu Âu. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp bắt nguồn từ việc chính phủ vay tiền về chi cho đủ mọi loại phúc lợi xã hội mà bất chấp khả năng trả nợ, bởi vì chỉ cần “cảm thấy tốt” là được rồi.

Có một tư duy sai lầm về phương Tây, và ngược lại...
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đã khiến châu Âu tổn thất nặng nề (Ảnh: Internet)

Ở Mỹ, khi người dân được sống trong cảnh vật chất tương đối cao, thì dục vọng của con người vẫn không hề giảm bớt: Tại sao anh ta giàu có hơn tôi? Thất nghiệp không phải lỗi của tôi, mà chắc chắn là lỗi của chính phủ! Tại sao lương của tôi chỉ có vậy? Tại sao học phí tại cường quốc này lại không được miễn? v.v. Thế giới đang đối mặt với một làn sóng hưởng thụ cào bằng. Chính sách bảo hiểm tại các quốc gia ngày càng yêu cầu mức đóng nhiều hơn, như để thỏa mãn với nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao hơn của người dân.
Sau khi Hillary Clinton của đảng Dân chủ thất bại, và Donald Trump của đảng Cộng hòa nổi lên tại Mỹ như một làn gió mới, nhiều người đã không thể hiểu được tại sao. Thật ra, chính sách của đảng Dân chủ, đặc biệt là Obama Care đã khiến cả xã hội Mỹ gồng mình gánh chịu chi phí y tế. Đó chính là ví dụ nổi cộm nhất về tư duy “cào bằng tất cả”. Nó có thể khiến người ta “cảm thấy tốt”, nhưng sự thực là “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Có một tư duy sai lầm về phương Tây, và ngược lại...
Những người phản đối chính sách ObamaCare (Ảnh: Internet)

Tài nguyên và nguồn năng lượng trên thế giới là hữu hạn, sự tận tụy và trách nhiệm là khác biệt, con người sinh ra đã là khác nhau, và sẽ luôn là khác nhau. Người ta chỉ có thể dựa vào sự thông cảm và yêu thương để sẻ chia một cách thiện nguyện, chứ không thể dùng luật lệ để thỏa mãn nhu cầu “cào bằng tất cả”. Chính sách và luật pháp có thể được dùng như một phương thức cân bằng xã hội, kéo lại khoảng cách giàu nghèo, nhưng không thể lạm dụng nó. Bề mặt có vẻ là như nhau, tuy nhiên ẩn sâu đằng sau lại là sự nuông chiều lòng tham một cách không tự biết.
Tất nhiên, sự văn minh và điều kiện tuyệt vời ở phương Tây là một điều không thể phủ nhận, nhưng cách chúng ta nhìn nhận về sự vận hành của xã hội đó chính là điều cần phải suy ngẫm. Xã hội Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và thua xa xã hội phương Tây, nhưng khi chúng ta học theo cách làm của phương Tây thì dường như chúng ta không giải quyết được vấn đề của mình. Điểm mấu chốt là ở chỗ, chính sách và pháp luật chỉ giải quyết được vấn đề ở bề mặt vật chất, nhưng sẽ không thể giải quyết được gốc rễ vấn đề ở phương diện nhân tâm.
Dù quá khứ, hiện tại hay tương lai, sẽ không bao giờ có chuyện người ta có thể tùy ý “cào bằng tất cả”, bởi vì lòng tham của con người sẽ nhân lên khi nó được thỏa mãn. Ích kỷ, nóng giận, đố kị, và tư duy hưởng thụ chính là lối suy nghĩ đang khiến nhân loại phải trả giá nặng nề. Nếu muốn thoát khỏi khoảng cách giàu nghèo, muốn kiềm chế dục vọng của người ta, thì chỉ có một biện pháp, đó chính là chú trọng vào nhân tâm, khiến cho đạo đức hồi thăng trở lại.
Quang Minh

Nguồn trithucvn.net

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

ADAM VÀ EVA




    Trong khi Eva thay hết từ xà-lách qua cải bẹ xanh đến lá chuối, lá dừa thì Adam cứ trung thành với chiếc lá nho. Một ngày, hết chịu nổi nên Eva càm ràm:
    – Thời ...buổi này mà ông cứ khư khư giữ chiếc lá nho, cổ lỗ không chịu được ! :D :D :D
    – Đang khủng hoảng kinh tế mà cứ chạy theo thời trang như bà thì có ngày đói nhăn răng. Tôi xài lá nho này là hàng Trung Quốc đó bà, vừa rẻ mà lại bền. :v :v
    – Rẻ thì có thể, nhưng bền thì khó tin !
    – Tin đi, vì tui từng che bằng lá nho Mỹ, nho Úc thì chỉ vài ngày là héo queo, ra đường mắc cỡ gần chết ! Từ khi dùng lá nho Trung Quốc thì có thể che đậy chỗ ấy đến cả tháng trời mà lá không chịu héo, chẳng biết họ xịt cái thuốc chi mà bền thiệt !
    – Sao ông ngu muội vậy, đâu phải thiên hạ khi không lại vu xấu cho hàng “made in China”. Thậm chí cao cấp như máy tính mà cũng cài mã độc, xe hơi thì nhả hơi độc, còn hàng nhái thì có đủ từ AK47 đến búp bê cao su 3:) 3:) 3:) ... Thế ông có nghĩ xài cái ni nó sẽ ngấm độc chất dần dần vào người ông, tiêu tùng cả lục phủ ngũ tạng không?
    Nói rồi Eva cúi xuống kiểm tra :'( :'( :'(, nhưng vừa liếc qua đã đột ngột thét lên:
    – Ông thiệt khó... dạy! Hết xài lá nho đến trữ cả nho khô Trung Quốc!
    Adam tức quá, gân cổ cãi:
    – Bà đừng nói điêu, tôi có hà tiện cỡ nào thì cũng biết người ta đang cảnh báo nho, mận, lựu, giá... của Trung Quốc đều chứa chất độc, ngu gì trữ nho Trung Quốc, mà nhất là nho khô? Chết cha, hay là...
    Eva lo lắng:
    – “Hay là” sao ông?
    – Bà nhìn thấy mấy trái nho?
    – Tôi thấy tòn teng hai trái quắt queo trên cái cành khô rang rang...
    – Thôi rồi bà ơi: đó không phải nho khô ! :p :p :p
    Lượm và lặt...

    FB Lê Trương Thanh Bình



Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Gửi bác Thăng


Nhận tiền tài trợ của các doanh nghiệp tư nhân gọi là xã hội hóa có nghĩa là đổi lại phải có sự hỗ trợ, nâng đỡ cho các doanh nghiệp đó. Tôi không biết nó có phải là "loby" hay không và nó có đúng với điều chúng ta gọi là sự cạnh tranh lành mạnh chăng...?
Cách thức xã hội hóa này khác hẳn với việc nhà nước trao lại một số lĩnh vực độc quyền cho các tổ chức tư nhân và xã hội vận hành trong kinh tế thị trường...
Thương hiệu du lịch Saigon nên bắt đầu từ việc chỉnh đốn hệ thống nhà vệ sinh công cộng, đường phố sạch sẽ quang đãng, buôn bán có khu vực ngăn nắp, giao thông thông thoáng có trật tự và quan trọng nhất vẫn là cảm giác an toàn cho du khách... không lo sợ bị cướp giật..
Đà Nẵng có hội thi bắn pháo hoa quốc tế, có cầu Rồng phun lửa hàng tuần vào tối thứ bảy.
Đà Lạt có lễ hội hoa mỗi năm một lần, Ban mê thuột có lễ hội cà phê còn Saigon có phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến sông du lịch ( bến Bạch Đằng) cảnh quan rất đẹp... sao không quy hoạch bến sông đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia... Có khu vực nhà hàng, khách sạn cao cấp thì cũng có khu vực cho giới bình dân, trung lưu vui chơi và ăn uống ( xem cách Singapor khai thác bến sông kìa )
Bắn pháo hoa chỉ đốt tiền ra khói... thay vào đó nên để tiền làm đài phun nước, nhạc nước...vv kèm theo hệ thống tái sử dụng cho đỡ tốn tiền
Hết mùa mưa rồi nhưng ai biết vài cơn mưa to cuối mùa nữa thì Saigon nổi tiếng nhờ thương hiệu ...ngập. Nhất là khu trung tâm
Kính bác




Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh

Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?
Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.
Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.
Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.
Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.
Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.
Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.
Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.
George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.
Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.
George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.
Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?

Bùi Bảo Trúc



Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

CHẲNG CẦN


Chẳng cần lời ngon tiếng ngọt, chỉ cần chân thành là tốt rồi;
Chẳng cần thề non hẹn biển, chỉ cần thật sự làm được là tốt rồi;
Chẳng cần oán trách lẫn nhau, chỉ cần hai bên hiểu nhau là tốt rồi;
Chẳng cần ngờ vực lẫn nhau, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau là tốt rồi;
Chẳng cần phải tức giận cả ngày, chỉ cần hiểu được bao dung là tốt rồi;
Chẳng cần gắn bó chẳng rời, chỉ cần trong lòng có nhau là tốt rồi.

Giữa người với người, điều cần nhất chính là một tấm lòng chân thành kia vậy!

fb Lien Tam tonnu

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

'Thư gửi chồng nhân ngày 20/11'




"Ngày xưa chồng quyết lấy cho được vợ vì chồng vốn mê phụ nữ có cái mác nhà giáo, bất chấp ngoài cái mác nhà giáo đó ra thì vợ chả có gì đặc sắc, lại còn mắc cái tính ngang ngạnh ẩm ương, dở tương dở mắm.

Chồng nghĩ giáo viên nhàn hạ, ngày vài tiết ở trường thôi, nhiều thời gian lắm đây. Vợ sẽ chu toàn tề gia nội trợ, hầu nội hầu ngoại. Chồng tha hồ thảnh thơi bù khú bạn bè. Nhưng chồng đã nhầm to. Vợ hết giờ lên lớp lại tất bật với sổ điểm, báo giảng, kính thưa các kiểu họp, kính thưa các kiểu sổ sách, hồ sơ chuyên môn.

Về đến nhà, vợ lại sấp ngửa soạn giáo án, chấm bài, mấy trăm bài vừa hòm hòm, chưa kịp ngồi rung đùi thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến kỳ kiểm tra, vào điểm mới. Vợ lại vốn ham tiền, hở tí thời gian rảnh rỗi nào là lại ù té đi dạy thêm, đi dịch. Mà không muốn ù cũng không được, mai đến kỳ nộp các kiểu thuế đời rồi. Chồng lo nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, đưa đón con, ngược xuôi nội ngoại nhé. Đàn ông phải đeo tạp dề làm việc nhà, hậm hực thì cũng cố mà chịu nhé. Mục đích hôn nhân thứ nhất của chồng đã không đạt được.

Chồng nghĩ giáo viên dạy con học thì chuẩn không cần chỉnh rồi, nhiệm vụ khó chịu này chắc chắn thoát đây. Chồng tha hồ thảnh thơi thể thao thể dục, bia bọt tay vịn về muộn. Nhưng chồng đã vỡ mộng. Vợ ngày nào cũng nói liên mồm, thậm chí hét khản cổ, về đến nhà, mặt vợ nhàu như tàu lá héo, thở hắt như bệnh nhân hen phế quản cấp, sức đâu, hứng thú đâu dạy con học nữa. Chồng tự lo kiểm tra bài vở, học cùng con, dạy con nhé. Trái chuyên môn thì cũng cố mà phấn đấu nhé. Mục đích hôn nhân thứ hai của chồng đã đổ bể.

Chồng nghĩ giáo viên tính nết nhẫn nhịn dịu dàng, nhà cửa sẽ êm ấm lắm đây. Chồng tha hồ thảnh thơi nhẹ nhõm cái tâm hồn. Nhưng chồng đã sốc tâm lý nặng. Một lớp vợ dạy có hơn 50 em, bao nhiêu là lớp nhân lên. Vợ chỉ có hai con mắt, lườm được góc này để chúng nó ngồi im, thì góc khác đứa đánh đấm giật tóc nhau, đứa nhảy dựng lên ghế, đứa ném sách phi vở, chưa kể vô số điều kinh khủng hơn thế…

Điên tiết lắm nhưng vợ vẫn phải nhịn, vẫn phải dịu dàng và nhẹ nhàng, cố mà nghĩ "là trẻ con mà, đáng yêu đấy chứ", "cô giáo phải như mẹ hiền chứ". (Gớm, ở nhà có mỗi một đứa con, không hiếm khi con hư, vợ gầm gào dữ tợn). Nhưng ở trường, vợ phải giữ hình tượng, rèn luyện bản lĩnh và cốt cách nhà giáo. Chỉ một chút thiếu kiên nhẫn thôi là viên phấn trong tay sẽ bay thẳng vào cái đám đang nhốn nháo như cào cào kia, hoặc tệ hại hơn là một cái bạt tai thích đáng cho sự hỗn láo vô lễ nào đó.

Nhưng vợ tỉnh lắm, vợ biết chúng không phải con mình, vợ hiểu luật giáo dục lắm, thời buổi này mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh tiến bộ và dân chủ kinh lên được. Giáo viên thậm chí còn không dám nặng lời, huống chi nặng chân nặng tay. Thông tin thì rất nhanh, sự thật dễ bị bóp méo, tai nạn nghề nghiệp sẽ cực nghiêm trọng nếu một phụ huynh chuẩn mực nào đó đưa hành động phản sư phạm của vợ lên báo, vợ sẽ nổi tiếng và sự nghiệp cao quý của vợ coi như tiêu.

Thế nên khi về nhà vợ khao khát được hiện rõ nguyên hình là người bình thường với mọi ái ố hỷ nộ. Đừng hy vọng hay đòi hỏi vợ nhẫn nhịn dịu dàng nếu chồng hư, con láo. Vợ mà cố nhịn nữa thì ngay ngày mai vợ đi nhà thương điên đấy. Lỡ vợ có nổi khùng phát vào đít con, gân cổ cãi chồng, hay phi cả mâm cơm ra đường thì chồng cố bịt tai bịt mắt bịt mồm lại nhé, thương vợ thì cho vợ xả lũ tí. Mục đích hôn nhân thứ ba của chồng đã phá sản.

Chồng nghĩ giáo viên một năm được ăn chơi ở không 3 tháng hè. Chồng chẳng biết thế nào là ốm nghén, chẳng biết thế nào là mang nặng đẻ đau, chồng chỉ thích nhiều con, 3-4 đứa càng tốt. Giáo viên có những 3 tháng hè, tha hồ tầm bổ, đẻ con bú mớm... Nhưng chồng đã hết hy vọng. 3 tháng hè của vợ còn bận hơn trong năm. Hết luyện thi, trông thi, chấm thi chính, chấm phúc khảo, rồi lại tập huấn, trại hè…, ngoảnh đi ngoảnh lại, chưa có lúc nào cùng chồng con đi nghỉ thì hè đã hết vèo. Chưa kể vợ mà làm chủ nhiệm thì sự hy sinh còn lớn hơn nhiều. Chồng có buồn thì cũng tỉnh giấc mộng nhiều con đi nhé. Mục đích hôn nhân thứ tư của chồng đã thất bại.

Chồng nghĩ giáo viên là người nhà nước, lương bổng yên tâm, chế độ ổn định. Chồng tha hồ thảnh thơi bỏ nhà nước, yên tâm ra làm ngoài, nuôi chí kiếm bội tiền, đổi danh phận cho vợ thành vợ đại gia. Trong lúc chưa đâu vào đâu hoặc lỡ gặp rủi ro, ít nhiều đã có lương nhà nước của vợ. Chồng đừng tưởng ngon ăn thế. Lương vợ được nhà nước ưu ái trả ngót 3 triệu đồng một tháng. Đấy là vợ tốt nghiệp chính quy một trường đại học sư phạm danh tiếng trong nước, rồi được đào tạo chính quy tại một trường sư phạm danh tiếng ở nước ngoài, cộng mười mấy năm kinh nghiệm đứng lớp.

Vợ còn chưa dám kể nếu không có biên chế thì 3 tháng nghỉ hè, nửa tháng nghỉ Tết được hưởng lương 100 phần trăm theo hệ số 0x0, vợ còn chưa dám kể nếu chẳng may thi trượt kỳ thi công chức thì tất cả bằng cấp hay kinh nghiệm lẫn tâm huyết đều nối đuôi nhau lên đường ra trận để hy sinh. Mà thi công chức thời buổi này như thể nào thì chồng biết rõ rồi đấy. Sức vợ chắc không đua nổi. Thế nên lỡ chồng làm ăn lụi bại, vợ không thể là chỗ dựa kinh tế cho chồng lo sự nghiệp dài hơi được đâu. Chồng tự nghĩ cách lo nồi cơm hàng ngày cho cả nhà nhé. Để con đói và thất học là tội của chồng đấy. Mục đích hôn nhân thứ năm của chồng đã bất thành.

Chồng nghĩ giáo viên sống bằng dạy thêm là chính, nên lương có thấp một chút cũng chả sao. Chồng đừng tưởng đơn giản thế. Ngay cả dạy thêm - một công việc làm ngoài giờ, chính đáng và lương thiện, vợ cũng lo ngay ngáy nay bị cấm, mai bị soi, ngày kia bị cắt giảm thù lao. Học thêm - do nhu cầu thực sự khiến học sinh hoặc phụ huynh tự tìm đến năn nỉ, vợ đã đuổi quầy quậy, mà vẫn lo ngay ngáy mang tiếng o ép mời chào học sinh đến nhà cô học. Vợ đọc ở đâu đó trên báo có đồng nghiệp bị bắt quả tang dạy thêm và bị phạt 10 triệu đồng. Vợ muốn đứt dây thần kinh luôn. Đời đã có đủ loại tặc, lâm tặc, tin tặc, hải tắc, cẩu tặc, giờ có cả giáo tặc nữa. Nghĩ mà đau ứa nước mắt chồng ạ.

Chẳng phải vì sợ mà vì ngẫm cái nghề giáo này bạc quá, tội quá. Vợ thấy bất công lắm. Thiết nghĩ nghề nào cũng có quyền mưu sinh và làm giàu bằng nghề, nhưng nghề nào làm giàu thì được, chứ nghề giáo thì phải cống hiến, phải hy sinh, phải thanh bạch bần hàn. Giàu một tí là bị thiên hạ lên án liền, dạy thêm một tí là bị thiên hạ ném đá liền. Mà vợ cũng đã giàu đâu, dạy thêm cũng đã cố gắng hạn chế tối đa rồi. Ôi chao, nghề giáo khó sống quá, khó chiều thiên hạ quá.

Ở đất nước mình, thói đời giàu thì bị ghen ghét, nghèo thì bị coi khinh, trung bình thì dở sống dở chết. Vợ đang tận hưởng cuộc sống ở mức trung bình. Lương thì thấp lè tè như vậy (thiếu khoảng 500 nghìn nữa mới đủ trả lương ôsin), chế độ thì bấp bênh, lớp thì đông, chất lượng học sinh thì lổn nhổn, thời lượng giờ giảng thì tí tẹo, sách giáo khoa thì sơ đẳng, thi cử thì khó khăn, quy chế đường lối thì thay đổi đột ngột và liên tục, áp lực điểm số, thành tích, chỉ tiêu thi đỗ thì lớn, kỳ vọng của phụ huynh thì vĩ đại, đòi hỏi chuẩn mực xã hội thì cao chót vót…, bảo vợ nên làm sao cho phải, cho cân bằng và đúng mực cả nghiệp và đời.

Vợ chả kêu ca, so bì, trách móc gì khi mà cái cơ chế này nó thế. Vợ sẽ cố gắng hoàn thành tốt vai diễn chính trong tấn bi hài kịch “Nghiệp và đời” này. Vợ chỉ thấy ái ngại cho chồng, cứ tưởng hay cho lắm vào cái nghề của vợ. Chồng phải tìm cách an ủi động viên vợ nhé. Vợ mà nản bỏ nghề thì mục đích hôn nhân thứ sáu của chồng sẽ tan thành mây khói.

Chồng nghĩ giáo viên đời vinh quang, có hậu lắm. Quen biết bao thế hệ phụ huynh mà, đào tạo bao thế hệ học trò mà. Chồng ơi, nhân gian luôn có trước có sau vậy sao? Vợ chỉ được xem như người đưa đò thôi, đò qua sông thì xuôi ra biển lớn. Đời rộng thế, dài thế, trăm mối thế, chẳng mấy ai ngoái lại bến xưa để ơn cô nghĩa thầy đâu. Nên vợ cũng không đòi hỏi bao thế hệ học trò phải nhớ mãi đến mình, vì bản thân vợ cũng chẳng có điều kiện để thăm thầy cô cũ của mình và của con.

Nhưng vợ nghiệm ra hình như có rất ít người hiểu nỗi thâm sâu của câu: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Và cũng có không ít người trưởng thành về thể xác, có thể cũng đạt đỉnh cao về kiến thức, nhưng lại chẳng thực sự thành nhân. Nên chồng đừng động vào nỗi niềm riêng của vợ rằng, đứa này đứa nọ, ngày xưa vợ thương yêu chúng như thế, hết lòng giúp chúng như thế, hy sinh thời gian, sức lực và tiền bạc cho chúng như thế, nay chúng xem cô như người không quen, hoặc nếu có dịp nói đến cô, thì cũng coi cô như một bà già hết thời…

Chồng ạ, ai cũng có những chặng thời gian buộc phải đi qua. Và chẳng lâu đâu, chúng cũng sẽ giật mình vì thời trẻ vụt qua rồi. Nếu chúng là người rộng lượng, nhân hậu và hiểu biết, thì sẽ thấy vui vẻ hạnh phúc trước những thành đạt của thế hệ sau, sẽ bình yên thanh thản lui về phía mùa đông của cuộc đời, mỉm cười nhìn những nỗ lực thời thanh xuân của mình đã đơm hoa kết trái... Vợ đủ tuổi, đủ trải nghiệm để bình thản và rộng lượng với tất cả những điều không mãn tâm.

Chồng cũng nghĩ giáo viên được xã hội trọng vọng kính nể lắm. Giá mà được như thế. Cướp giết hiếp giờ nhản nhản khắp nơi, và vị quan tòa đời luôn đanh thép phán rằng nguyên nhân đạo đức xuống cấp là do giáo dục nhà trường chưa tốt. Lạ thật, ở trường vợ chỉ dạy kiến thức, dạy điều hay lẽ phải thôi, vợ mong mỏi hơn ai hết học trò thành người. Có đốt đuốc cả ngày lẫn đêm cũng không thể tìm được thầy cô nào đủ tầm tàn bạo để soạn nổi một giáo án "cướp giết hiếp". Tủi ghê chồng ạ. Gia đình và xã hội đi đâu mất tiêu? Trách nhiệm nặng như quả tạ đặt lên đôi vai sắp sụn của nghề giáo.

Lại sắp 20 tháng 11 nữa chồng ạ. Nói thật là ngày này vợ chỉ muốn trốn đi đâu đó thật xa. Vợ chả thích gặp phụ huynh, chả cần phong bì phong bao quà cáp. Miệng thế gian độc địa. Người ta bảo những người làm nghề giống vợ chỉ mong đến ngày này để nhận phong bì. Người ta chả cần biết bao nhiêu ngày còn lại, những người làm nghề giống vợ vất vả, cực nhọc triền miên đến thế nào. Người ta dúi vội cho cái phong bì, trước mặt cười cười nói nói cảm ơn như đúng rồi, nhưng sau lưng, vợ biết thừa, hẳn là ngàn vạn lời đàm tiếu. Có bao nhiêu tình cảm thực sự trong sự cho đi đó? Vợ tin là có, nhưng chắc là rất ít. Mà thôi, cái ít mới là cái quý chồng nhỉ, và vợ trân trọng lắm.

Nếu chồng có hỏi vợ ước gì trong ngày này. Vợ ước gì ư? Tính vợ từ thời trẻ đã dở hơi, toàn ước điều không thể. Vợ ước lương giáo viên của vợ được khoảng 45 ngàn đôla/năm như ở Singapore, vợ ước lớp vợ dạy có khoảng 25 đứa như ở Nhật, vợ ước vợ thực sự được quan tâm, tạo điều kiện để có chế độ ổn định như hứa hẹn ở nhiều cuộc họp cấp bộ, cấp sở suốt cả chục năm nay... Đấy, vợ cứ ước cái điều trên mây đó đấy. Ai phạt, ai đánh thuế đâu. Chắc cũng chả ai nỡ ghét bỏ, trù dập vợ vì những điều ước chính đáng đó.

Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, vợ sẽ là một cô giáo cực chuẩn, ở trường vợ thực sự dịu hiền, tâm huyết và trách nhiệm (chứ không phải gồng mình lên cố gắng, nhiều khi đến mức giả dối). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, 8 giờ hành chính, ngoài tiết dạy, vợ cống hiến trọn vẹn cho học sinh (tự nguyện, chứ không phải để cần một đồng thù lao). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, vợ không bị chi phối tâm và sức cho các cua dạy thêm, dịch thêm nữa (khỏi cần cấm, khỏi cần soi, khỏi cần này nọ, đố ai thuyết phục vợ nhận lớp dạy thêm, dịch thêm đấy). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, về nhà vợ vô cùng đảm đang, chu toàn, và dịu dàng âu yếm.

Nghề của vợ là như vậy đó. Chồng có ân hận khi đã chọn vợ không? Còn vợ, vợ không ân hận khi chọn nghề, hay nói đúng hơn, nghề đã chọn vợ và vợ sẽ gắn bó trọn đời với nghề cho đến khi nào nghề bỏ vợ".

Đỗ Sông Hương (vnexpress)

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Con đường tìm mẹ

Câu chuyện cậu bé đi tìm mẹ khiến cả nước Đức cảm động
Bé trai Derby hơn 9 tuổi là một cậu bé bị bỏ rơi và lớn lên ở cô nhi viện. Cậu bé mong muốn được tìm thấy mẹ. Tình yêu của Derby đối với người mẹ trong mơ của mình và con đường tìm mẹ đặc biệt của em đã làm cảm động người dân nước Đức.
Con đường tìm mẹ đặc biệt của Derby
Tháng 2/1994, ở phía Bắc nước Đức tuyết trắng phủ dầy đặc, trại trẻ mồ côi Yite Luo nằm bên ven sông Rhine, tĩnh lặng trong gió tuyết. Sáng sớm hôm ấy, nữ tu sĩ Terri, 50 tuổi ra ngoài làm việc. Lúc vừa ra đến cổng, bà láng máng nghe thấy có tiếng trẻ con khóc. Bà liền tìm theo tiếng khóc thì phát hiện một bé trai tóc vàng được đặt trong một bụi cây ở cạnh cổng trại. Nữ tu sĩ này đã đưa cậu bé về trại trẻ nuôi dưỡng và đặt tên cho cậu là Derby.
Bảy năm ở cô nhi viện, cậu bé Derby lớn lên khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Cậu bé có tấm lòng lương thiện, nhưng tính cách lại có chút u buồn. Một ngày thời tiết nắng ráo, các nữ tu sĩ đã dẫn bọn trẻ đi qua một rừng cây để đến một đồng cỏ xanh ở ven bờ sông dạo chơi. Những người ở trong thị trấn gần rừng cây đều chỉ vào những đứa trẻ này và nói: “Những đứa trẻ này đều là bị cha mẹ bỏ rơi, nếu con mà không nghe lời, mẹ cũng sẽ đem bỏ con vào cô nhi viện đấy!”
Nghe thấy những lời nói này, Derby cảm thấy vô cùng đau lòng. Cậu bé không nhịn được liền hỏi nữ tu sĩ:“Mẹ ơi! Tại sao cha mẹ con lại không cần con? Có phải là họ ghét con không?” Giọng nói của cậu bé tràn đầy bi thương không hề giống với lời nói của những đứa trẻ khác cùng độ tuổi.
Nữ tu sĩ nghe xong giật mình hỏi Derby: “Tại sao con lại nghĩ như vậy?”
Derby trả lời: “Tại vì con nghe thấy mọi người đều nói như vậy, chúng con đều là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi!”
Nữ tu sĩ an ủi cậu bé: “Mặc dù mẹ chưa từng gặp mặt mẹ của con, nhưng mẹ tin rằng nhất định mẹ của con rất yêu thương con. Trên đời này không có người mẹ nào là không yêu thương con của mình cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi”.
Derby nghe xong lặng im không nói lời nào, nhưng từ đó trở đi cậu bé thay đổi rất nhiều. Cậu thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện nhìn ra dòng sông Rhine. Cậu hy vọng những dòng nước đang chảy trên sông Rhine có thể đem tình cảm của cậu đến với mẹ.
tìm mẹ, nước Đức, derby, cậu bé mồ côi, cảm động, 10 việc tốt,
Derby thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện nhìn ra dòng sông Rhine. Ánh mắt của em không khỏi mong mỏi, khát khao tìm thấy mẹ. (Ảnh: Internet)
Vào “ngày của mẹ” năm 2003, không khí ấm áp của ngày lễ lại một lần nữa dấy lên khát vọng mãnh liệt được gặp mẹ của Derby. Ngày hôm đó, các kênh truyền hình đều đưa tin về các hoạt động ăn mừng, đăng tải những hình ảnh về tình mẹ con. Có một cậu bé 6 tuổi, mồ hôi chảy đầm đìa trên người đang giúp mẹ cắt cỏ. Mẹ của cậu bé nhìn cậu bé mà cảm động rơi nước mắt. Derby khi xem tới hình ảnh này đã nói với nữ tu sĩ: “Con cũng muốn được làm việc giúp mẹ! Mẹ ơi! Mẹ có biết cha mẹ của con đang ở đâu không ạ?”
Nữ tu sĩ trầm tư, không nói được lời nào, bởi vì suốt mấy năm qua bà không hề nhận được tin tức gì của cha mẹ cậu bé cả. Đột nhiên, Derby chạy ra ngoài đường, cậu cứ chạy, trên đường có rất nhiều người mẹ nhưng lại không có ai là mẹ của cậu bé cả. Derby đau khổ và gào khóc.
Mấy tháng sau, khi Derby được 9 tuổi, cậu bé rời khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi trường gần đó. Một lần lên lớp, thầy giáo kể cho học sinh nghe một câu chuyện: “Thời xưa, có một vị hoàng đế rất yêu thích chơi cờ vây, vì vậy ông liền quyết định ban thưởng cho người phát minh ra trò chơi này. Kết quả, người phát minh này lại mong muốn ban thưởng cho anh ta mấy hạt gạo. Tại ô thứ nhất trên bàn cờ đặt một hạt gạo, ô thứ hai đặt hai hạt gạo, tại ô thứ 3 số hạt gạo gấp lên 4 lần…Theo đó suy ra, đến khi bỏ đầy bàn cờ thì số hạt gạo đã là 18 triệu tỷ hạt”.
Cậu chuyện này làm cho hai con mắt của Derby lập tức sáng lên. Cậu nghĩ nếu như cậu giúp một người, sau đó yêu cầu người đó giúp 10 người khác…Với cách này, Derby hy vọng một ngày nào đó biết đâu người được yêu cầu trợ giúp lại là mẹ cậu. Ý nghĩ này đã khiến Derby vui mừng khôn tả. Từ đó về sau, mỗi lần cậu làm một việc tốt giúp một người nào đó, lúc người đó cảm ơn cậu, cậu đều nói: “Xin cô (chú…) hãy giúp đỡ 10 người khác ạ! Đó là cách cảm ơn lớn nhất đối với cháu!”. Những người này sau khi nghe xong, đều vô cùng cảm kích trước tấm lòng lương thiện của cậu bé. Tất cả họ đều thực hiện lời hứa của mình, mỗi khi họ giúp ai đó họ lại đề nghị người kia giúp đỡ 10 người khác. Cứ như vậy, toàn bộ người dân ở thành phố đó đều âm thầm thực hiện lời hứa của mình.
Sức mạnh của “10 việc tốt”
Derby không thể ngờ mình lại có thể giúp đỡ ông Rick, một người dẫn chương trình nổi tiếng của Đức.
Rick là một người dẫn chương trình nổi tiếng của Đức. Mặc dù ông đã 50 tuổi nhưng với ngôn ngữ hài hước hóm hỉnh của mình, ông vẫn thu hút sự yêu mến của khán giả. Các chương trình của ông gần như đều vạch trần hết những bí mật của những người nổi tiếng. Tuy nhiên, có lẽ là do áp lực từ hãng truyền hình và sự cạnh tranh trong công việc, hơn nữa phải chứng kiến quá nhiều mảng tối của xã hội nên vào năm 2003, ông mắc bệnh trầm cảm và không thể tiếp tục được công việc.
Tháng 10/2003, ông đã xin đài truyền hình cho ông được nghỉ dưỡng một năm. Ông hy vọng trong thời gian nghỉ ngơi, ông có thể thả long để sức khỏe được tốt hơn lên. Một thời gian ngắn sau, ông Rick đã tới thành phố mà Derby đang sinh sống để tham quan. Ông đã bị vẻ đẹp của dòng sông Rhine thu hút. Một lần khi trời chạng vạng tối, đang đi trên bờ sông dạo chơi thì bệnh tim của ông đột nhiên tái phát. Ông chưa kịp lấy thuốc từ trong túi ra uống thì đã ngã ngất xỉu trên mặt đất. Cậu bé Derby lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra ông bị ngất xỉu nên đã gọi điện cho xe bệnh viện đến đưa ông đi cấp cứu.
Nhờ được cấp cứu kịp thời, ông Rick đã qua khỏi, ông nắm lấy đôi tay của Derby và nói: “Cháu bé, ông phải làm sao để cảm ơn cháu đây? Nếu như cháu cần tiền, ông có thể cho cháu rất nhiều tiền!”.
Derby nghe xong liền lắc đầu nói: “Nếu như ông có thể giúp đỡ 10 người khác khi họ cần sự giúp đỡ, như vậy chính là ông đã cảm ơn cháu rồi ạ!”.
Ông Rick cảm thấy khó hiểu liền hỏi cậu bé: “Cháu cái gì cũng đều không cần sao?”. Derby cười và lắc đầu.
Ông Rick liền bị cậu bé kỳ lạ này thu hút. Ông đã để lại cách liên lạc cho Derby và đưa cậu bé trở về trường. Trước khi ông Rick rời đi, Derby lại dặn dò ông một lần nữa: “Cháu xin ông nhất định hãy làm đủ “10 việc tốt” ạ!” Ông Rick nhìn qua đôi mắt đang rực sáng của cậu bé, trong lòng ông cảm thấy ấm áp thế là ông nghiêm túc gật đầu.
Từ đó về sau, ông Rick cảm thấy sống vui vẻ hơn và chăm chú giúp đỡ 10 người khác. Mỗi lần giúp đỡ được một người, trong lòng ông lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhất là những lúc họ nói lời “cảm ơn” với ông, ông cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn rất nhiều.
Chưa đến nửa kỳ nghỉ phép, ông Rick đã trở lại đài truyền hình làm việc. Khi ông quay lại làm việc, tất cả mọi người đều ngạc nhiên vì sự thay đổi chóng mặt của ông. Ông trở nên vui tươi, lạc quan và hòa đồng với mọi người hơn.
Ngày 01/12/2003, ông Rick lần đầu tiên lên sóng truyền hình sau kỳ nghỉ dài. Tại đây ông đã nói với khán giả: “Trước đây, tôi đã nói rất nhiều những câu chuyện của người khác, hôm nay tôi sẽ kể câu chuyện của chính mình”. Ông xúc động kể về sức mạnh của “10 việc tốt” trong vòng một tiếng đồng hồ. Cuối cùng, ông nói: “Có lẽ, không ai tin đây là chuyện thật, nhưng chuyện này đã tiếp thêm rất nhiều động lực sống cho tôi. Xin các bạn cũng hãy giúp đỡ 10 người khác khi họ cần giúp, tôi tin rằng bạn cũng sẽ cảm nhận được loại cảm giác kỳ diệu này!”
Thông qua truyền hình, chương trình của ông Rick được phát sóng trên khắp nước Đức. Mọi người đều rất xúc động về câu chuyện này. Đã có rất nhiều người gọi điện cho ông Rick nói rằng họ sẵn lòng làm “10 việc tốt” này. Thậm chí còn rất nhiều khán giả yêu cầu được nghe Derby nói chuyện trên truyền hình bởi vì họ muốn gặp cậu bé lương thiện này.
Tháng 1/2004, Derby đã đến đài truyền hình chia sẻ về câu chuyện của mình. Tại hiện trường, có người đã hỏi cậu: “Tại sao cậu lại có suy nghĩ như vậy?”. Derby cảm thấy do dự, cậu cắn môi đứng lặng một lúc, rồi mới cất tiếng kể rõ chuyện đời mình. Rất nhiều người đã vô cùng xúc động và bật khóc trước tình yêu vô bờ bến của cậu bé dành cho mẹ mình.
Ông Rick đã ôm chặt lấy thân thể gầy yếu của Derby và nói: “Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô cùng, cháu nhất định sẽ tìm được mẹ!”
Tình yêu của hàng ngàn người mẹ
Sau sự tình ấy, toàn bộ người dân biết chuyện này đã đề ra chiến dịch “10 việc tốt”. Trước đây, mọi người đều lạnh lùng thì giờ đây lại đối xử với nhau rất có tình. Mọi người đều mong rằng người mà mình đang giúp chính là mẹ của cậu bé Derby kia.
Derby đã trở nên rất nổi tiếng và đài truyền hình cũng giúp cậu tìm mẹ, nhưng mẹ của Derby mãi vẫn không thấy xuất hiện…
Tháng 2/2004, một sự việc bất hạnh và đau lòng đã xảy ra với Derby. Nơi Derby sinh sống là một khu phố nghèo. Sau khi Derby nổi tiếng, các tay xã hội đen nghĩ rằng cậu bé có nhiều tiền. Đêm ngày 16/02/2004, trên đường trở về trường học, Derby đã bị một nhóm lưu manh vây quanh, nhưng bọn họ không tìm thấy tiền trên người cậu bé, nên đã đâm trọng thương cậu bé.
Cậu bé Derby bị đâm thủng bụng và gan, cậu nằm trên vũng máu mãi đến hai tiếng đồng hồ sau mới được cảnh sát tuần tra phát hiện. Họ đưa cậu bé vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, trong lúc hôn mê, Derby một mực gọi “Mẹ! Mẹ! Mẹ!…” mãi không thôi.
Đài truyền hình tiếp sóng trực tiếp tình trạng của Derby. Tất cả mọi người đều cầu nguyện cho cậu. Mấy chục sinh viên đến quảng trường Alexanderplatz, nắm tay nhau thành một vòng tròn và kêu gọi: “Mẹ! Mẹ!…” Những tiếng gọi này làm cảm động những người qua đường, họ liền gia nhập vào nhóm đứng xếp thành hình trái tim. Số người tham gia càng lúc càng đông lên, trái tim cũng càng lúc càng lớn hơn.
Điều cảm động hơn nữa là có hàng trăm người mẹ đã gọi điện đến đài truyền hình xin được giả làm mẹ của Derby. Cô Rita, một giáo sư tại trường đại học Munich đã khóc nức nở và nói: “Derby là một đứa trẻ tốt như vậy, được giả làm mẹ của cậu bé, tôi cảm thấy vô cùng tự hào”. Một phụ nữ khác 35 tuổi gọi điện đến nói: “Tôi từ nhỏ đã không có mẹ. Tôi cũng vô cùng khát khao được gặp mẹ. Tôi có thể hiểu được tâm tình của Derby”.
Có hàng trăm người mẹ đã gọi điện đến để xin được làm mẹ của Derby, nhưng mẹ của Derby thì chỉ có một. Cho nên, đài truyền hình đã thảo luận và chọn cô Judy làm mẹ của Derby. Bởi vì cô ấy sống cùng thành phố với cậu bé, hơn nữa giọng nói của cô ấy cũng giống với giọng của cậu bé, như vậy sẽ càng có cảm giác thân thiết hơn.
Sáng sớm ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài bị hôn mê, cậu bé Derby đã mở mắt. Cô Judy đã ôm một bó hoa loa kèn đẹp xuất hiện ở đầu giường của Derby. Cô nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Derby và nói: “Con trai Derby yêu quý! Mẹ chính là mẹ của con đây!”. Derby dường như nhìn thấy ánh mặt trời, đôi mắt cậu đột nhiên sáng rực lên, cậu đã rất ngạc nhiên và hỏi:“Mẹ thực sự là mẹ của con sao?”. Cô Judy dùng hết sức ngậm lấy nước mắt và gật gật đầu. Tất cả mọi người có mặt ở đây cũng mỉm cười nhìn Derby và gật đầu. Hai dòng nước mắt nóng chảy ra từ đôi mắt của Derby: “Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ rất lâu lắm rồi! Con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ?”
Cô Judy gật đầu và nghẹn ngào nói: “Con trai yêu quý của mẹ, con hãy yên tâm đi, mẹ sẽ không bao giờ rời xa con nữa…!”. Trên khuôn mặt tái nhợt của Derby nở một nụ cười. Cậu còn muốn nói nhiều hơn nữa nhưng đã không còn sức lực nữa rồi…
Đây là ngày cuối cùng của Derby ở trên cõi đời này, cậu bé luôn nắm thật chặt bàn tay của mẹ mà không buông ra, cậu cũng không muốn nhắm mắt lại vì muốn được nhìn thấy mẹ nhiều hơn… Tất cả mọi người đều òa khóc, cảm thấy như trái tim mình đang vỡ tan ra.
Hai giờ sáng ngày 18/02/2004, Derby đã nhắm mắt lại, vĩnh viên rời xa thế gian nhưng đôi bàn tay của cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của mẹ.

Liên Tâm Sưu tầm
hình em Derby



Copy fb Lien Tam Ton NU

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

CÂY ROI MÂY GIỮ NGHIÊM LUẬT Ở SINGAPORE.

Ở Singapore, luật lệ luôn được giữ vững một cách nghiêm khắc tuyệt đối, vì thế đôi khi gây tranh cãi trên thế giới. Hình thức phạt roi có từ thời thuộc địa Anh ở Singapore và người thụ án bị đánh bằng roi mây vào mông trần. Các vết thương sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. Những người từng bị đánh roi kể lại rằng họ bị đau thấu xương. Có người từng bị đánh một roi vào mông mà phải nằm nghiêng cả tháng sau đó!. Đây không phải lần đầu tiên người nước ngoài bị đánh đòn ở Singapore và cũng không phải lần đầu tiên vụ việc kiểu này gây tranh cãi. Năm 2010, công dân Thụy Sĩ Oliver Fricker đã bị phạt 7 tháng tù giam và ba roi sau khi đột nhập vào ga bảo dưỡng tàu điện và xịt sơn lên toa tàu.
Nhưng vụ đầu tiên và đình đám nhất có lẽ là vụ cậu thiếu niên người Mỹ Michael Fay bị kết tội phá hoại xe hơi và tài sản công cộng hồi năm 1994. Fay bị tuyên phạt tới sáu roi. Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi ấy đã nỗ lực tác động để Fay không bị đánh. Chính quyền Singapore “nể tình” giảm xuống bốn roi nhưng vẫn nhất quyết thi hành bản án.
Singapore cũng phạt roi chính công dân của mình. Binh sĩ 20 tuổi Dave Teo Ming hồi năm 2008 đã bị đánh 18 roi vì ăn cắp súng trong khi đang làm nhiệm vụ. Theo Sydney Morning Herald, Malaysia và Brunei cũng áp dụng hình thức phạt roi nhưng dành cho các tội khác.
Theo Reuters, người nước ngoài ở lại Singapore quá hạn thị thực cũng là tội có thể bị phạt bằng đòn roi. Các tội hình sự khác như bắt cóc, cướp giật, lạm dụng ma túy và ngược đãi tình dục cũng có thể bị phạt theo cách này.

Theo Có thể bạn chưa biết ( fb page)




Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Mần thịt Sài Gòn.... ăn hông 500 anh em?

Mần thịt Sài Gòn.... ăn hông 500 anh em?
Tình yêu là gì? Nó có thật không? Nó trông ra sao? Hình dáng thế nào? Cầm, sờ, nếm, ngửi hoặc ăn, uống được không? Tên của nó có thật sự là tình yêu hay không? Và nó có tồn tại ở nơi mà con người bị ép… yêu hay không?
Nơi tôi bị ép yêu không có hàng cây hồi nhỏ tôi làm điểm nhắm để tập… xe, nó được thay bằng chung cư xây dở, bỏ phế cho bọn hút chích hành nghề. Nơi đó cũng không có con đường mưa sạch sẽ vừa tắm mưa vừa hứng nước uống. Bây chừ đố ai dám uống nước mưa Sài Gòn và cũng chả có đứa trẻ mê tắm mưa nào của hồi xưa thích ra đường. Khỏi hẹn, mạnh ai nấy lên mạng gào thét, chat chit than thở. Nơi đó không còn cái tên thân thương mà cả triệu lần tôi gọi, viết, vẽ, ghét và yêu. Và những cái gắn liền với cái tên đó cũng đang bị người ta thu dọn.
Tình yêu có rất nhiều gia vị. Nhưng thứ đáng sợ nhất là ghen. Nó không chỉ hủy hoại tình yêu mà hủy hoại luôn cả người trong cuộc. Và trên cõi đời này, người này “đánh ghen” người kia thường trong hai trường hợp: không bằng/xứng được với cái đẹp đó hoặc ghen tuông ganh tỵ.
Hoạn Thư của Truyện Kiều thì xa xôi quá. Sài Gòn ngày trước cũng có phu nhân một ngài đại tá mướn giang hồ tạt acid một cô đào bà cho là ve vãn chồng mình. Họ nghĩ gì khi hủy diệt một con người? Chắc lúc đó chưa kịp nghĩ xa như vậy đâu, đã nư cái rồi tính tiếp chăng? Không. Tôi tin rằng, họ ít nhất đã nghĩ. Khi xóa đi cái đẹp đó, họ sẽ đẹp hơn. Khi xóa đi con người đó, họ sẽ có vị trí ngon hơn. Khi mất đi mối quan hệ đó, người tình của họ sẽ quay về.
Sài Gòn có đẹp không? Dĩ nhiên là đẹp. Nếu không đẹp thì nó đã không phải là nơi hơn 10% dân số cố gắng hết sức để giành giật cho mình một chỗ đứng. Chen chúc mà lại rất tự hào về sự chen chúc đó. Ở đây, con người không tốt hơn chỗ khác bao nhiêu đâu! Rất nhiều lớp áo thô kệch được khoác lên một con người lương thiện để họ có thể tiếp tục bước đi an toàn trên sợi dây gai sa đọa. Ai cũng nhìn nhau bằng ánh mắt hoài nghi, thậm chí họ quen với điều đó. Và tất cả đều an tâm vì một lý do rất đơn giản: tôi đang sống ở Sài Gòn. Mặc dầu trên phim, trên báo, trong truyện hay cửa miệng của bất cứ ai cũng “Ở trển ghê lắm!”. Ừ, ghê lắm mà đông lắm. Ðông đến nỗi lắm kẻ phát hờn, sanh tâm phá hoại.
Sân bay Tân Sơn Nhất bỗng dưng ngập. Hồ nước ở bùng binh cây liễu bỗng dưng mất tích cùng tượng thánh Trần Nguyên Hãn. Những hàng cây trăm tuổi, con đường cây xanh bóng mát làm thành linh hồn của khu trung tâm từ bao năm qua bị đốn. Nhiều con đường như Lê Lợi, Ðồng Khởi… ở khu trung tâm bị đóng lô cốt xấu kinh hoàng với lý do xây nhà ga metro hầm hố. Họ xây một cái nhà ga tàu điện ngầm giữa trũng nước. Rất nhiều người hỏi sao “họ” không làm Metro ở bên đại lộ Võ Văn Kiệt trống trải đi ra Suối Tiên có tiện hơn không? Khỏi phải phá nát cảnh quan lâu đời của trung tâm Sài Gòn. Họ này không hiểu gì cả, họ kia muốn chính là PHÁ NÁT. Những con thú ốm đói chết dần mòn hàng ngày ở Sở Thú sau khi có “gièm pha” thông cáo di dời trong khi giá vé tăng cao gấp đôi, gấp ba lần.
Và sáng nay, “con nhà người ta’’ bắt đầu chính thức tháo dỡ Thương xá Tax, bức tử ký ức thanh xuân của cả triệu người sau hai năm cò kè mặc cả. Ngày mai, cao ốc 40 tầng sáng choang sẽ được khai sanh trên nền móng 136 năm lịch sử.
Nghe đồn, rồi một hôm đẹp trời nào đó, chợ Bến Thành cũng bị phá dỡ nữa (đã từng có ý định và đã có đấu thầu). Lúc đó Sài Gòn sẽ còn gì? Một Union Square “hoành tráng”, một Rex nửa mùa, một bùng binh quê mùa chắn lối nhà thờ Ðức Bà và một nhà hát lạc điệu? Ðường Ðồng Khởi (Tự Do) thành con hẻm? Các con đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ sẽ thành bãi giữ xe? Những dãy ki-ốt nhà phố kiểu Pháp biến mất, các khu nhà xưa ở Chợ Lớn cũng cất vào dĩ vãng? Nghe nói thư viện Quốc gia mặt tiền Lý Tự Trọng (Gia Long) – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý) – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực chuẩn bị dời đi có lẽ vì lý do không ai vô thư viện đọc sách. Ðọc để làm gì khi toàn sách Mác-Lê? Học những cái thua cả… Google? Mai này, con cháu chúng ta sẽ có những câu chuyện “gối đầu giường” như cổ tích thôi! Rồi, Hà Nội không còn chùa Một Cột, Hội An không còn chùa Cầu, Huế không còn cầu Trường Tiền, Ðà Lạt không còn hồ Xuân Hương… Những Viện Khổng tử được lập nên thế chỗ, những tờ tiền nhân dân tệ được phát hành, những mặt người hợm hĩnh xí xô xí xào gí cái tự do vào hồn dân tộc… Rồi đây khi nhắc về Sài Gòn tôi sẽ nói gì đây?
Sài Gòn đang bị quánh ghen, người ta hủy diệt nàng đến khi không thể hồi phục được cái đẹp nguyên thủy mới hả lòng. Cho dân Sài Gòn hết vỗ ngực hồn Sài Gòn nằm ở những hàng cây cổ thụ hay tòa kiến trúc trăm năm. Có lẽ họ sợ, cái tên mới không xứng đáng với những kiến trúc tinh tế đó, những con người mới không phù hợp với nền văn minh nền nã đó, những lãnh đạo mới không thể điều khiển tình yêu của những công dân thật sự thuộc về nơi này. Ngu ngốc lắm lắm. Nếu họ nghĩ như vậy. Vì Sài Gòn không phải là cái tên, không phải là kiến trúc, không phải là một cái gì xa xôi tìm hoài không thấy. Nó chính là cái hồn của đất, cái bản chất của con người, là tên gọi của một nền văn hóa. Bằng chứng là bao nhiêu kẻ “tỵ nạn” đã trào hối hận khi nhận ra mình đã bị lừa, dân Sài Gòn không đói khổ như họ nghĩ, không ô hợp như họ đã từng tin. Càng sống ở đây, những người từng tự hào mình đã cầm súng “giải phóng dân tộc” càng xấu hổ không dám kể hoặc giấu nhẹm luôn quá khứ đẹp hãi hùng kia. Rồi bao nhiêu thế hệ trẻ từ các miền đất nước dzô đây học tập, lao động cũng dần bị cảm hóa. Bắc Kỳ khoa trương cũng biết đơn giản hơn. Trung Kỳ hà tiện cũng biết phóng khoáng hơn. Ai cũng tự thấy mình thay đổi. Mà đúng rồi, không thay đổi ai chơi? Ðó là quan sát chung của nhiều người chứ không phải niềm tự hào riêng tôi. Mặc dầu nói hai chữ tự hào, tôi thấy không ngượng chút nào. Ðó mới là nơi tôi thoải mái thể hiện lòng yêu nước không cần ai ép uổng. Ðất nước của tôi là Sài Gòn, only Sài Gòn.
"Biểu tượng con gà trống, cầu thang, nền gạch, lan can, tay vịn… đã được xem xét giữ lại khi Thương xá Tax bị đập bỏ để xây trung tâm thương mại 40 tầng vì những hạng mục này có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc một thời của Sài Gòn…”
Đừng vội vui mừng vì cái tin vớ vẩn kia.
Cách đây hai năm ai đó cũng đã cam kết sẽ giữ lại thương xá TAX cũng như hơn 41 năm trước họ đã vỗ về quân dân đi theo tiếng gọi của cách mạng. Lòng Sài Gòn tan tác trăm nẻo, người Sài Gòn chuẩn bị tư thế cho riêng mình. Chạy trốn, nằm dạ, khóc lóc hoặc cười khẩy và đa số là ra đi… Sài Gòn không những mất tên mà nỗi buồn của tôi cũng đang thân sơ thất sở. Tôi sợ buồn hơn sợ chết, cả tuần không dám ra đường để nhìn Sài Gòn bị người ta dùng dao lam cắt từng chút một, từng chút một, xát muối, nặng chanh. Họ cố ép người Sài Gòn phải công nhận thành Hồ, phải tin rằng yêu nước là yêu… đảng, yêu chánh phủ, yêu công an nhân dân (tệ), nhưng không được yêu kho bạc nhà nước!
Rải bước bên hông tòa nhà mới cóng, được bạn dắt tay qua đường, tim âm ỉ nhói một hai ba bốn năm trăm cái theo từng bước đi. Tôi sợ. Sẽ có ngày bị lạc ngay trên chính con đường về nhà. Nhà không còn người thân. Xóm không còn người quen. Bạn cũng đi nước ngoài gần hết hoặc mon men đi. Tôi còn gì? Sài Gòn còn gì ngoài cái “văn minh” rừng rú kia. Sau khi bán đổ bán tháo tất cả, người bán cũng sẽ bỏ đi. Tôi nghĩ mình sẽ nằm vạ ở mảnh đất này, nhưng có lẽ, sức đề kháng đã cạn… thôi thì mần thơ vậy:
Mỗi bên một góc chòng chành
Ta ôm không vững màu xanh Sài Gòn
Người nay nhớ phố vàng son
Người mai nhớ phố vẫn còn… bữa nay
Hàng cây kia, cái hẻm này
Và bao nhiêu thứ đã thay đổi rồi?
“Phát triển mà, phải chịu thôi”
Ừ thì phải chịu có đòi được đâu!
Người ta nhổ hết lòng nhau
Rồi mang đạo đức cắm sâu, bảo trồng!
Tũn

Trần Lê Duyên - Ngôi sao cô đơn.

Hạnh phúc ở đây...


Cách nhà tôi một bức tường, có một khu nhà trọ gồm 10 căn phòng nho nhỏ. Các căn phòng này ban ngày đóng cửa tắt đèn im ru nhưng tối đến lại ồn ào, sáng trưng. Khuya, họ nằm xếp lớp như cá mòi, phòng chừng 5, 6, 7 người chia nhau ngủ. Cửa luôn mở, đèn luôn cháy, cây quạt trần lắc lư rên rỉ như chuẩn bị rơi xuống bất kỳ lúc nào, hăm he ôm chầm lấy bất kỳ ai để hóa kiếp. Con người trong phòng cũng bất an như cây quạt, ai cũng ngủ chập chờn trong cảnh giác. Tay ôm khư khư một chỗ nào đó trên cơ thể hoặc quần áo. Để ý mấy người này nằm hoài một tướng từ ngày này qua ngày khác không hề thay đổi, ngay cả khi họ gác tay, chân chồng chéo nhau loạn xạ. Hỏi cô chủ nhà mới biết, thì ra “Tụi nó cất tiền bên phía đó!”
Nếu có thể chọn ra một nghề tiêu biểu nhất, đông “hội viên” nhất ở Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, có lẽ chúng ta nên nghĩ đến nghề bán hàng rong. Ði bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào ta cũng có thể thấy họ. Hầu như mọi mặt hàng đều có thể cầm trên tay, bưng trên mâm, quẩy trên vai, chất trên xe đạp, xe ba gác hay bày dài trên đất. Những người bán hàng rong, họ là ai? Chắc chắn không phải các vị con ông cháu cha rồi. Những người bán hàng rong trước hết phải là con… cha, cháu… ông.
Xuất thân không… ngược ngạo thì gia thế chả quyền quý gì rồi. Ở Việt Nam là vậy. Họ là con, là em, hoặc chính là những người nông dân phải “cày đường nhựa”. Sau một đêm ngủ dậy, đất đai mình đang chăm bẵm bỗng trở thành đất công, bị thu hồi. Những giọt mồ hôi mặn mòi đang tròm trèm nẩy mầm thì bị cào xới, đổ bê tông, chuẩn bị cho một khu đô thị mới. Trong khi ở vùng thành thị xa xôi, người ta lại muốn xây dựng… nông thôn mới. Họ có cởi truồng hay tự tử để giữ đất thì cuối cùng cũng phải ra đi nếu không muốn bị lôi vào tù hoặc trở thành “dân oan”. Quê hương Miền Tây từ lâu đã cạn kiệt phù sa, bạc lòng cây cỏ…
Họ là con, là em, là chính những ngư dân bỏ biển sau cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi bị tàn sát triệt để bằng mưu tính loài người. Những sinh nhật nhân tạo nhưng lại vô nhân tính. Các bản hợp đồng dịu dàng cắt cổ sự sống trên bờ, dưới nước của biển miền Trung rộng lớn một cách ngọt ngào. Không tha hương chả lẽ nằm áp mặt vào mạn thuyền lênh đênh xác cá?
Hoặc họ có thể là con của núi rừng. Sau bao đời săn bắt hái lượm thì được người kinh lên bản dạy cho cái chữ, dạy cách xài tiền. Họ bắt đầu biết toan tính mưu mô. Nhưng họ không thể toan tính mưu mô bằng với những người “thầy” miền xuôi. Dần dà, núi của rừng bị cắt làm khu sinh thái, chim của rừng vô quán nhậu đặc sản, cây của rừng thành cột nhà. Những công trình khai thác đi tới đâu rừng mất tích tới đó. Ðể sống, người của rừng cũng phải ra đi.
Họ cũng có thể chính là những con dân Sài Gòn. Uống nước dòng kênh Nhiêu Lộc lớn lên. Gia đình là người Sài Gòn ở Sài Gòn từ hồi nẳm nào. Nhưng sau đó đất đai nhà cửa của tổ tiên vì một lý do nào đó đã bị sung công. Không chịu bị dụ đi “kinh tế mới”. Họ thi nhau lưu lạc trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình như một kẻ “tỵ nạn”. Trong khi những thành phần tỵ nạn thật sự lại ăn trên ngồi trước. Gắn mác lãnh đạo đương thời!
Họ từ khắp nơi đổ về. Tối vô ngủ. Sáng dậy đi làm. (Tự dưng liên tưởng đến câu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”). Mỗi ngày, trả 15 ngàn vnd (việt nam đồng) cho chủ nhà, nếu muốn dùng nước tắm giặt thì trả thêm 10 ngàn vnd. Bà chủ tên Tám, giọng nói lanh lảnh, mặt hơi ác ác, nói chuyện ngang ngang kiểu… Sài Gòn. Rất chảnh mà cũng rất hào sảng.
“Tụi nó đa số không có giấy tờ, mặt mày thì… cô hồn. Ròm như bọn nghiện. Ðâu ai cho ở ngoài tao?” “Ði bán vé số ngày lời nhiêu đâu, có khi bị giựt sạch vé lẫn tiền. Ở đây tao không có cho thiếu. Thấy đứa nào tội tội là miễn phí luôn mấy bữa. Chơi sang vậy đó!”
Sáng, người trong khu trọ lục đục dậy rất sớm, chia nhau đi vệ sinh, ngồi đếm vé số, đi bán rất nhịp nhàng. Có người ngủ dậy chạy đi bán luôn chắc để kịp mối quen. Họ vừa bận rộn vừa râm ran nói chuyện. Giọng Bắc Trung Nam hòa lẫn, dầu có đôi tai thích phân tích ngữ điệu vùng miền nhưng không ít lần tôi cũng bị rối khi nghe họ chuyện trò chọc ghẹo nhau.
– Cô Tám ơi cái vòi nước hư rồi
– Xài đỡ thùng đi con, trưa tao kêu ai sửa.
– Anh cho mượn vòi nè cưng
o O o
– Quơ mài ở đeo?
– Răng?
– Teo hủi quơ mài chớ reng nèo?
o O o
– Con bà Tám xưa nghe nói đẹp lắm. Chết rồi!
– Bị hiếp dâm.
– Hiếp dâm có gì mà chết?
– Không phải nó chết vì hiếp dâm mà nó chết vì sẩy thai.
– Là sao bà nội?
– Thì đang có bầu bị hiếp đâm rồi sẩy thai mất máu. Băng huyết mà chết! Cái thai là của ông chủ tịch.
– Còn thằng hiếp?
– Là con ổng.
– Bà Tám để yên hả?
– Cũng kiện tụng thời gian. Tiền đi mà tin không về. Bả cũng chả biết chữ nghĩa nhiều đâm ra thua đủ thứ…
Ồn ào một lúc rồi họ biến mất tiêu. Mỗi người một hướng. Chiều lác đác về từ 5, 6 giờ. Có người 1, 2 giờ sáng. Người than ế người khoe khách trúng an ủi vài tờ. Họ líu lo kể về “thành tích” bán số trúng giải của mình. Có người còn được cho là “nổ” khi kể bán toàn số… độc đắc.
– Sao bán trúng miết mà mày còn bán vé số?
– Khách trúng chứ có phải tao đâu. Bán tá lả biết ai! Mà tính ra dân chơi vé số chơi mấy đời mới trúng một lần. Coi nhiều vậy chớ cộng lại số tiền họ mua vé số chắc gấp mấy lần họ trúng.
o O o
– Mày còn nhiều vé không? Bán dùm tao 50 tờ coi
– 2 trăm tờ. Bán gì nổi nữa mẹ
– Ðể đi chiều trúng đổi đời
– Không trúng thì đổi… mạng hả bà nội?
– Dạo này người ta mê vé số kiểu Mỹ không à. Nghe đâu trúng lần mấy chục tỷ…
– Ðể mai ra hỏi mua vài vé bán thử. Tao thấy tụi kia in ra sẵn mớ số đẹp đi bán cũng ngon lành lắm.
– Rủi họ không ưng số mình chọn mà muốn tự chọn thì sao?
– Thì ôm lại chờ… thời chứ sao!
o O o
– Tao để ý thấy bán vé số kiểu Mỹ giống đánh đề quá bây.
– Ừ. Nhưng vì là đề kiểu… Mỹ. Người ta chuộng vì nó là kiểu Mỹ. Chứ dễ dầu gì trúng!
– Ừ, giờ cứ cái chi liên quan Mỹ là ngon. Bên Tân Phú mấy thằng Mỹ đen lừa tiền lừa tình mấy bà quá trời!
– Ừ. Ðàn bà con gái giờ cứ vớ được ông Tây nào là nắm chặt không buông!
– Giờ tao chỉ cần bưng ông Tây về quê đi một vòng chắc cả xóm lác mắt!
– Người ta hotgirl bưng Tây, còn mày, mơi đi.
Nghe mà mủi lòng ghê. Không hiểu tự khi nào “yếu tố nước ngoài” lại là một lợi thế vượt qua mọi rào cản ở Việt Nam như vậy. Nghe đồn, hồi nẳm, ~ 1945, ai nói tiếng Pháp, làm cho Pháp sẽ được đóng mộc sài lang, tay sai thực dân, tư sản mại bản… ~ 1975, ai làm cho Mỹ hoặc manh nha vượt biên thì chính là tay sai, kẻ bán nước. Họ sẽ được “cách mạng” cách ly, đi cải tạo cho đến khi thật sự quán triệt đường lối chủ chương cách mạng. Còn bây chừ, ~ 2016. Báo chí “cách mạng” cứ canh me mỗi khi ở đâu đó trên địa cầu có một người “gốc Việt” làm nên chuyện thì lập tức moi móc ra đăng lên trang bìa rặt mùi thấy sang bắt quàng làm họ, làm như là Du Uyên với Du… Côn có bà con với nhau vậy đó. Thậm chí truyền hình “cách mạng” còn làm hẳn một chương trình “Ðường lên đỉnh Olympia” dành riêng cho việc “xuất khẩu” người giỏi đi “du học” Úc. Bên cạnh còn bao nhiêu là giải thưởng, học bổng dành cho người tài đi Pháp, Nga… Rồi không hiểu sao. Mỗi lần “phát hiện” nhân tài cũng là mỗi lần “tống tiễn” họ ra khỏi Việt Nam để sau này là người “gốc Việt” làm nên chuyện ở xứ người…
Người “nội địa” thượng đẳng thì phải ăn gạo Thái, xài đồ gia dụng Nhật, ngủ nhà có kiến trúc cổ của thực dân Pháp, mặc quần áo Gucci, xách túi Hermes, mang giày Salvatore Ferragamo, xài Sony Vaio hoặc iPad, điện thoại iPhone hoặc Vertu, lái siêu xe, làm công ty vốn nước ngoài, lãnh lương quy ra đô Mỹ. Trẻ con được định hướng bằng mọi giá phải làm “khúc ruột ngàn dặm”. Chớ “Lơ mơ ở lại Việt Nam ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội là bán vé số nha con!” Mà cái gì thiếu chứ người “ôm mấy tấm bằng chờ cơ hội” thì Việt Nam đông như quân Nguyên. Họ là những người công nhân quét rác, những nhân viên phục vụ, những người bán hàng rong tư nhân lẫn cho nhà nước. Thả… rông số phận mình trên khắp các con hẻm ngoằn ngoèo của Sài Gòn. Tối về may mắn thì có được một nơi riêng tư để gửi gắm giấc ngủ không thì nằm chồng lên đời nhau, bàn tay bấu chặt túi tiền trong cơn ngủ nơm nớp lo âu ngày mai có bị khách hàng xua đuổi hay bị mấy ông “nhà nước” nào làm khó làm dễ, hỏi giấy hỏi tờ hay không?
– Khi nào chị về quê?
– Về rồi tiền đâu mà dô lại hả mậy?
– Thì về đó làm ăn, ai cũng dô đây hết. Ở ngoải coi mòi dễ sống hơn!
– Ngoài đó chừ… cạp đất mà ăn thôi chứ biết sống bằng gì. Ở Sài Gòn đói còn qua bà Tám xin ổ bánh mì, ly nước lã lót dạ
– Ngang cơ Con Sâu Gặm Tiền rồi!
– Răng “Con Sâu Gặm Tiền”?
– Tụi học trò lên vô tuyến dịch chữ CSGT ra Con Sâu Gặm Tiền đó chớ chi…
Sau đó là những tràng cười. Có lẽ vì sống gần họ. Nên càng lớn tôi càng dễ… hạnh phúc. Chỉ cần đang khát mà được tặng ly trà đá đầy hương liệu tôi cũng dễ dàng cười rạng rỡ nuốt trôi, dầu đó thứ nước mà bình thường cũng “bày đặt” ỏng ẹo chê khen. Chỉ cần đang buồn mà vớ được ai để than thở là huyên thuyên đủ chuyện, không còn xét nét coi người ta nghĩ gì. Miễn mình thấy vui là được. Ðầu óc dần dà cũng thoáng hơn khi nhìn nhận sự việc. Ví dụ như mỗi khi thấy mình… ế. Tôi lại nhìn xung quanh. Nhận ra ngay đâu phải ai ế cũng… đẹp như mình. Thế là tôi… hạnh phúc!
Có ai đó đã nói, bạn sẽ ngừng khóc vì không có đôi giày khi thấy một người không có đôi chân, nhưng họ vẫn mỉm cười!
Tũn.

Tác giả có nickname là Trần Lê Duyên truoc đây là Ngôi sao cô đơn