Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Người Do Thái thông minh như thế nào


Trong ngôi làng nọ của người Do Thái , một người nông dân do hoàn cảnh khó khăn đã mắc nợ món tiền lớn của tên trưởng giả trong làng. Tên trưởng giả, dù rất già và xấu xí, lại luôn mơ tưởng về cô con gái trẻ đẹp của người nông dân. Vì vậy, hắn ta đề nghị một cuộc trao đổi.
Hắn nói rằng sẽ sẵn sàng từ bỏ khoản nợ kia nếu cưới được cô con gái. Hắn sẽ đặt một viên sỏi màu đen và một viên sỏi màu trắng vào một túi tiền rỗng. Sau đó, cô gái sẽ phải chọn một viên sỏi, có 3 trường hợp xảy ra :

Trường hợp 1: Nếu cô chọn phải viên sỏi màu đen, cô sẽ trở thành vợ hắn và nợ của cha cô sẽ được xóa hết.

Trường hợp 2: Nếu cô chọn phải viên sỏi trắng, cô không cần phải kết hôn với hắn và nợ của cha cô vẫn sẽ được xóa hết.

Trường hợp 3: Nếu cô từ chối chọn một trong hai viên sỏi, cha cô sẽ bị ném vào tù.

Khi đó, họ đang đứng trên một con đường rải đầy sỏi cạnh khu vườn của người nông dân. Khi nói chuyện, tên trưởng giả cúi xuống nhặt hai viên sỏi, và cô gái tinh mắt nhận thấy rằng hắn ta đã bỏ vào túi cả hai viên sỏi màu đen. Sau đó, hắn yêu cầu cô gái chọn một viên từ chiếc túi này.
Đứng trước lựa chọn khó khăn đó, cô gái Do Thái đã tìm ra cách xử lý tuyệt vời vừa cứu cha mình, vừa tự giải cứu chính bản thân khỏi tên trưởng giả xảo quyệt.

Và đây là cách mà cô ấy làm:

Cô đưa tay vào chiếc túi và rút ra một viên sỏi. Không để cho mọi người kịp nhìn thấy, cô lóng ngóng làm rơi nó xuống con đường vốn rải đầy sỏi và nó ngay lập tức bị lẫn mất giữa vô số các viên sỏi khác. “Ồ, làm thế nào bây giờ, tôi vụng về quá”, cô nói. “Nhưng không sao, nếu ngài nhìn vào viên sỏi còn lại trong túi, ngài sẽ biết màu của viên sỏi mà tôi đã chọn”.

Tất nhiên, viên sỏi còn lại là màu đen, như vậy mặc nhiên viên sỏi cô gái đã chọn phải là màu trắng. Và khi đó, tên trưởng giả không thể nào thừa nhận sự ăn gian của mình và buộc phải xóa nợ cho gia đình người nông dân một cách vô điều kiện như đã hứa. Cô gái đã rất thông minh và linh hoạt xoay chuyển tình huống éo le, biến nó thành lợi thế của mình.

Câu chuyện kể trên cho thấy rằng, hầu hết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống hay công việc hàng ngày đều có thể giải quyết bằng một giải pháp đơn giản, chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và cách tiếp cận vấn đề mà thôi!

Theo Trí thức trẻ/CafeBiz




GỬI VŨ.

Sau vụ Tôn Hoa Sen tuyên bố đầu tư vào dự án nghìn tỉ USD vào nhà máy thép ở Cà Ná, có nhiều ý kiến phản hồi. Đây là một trong những ý kiến của nhà văn Bùi Huy Hoi

Anh lạy #emvũtônhoasen ba vạn chín ngàn phát. Chưa có nhà đầu tư nào định làm dự án hơn 10 tỷ đô mà lại có cam kết khơi khơi, kiểu trẻ trâu như em.
Cam kết kiểu này, nghe hơi bị quen. Anh cũng biết 1 thằng, vay ngân hàng làm nhà máy thật, chả may, vỡ nợ. Nhân viên ngân hàng gọi điện đòi miết. Cuối cùng nó bảo, tiền vay của các ông, nhà máy thế chấp cho các ông rồi, là tiền của các ông, đến lấy đi, đòi đéo, rồi tắt phụt, hehe.
...
Anh cũng chóng mẹ hết cả mặt với 4 "linh tinh thần chém" vừa hiện hồn trong giờ cuối của tháng cô hồn với chương trình "đối thoại chính sách".
Biết các thánh giỏi như nào rồi. Trên thì thông tận trần nhà, dưới thì tường tận toilet, phán tuyền đúng, chém vu vơ nhưng động tác thì, hết sức đẹp. Tổ sư.
Nói thiệt nè, sau thảm họa môi trường do FMS gây ra tại Vũng Áng, giờ tin mỗi thằng ku Chu Xuân Phàm: "muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…"!
Nghe bảo em giàu có, giỏi giang lắm, nhưng anh đéo thể tin lời cam kết của em đâu vũ à. Anh đang théc méc, đéo gì lắm nữa, sao hồi này lắm bọn bán cao lừa, bọn nổ láo thế? Tiền tỉ đô cứ như tiền âm phủ. Có cứt, hehe.
Chả hiểu sao, lại vẫn có người tin.
Em nổ to quá, ồn đéo nghe thấy gì cả. Ghé tai gần anh bảo này vũ, nếu vừa nhiều tiền, vừa yêu nước, thì mang mẹ sang trung quốc mà đầu tư làm nhà máy thép. Đấy mới là tuyệt đỉnh của tuyệt chiêu.
Lừa được thằng tàu khựa tham lam, độc ác, tráo trở, dã tâm..., nhân dân sẽ đời đời ghi nhớ và tôn vinh em như anh hùng dân tộc.
Dân mình khổ lắm rồi, anh lại lạy em đủ ba vạn chín ngàn lạy lần 2, chỉ để xin em buông tha cho dân.
Trước kia, #thằngmặtlồngvõkimcự cũng từng tuyên bố đanh thép như em, cũng đôn đáo chạy vạy khắp nơi, cũng nổ láo cơ hội vàng đưa HT thoát nghèo vươn lên nọ kia..., thảm họa xảy ra mới lòi mặt chuột. Giờ thằng cự đang đòi đi nghiên cứu học tập cái đéo gì ở nước nọ nước kia. May có anh họ Vương, quách tỉnh, không đồng ý. Đèo mẹ, thằng này được đi, lặn mẹ luôn rồi quay về Đài định cư, coi như hoàn thành nhiệm vụ. Chết dở !
Nghề thép, nặng nghiệp lắm đấy vũ. Đừng đùa.
Qua tháng cô hồn rồi. Hi vọng tháng mới, vận mới.
01.01.09.

FB BÙI HUY HOI BUI



Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1 Tên do địa hình, địa thế:

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:

“Gió đưa gió đẩy,
về rẫy ăn còng,
về bưng ăn cá,
về giồng ăn dưa…”

Giồng

là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình trồng khoai lang…”

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông
Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

“…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”.

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.


2 Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”.

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”.

Một số địa danh khác:

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.


3 Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:

– Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm).

Thủ

là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam…

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

4 Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

HỒ ĐÌNH VŨ
Source http://www.caidinh.com/trangluu/vanhoaxahoi/xahoi/soluocvenguongoc.htm

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

TỰ SỰ TRƯƠNG QUANG THI

Mình học hành cũng chẳng tới đâu, chẳng qua là lăn lộn nhiều nên va chạm và trải nghiệm được chút đỉnh những góc cạnh của cuộc sống, Nói theo ngôn ngữ của giới "hàn lâm" thì chỉ là kẻ hớt váng, theo đóm ăn tàn nên ...

Mà thôi kệ mẹ nó đi.

Facebook là trang cá nhân, nó như một cuốn "nhật kí công khai" của mỗi người, thích viết gì là tuỳ vào trạng thái tâm lý ở mỗi thời điểm.

Đọc và viết với mình là cách để rèn luyện bản thân, ý tưởng đôi khi người này thích nhưng người kia không khoái đó cũng là lẽ thường tình bởi có câu "chín người mười ý". Ông bà xưa đúc kết điều này cũng là cách tôn trọng tính đa nguyên, đa quan điểm của tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội.
Những điều mình chia sẻ có khi là trải nghiệm bản thân, có khi đúc kết từ kinh nghiệm của người khác, và đôi khi chẳng là cái mẹ gì cả, đơn giản là thích. Vậy thôi

Cho nên mình không khoái ai đó khuyên mình phải sống thế nào.

Ba mình ngày trước thường có câu : Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, sống lâu hay mau không quan trọng bằng sống có ý nghĩa.

Cho nên con đừng phí phạm thời gian để cố gắng làm hài lòng tất cả, điều đó chỉ khiến con mệt mỏi và đánh mất bản thân mình. Đừng cố trộn lẫn mình để mong được như ai đó vì tạo hoá đã cố tình tạo ra những cuộc đời khác nhau không phải để mình phải giống một ai.

Trả lời câu hỏi của một người bạn về quan điểm cá nhân mình cho rằng mỗi thời đại có những yêu cầu khác nhau cho nên sống, học tập theo gương một người ở thế kỷ trước là điều ngu xuẩn.
Tây họ chẳng học tập theo bố con thằng nào nhưng cứ nhìn những đóng góp của họ cho nhân loại ta vẫn phải cúi đầu.

Tại sao ta không chắt lọc cái tinh hoa mà đi dựng một hình mẫu để rồi bắt chước, há như vậy chẳng phải là tự đánh mất bản thân sao ?

Túm quần lại là bạn đừng khuyên ai đó phải sống thế nào, nếu đủ bản lãnh bạn cần dung hoà và dùng sự khác nhau đó để tạo ra một sức mạnh tổng hợp, cái này bổ trợ cho cái khác.

Còn nếu không thì hãy là chính mình và tuyệt đối tôn trọng sự khác biệt bởi có câu đồng dao : Ai khôn thì dại, ai dại thì khôn.

Một quan điểm có thể đúng lúc này, hoàn cảnh này nhưng có thể sai hoàn toàn trong một thời điểm và hoàn cảnh khác. Cả tin vào chân lý mơ hồ chỉ là cách nhanh nhất để làm vùi chết não trạng của mình thôi.

FB TRƯƠNG QUANG THI /
30/8/2016


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” chữ quốc ngữ?

Tại hội thảo “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 24-8 ở huyện Điện Bàn, nhiều ý kiến cho rằng giáo sĩ Francisco de Pina là người đặt nền tảng cho việc ra đời của chữ quốc ngữ.

Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học, sử học, chuyên gia trên khắp cả nước tham dự.

Tại hội thảo, ông Lê Văn Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết những nghiên cứu của các nhà khoa học suốt gần 15 năm qua đã đưa ra những kết luận khoa học có giá trị về vai trò, công lao của Francisco de Pina (người Bồ Đào Nha) và Alexandre de Rhodes (người Pháp) trong sáng tạo, hoàn thiện chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17.

Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, hội thảo thu hút 69 tham luận là những nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết, giàu sức thuyết phục.

Trong đó nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò tiên phong của giáo sĩ Francisco de Pina trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ và giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người có công hoàn thiện chữ quốc ngữ thông qua việc tu chỉnh, biên soạn và xuất bản hai cuốn sách quan trọng là Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày vào năm 1651.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết có lẽ một thời gian rất dài chúng ta nhắc đến Alexandre de Rhodes có vai trò hết sức quan trọng trong sự đóng góp phát triển chữ quốc ngữ, và quan trọng là di cảo ông để lại.

Quả thật trong điều kiện tư liệu lúc đó, ông Rhodes là người đóng góp rất lớn. Nhưng sau này khi chúng ta có điều kiện nghiên cứu nhiều hơn, những công trình đã tiếp cận các nguồn tư liệu rất khó tiếp cận thì mới thấy được ông Francisco de Pina là người không những đi trước mà còn để lại nhiều dấu ấn, bằng chứng lịch sử để thấy ông là người sớm nhất, giỏi tiếng Việt nhất thời điểm ấy. Vì thế chúng ta tôn vinh một cách công bằng nhưng không phải vì thế mà hạ thấp người này, nâng cao người khác.

“Nhưng ngay chính trong sách ông Alexandre de Rhodes viết cũng nói rất rõ là viết từ điển dựa vào thành quả của những người đi trước. Điều đó cho thấy sự hình thành, phát triển chữ quốc ngữ có sự đóng góp của nhiều thế hệ, là cả một quá trình, từ chỗ ý tưởng đầu tiên đến thử nghiệm đầu tiên, rồi có cả một công trình đi vào đời sống” - ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.


Theo thông tin tại hội thảo, năm 1617 giáo sĩ Francisco de Pina được cử vào xứ Đàng Trong giúp đỡ Nhật kiều công giáo ở Hội An. Sau đó giáo sĩ chú tâm nghiên cứu, sáng tạo chữ quốc ngữ. Và tại Thanh Chiêm, nơi được Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm dinh trấn của Quảng Nam, đã ra đời trường dạy quốc ngữ đầu tiên.

Source Tuoitreonline 25/8/2016


Nhà sử học Dương Trung Quốc trò chuyện tại hội thảo - Ảnh: Lê Trung



Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

KIẾP GÀ TRỐNG


Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì?
Cũng con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì?
Còn con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào
Đỏ thì đỏ kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à?
Ước gì anh hóa thành gà
Ngày ngày đạp mái các nhà xung quanh.
Cúm gà chỉ chết mình gà
Cúm chim thì chết cả bà... lẫn ông.
Ra đường sợ nhất cúm gà
Về nhà sợ nhất vợ già... khỏa thân?!
Mai sau về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o... o...
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền
Xong rồi về với tổ tiên
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ
Lạc vào tiên cảnh nên thơ
Khỏa thân tạo dáng dư thừa sức trai
Cuộc đời ngẫm cũng chông gai
Thôi thì ta cứ đầu thai kiếp gà
Tha hồ ghẹo nguyệt trêu hoa
Ăn no, rửng mỡ lê la xóm làng!
Kiếp gà trống thật vẻ vang
"Đạp" xong vỗ đít gáy vang đất trời
Sướng hơn cái kiếp làm người
Sống vô tư suốt một đời... làm trai.
(st)

HỌ ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ĐẤT NƯỚC? (NGUYỄN HƯNG QUỐC)

Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch Quốc hội khoá 14 vào ngày 23 tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một mặt, ca tụng các thành tựu của đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, phê phán các tổ chức xã hội dân sự và những người thường xuyên phản biện lại các chính sách của đảng và nhà nước. Bà nói:
“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình.”
Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất giống với các luận điệu thường nghe của các dư luận viên của đảng. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt facebook, để chống chế lại những sự phê phán đối với các chính sách sai lầm cũng như những việc làm sai trái của giới lãnh đạo Việt Nam, các dư luận viên cũng thường nói: Các người chỉ biết nói suông chứ đã thực sự làm được điều gì cho đất nước?
Sự giống nhau trong các lời phát biểu trên cho thấy hai điều: Một, đó là quan điểm chung của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay; và hai, quan điểm ấy chỉ là một sự nguỵ biện vừa sai lầm vừa hời hợt. Sai lầm một cách hời hợt.
Trong một chế độ dân chủ, khi người dân được quyền tự do phản biện và hành động, người ta có thể khuyên, giống như lời khuyên của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trước đây, “đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước”. Nhưng dưới một chế độ độc tài thì khác. Ở Việt Nam hiện nay, việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự bị cấm đoán. Một số tổ chức xã hội dân sự được ra đời một cách tự phát thì bị ngăn chặn mọi hoạt động, ngay cả những hoạt động được thừa nhận trong hiến pháp: biểu tình, dù là biểu tình với một lý do hoàn toàn chính đáng là chống lại các việc gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Xuống đường biểu tình: bị bắt. Thậm chí chỉ lên tiếng phản biện lại chính phủ cũng bị trù dập. Trong hoàn cảnh như thế, hỏi những người yêu nước đã làm được gì cho đất nước cũng giống như việc trói chân trói tay một người rồi trách mắng là họ không làm được điều gì cả.
Trong lúc chính quyền Việt Nam tìm mọi cách để phủ nhận ý nghĩa của các tổ chức xã hội dân sự, hầu hết các nhà nghiên cứu về chính trị học trên thế giới đều cho xã hội dân sự là một trong những nền tảng chính của dân chủ. Với họ, xã hội dân sự còn quan trọng hơn cả thế chế. Có nhiều nước có thể chế dân chủ, nghĩa là có bầu cử tự do và có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ hoặc nếu có, tính chất dân chủ ấy cũng rất bấp bênh. Kinh nghiệm tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi sau cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập vào năm 2011 là ví dụ. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân chúng được tự do bầu cử, nhưng các chính phủ mới được dựng lên từ các cuộc bầu cử ấy không hẳn là dân chủ thật. Lý do? Có nhiều, nhưng lý do quan trọng nhất là ở đó chưa có các tổ chức xã hội dân sự, hoặc có, chỉ có một cách èo uột. Sự khác nhau trong tiến trình dân chủ hoá tại các quốc gia Đông Âu sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ cũng vậy: ở đâu xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ được xây dựng vững chắc, ngược lại, ở đâu xã hội dân sự còn manh nha và rời rạc, ở đó, nguy cơ quay lại độc tài rất cao.
Được hiểu là một tập hợp tự nguyện của một số công dân nhắm đến việc phục vụ cho một lý tưởng chung, xã hội dân sự có tác dụng củng cố ba đặc điểm vốn được xem là nền tảng của mọi tiến trình dân chủ hoá: ý thức về quyền của mỗi cá nhân; ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể; và ý thức về sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau vì một mục đích chung của cả tập thể. Không thể có dân chủ nếu không có ba loại ý thức ấy.
May, mặc dù bị chính phủ cấm đoán, các tổ chức xã hội dân sự đang dần dần hình thành tại Việt Nam. Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình với những mục tiêu khác nhau tại Việt Nam, từ việc chống Trung Quốc đến việc bảo vệ cây xanh tại Hà Nội cũng như việc yêu cầu sự minh bạch trong vấn đề môi trường ở miền Trung. Tuy nhiên, việc làm đáng kể nhất của họ, cho đến nay, là lên tiếng phản biện lại các chính sách của nhà cầm quyền. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều người trong họ không ngừng phát hiện những sai trái trong phát biểu cũng như hành động của chính phủ.
Những sự phản biện của họ có hiệu quả hay không?
Tôi nghĩ là có.
Trước đây, mỗi lần nhắc đến hiện tượng ngư dân Việt Nam bị các tàu hải giám của Trung Quốc đâm chìm hay cướp bóc, truyền thông Việt Nam chỉ dám dùng chữ “tàu lạ”. Chữ “tàu lạ” ấy bị mỉa mai và phê phán gay gắt chủ yếu trên các mạng lưới truyền thông xã hội vốn được xem là thuộc “lề trái”. Sự mỉa mai và phê phán ấy khiến nhà cầm quyền chột dạ. Gần đây, mỗi lần nhắc đến các sự cố tương tự, báo chí chính thống đều nhất loạt gọi đích danh Trung Quốc. Sự thay đổi ấy sẽ không thể có nếu không có sự đóng góp của những người phản biện.
Mới đây, vào ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ghé thăm khu Phố cổ Hội An. Chuyến viếng thăm sẽ không có điều gì đáng nói nếu đoàn xe hơi của phái đoàn do ông dẫn đầu không chạy vào con đường đi bộ dành cho du khách. Không có tờ báo chính thống nào ở Việt Nam đề cập đến chi tiết ấy. Nhưng nó không thoát khỏi mắt của dân chúng. Nhiều người chụp hình đoàn xe và đưa lên facebook. Các bức hình ấy được phát tán nhanh chóng và thu hút sự chú ý của quần chúng, làm rộ lên những sự phê phán gay gắt đối với việc lộng quyền của thủ tướng. Cuối cùng, chưa tới mười ngày sau, trong cuộc hội nghị về công tác cải cách hành chính, ông Nguyễn Xuân Phúc công khai xin lỗi; sau đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng công khai xin lỗi về việc để đoàn xe của thủ tướng đi vào khu phố cổ.
Những lời xin lỗi ấy không thể có nếu không có những sự phê phán của quần chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Nhìn từ góc độ ấy, những người “chỉ biết nói”, theo lời của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đã có đóng góp, dù nhỏ, vào tiến trình dân chủ hoá cũng như việc xây dựng đất nước. Chính họ, chứ không phải ai khác, là những kẻ gieo mầm dân chủ cho Việt Nam.
NGUYỄN HƯNG QUỐC

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

LẠI NHỚ SƯ TỶ


Chị vẫn đang yêu hay thất tình
Sao nghe hơi thở rất mong manh
Tiếng mất tiếng còn câu thơ vụn
Chưa tàn thu mà đã đổ đông
Chị cũng như em rất đa tình
Thương người nên dễ lụy vào thân
Đã mang lấy kiếp đời lãng bạc
Tất phải đắng cay lấm bụi trần
Thương chị mà cũng là thương em
Trái tim tưởng cứng hóa ra mềm
Mãi mốt đi tìm người tri kỷ
Gặp rồi lại chỉ thấy buồn thêm
Chị giờ đứt đoạn mấy câu thơ
Dở dại dở khôn với tình hờ
Em cũng tìm vui trên trang face
Buồn đời thì rụng chút tâm tư
Hay là mình rủ nhau bún đậu
Thêm chút lòng non cho nó sung
Chị chẳng uống bia thì nước sấu
Tự dỗ lòng mình tuổi vẫn còn xuân
Hay là chọc ghẹo cho chị mắng
Em tập làm như Châu Bá Thông
Tiếng cười như lẫn vào nước mắt
Thu sắp tàn rồi chị biết không...?
TRẦN PHONG VŨ
23/8/2014
Tặng sư tỉ tôi một trái tim nồng nàn tha thiết


BỤT MẮNG CÓ OAN KHÔNG?


Một tiều phu bị rơi rìu xuống sông, anh đang ngồi buồn rầu nhìn dòng nước xoáy thì Bụt hiện lên an ủi: “Đừng buồn! Ta sẽ mò chiếc rìu cho con”. Dứt lời, Bụt biến mất và loáng cái ông đã ngoi lên, tay cầm chiếc rìu bằng vàng.
- Đây có phải rìu của con không?
- Thưa Bụt, không phải rìu của con.
- Bụt lại lặn xuống nước mò lên một cái rìu bạc, chàng tiều phu vẫn không nhận. Lần thứ ba, Bụt mò lên cả ba chiếc rìu vàng, bạc và sắt, anh chỉ nhận chiếc rìu sắt là của mình. Thấy anh nghèo túng mà thật thà chất phác, Bụt liền cho anh cả ba chiếc rìu…
-… Vài năm sau, tiều phu nọ đi dạo cùng vợ trên bờ sông xưa, không may cô vợ trượt chân ngã xuống nước. Anh chàng thở phào nhìn xoáy nước, định bỏ về thì Bụt lại hiện ra bảo:
- Ta sẽ mò vợ lên cho con, đừng buồn!
- Anh tiều phu chưa kịp mở miệng thì Bụt đã hiện lên trên mặt nước cùng Cindy Crawford và hỏi: Đây có phải vợ con không?
- Tiều phu loạng choạng suýt ngã, tim đập thình thịch, vội vàng lí nhí: Dạ phải…
- Nói dối! Ta sẽ trừng phạt ngươi!
- Trước cơn thịnh nộ hiếm thấy của Bụt, chàng đốn củi tội nghiệp quỳ xuống nghẹn ngào: Mong Bụt hiểu cho, nếu con nói “không” thì Người lại mang lên Claudia Schifer và tiếp tục “không” thì người sẽ vớt đến vợ con, khi ấy con mà bảo “đúng” thì Bụt lại cho con cả ba nàng. Thế thì con chết mất! Không thể nào kham nổi ! Hu hu!

LÝ DO CHẾT


Có ba người đàn ông cùng lúc bước vào cửa địa phủ. Diêm Vương thấy vậy thì ngạc nhiên lắm, sau giây phú ngỡ ngàng ngài cất tiếng hỏi:
- Sự gì đây?
Cả ba đồng thanh trả lời:
- Dạ, chết chùm ạ!
Diêm Vương lại hỏi:
- Tại sao các bỏn chết?
Người thứ nhất nói:
- Con cũng không biết nữa ạ, con đang chạy bộ trên đường thì bỗng dưng có cái tủ lạnh rơi ngay vào đầu, thế là con chết.
Người thứ hai nói:
- Dạ con đang ngồi tâm sự với bạn gái ở trong phòng thì bỗng nghe cô ấy hét lên: “Anh chui vào tủ lạnh ngay!” thế là con vội chui vào, vậy là chết!
Người thứ ba nói:
- Dạ, là tại con phát hiện vợ con ngoại tình với thằng khác ở trên tầng 15 của một tòa nhà, con vội chạy lên đó nhưng rồi chỉ thấy có vợ con và cái tủ lạnh ở trong phòng, khi đó tức quá nên con đã bê ném cái tủ lạnh ra cửa sổ cho nó rơi xuống đất, thế nhưng tại nó nặng quá nên con rớt theo, và thế là chết ạ!
Diêm Vương nghe chuyện xong lắc đầu bảo:
- Ôi giồi, tưởng thế nào chứ chết thế thì khối đứa nó mừng chứ lại chả!
(Truyện sưu tầm trên Internet)


NHẦM

Một cô 25 tuổi lấy chồng 70 tuổi, hai vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật tại một khách sạn nằm bên bờ biển thơ mộng. 
Suốt 4 đêm ngày cô không ra khỏi phòng vì ông chồng không cho. 
Ngày thứ 5 nhận lúc chồng vào nhà vệ sinh, cô thoát được xuống sảnh lễ tân mặt mày phờ phạc... Ông chủ khách sạn hỏi : Thế nào, hạnh phúc chứ? 
- Tôi bị nhầm.
-Nhầm sao vậy.?
-Trước khi cưới tôi ông ấy bảo để dành mấy chục năm không dám tiêu xài hoang phí, tôi tưởng nói về tiền, không ngờ là cái đó..

(copy fb Tran Thu)


Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói

Phạm Thảo Nguyên
Diễn đàn Thế kỷ

Mục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm.

Cuối thập niên 1920, Nguyễn Tường Tam đi Pháp du học ba năm, đỗ cử nhân giáo khoa Vật Lý, đồng thời tìm học thêm nghề báo, xuất bản, in ấn, và tham khảo văn chương các nước. Đối với ông văn bằng cử nhân chỉ dùng để dạy học kiếm sống khi cần, và là cái cớ để xin chính phủ thuộc địa cho đi du học, phần học thêm mới thật quan trọng. Ông hiểu sâu sắc rằng chỉ có báo chí và văn học mới giúp dân trí chóng tiến hoá, nên trước đó đã bỏ nửa chừng việc học Y khoa và Mỹ thuật. Chẳng khác người anh cả của làng báo Việt Nam Nguyễn Văn Vĩnh, từ đầu thập niên 1920 đã mang hết cuộc đời đi mở mang báo chí và dịch tài liệu từ nhiều thứ tiếng sang tiếng Việt, để giúp dân nâng cao kiến thức, hiểu biết thế giới bên ngoài. Ông Vĩnh từng nói: “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ ».


Về nước, ông Tam đi dậy trường tư thục Thăng Long của Phạm Hữu Ninh, chờ thời. Sau khi xin ra báo không xong, gặp lúc báo Phong Hóa của ông Ninh sắp đình bản vì ế ẩm, không người đọc, ông Tam xin mua tờ Phong Hoá, nghĩa là mua cái tên báo, cái giấy phép ra báo, rồi thay đổi toàn bộ ban biên tập: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam làm chủ bút, với hai người bạn: Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, cùng hai em: Tứ Ly Nguyễn Tường Long và Việt Sinh Nguyễn Tường Lân.

Ngày 22/09/1932 báo Phong Hóa số 14 của nhóm Nguyễn Tường Tam ra đời, là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Mục đích là:

Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết:
Xã hội, chính trị, kinh tế- nói rõ về hiện tình trong nước…

Nhờ tính thời sự và giọng trào lộng châm biếm với tư tưởng phóng khoáng về văn học, nghệ thuật, tờ báo lập tức nổi tiếng.

Đó chính là khởi đầu tinh thần dân chủ mở rộng và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí của cuộc cách mạng chữ nghĩa Việt Nam thế kỷ 20, mà chúng ta còn được hưởng tới ngày nay.

Nhất Linh hiểu rõ là dân chúng chán ngấy văn chương, báo chí cổ, chỉ đều đều một giọng mô phạm dậy đời, họ chờ đợi một tờ báo có tinh thần mới, phù hợp với nhu cầu muốn biết, muốn hiểu, muốn tiến về đời sống đang thay đổi mạnh mẽ. Cho nên Phong Hoá làm một cuộc lột xác báo chí: báo ngày càng gần gụi đời thường, qua những bài bình luận về thời sự, kinh tế, xã hội, chính trị mới mẻ sắc sảo, và những bài phóng sự diễu cợt rất được chờ đón.

Với lối văn nhẹ nhàng dễ đọc, dẫn đầu bởi Khái Hưng và Nhất Linh, Phong Hoá thay đổi sâu xa chữ nghĩa, câu văn Việt Nam với những tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ mới…. Tất cả được lồng trong hình thức mỹ thuật hay, lạ, dí dỏm, có duyên, với những truyện vui, văn vui, những bức tranh khôi hài. Một loạt nhân vật hoạt kê trào phúng được sáng tạo: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... Lúc đầu chỉ có Đông Sơn (Nhất Linh) và Tứ Ly vẽ minh hoạ, về sau là do những hoạ sĩ hàng đầu, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương phụ trách.

Với tinh thần rộng mở vui vẻ, tinh nghịch tạo không khí trẻ trung yêu đời, Phong Hoá Ngày Nay dần trở thành món ăn tinh thần mới, không thể thiếu của dân chúng khắp nơi. Số báo phát hành tăng vọt, vượt trên 5000, rồi trên 10 000, những con số chưa từng có trong lịch sử báo chí.

Hai nhân tố làm cho Phong Hoá Ngày Nay nổi bật lên chính là : Sức trẻ tiên phong về văn học nghệ thuật và tinh thần chiến đấu trên mặt trận văn hoá kiêm chính trị. Ta thấy ở đây cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận đầy tinh thần đổi mới vì sự tồn vong và tiến bộ của dân tộc, đầy khí huyết của lớp nhà văn khao khát kéo đất nước đến với trào lưu chung của thế giới. Tóm lại, Phong Hoá Ngày Nay là cái mới, hứa hẹn điều tốt đẹp cho Việt Nam, vì vậy đã lôi cuốn hấp dẫn được trí thức và tầng lớp trung lưu đến thế.

Không lâu sau, Nguyễn Thế Lữ, một cây viết trẻ, đã có ít nhiều thành tựu về thơ văn, về hợp tác với Phong Hoá. Ngay khi thấy nhân sự đã đầy đủ, báo đã vững vàng, Nhất Linh đề nghị thành lập Tự Lực Văn Đoàn, một loại «hạt nhân», để giúp đỡ che chở nhau cùng tiến lên, tự lập, không dựa vào ai khác «Nguyên tắc là làm ăn dựa trên sức mình, theo tinh thần anh em một nhà, tổ chức không quá mười người nên không phải xin phép nhà nước, không cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ, mục đích , tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo». (theo Tú Mỡ (1)), (Lúc đó Pháp trợ cấp cho Nam Phong của Phạm Quỳng 600fr mỗi tháng, Trung Bắc Tân Văn 500fr mỗi tháng, trong khi một lạng vàng giá 30fr).

Tự Lực Văn Đoàn thành lập vào trung tuần tháng 7/1933, gồm toàn bộ nhân viên toà soạn Phong Hoá : Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ. Trên Phong Hoá số 56 vào ngày 22 tháng 7-1933, nhóm chữ Tự-Lực Văn-Đoàn đã xuất hiện lần đầu tiên trong hai khung quảng cáo sách Hồn Bướm Mơ Tiên, và Vàng và Máu :

Vì « Không cần có văn bản điều lệ : lấy lòng tin nhau làm cốt», cho nên lúc đầu Văn Đoàn không công bố tôn chỉ. Nửa năm sau, mới đưa ra trên báo Phong Hoá số #87 ngày 2/3/1934. Điều này không do ý muốn của văn đoàn mà vì bị bên ngoài hỏi thăm nhiều quá. Đó là:Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi : mục đích để làm giầu thêm văn sản trong nước.

1. Soạn hay dịch những cuốn sách có giá trị xã hội, chủ ý làm cho Người, cho Xã hội ngày một hay hơn lên.
2. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân, và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
3. Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách Annam.
4. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời. có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
5. Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái.
6. Trọng tự do cá nhân.
7. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
8. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
9. Theo một điều trong chín điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những diều khác.

Hiện nay, căn cứ trên Di Cảo « Đời Làm báo » của Nhất Linh, được gia đình ông cho công bố, chúng tôi xác định :
Thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Ngoài sáu vị đầu tiên, không ai bàn cãi. Trên Di Cảo chỉ một mình Xuân Diệu có thêm hàng chữ «Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn». Vậy, thi sĩ Xuân Diệu là thành viên thứ bẩy.

Những trường hợp dư luận có nghi vấn:

* Đỗ Đức Thu: Nhất Linh đã chính thức gửi thư mời, nhưng ông từ chối, vì không muốn bị ràng buộc vào tôn chỉ của bất cứ văn đoàn nào.
* Họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng như các hoạ sĩ khác, đều không thuộc Văn Đoàn vì không phải là nhà văn, tuy các ông làm việc sát cánh trong toà soạn Phong Hoá Ngày Nay nhiều năm.
* Cuối thập niên 1950 tại Saigon, ba nhà văn Duy Lam, Tường Hùng và Nguyễn thị Vinh, được Nhất Linh lựa chọn dự bị cho nhập văn đoàn, nhưng việc không thành.

Các nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn cùng nhau làm việc rất hăng hái suốt gần một thập kỷ, trong tinh thần anh em bình đẳng, không ai làm chủ, mỗi người bắt buộc làm chủ bút trong 6 tháng, khiến Tự Lực trở thành một văn đoàn kiểu mẫu chưa ai so sánh được (chỉ Tú Mỡ và Xuân Diệu không làm việc toà soạn). Nhờ con mắt tinh đời của Nhất Linh, các thành viên được mời đều là những tài năng độc đáo xuất sắc hiếm có. Và nhờ tinh thần dân chủ, đậm chất thân ái kính trọng nhau, đã tạo nên một tình thân bền chặt khiến mỗi thành viên đều hăng hái làm việc hết mình, tài năng ngày càng nẩy nở.

Sự nghiệp văn chương lừng lẫy của họ đã được nhiều nhà phê bình công nhận. Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam được ca tụng là những nhà văn hàng đầu, mở đầu cách viết văn mới, tiểu thuyết mới. Thế Lữ, Xuân Diệu là những thi sĩ sáng chói, tiên phong, xây dựng phong trào thơ mới. Trong khi lối viết trào phúng hoá chính trị, hài hước đen tố cáo thực tế khốn cùng của dân nghèo, cùng những lời thúc dục tuổi trẻ tiến lên theo mới, thay đổi xã hội của Hoàng Đạo, đã làm rung động bao trái tim thanh niên thuở đó.

Báo Phong Hoá và Ngày Nay được dân chúng hoan nghênh, tinh thần yêu tiếng Việt, yêu dân tộc được xây đắp, ẩn tàng lòng yêu giống nòi, yêu đất nước. Để tiến tới mục đích nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần cho dân chúng, và mong mỏi người Việt trí thức nhìn ra tương lai của dân tộc mình, cũng như sửa soạn cho ngày đất nước thoát khỏi ách nô lệ; trong những năm về sau, nhất là từ khi Mặt trận bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp, Phong Hoá đưa ra nhiều loạt bài như Công dân giáo dục, Trước vành móng ngựa, Thuộc địa ký ước,… cũng như viết những lá thư gửi những người Pháp có tinh thần rộng rãi, công bình, hiểu những bất công dân thuộc địa phải gámh chịu.

Những ngón đòn kiểm duyệt của Pháp:

Lẽ dĩ nhiên, thực dân muốn điều ngược lại vì quyền lợi của họ, nên luôn luôn rình rập sơ hở để đóng cửa báo. Vì vậy, muốn sống sót để tiếp tục nghĩa vụ của mình, thì phải che dấu hết sức khéo léo. Ngoài những bài viết bị Kiểm Duyệt xoá trắng tràn đầy trên báo, Tự Lực Văn Đoàn đã từng nếm trải những điêu đứng như sau:

1) Phong Hoá bị phạt đình bản 3 tháng, từ ngày 24/5/1935. Hồ sơ Mật vụ ở Aix en Provence, nơi tàng chữ những tài liệu thời thuộc địa của Pháp, cho thấy: Báo Phong Hoá bị phạt 3 tháng vì giễu nhại các quan lại Nam Triều.

Tranh bà kiểm duyệt
(Nguyễn Gia Trí).
2) Sau Phong Hoá số 190 ngày 5/6/1936, báo bị đóng cửa rút giấy phép vĩnh viễn, không lý do. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân cuối cùng đưa đến hình phạt tối hậu này là do bức tranh « Tam anh chiến nhất bố» trong số báo này.

Sau bao năm tháng chơi mèo rình chuột, thực dân Pháp cho rằng Phong Hoá đã dám hé tới điều cấm kỵ: Trong bức tranh này, Lý Toét, biểu hiệu dân tộc Việt, đang bị ba con chó tấn công xâu xé, mà con dân không hiểu, đứng reo hò bên cạnh! Những con chó đó là kẻ thù của dân Việt, là «mẫu quốc» chứ ai! Báo đã ra lọt, độc giả dân chúng thời đó, cũng như hậu thế chúng ta sau này, đã được coi tranh. Nhưng Phong Hoá không thoát khỏi sự trả thù của Tây, đã bị đóng cửa hẳn.

(Bức tranh không có chữ ký, có nghĩa là hoạ sĩ vẽ theo ý kiến của cả toà soạn. Ngoài ẩn ý chính trị chửi Tây, tiêu đề “Tam anh chiến nhất Bố” còn là một ý tưởng đùa giỡn trong văn chương tuyệt hay. Tam anh chiến Lã Bố là tên trận dũng chiến của đại tướng Lã Bố chống lại ba anh hùng Lưu Quan Trương trong sử Tầu thời Tam Quốc. Chỉ cần “nói trẹo” đi một chữ “Lã” thành “Nhất”, thì các anh hùng trong sử Tầu hoá thành Lý Toét đánh nhau với 3 con chó ngay!).


Tam anh chiến nhất Bố

Nhất Linh đoán biết sẽ có ngày Phong Hoá bị giết chết nên đã phòng hờ. Ông nhờ anh ruột là Nguyễn Tường Cẩm, một công chức, xin ra báo Ngày Nay từ 31/1/1935. Ban đầu, báo Ngày Nay rất hiền lành, chuyên về văn hoá, thử nghiệm ảnh mỹ thuật và phóng sự thực tế. Tuy lỗ vốn, báo vẫn được giữ cho sống lai dai tới khi Phong Hoá mất. Lập tức, toàn lực Tự Lực Văn Đoàn và cộng sự viên quay sang làm việc cho Ngày Nay, làm Ngày Nay trở thành một Phong Hoá thứ hai, lừng lẫy, hiện đại hơn nữa.

3) Ngày 7/1/1939 Nguyễn Gia Trí vẽ tranh bìa Lý Toét biếu gà cho quan tây trên bìa báo Ngày Nay số #144, cho hợp với biểu hiệu « con gà sống (trống)» của Pháp, (cocorico), mà hoạ sĩ xuýt bị kiện tù, chủ báo Nhất Linh bị khiển trách. Lý do: Nói cạnh quan tây thích gái (tiếng Pháp: gà mái= “poule”).



4) Ngày Nay bị đình bản một tháng, sau tờ Ngày Nay số #206, ngày 6/4/1940. Lần này do một bức tranh chửi thực dân của Nguyễn Gia Trí đăng trong phụ bản. (Hiện nay, chúng tôi không có tài liệu này).

5) Cuối cùng, sau số 224 ngày 7/ 9/1940, Ngày Nay bị rút giấy phép, đóng cửa vĩnh viễn, không lý do.

Thế mà thời nay có những nhà phê bình viết rằng Tự Lực Văn Đoàn không biết ai là kẻ thù của dân tộc, không biết đả kích Tây, quả thật là quá ngây thơ.

Dưới đây là một tấm ảnh quý hiếm Đồi Lim chụp năm 1938. Có 4 thành viên của Tự Lực, và 2 người bạn. Có chữ chữ ký của Thế Lữ viết đề tặng Xuân Diệu 1938.


Từ phải sang trái: Đứng: Hoàng Đạo +một người ban.
Ngồi: Khái Hưng, Thế Lữ, Xuân Diệu+ một người bạn

Hai người bạn trong ảnh, chúng tôi không biết là ai, nhưng chắc chắn không phải Nhất Linh, hay Thạch Lam, hay Nguyễn Gia Trí.

Về Nhất Linh, thủ lĩnh văn đoàn Tự Lực:

Nhất Linh là một văn hào viết văn đầy hứng thú, đầy tài năng. Gập đúng lúc văn chương Việt Nam manh nha từ đầu thế kỷ 20, đang bắt đầu hiện đại hoá, cái nhìn rộng lớn của ông đã giúp văn học Việt Nam chuyển hoá từ cổ điển tới hiện đại vô cùng nhanh chóng. Không có một tác giả nào có tác phẩm đi qua đủ các thể loại tiểu thuyết rõ ràng bằng Nhất Linh: Từ phong thái cổ kính của những năm 1932 và trước đó, như Nho Phong, Người Quay Tơ, tới tiểu thuyết luận đề xã hội cũ mới với Giấc Mộng Từ Lâm, Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, qua Nắng Thu lãng mạn ly kỳ rất được lòng độc giả, chuyển tới tâm lý xã hội với Bướm Trắng, Đời Mưa Gió (viết chung với Khái Hưng), rồi tiểu thuyết không cốt truyện Đôi Bạn, … và sau cùng là hiện đại với Bèo Giạt, Xóm Cầu Mới. Đúng là chính Nhất Linh đã mở đầu, sau đó là cả Văn học Việt Nam tiến tới, xông pha vào những bộ môn mới của văn chương cùng thế giới.
Thêm nữa, giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn đã kích thích hoạt động văn hoá trong nước, tạo thêm người viết, văn sản trong nước và có xu hướng khuyến khích người viết đi vào các bộ môn chưa được biết đến.Thế Lữ từng nói: “Anh Tam dậy tôi nhiều điều. Giấc mơ của anh lớn quá…”

Nhất Linh, người điều hành Phong Hoá Ngày Nay:

Nhất Linh điều khiển báo Phong Hoá, Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay đặc biệt xuất sắc, có phương pháp, có nghề, làm các báo đối thủ không sao chèn chân được. Ông có con mắt tinh đời, nhận xét rất xác đáng tài năng, sở trường của từng tác giả, tìm được nhân tài, cũng như giao phó trách nhiệm rất đúng người, đúng việc. Điều này giúp các cộng sự viên tin tưởng theo đuổi sự nghiệp của mình đến cùng. Nhất Linh thường không ép buộc mọi người phải theo ý kiến của mình, chỉ khuyến khích. Theo nhiều người kể lại mỗi khi ông có một ý tưởng, một dự án nào đó, thường tìm đến người thích hợp nhất, cùng bàn luận suy nghĩ làm chung, khi việc chạy tốt, ông giao hẳn cho người công sự, còn ông đi sang một dự án khác. Như nhiều truyện ngắn, truyện dài lúc đầu có hai tên tác giả, nhưng sau chỉ còn một tên. Tuy nhiên, có khi ngược lại: Hình tượng Lý Toét, lúc đầu do Đông Sơn « đẻ » ra, sau có vô số người vẽ tiếp!

Nhất Linh có rất nhiều ý tưởng mới với những quyết định đặc biệt. Ngoài ý kiến tuyệt vời là mua lại báo Phong Hoá cũ, và ra thêm tờ báo Ngày Nay phòng hờ, ta có thể kể một vài:
1* Thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Đó là việc ông hài lòng nhất trong suốt cuộc đời văn chương của mình.
2* Khuyên Khái Hưng đổi loại viết từ nghị luận sang tiểu thuyết. Kết quả: Cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên là cuốn thử tay của Khái Hưng, cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn đoàn Tự Lực, đã được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt. Còn chúng ta được một văn hào thay đổi cả cách viết văn, viết truyện Việt Nam.
3* Đề nghị Tú Mỡ chỉ nên tập trung viết thơ trào phúng trong Mục Dòng Nước Ngược. Nhờ đó Tú Mỡ phản ứng rất nhạy bén dí dỏm trước mọi diễn biến thời sự. Được nhiều thế hệ yêu thích, Tú Mỡ nổi tiếng một thời, như một Tú Xương đời mới, lại có giọng Hồ Xuân Hương!
4* Sáng tác ra hình tượng Lý Toét, tượng trưng cho quốc hồn quốc tuý Việt nam, một nhân vật hý lộng đi vào văn học sử. Đông Sơn, Nhất Linh vẽ tranh Lý Toét trước hết để vui cười, sau để diễu nhại những thói hư tật xấu, hủ lậu, mê tín, tham lam ích kỷ… của dân ta, để sửa mình. Nhưng quan trọng hơn hết là để phê bình các quan tham, thúc dục họ làm việc đắc lực cho dân cho nước, sửa soạn lòng dân cho việc tranh đấu đòi độc lâp sau này. Hay hơn nữa, Nhất Linh không giữ tác quyền Lý Toét riêng mình, mà rủ tất cả các hoạ sĩ trong và ngoài toà soạn cùng vẽ. Ông tạo ra những cuộc thi vẽ tranh Lý Toét để có thêm hứng thú, thêm ý tưởng, thêm bạn và mở rộng ảnh hưởng của Lý Toét.
5* Thành lập An Nam xuất bản, Cục Xuất Bản ( Société anamite d’Edition) (1933). Đến 1934 đổi tên là Đời Nay. Xin độc giả lưu ý, các Nhà Xuất Bản thường không có nhà in, họ chỉ đưa tác phẩm cho các nhà-in-ngoài như Lê văn Tân, Tân Dân, Thuỵ Ký… in thành sách, rồi mang về bán (bây giờ vẫn vậy). Vì vậy tiền lời chui vào túi các đầu nậu giấy, chủ nhà in, các ông tư bản, gần hết. Anh em Nhất Linh hiểu chuyện đó, nên nhất định để dành vốn đầu tư mua nhà in. Việc mua nhà in còn xa, chúng tôi sẽ nói tới sau.

Thoạt đầu An Nam xuất bản các tác phẩm của các thành viên Tự Lực, theo cách in tại các nhà in ngoài rồi mang về bán (các báo Phong Hoá Ngaỳ Nay cũng vậy). Sau đó xuất bản cả sách của các bạn văn ngoài văn đoàn, như Vũ Trọng Phụng, Hoạ Sĩ Cát Tường, HS Trần Bình Lộc, Vũ Hoàng Chương... Từ đó ra sách và bán sách ngày mỗi nhiều, tới 5 vạn bản một năm, mỗi cuốn sách in khoảng 5 ngàn bản. Nổi tiếng đắt khách chẳng kém gì Phong Hoá Ngày Nay, Đời Nay là nhà xuất bản đầu tiên của nước ta chia lãi cùng tác giả, để các tác giả vẫn được giữ bản quyền, khỏi bị bóc lột như khi bán tác quyền cho con buôn sách.

Trên thị trường lúc đó, khi một tác giả có tác phẩm văn chương muốn xuất bản, phải đưa cho một nhà in hay một hiệu sách, họ thường bị ép bán đứt bản quyền với giá rẻ mạt. Đó là một cách: “chiếm đoạt tư tưởng của người ta, cả một quãng đời niên thiếu của người ta, vì theo hợp đồng hai bên đã ký thì những tác phẩm kia đã nghiễm nhiên trở nên vật sở hữu của ông buôn chữ rồi!” !.Rồi (sách) mãi mãi là của họ, của con cháu họ, nó sẽ là di sản của nhà họ. Thực, hạng buôn người cũng không tàn nhẫn bằng hạng buôn chữ… mà khắp trong nước không có lấy một nhà xuất bản sách- xuất bản sách theo như các nước văn minh, nghĩa là để tác giả được hưởng chung lãi, mà vẫn được giữ bản quyền về cuốn sách đã soạn” (4) (Nhị Linh Khái Hưng, Viết Sách, Xuất Bản Sách).
6* Đưa tiểu thuyết trinh thám lên báo Việt ngữ và tìm ra người sẽ viết thành công những tiểu thuyết đó. Theo chuyện kể trong gia đình Thế Lữ:
Bạn có biết tại sao Thế Lữ viết truyện trinh thám không?

- Đơn giản lắm. Hồi ấy báo bắt đầu giảm số lượng phát hành, chính Nhất Linh nghĩ rằng phải viết truyện trinh thám cho người ta đọc, và Thế Lữ là người có khả năng làm việc đó. Hết chuyện.
Sau đó, không chỉ có báo Phong Hoá đăng tiểu thuyết trinh thám, mà các báo chí Việt cùng nhiều văn sĩ khác cũng theo chân. Theo các nhà phê bình có hai nhà văn viết truyện trinh thám nổi nhất thời đó là Phạm Cao Củng và Thế Lữ. Nhưng Lê Phong phóng viên của Thế Lữ có phần được yêu mến hơn Kỳ Phát.
7* Đưa lên báo vấn đề cải cách y phục phụ nữ Việt Nam, giao cho Nguyễn Cát Tường, một hoạ sĩ còn rất trẻ, 22 tuổi, phụ trách. (Nhất Linh cũng vẽ vài mẫu áo). Thế là các bà các cô có Áo dài Lemur, một chiếc áo thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ, và làm chúng ta thật hãnh diện.
8* Thiết lập Hội Ánh Sáng, cùng các kiến trúc sư “Tiếp và Luyện” xây dựng “Nhà ánh sáng” thoáng đãng hợp vệ sinh cho người nghèo, thay thế nhà ổ chuột…Mời gọi các nhà hảo tâm tới họp, làm việc xã hội tập thể tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Việc này đã gây một phong trào lớn trong nước, dân chúng chung lòng làm việc giúp người nghèo, như tham gia các việc cứu trợ cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt hàng năm, cũng như các tai nạn lớn, tới cả giúp nạn đói năm 1945.
9* Đăng những bản nhạc mới đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam lên báo Ngày Nay, giúp các nhạc sĩ trẻ tiên phong phổ biến tác phẩm tới quảng đại quần chúng, giúp phong trào lan rộng. Ngày nay chúng ta có được cả một nền Tân nhạc to lớn thật đặc biệt.
10* Lập trò chơi văn chương cổ điển “Câu Đối” dưới dạng “Thách đối” cũng do Thế Lữ phụ trách, làm điên đầu biết bao người đọc!

Nhân đây, tôi xin kể lại một câu chuyện xẩy ra cho chính tôi:
Khoảng hai năm trước đây, được biết tôi có trong tay một bộ báo Phong Hóa, Ngày Nay cũ, đang cùng các bạn hữu tìm kiếm cho đủ, làm số hóa từng trang, sửa soạn đưa lên mạng cho tất cả mọi người cùng đọc. Một người bạn, học giả Cao huy Thuần, người đã được đọc toàn bộ Phong Hoá Ngày Nay trong tủ sách gia đình từ trước năm 1946, viết cho tôi:
“Tôi không ngờ chị giữ được của quý văn hóa đó cho đến nay. Vậy tôi xin đố chị:
Ngày Nay đã ra câu đối này trong số nào : "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà"
Câu đố này đọc lên rối tinh, thật ra có nghĩa là:
(Báo) Ngày Nay ngày (hôm) nay, in (tại) nhà-in (của) nhà.

Nhận được thư, tôi ngẩn người, tự hỏi: Làm sao có thể tìm nổi một câu đối trong 224 số báo Ngày Nay, mỗi số lúc đầu là 16 trang, sau tới hơn 24 trang? Nên đành xin hàng, với lý do:“Thời gian báo Ngày Nay phát hành thì tôi... chưa sinh ra đời, nên bây giờ mù tịt, không biết tìm ở đâu.”

Hôm sau, tôi nhận được một thư dẫn:
“…Cho tới hôm đó, Ngày Nay phải mang đi in tại một nhà in. Sau một thời gian, xu hào rủng rỉnh, Ngày Nay tậu được máy in, in ấn ngay tại nhà in của mình. Cho nên hôm đó là một ngày có thể gọi là vinh quang. Trí nhớ tôi bây giờ đã bắt đầu khập khiễng, nhưng hình như câu đối "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà" được phô trương như một chiến công, đánh dấu một trang sử mới của tờ báo.

Chuyện chẳng có gì, nhưng cái gì trong Ngày Nay cũng đều có duyên như thế. Tự Lực Văn Đoàn là một cách mạng ngôn ngữ mà hậu thế ghi ơn đời đời…”.

Thế là nhờ được “mách nước”, tôi biết cách đi tìm câu thách đối trong núi báo Ngày Nay cũ. Kết quả là: Trên tờ Ngày Nay số 208, ra ngày18/5/1940, có câu đố nói trên, trong 2 thông báo, và Ngày Nay số #209 ra ngày 25/5/1940 là tờ báo đầu tiên in tại nhà-in Ngày Nay.




Hai thông báo của Ngày Nay

Báo Phong Hóa và Ngày Nay ngày một nổi tiếng, hoàn toàn không có đối thủ trong làng báo. Bên ngoài tưởng rằng họ là những “nhà tư bản, báo có nhà in!”, mà không biết rằng, muốn có tiền mua nhà in, họ đã sống cần kiệm, thanh bạch như thế nào:
Nhất Linh kể trong Phong Hoá số #154, ra ngày 20/9/1935, bài Lời Nói Đầu (về việc thành lập báo Phong Hoá): “ Mỗi người mỗi tháng chỉ cần một số tiền đủ sống, còn tiền lãi, nếu có, sẽ là của chung và sẽ dùng vào những công cuộc chung phải làm sau này”
Tú Mỡ, viết trong cuốn Tiếng Cười (5) : “Họ tập trung chung lo tờ báo, anh em quyết tâm đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh rường cột trong tòa soạn (anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ) tình nguyện chỉ lĩnh mỗi tháng 50 đồng (có nhiều nguồn tin nói 30đ) đủ sống(1 người), để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát triển”
Và họ đã làm được điều họ muốn: “Xuất thân từ những bàn tay trắng, đoàn đã có một số vốn khá to, đủ để xây dựng một nhà in riêng, để có thể từ nay:
“Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà”
Đó là câu đối báo đưa ra để thách đối, đồng thời để báo tin mừng với bạn đọc”.

Nhưng, đằng sau tất cả những vinh quang đó, mấy ai biết tới những cảnh này:

Báo Ngày Nay bị Tây rút giấy phép sau số #224 ngày 7/9/1940. (Đóng cửa hẳn, chấm dứt hẳn sự nghiệp của hai tờ báo nổi tiếng nhất nước ta. Hồ sơ mật vụ Tây để ở Aix en Provence nín thinh, không hề nói nguyên do).

Nghĩa là: Sau 8 năm làm báo, với biết bao tâm lực, bao cố gắng về tài chính, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay chỉ được in tại nhà in Ngày Nay từ số #209 tới #224. Hay, báo chỉ được in tại nhà-in nhà 16 số tất cả, trên 401 số (tổng cộng cả Phong Hoá và Ngày Nay) (hay 4%).

Để gia đình, con cái sống qua nổi những ngày tháng thanh bạch đó (từ 1932 tới 1940, và sau đó), phải có người làm lụng buôn bán tần tảo ngược xuôi. Người đó chính là những người mẹ, người vợ cuả các thành viên nổi tiếng như cồn của Tự Lực Văn Đoàn, những tác giả được (bị) mang nhãn hiệu “tư bản”, bị ghen tị vì thành công lừng lẫy.

Bây giờ tôi xin kể những việc làm của các bà Tự Lực:
- Bà Nhất Linh buôn cau khô nuôi gia đình. Bà kể với các con (anh Nguyễn Tường Thiết thuật lại qua điện thoại): “Khi đi dậy học ở trường Thăng Long thì lương của cậu mang về là 200 đồng, đến khi làm báo, báo bán chạy lắm, nhưng cậu chỉ mang về có 20 đồng thôi” (chắc ông chủ báo giữ lại ít tiền túi, để tiêu vặt suốt tháng: nào xe cộ, chè tầu, thuốc lá, nào giúp gia đình, giúp người nghèo…).

- Bà Hoàng Đạo nuôi gia đình hoàn toàn. Anh Nguyễn Lân, con Hoàng Đạo nói qua điện thoại: “Bác Tam còn mang về 20đ, chứ ba tôi chẳng bao giờ đưa một đồng nào về cho vợ con hết”.

Theo hồi ký của bà Nguyễn thị Thế, em gái Nhất Linh, thì lúc này các vị Nguyễn Tường còn chung nhau trả tiền nuôi mẹ, tiền thuê nhà ở Hà Nội để đưa cụ bà Nguyễn Tường Nhu về sống gần các con các cháu.

- Bà Khái Hưng dù có hoa lợi riêng, cũng phải mua bán tần tảo thêm mới đủ chi tiêu (Trần Khánh Triệu, Ba tôi).

- Bà Thế Lữ, ở Hải Phòng hành nghề bà lang, chữa bệnh trẻ con gia truyền (truyền dạy từ gia đình mẹ của Thế Lữ). Bà làm thuốc, đầu tắt mặt tối cơm nước nuôi một đàn con và thay chồng phụng dưỡng mẹ già. Thi sĩ đang ở Hà Nội làm báo, mỗi tháng về thăm một, hai lần. Ông bán cả đất mẹ cho để lấy tiền làm kịch với bạn bè.

Chúng ta đừng quên các bà vợ trong bóng tối đó, họ không phải là những nhà tư bản, rủng rỉnh xu hào. Sau này đọc bài Tâm tình của người con, Nguyễn Tường Thiết viết về Nhất Linh, tôi đã thật sự cảm động: “…Chúng tôi thường hay nói đùa: “Cậu có nhiều cái “sĩ” quá, này nhé: văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, và kiêm cả “chiến sĩ” nữa. Nhưng không mấy ai biết là ông còn có một cái “sĩ” nữa mà có lẽ ông hãnh diện nhất trong những sĩ vừa kể, đó là “hàn sĩ”. Ông sống nghèo, trong sạch, và rất kiêu hãnh về điều này.

Trong hai năm 1962-63, tất cả bố mẹ con chúng tôi chen chúc nhau ở trên một căn gác rộng 4mx12m lầu 2 chợ An Đông, vì dưới nhà là giang sơn buôn bán của bà cụ tôi mà các bồ (đựng) cau đã chiếm hơn nửa. Chính tôi cũng không chịu được cảnh bần hàn này, nên có lần trong bữa ăn có ai than thở về cảnh sống chật chội. Ông cáu, cầm bát đứng dậy, cái bát run run trong tay:
“Mình phải hãnh diện là nhà mình nghèo chứ!”.

Suốt đời chúng tôi không bao giờ quên được câu nói này. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi không hiểu được cái chiều sâu của câu nói, chắc ông cũng cảm nhận được điều đó, nên càng tỏ ra buồn phiền hơn.”(6)

Khoảng đầu những năm 1940, Nhất Linh bị thực dân Pháp theo dõi. Để mật vụ cho rằng mình mê nhạc, không làm chính trị, ông tạo ra việc đi thổi kèn cho một dàn nhạc, có lẽ là ban nhạc đầu tiên của người Việt, tên là Diễm Hoa của Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước. Sau đó thoát ra hải ngoại. Khi báo Ngày Nay bị đóng cửa, nhà in Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay còn hoạt động, đã xuất bản thơ, tiểu thuyết, sách Hồng nhiều hơn trước. Lúc này các thành viên nhận được ít tiền chia lời thất thường của Đời Nay. Nhờ vậy, cũng đã giúp được các gia đình qua ngày, trong thời buổi rất khó khăn.

Một vài cố gắng của Thạch Lam và Khái Hưng ra báo Chủ Nhật, rồi cũng sớm bị rút giấy phép. Năm 1941, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng bị Pháp bắt tại Hà Nội, mấy tháng sau bị đưa lên phát vãng tại Vụ Bản, Hòa Bình. Hoàng Đạo và Nguyễn Gia Trí bị tra tấn tàn nhẫn. Tới 1943, Pháp đưa Nguyễn Gia Trí về quản thúc ở Thủ Đầu Một. Hoàng Đạo, Khái Hưng ở Hà Nội.

Trong khi các anh vắng bóng, Thạch Lam trông nom nhà xuất bản một mình. Năm 1942, ông mất trong thiếu thốn vì bệnh lao, khi mới 32 tuổỉ. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, người em út, đứng ra tiếp tục nhà xuất bản Đời Nay. Tháng 4/1945 ra cuốn Hoa Niên (tức Nghẹn Ngào) của Tế Hanh là cuốn cuối cùng.

Năm 1946 Tự Lực Văn Đoàn tự giải tán. Nhà in mang bán, mỗi thành viên có cổ phần được chia 6 nghìn đồng. Thế Lữ mang tiền về Hải Phòng chia cho mẹ và vợ con, trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (7).

80 năm trôi qua, Phong Hoá Ngày Nay vẫn còn là đỉnh cao của văn chương, báo chí Việt Nam. Đó là một kho tàng văn hoá mà chúng ta còn học được nhiều điều…

Ghi chú:
(1) Tú Mỡ, Tạp chí Văn học, HN, số tháng 5,6/1988.
(2) Nhất Linh, Di cảo « Đời làm báo».
(3)(5) Tú Mỡ, Tiếng Cười NXB Hội Nhà văn, HN, 1993.
(4) Khái Hưng, Viết Sách, Xuất Bản Sách, PH#101.
(6) Nguyễn Tường Thiết, Tâm tình của người con, Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ. Người Chiến Sĩ, nhiều tác giả, Thế Kỷ, California, USA, 2004.
(7) Song Kim, Hồi ký : Những chặng đường sân khấu, 1995.

Nguồn:Diễn đàn Thế kỷ





Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Kinh nghiệm giải toả nỗi buồn

Có ba cách :
Một là biến nỗi buồn thành một bài thơ rồi tuơng lên Face.. (nếu bạn biết làm thơ, không biết cũng cố thử, chẳng có ai ném đá đâu vì ai cũng có lòng thương người).
Cứ mỗi cú like của ai đó sẽ giúp nỗi buồn của bạn vơi đi một chút. Bảo đảm 99% thành công.
Hai là, nếu bạn có óc khôi hài thì hãy biến nỗi buồn của bạn thành một chuyện tiếu lâm và thảy lên Face, nếu mọi người đều cười thì bạn cũng có thể cười được và... hết buồn...
Thành công 80% phần còn lại là phòng bị ném đá nếu ai đó tưởng bạn chọc họ
Ba là... lấy rượu ra uống tại nhà để giảm phần nguy hiểm. Nhớ phải uống đủ say để lăn quay ra ngủ.... Mai tỉnh sẽ hết buồn. Đừng uống nửa vời mà bị zức đầu
Hãy share kinh nghiệm này biết đâu bạn có thể cứu được ai đó. Hé hé
TRẦN PHONG VŨ
21/8/2013


Bún đậu Thạch Thị Thanh ( nay đã đóng cửa)


Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia khu Chợ Lớn

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít nhiều trong ký ức người dân Sài Gòn - Chợ Lớn không chỉ về phương diện kinh tế mà còn trong lĩnh vực văn hóa và xã hội.

Lý Tường Quan (Bá hộ Xường)

Gia tộc họ Lý bắt đầu từ ông Lý Sáng Công (1781 - 1855), tên tự là Lý Sáng Ế (hay Ái), người Hoa từ Quảng Đông đến miền Nam lập nghiệp, lấy vợ Việt là bà Trần Thị Thơ. Lý Sáng Công sống ở Chợ Lớn đầu thế kỷ 19. Sau khi mất, ông được người con thứ ba là Lý Tường Quan (1842 - 1896) an táng ở khu mộ tổ gia đình họ Lý thuộc khu đất P.12, Q.5, góc đường Nguyễn Chí Thanh và Ngô Quyền. Ông Lý Tường Quan do có tài và thành công trong thương trường nên được bầu là bang trưởng bang Triều Châu ở Chợ Lớn và người dân thường gọi ông là Bá hộ Xường.

Bá hộ Xường khi sinh thời cư ngụ tại số 292 Quai de Gaudot (nay là Hải Thượng Lãn Ông). Căn nhà cổ này (nay là từ đường họ Lý) đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2009. Gia đình ông Bá hộ Xường có nhiều nhà ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Theo ông Võ Văn Sổ (trong Tham luận về Hán - Nôm: Một số hiểu biết về Hán - Nôm), ông Bá hộ Xường không những giỏi trong thương trường, mà còn là một người có học, biết nhiều. Ông Bá hộ Xường còn để lại ít nhất ba tựa sách in ở Quảng Đông mà ông là tác giả (Phiên Thành Phước Trai tiên sinh): Ấu học thi diễn nghĩa, Thiên tự văn diễn nghĩa, Tam tự kinh diễn nghĩa. Nội dung thiên về giáo dục, viết bằng chữ Hán và dịch ra Nôm theo thể văn thơ.

Quách Đàm

Ngoài câu nói “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để chỉ các nhân vật giàu có ở Sài Gòn - Chợ Lớn, còn có câu nói riêng về các người Hoa giàu có ở Sài Gòn - Chợ Lớn là: “Nhất Hỏa, nhì Đàm, tam Xường, tứ Ích”, cho thấy Quách Đàm là nhân vật Hoa kiều thứ hai sau chú Hỏa về cơ sở thương mại và sức mạnh kinh tế. Trụ sở của nhà buôn Thông Hiệp của Quách Đàm nằm ở Quai de Gaudot cạnh rạch Chợ Lớn (sau này khi rạch lấp, Quai de Gaudot trở thành Boulevard Gaudot, sau thời Pháp là đường Khổng Tử và nay là Hải Thượng Lãn Ông). Tòa nhà này hiện nay vẫn còn.
Trong bài báo tựa đề Le Bouddha de la richesse, đăng trên tờ nhật báo Le Journal xuất bản ở Paris ngày 18.7.1927, phóng viên Georges Manue viết về cuộc đời và đám tang của Quách Đàm cho biết nhiều chi tiết về con người Quách Đàm. Mặc dầu ông bị liệt giường nhiều năm trước khi mất, nhưng đầu óc rất minh mẫn và vẫn tiếp tục điều khiển công việc làm ăn từ giường nằm. Bài báo này cũng cho biết, Quách Đàm - một người đến Chợ Lớn từ trong hầm tàu khởi hành ở Hồng Kông, trên tay hoàn toàn không có gì mà chỉ không bao lâu ông đã trở thành đại phú đến hai lần. “Ông có nhiều ruộng lúa và nhiều nhà máy xay xát. Ông có cả ngàn héc ta cao su, trước khi cao su trở thành mốt làm ăn, và cả đất trồng trà, cà phê cùng một đội tàu thương mại đi các cảng Singapore, Hồng Kông. Ông đứng đầu cả trăm tiệm, cơ ngơi thương mại, và điều khiển nhiều chục công việc, xây dựng nhiều khu hoàn toàn mới. Nước Pháp đã tặng ông huy chương Bắc đẩu bội tinh mà ông lấy đó làm hãnh diện”, bài báo viết.

Quách Đàm mất ngày 14.5.1927, thọ 65 tuổi. Cáo phó đăng trên tờ Écho Annamite (Tiếng vọng An Nam) ngày 18.5.1927. Tờ Écho Annamite ngày 31.5.1927 đã có bài phóng sự về đám tang Quách Đàm. Con trai trưởng Quách Đàm là Quách Khôi cũng mất sau đó, vào năm 1929, đám tang Quách Khôi cũng đình đám và lần này có phi công Poulet tham dự, đặc biệt là có một phi cơ của Công ty Air-Asie vừa mới sáng lập, bay trên đoàn đám tang và thả bông hoa xuống.
Ngày nay ký ức của người Sài Gòn - Chợ Lớn về ông Quách Đàm là người xây dựng chợ Bình Tây (Q.6) và tòa nhà trụ sở Công ty Thông Hiệp trên đường Hải Thượng Lãn Ông.

Tạ Mã Điền

Ông Tja Ma Yeng (Tạ Mã Điền) tục danh là Má Chín Dảnh sinh năm 1862 ở Batavia (đảo Java, Indonesia) và mất năm 1940 ở Chợ Lớn. Ông là người Hoa gốc Phúc Kiến từ đảo Java (thuộc Hà Lan lúc này) đến Chợ Lớn vào năm 1885 buôn bán và xuất khẩu gạo. Ông có tàu vận tải chở hàng chạy bằng hơi nước và rất nhiều nhà cửa ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Ông là bang trưởng bang Phúc Kiến, hội viên của Hội đồng thành phố Chợ Lớn.

Ông sở hữu hai nhà máy xay lúa. Trong giai đoạn đầu ông lập Công ty buôn bán gạo Vạn Nguyên, nhập quốc tịch Pháp năm 1905 và sau đó mua lại một nhà máy xay lúa chạy bằng hơi nước của một công ty Pháp (của ông Andrew Spooner trước kia). Bốn người con trai của ông theo Tây học là Tạ Thanh Thuyền, Tạ Thanh Tông, Tạ Thanh Hảo và Tạ Thanh Tri cũng đều tham gia vào lĩnh vực thương mại.

Tạ Mã Điền là người thành lập Trường tiểu học Minh Dương ở Chợ Lớn và Trường trung học Pháp Hoa (Lycée Franco - Chinois), sau này gọi là Trường Bác Ái (ngày nay là Đại học Sư phạm TP.HCM). Qua sự đóng góp về phát triển kinh tế ở Nam kỳ, năm 1932, ông được chính phủ Pháp ban thưởng Huân chương hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh.

Nguyễn Đức Hiệp 
(Trích từ Sài Gòn - Chợ Lớn, Ký ức đô thị và con người, NXB Văn hóa - Văn nghệ)



Mộ ông Lý Tường Quan ở Q.Tân Phú, TP.HCM



Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Cái đêm hôm ấy... đêm gì?

Cuối năm 1983, tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói:
- Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh. Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó nhưng con không lấy. Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đã gặp bác. Nói, hôm nào sang bác đánh chết.
- Hừ! Lại thế nữa...
Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một phòng với nhau mà đi qua không vào. Có điều gì nhỉ?
Sáng thứ hai tôi sang cơ quan ứng mấy cân gạo và định bụng sẽ gặp, trút sấm sét lên đầu anh ấy. Nghe tôi trách, Lê Trung Quang, trưởng phòng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân, cười hà hà làm lành thật đôn hậu, dễ yêu:
- Giá có một mình thì tôi vào. Đằng này những bốn binh, khao được, anh cũng liệt. Vả lại, bốn cái xe nặng è, sợ tối.
Là trưởng phòng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia đình vợ con đói thiếu. Ra anh còn kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim trần trụi, một tay sắp trở thành "phó thường dân". "Nhà mình cũng bí. Nộp sản đi rồi, lúa đã cạn. Khó mà ăn thấu tết được". Quang lắc đầu bảo thế.
Anh gạn tôi:
- Ông ở đây với tôi đêm nay cho vui. Tôi buồn quá.
Tôi chỉ vào mấy cân gạo đã bó buộc sau xe, bảo anh Quang:
- Phải mang "hàng chiến lược" này về chứ.
Nếu nghe lời Lê Quang Trung nằm lại với anh một đêm, thì tôi đã không thể nào hình dung nổi ở Phú Yên xã tôi Cái đêm hôm ấy là đêm gì...
Có cái "các" quá giang của Lê Trung Quang cho mượn, tôi không phải mất ba đồng tiền đò. Qua sông Chu gió vù vù bên tai, tôi phải kéo vành mũ len, trùm thấp cho đỡ run. Tôi về đến nhà, trời đã sẩm tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học - thằng con nhớn đang học bài ở nhà trên.
Thấy tôi về thằng Thức reo lên:
- A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố?
- Có cái rét cóng đây này!
Tôi nói rồi dắt xe vào nhà, mở túi gạo, vác xuống bếp khoe:
- Ứng được năm cân gạo.
Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo:
- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!
Tôi hỏi:
- Nhà ăn rồi hả mẹ?
Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói:
- Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học, với con ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải.
Tôi thấy cay sè trong mắt.
- Thế thì nấu thêm vào. Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào?
Vợ tôi định cãi câu gì đó, nhưng lại thôi, vội trao thằng Văn cho bà rồi lại mở túi gạo đi vo. Bà cụ nói:
- Rau cải ế nhăn! Đói, chả mấy người mua. Hôm nay mẹ va không đong được gạo. May lấy được đấy, không thì mai gác con lên...
Ngoài cửa gió ào ào, tiếng chó sủa ổng oảng ở đầu ngõ. Có tiếng ai hỏi mua rau cải nhà tôi. Cô Hoa vợ chú Được. Hoa cũng người họ Phùng, gọi tôi bằng bác. Chồng cô ấy là đội trưởng đội sản xuất cũ, nay vừa được rút lên làm trưởng ban định mức, rồi phó chủ nhiệm. Cô vào bếp vừa nói, vừa run:
- Sao năm nay rét sớm thế này? Bác bán cho cháu mấy bó rau cải xào.
Vợ tôi bắc nồi cơm lên bếp, mấy bà cháu phải dồn chỗ cho hai người đàn bà tê cóng này ngồi cạnh bếp hơ tay, ngó chẳng khác những viên đạn bị nén trong cái băng lò xo tròn. Tuy gần bằng tuổi vợ tôi, nhưng là hàng cháu họ, nên Hoa vẫn bác bác, cháu cháu ngon ơ.
- Bác có ngan, gà gì để cho cháu vài cân. Giá mấy cũng được, cháu không quản.
- Còn có vài ba con, phải để hôm sau bà...
Tôi lừ mắt chặn lại câu nói hớ, khiến vợ tôi im bặt. Chả là vì mẹ đẻ ra tôi yếu lắm rồi. Cụ đã bảy mươi lăm tuổi, lại phù nề mặt mũi vàng ủng như quả thị rụng. Ai cũng bảo khó qua cái đầu mùa Đông này. Vì vậy gia đình tôi đã lo chuẩn bị ngầm, phòng sau khi cụ về cõi. Cái gì vợ tôi cũng bảo dành để hôm sau bà... thành quen miệng. Cau cũng phơi kỹ bỏ be để hôm sau, thậm chí bọt bẹt được đồng rau nào cũng dồn mua ván đóng sẵn áo quan để hôm sau... Ấy nhưng nói đến cái chết, cụ lại giận và làm nau: Bay trông tao chết à? Tao phải sống để nhìn con cháu được đến lúc sung sướng chứ. Khổ mãi rồi.
Tôi hỏi Hoa để lấp láp câu hớ rồi cho bà cụ khỏi giận:
- Mua đồ nhậu làm gì tối thế này?
- À... mua cho mấy thằng về đội ta thu sản, khuya các hắn đớp. Đội và quản trị thuê khoán cháu nấu.
Vì có chồng ở ban quản trị, cô ấy cũng là loại biết nhiều chuyện "bí mật nội bộ". Hoa thì thò cho vợ tôi biết đêm nay là đêm "đồng khởi" thu sản, tổng vét cả xã. Họ sẽ đổi chéo, công an và dân quân đội này về đội kia, vét bằng hết. Vì đội 12 này là nặng gánh nhất, nên họ sẽ điều về đây những tay cứng cựa. Hoa khuyên:
- Bác có thiếu sản, thì liệu mà xoay đi
- Thế thì tao đét bán rau cho mi nữa.
Vợ tôi toan từ chối, nhưng Hoa nài mãi và có tôi nói vào nên chị chàng mới chịu nghe. Hoa cầm đèn ra vườn soi cho vợ tôi hái. Cô ấy cầm rau, rồi còn đi các nhà bên cạnh hỏi mua gà. Cơm cạn, tôi vần cạnh bếp. Vì không phải ghế độn khoai độn sắn gì nên chín rất mau. Thấy chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại buồn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát, đôi đũa. Cuộc chào mời đùn đẩy, nhường nhịn nhau rõ bực.
Tôi lùa hai bát cơm với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại. Hắn sợ mẹ. Nhà này, mẹ chúng nó có quyền uy tối thượng. Biết vậy, nhưng tôi cũng sắp trở thành kẻ sống nhờ...
Ngồi ở bếp, tôi hỏi vợ:
- Nhà mình còn thiếu của hợp tác xã bao nhiêu thóc nữa em?
Cô ấy không trả lời tôi mà nói rất vô lễ:
- Có biết thế này, đái tòe tòe vào, chứ tội gì lôi về. Cha đời! Bữa trước thì tuyên bố vớt được nấy ăn nấy, người ta mới hụp lặn xuống nước lụt mà khở (gở) từng bông lúa. Nay lại giở trò giảm tỷ lệ!
Tôi vỗ về:
- Thôi! Lụt thì lụt cả làng, em ạ! Em nói xem, so với tổng sản phải nộp, nhà ta thiếu bao nhiêu?
- Một tạ mười hai cân, em đã trình bày với anh Nhà đội trưởng rồi. Thực tế mò được hạt nào đã ăn hết hạt nấy. Mấy lâu nay bán được đồng rau nào mua ăn, không bán được thì nhịn. Đã nói khất rồi. Không cho khất, thì nhà đấy có dỡ được, đến mà dỡ.
- Phải mềm mỏng, em ạ! Khéo bán khéo mua thua người khéo nói! Gia đình mình, con cái mình còn ăn đời ở kiếp nơi đây.
Vợ tôi rền rĩ như sắp khóc:
- Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột, cho vào nồi cháo, ăn hết cả nhà cho sướng cái đời...
Ngồi sưởi ở bếp rất lâu, vỏ cao su cháy tàn, đã vạc hai ba đống than, mà chẳng ai muốn nói với ai câu nào nữa. Bà cụ ngồi lâu, mỏi và chán chuyện bỏ đi nằm. Thằng Học làm toán xong, lấy cho bà nồi than, rồi cũng rúc xuống bếp. Hắn đi bốc rơm lót ổ ngay cạnh bếp, lấy ván chắn rồi trải chiếu, ôm chăn ra nằm.
- Ngủ đây mà ấm, bố ạ!
Trong giường thằng Út Văn khóc í óe. Hắn lại đái lạnh đít rồi. Mẹ nó vào quả không sai. Nó được ôm ra bếp sưởi, nằm gọn trong lòng mẹ. Gần một tuổi mà nó còn bắt nhá cơm bón và bú thì hơn con bê non. Lại nhai tòm tọp thế đó! Tôi đùa với con để nó cười sằng sặc cho dịu cơn lo buồn.
Gần mười hai giờ khuya, cả nhà đi nằm. Tôi ngủ với hai thằng oắt trong ổ rơm dưới bếp.
Có điều gì đó bồn chồn và nơm nớp...
Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực.
Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường. Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh ấy, có tiếng ông chủ tịch xã gọi cán bộ về đội 12 hội ý.
Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động. Tôi rùng mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục cả về đây. Họ sẽ gõ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong lòng tôi không dám cựa. Bên nhà ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rõ mồn một.
- Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử.
Cạch cạch cạch.
- Chị cò Lộc, mở cửa ra!
Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đã học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
- Có chuyện gì đấy, các bạn trẻ ơi?
- Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ.
Vợ tôi đã mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một anh, hai anh... bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, tóc cắt tăng gô, mặc áo bông thùng thình, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm "hộ pháp" là người này. Phải, tôi đã thấy anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc đá bóng với xã khác. Tay anh cầm cái choòng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang ốm ở giường bên cũng cố ngóc dậy, run rẩy chào.
Theo danh sách đội báo, chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu chị đem nộp ngay!
Bà cụ tôi đáp thay con dâu:
- Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh và các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?
- Chúng tôi không hỏi mụ nghe chưa?
Cả bốn người cùng soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp, bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau. Vợ tôi mếu máo:
- Làm gì có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
Tôi chạy ra trụ sở đội, định tìm cán bộ trình bày. Chủ tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế tôi mừng quýnh. Lại thấy cả Phùng Gia Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng thấy tôi họ quay đi lảng tránh.
Anh Miện bảo nhỏ tôi:
- Chú về động viên gia đình thanh toán bằng đủ, nhà mình là cán bộ. Không có thóc thì nộp bằng tiền. Lãnh đạo đã nhất trí cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
Tôi đang định nói: "Đã không có thóc thì làm cóc gì có tiền", nhưng anh họ tôi đã dịu giọng:
- Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà tôi cũng phải điếc đi... "Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hy sinh cho lợi ích của nhà nước". Đồng chí bí thư tỉnh ủy đã chỉ thị thế, chú biết rồi đó.
Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đã khuân về nào xe đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lợn gà... để ngổn ngang ra tận ngõ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật: Ông Ất, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, ông Khính (mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú Được phó chủ nhiệm)... Mấy con bò bị bắt cột gần đó sợ đèn, sợ đám đông cứ lồng lên, chực bút mũi. Chúng xoay vòng quanh, mgửa lên mặt kêu "hấp bồ", "hấp bồ"...
Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang còn soi đèn tìm rất kỹ. Tôi nói:
- Các người anh em soi tìm gì cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, tìm cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
- Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng ai chịu cho?
- Bắt cái xe đạp ni, bay!
Hai ba anh chạy lại. Tôi từ tốn ngăn họ:
- Các đàn anh ơi! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe đạp nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này không được đâu.
- Nếu chúng tôi cứ bắt thì sao?
Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái "thẻ hội viên Hội văn nghệ tỉnh" ra, tôi nói:
- Tôi phản đối! Tôi là "nhà báo"! Tôi sẽ kiện lên tận ông Đồng.
Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đã biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
Chợt vị "hộ pháp" nhìn chằm chằm vào cỗ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gõ vừa hỏi:
- Cái gì trong này, chị Lộc?
Im lặng...
- Cái gì trong này, chị nói mau?
Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắc thở.
- Có cái gì đâu...
Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp văn thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa:
- A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi. Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ.
Mẹ tôi chống gậy vái dài:
- Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt.
Thực ra là của hai bà chị trong đó mỗi người có mười cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy về, còn lại là hơn bốn mươi cân, vợ tôi đong để dành "hôm sau" cho bà.
Bà cụ nói như rên rẩm:
- Đã bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là!
Một tay râu tóc lồm xồm hỏi:
- Chị có gánh đi hay không thì bảo?
Một tay khác tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
- Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bê cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.
Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ.
- Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi... Trông xuống mà coi...
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng bì. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp...
Đoạn cuối này tôi dành cho anh Quang.
Lê Trung Quang ơi! Anh có thể giấu cái bi kịch của gia đình anh, nhưng tôi không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh. Dù sự tiết lộ này có làm mất cái chức huyện ủy viên của anh, thì tôi cũng thấy cứ phải nói ra.
Chuyện thật của nhà anh đây: lúa vay ăn còn nợ bảy tạ, con Lâm, thằng Sơn phải đi mò hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các làng đổi lúa. Anh mà nói ra, người ta cho là anh bêu riếu. Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là mình bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?".

PHÙNG GIA LỘC -
Cuối năm 1987